Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện trường THCS Lương Thế Vinh

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện trường THCS Lương Thế Vinh

Ưu điểm: Hiện nay công tác thư viện trường học đã được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thư viện nhà trường đã có một phòng đọc hơn 50 chỗ ngồi và một kho sách, phòng gọn gàng, sạch sẽ, khang trang và thoáng mát. Có Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt, vốn tài liệu vô cùng phong phú, với gần hai nghìn cuốn sách được công ty Sam Sung trao tặng lần thứ nhất có nội dung hay, hấp dẫn, đa dạng và hơn bốn nghìn cuốn mà nhà trường đã có sẵn, các loại tài liệu có trong thư viện đó là sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách Bác Hồ, sách giáo dục pháp luật , sách giáo dục biển đảo, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh, các loại sách tra cứu như Từ điển, bách khoa tri thức, khám phá thế giới Phương tiện nghe nhìn: Có một ti vi Sam sung 40’(in), một đầu đĩa DDC. Có ba máy tính đã được nối mạng, giúp cho giáo viên và học sinh có thể truy cập thông tin và tra cứu tìm tài liệu trên mạng. Tủ, giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc đúng qui định của bộ giáo dục và đào tạo. Không chỉ đến thư viện là đọc được sách mà chúng ta có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ đến thư viện đọc sách mà đến thư viện còn có những hoạt động giải trí khác như là: xem băng, đĩa phù hợp với nội dung, chương trình sách giáo khoa; xem phim ảnh phù hợp với lứa tuổi các em. Người phụ trách công tác thư viện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng, ham học hỏi, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc.

Tồn tại: - Việc đọc sách của học sinh: Chương trình học của học sinh hiện nay quá tải. Các em học chính khóa trên lớp còn phải học thêm ngoài giờ cho nên thời gian dành cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu còn quá ít. Phong trào đọc sách trong nhà trường có chiều hướng đi xuống, nhất là các em học sinh, các em không có thói quen đến thư viện mỗi khi có thời gian rãnh hay những lúc ra chơi. Việc đọc sách của các em đã không còn tồn tại khi máy tính, các phương tiện nghe nhìn rất phong phú và thu hút đông đảo các em học sinh giải trí và tìm kiếm thông tin trên mạng.Thời gian vào giờ ra chơi 15 phút không đủ để học sinh đến thư viện đọc sách nên dần dần hình thành thói quen không thích đọc sách của các em.

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6190Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiều hơn, thư viện thực sự là sân chơi bổ ích và lí thú cho các em học sinh. Do đó việc tuyên truyền giới thiệu sách là việc rất cần thiết để thu hút bạn đọc đến thư viện  
Trong thời gian qua, tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu sách đến với bạn đọc. Tuy nhiên hiệu quả chưa mang lại như mong muốn.
Là một cán bộ thư viện phụ trách công tác thư viện trường THCS Lương Thế Vinh, trong những năm gần đây đều đạt danh hiệu “Thư viện đạt chuẩn” và đến năm đạt danh hiệu cao nhất là năm 2014 đạt danh hiệu “Thư viện tiên tiến” Điều tôi luôn trăn trở làm thế nào tìm ra giải pháp để lôi cuốn, thu hút bạn đọc đến với thư viện và yêu thích việc đọc sách hơn. Đó chính là lí do để tôi chọn nội dung “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện trường THCS Lương Thế Vinh” để làm đề tài thực hiện
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu:
- Phát huy tối đa nguồn tài sản của Thư viện, số lượng các đầu sách trong thư viện được sử dụng thường xuyên và liên tục.
- Giúp giáo viên tiếp cận với nhiều loại hình tài liệu để giải trí, mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Giúp học sinh:
+ Nâng cao niềm yêu thích, lòng say mê đọc sách.
+ Có thói quen thường xuyên đến Thư viện để tìm tòi, tham khảo, nghiên cứu trau dồi kiến thức cho bản thân.
b. Nhiệm vụ:
- Mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trường
- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh để bổ sung tài liệu cho phù hợp
- Trang trí, thay đổi và làm mới phòng đọc thông qua góc sáng tạo trong thư viện 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường THCS Lương Thế Vinh.
4. Phạm vi nghiên cứu: 
- Qua hoạt động thực tế của thư viện trường THCS Lương Thế Vinh từ thời gian.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận: 
Công tác tuyên truyền giới thiệu sách là một hoạt động nghiệp vụ giúp cho thư viện thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt việc đọc và góp phần quan trọng trong việc xây dựng con người mới, nền văn hoá mới, xã hội mới; là cầu nối giữa thư viện với bạn đọc. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách thể hiện rõ tính chủ động, tính khoa học, tính sáng tạo của công tác thư viện
Vậy tuyên truyền là gì? 
Theo Từ điển Việt ngữ : Tuyên: đọc to cho mọi người biết;  Truyền: chuyển đi.  Tuyên truyền là bày tỏ cho nhiều người biết một đạo lý, một chủ nghĩa, một học thuyết, một việc gì, một sự gì bằng văn tự ngôn ngữ, mục đích để người ta theo hay hiểu để làm theo. Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyển bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin  tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
Công tác tuyên truyền giới thiệu sách đòi hỏi cán bộ tuyên truyền phải có trình độ văn hoá nhất định, tư tưởng vững vàng, năng nổ, nhiệt tình, biết vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách mới đạt được hiệu quả cao.
Vậy đối với thư viện trường học đối tượng nào thì tham gia công tác tuyên truyền giới thiệu sách? Phải chăng đó là Cán bộ thư viện hay là giáo viên dạy ngữ văn? Theo tôi thì không phải thế. Ngoài cán bộ thư viện và giáo viên dạy bộ môn ngữ văn ra thì giáo viên các bộ môn khác và học sinh trong toàn trường đều làm tốt vấn đề này.	
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Ưu điểm: Hiện nay công tác thư viện trường học đã được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thư viện nhà trường đã có một phòng đọc hơn 50 chỗ ngồi và một kho sách, phòng gọn gàng, sạch sẽ, khang trang và thoáng mát. Có Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt, vốn tài liệu vô cùng phong phú, với gần hai nghìn cuốn sách được công ty Sam Sung trao tặng lần thứ nhất có nội dung hay, hấp dẫn, đa dạng và hơn bốn nghìn cuốn mà nhà trường đã có sẵn, các loại tài liệu có trong thư viện đó là sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách Bác Hồ, sách giáo dục pháp luật , sách giáo dục biển đảo, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh, các loại sách tra cứu như Từ điển, bách khoa tri thức, khám phá thế giới Phương tiện nghe nhìn: Có một ti vi Sam sung 40’(in), một đầu đĩa DDC. Có ba máy tính đã được nối mạng, giúp cho giáo viên và học sinh có thể truy cập thông tin và tra cứu tìm tài liệu trên mạng. Tủ, giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc đúng qui định của bộ giáo dục và đào tạo. Không chỉ đến thư viện là đọc được sách mà chúng ta có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ đến thư viện đọc sách mà đến thư viện còn có những hoạt động giải trí khác như là: xem băng, đĩa phù hợp với nội dung, chương trình sách giáo khoa; xem phim ảnh phù hợp với lứa tuổi các em. Người phụ trách công tác thư viện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng, ham học hỏi, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc.
Tồn tại: - Việc đọc sách của học sinh: Chương trình học của học sinh hiện nay quá tải. Các em học chính khóa trên lớp còn phải học thêm ngoài giờ cho nên thời gian dành cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu còn quá ít. Phong trào đọc sách trong nhà trường có chiều hướng đi xuống, nhất là các em học sinh, các em không có thói quen đến thư viện mỗi khi có thời gian rãnh hay những lúc ra chơi. Việc đọc sách của các em đã không còn tồn tại khi máy tính, các phương tiện nghe nhìn rất phong phú và thu hút đông đảo các em học sinh giải trí và tìm kiếm thông tin trên mạng.Thời gian vào giờ ra chơi 15 phút không đủ để học sinh đến thư viện đọc sách nên dần dần hình thành thói quen không thích đọc sách của các em.	- Cán bộ thư viện : Công tác tuyên truyền giới thiệu sách chưa thật phong phú. Chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn để thực hiện công tác tuyên truyền.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
 	Để phát huy tối đa việc sử dụng nguồn tài liệu trong Thư viện thì Cán bộ Thư viện cần phải năng động, sáng tạo tìm ra nhiều giải pháp để thu hút bạn đọc ngày một đông hơn. Để văn hóa đọc trong nhà trường được nâng cao, tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
- Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách của cán bộ thư viện. 
- Phối hợp với giáo viên bộ môn tham gia công tác tuyên truyền giới thiệu sách.
- Tổ chức các sân chơi để học sinh trực tiếp là người tuyên truyền, giới thiệu sách.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền giới thiệu sách.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Giải pháp thứ nhất: Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách của cán bộ thư viện: Tuyên truyền giới thiệu sách là việc làm được thực hiện thường xuyên đối với người phụ trách thư viện trường học nhằm đưa sách đến với các thành viên trong nhà trường và từng bước tạo cho bạn đọc, nhất là giáo viên và học sinh có thói quen đọc sách, tự nghiên cứu, học tập nâng cao chât lượng dạy và học
Tôi đã lựa chọn sách phù hợp với chủ đề, chủ điểm, các ngày lễ lớn, các sự kiện của đất nước, tại thời điểm nào thì chọn sách phù hợp với thời điểm đó hoặc sách mới được bổ sung, mới mua về
Việc tuyên truyền giới thiệu sách của cán bộ thư viện có các hình thức sau:
	+ Tuyên truyền trực tiếp 
+ Tuyên truyền gián tiếp.
- Tuyên truyền trực tiếp: tôi đã chuẩn bị bài giới thiệu sách (bài viết bằng văn xuôi dưới dạng thuyết trình). 
Thời gian: vào tiết chào cờ đầu tuần hay buổi ngoại khóa hoặc buổi sinh hoạt chủ điểm.
Địa điểm: tập trung học sinh tại hội trường hoặc trên sân trường cùng với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có mặt đầy đủ
	Tiến hành thực hiện: Tôi đứng lên thuyết trình cuốn sách mà mình muốn giới thiệu, bằng những giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ của mình làm sao để cho người nghe thích thú, lôi cuốn, cuốn hút vào bài giới thiệu của mình.
- Tuyên truyền gián tiếp: 
	+Tuyên truyền giới thiệu sách bằng pa no ap phích: Tôi đã sử dụng pa no ap phích cho các loại sách theo chủ đề, chủ điểm; chẳng hạn như kỷ niệm, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thì trong thư viện có những cuốn sách “người thầy đầu tiên”; “Trái tim người thầy”; “Truyện kể về các thầy giáo Việt Nam”Tôi photo trang bìa rồi áp phich, ghi mấy dòng tóm tắt về nội dung, cốt truyện gắn lên bảng tin, hoặc bảng giới thiệu sách của thư viện. Hay kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5, tôi sẽ giới thiệu sách về Bác như : “Kể chuyện Bác Hồ”; “Bác Hồ trong lòng đồng bào miền Nam”với hình thức làm như trên. 
+Tuyên truyền giới thiệu sách dưới hình thức trưng bày sách
Hình ảnh Cán bộ thư viện đang tuyên truyền giới thiệu sách tại trường THCS Lương Thế Vinh
Trưng bày và giới thiệu sách tới độc giả là một hoạt động thiết thực không chỉ nhằm khuyến khích và khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong toàn trường mà còn nhằm tôn vinh văn hóa đọc, tôn vinh giá trị của sách, nâng cao nhận thức của cán 
bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách để nâng cao trình độ, kiến thức và rèn luyện nhân cách con người. 
	Hàng năm cứ vào dịp ngày sách Việt Nam 21/4, thư viện nhà trường lại tổ chức trưng bày sách dưới nhiều hình thức: 
- Trưng bày sách tại tủ trưng bày ở phòng thư viện
- Trưng bày sách tại phòng học của học sinh, ở những lớp tham gia chương trình mô hình trường học mới
- Trưng bày sách trên sân trường trong dịp tổ chức ngày hội đọc sách của nhà trường. 
Hình ảnh trưng bày sách tại phòng thư viện
Góc trưng bày sách tại lớp 7A5 năm học 2015-2016
Hình ảnh trưng bày sách trong dịp tổ chức ngày hội đọc sách tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Hình ảnh trưng bày sách trong dịp tổ chức ngày hội đọc sách tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Kết quả trong năm học qua 2015-2016 tôi đã làm được hai chuyên đề giới thiệu sách vào buổi ngoại khóa, hai lần giới thiệu sách trước cờ; có sáu lần giới thiệu sách ở bảng tin thư viện và rất nhiều lần giới thiệu bằng pa no ap phích.
*Giải pháp thứ hai: Phối hợp với giáo viên bộ môn tham gia công tác tuyên truyền giới thiệu sách.
Để tiếp tục thu hút bạn đọc đến thư viện nhiều hơn thì nhiệm vụ của thư viện phải mở rộng hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách. Việc tuyên truyền, giới thiệu sách có hiệu quả thì mới thúc đẩy tốt hoạt động thư viện. Do đó tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới việc tuyên truyền, giới thiệu sách: Giới thiệu sách trước cờ, giới thiệu sách vào những ngày sinh hoạt chủ điểm, các tiết ngoại khóa, giới thiệu sách tại phòng Thư việnNhưng chọn ai là người giới thiệu, nếu chỉ để cán bộ thư viện giới thiệu, tuyên truyền thì chưa thể đủ để thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện. Do đó cần phải phối kết hợp với tất cả giáo viên trong toàn trường, mà cán bộ thư viện là người tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong những buổi giới thiệu sách. Chẳng hạn cuốn sách muốn giới thiệu đó là sách gì? nội dung ra sao? đề tài như thế nào? để từ đó lãnh đạo có cơ sở để phân công giáo viên giới thiệu cho phù hợp.
Việc chọn người giới thiệu cũng rất quan trọng, cần phối hợp tốt với cán bộ giáo viên giới thiệu theo chủ đề, phù hợp với từng bộ môn, thì mới đáp ứng được yếu tố thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện. Do đó việc tham mưu với Ban lãnh đạo để đưa tất cả giáo viên trong toàn trường vào hoạt động chung của thư viện, góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với việc truyền tải tri thức đến với học sinh nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Ví dụ: 
- Giáo viên Địa lý chịu trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu sách về biển đảo, về quê hương đất nước con người Việt Nam và một số Quốc gia trên thế giới Cô Lê Thị Kim Hoa và cô Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện.
- Giáo viên Lịch sử chịu trách nhiệm tuyên truyền những cuốn sách như: Kể chuyện những sự kiện lịch sử bằng tranh, ảnh tư liệu hay cuốn sách những nhân chứng lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc MỹThầy Chu Tự Lệ; cô Nguyễn Thị Minh Tính thực hiện
- Giáo viên Văn học chịu trách nhiệm giới thiệu, tuyên truyền về những tác phẩm văn học, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếngCô Lưu Thị Hiền Phương; cô Hà Thị Hồng Thơm; cô Đặng Thị Hà chịu trách nhiệm thực hiện
- Giáo viên dạy Giáo dục công dân trực tiếp tuyên truyền, giới thiệu sách về giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luậtThầy Nguyễn Xuân Thuật; thầy Chu Tự Lệ thực hiện
- Giáo viên có năng khiếu về nghệ thuật chịu trách nhiệm giới thiệu những cuốn sách hay về chuyên mục nghệ thuật, văn nghệ, thể dục thể thaoNhư cô Kiều Thi Vân Anh; cô Phan Thị Triệc, cô Nguyễn Thị Hồng Tuyết thực hiện
- Giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, Đội chịu trách nhiệm giới thiệu sách kĩ năng sống, kĩ năng sinh hoạt tập thểThầy Nguyễn Trọng Thành, cô Võ Thị Hồng, cô Vũ Thị Hương thực hiện
Ngoài ra, tùy theo đặc trưng của một số loại sách, nhà trường có thể phân 
công nhiệm vụ cho một số thành viên phù hợp với năng khiếu của từng người.
Trong năm học qua 2015-2016, thư viện đã giới thiêu được 6 lần của cán bộ thư viện; 8 lần giới thiệu sách của giáo viên, đó là sự phối hợp của giáo viên môn ngữ văn; giáo viên môn địa lý, giáo viên môn lịch sử, giáo viên môn GDCD và 4 lần chuyên đề giới thiệu sách trước toàn trường, đó là chuyên đề về “Biển đảo” của cô Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên đề về “giáo dục giới tính” do cô Vũ Thị Hương, chuyên đề về “giáo dục kỹ năng sống” do cô Võ Thị Hồng, chuyên đề về “Giải phóng hoàn toàn Miền nam thống nhất đất nước” do thầy Chu Tự Lệ thực hiện.
Sau những lần giới thiệu sách hay chuyên đề, tôi đã đến gặp học sinh để phỏng vấn. Đa số các em đều trả lời: Các em rất thích những cuốn sách mà được thầy, cô, bạn bè giới thiệu và đã chuyên đề cho chúng em, các em rất tò mò muốn đến ngay thư viện để được đọc cuốn sách đó. 
Chẳng hạn: Sau tiết chuyên đề về “Biển đảo” của cô Nguyễn Thị Thanh Nga. Tôi phỏng vấn học sinh.
 Các em cảm nhận được gì sau tiết chuyên đề giới thiệu sách của cô?
Thưa cô! Nhờ tiết chuyên đề của cô Thanh Nga giúp chúng em hiểu thêm về chủ quyền Biển đảo của đất nước ta. Chứ từ trước đến nay nghe người ta đồn chúng em cứ nghĩ Biển đảo của nước ta đã bị Trung Quốc chiếm hết cô ạ. Giờ đây chúng em sẽ đến thư viện để tìm đọc những cuốn sách đó. Chúng em hứa sẽ học tập thật tốt, để góp sức mình vào việc bảo vệ chủ quyền Biển đảo thiêng liêng của tổ Quốc.
Hay tiết chuyên đề về “Giáo dục giới tính” của cô Vũ Thị Hương qua những cuốn sách “Tám mươi điều mẹ dặn con gái”; “Tám mươi điều bố dặn con trai”
Các em cảm nhận được gì sau tiết chuyên đề giới thiệu sách của cô?
Lúc đầu các em chỉ cười, có vẻ rất ngại ngùng. Sau đó các em trả lời.
+ Đối với học sinh gái:Thưa cô! Nhờ chuyên đề của cô Hương mà giúp cho chúng em biết được nhiều điều khi bước vào tuổi dậy thì, thực ra lần đầu tiên khi các em thấy trên ngực mình nhô lên và đau nhói, sợ quá cứ nghĩ rằng là mình đã bị bệnh ung thư, chỉ khóc thôi chứ không dám nói với mẹ cô ạ và các em còn nói với nhau nhiều điều thú vị hơn nữa
+ Đối với học sinh nam: Tôi cũng phỏng vấn những em học sinh nam nhưng các em lại không chịu trả lời, chỉ cười và sau đó nói với tôi rằng: cô ơi! Cô cho chúng em mượn cuốn sách “Tám mươi lời bố dặn con trai” cô nhé. Thế là tôi đã hiểu những gì mà các em không trả lời. 
Hình ảnh giáo viên tuyên truyền giới thiệu sách của trường
THCS Lương Thế Vinh
*Giải pháp thứ ba: Tổ chức các sân chơi để học sinh trực tiếp là người tuyên truyền giới thiệu sách.
Để lựa chọn việc tuyên truyền giới thiệu sách trong học sinh thực ra cũng không đơn giản, bởi vì tôi không biết nên chọn học sinh nào để mà giới thiệu đây? Em nào có khả năng diễn xuất? em nào có khả năng thuyết trình? em nào có khả năng viết bài? Do đó tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường xin được tổ chức cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách trong học sinh.
Cuộc thi giới thiệu sách lần thứ nhất diễn ra thành công tốt đẹp. Hơn 90 % học sinh trong toàn trường tham gia cuộc thi, mỗi em dự thi phải đọc ít nhất là hai đến ba cuốn sách để viết bài giới thiệu, đây là dấu hiệu rất đáng mừng, cứ mỗi cuộc thi như thế này thì số lượng học sinh đến Thư viện đọc sách càng đông hơn. 
 Cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Nga đang phát biểu chỉ đạo cuộc thi giới thiệu sách
	Hình ảnh học sinh trường THCS Lương Thế Vinh thi giới thiệu sách
Năm học 2015-2016
Hình ảnh học sinh trường THCS Lương Thế Vinh thi giới thiệu sách
Năm học 2015-2016
Kết thúc cuộc thi, chọn ra được 10 em học sinh xuất sắc nhất, cụ thể là: 
Giải nhất : 2 em – giải thưởng là:80.000đ
Giải nhì: 2em - giải thưởng là: 70.000đ
Giải ba: 2em – giải thưởng là: 50.000đ
Giải khuyến khích: 4em- giải thưởng là: 30.000đ
Tuy giải thưởng rất ít ỏi, nhưng đó cũng là động lực để thúc đẩy các em tham gia cuộc thi và tôi đã lựa chọn những em này làm tổ cộng tác viên tuyên truyền măng non. Đồng thời chọn những bài viết giới thiệu sách hay đưa vào chương trình phát thanh măng non của nhà trường
*Giải pháp thứ tư: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền giới thiệu sách.
Cán bộ thư viện phối hợp với giáo viên phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường( Thầy Võ Đăng Kha) để thường xuyên đăng lên trang web của nhà trường các bài, các đoạn video giới thiệu sách nhằm tạo điều kiện để học sinh, cán bộ giáo viên của nhà trường cập nhật, biết về những cuốn sách hay,mới của thư viện
Địa chỉ trang web : thcsluongthevinh.pgdkrongana.edu.vn.
c. Mỗi quan hệ giữa giải pháp, biện pháp.
Bất cứ hoạt động Thư viện nào cũng phải đảm bảo bốn yếu tố: Vốn tài liệu; Cơ sở vật chất; Cán bộ thư viện; Bạn đọc. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố đó thì thư viện không thể hoạt động tốt được. Nhưng bạn đọc vẫn được coi là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì nó khẳng định được hoạt động của thư viện đó như thế nào? Bạn đọc đông thì chứng tỏ thư viện đó hoạt động có hiệu quả, bạn đọc đông thì nguồn tài liệu trong thư viện mới được khai thác hết, bạn đọc đông thì chứng tỏ thư viện đó có nguồn tài liệu phong phú, dồi dào, bạn đọc đông chứng tỏ CSVC thư viện đó đảm bảo, bạn đọc đông chứng tỏ Cán bộ thư viện đó khéo léo, tài tìnhCác giải pháp trên có mỗi quan hệ mật thiết với nhau và tất cả đều hướng đến mục đích là thu hút bạn đọc đến thư viện.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện việc tuyên truyền giới thiệu sách của cán bộ thư viện, của giáo viên bộ môn và của học sinh, thư viện nhận được sự ủng hộ của cán bộ giáo viên và học sinh. Nhất là học sinh, các em rất thích thú khi đến thư viện đọc sách, báo. Vì vậy số lượt bạn đọc tăng lên nhiều so với trước.
Số lượt thực hiện việc tuyên truyền giới thiệu sách
Năm học
Lĩnh vực
Văn học
Lịch sử
Địa lý
GDCD
Kỹ năng sống
Thể loại khác
2014-2015
2
1
1
0
0
2
2015-2016
2
2
2
1
2
5
Số lượt bạn đọc đến thư viện được thống kê trong sổ bạn đọc
 Bạn đọc
Tỉ lệ bạn đọc
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
Giáo viên
960 lượt
1520 lượt
Học sinh
7.650 lượt
9.840 lượt
Cuối năm học 2015- 2016 tôi đã thống kê số lượng bạn đọc trong bảng thống kê thì thấy được số lượng bạn đọc đã tăng lên so với năm học trước. Đặc biệt hơn là các em không chỉ đọc truyện tranh hay sách văn học mà các em đọc được rất nhiều thể loại.Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện, bạn đọc đến thư viện ngày một đông hơn. Chất lượng giáo dục được nâng lên, số học sinh giỏi, học sinh khá tăng hơn so với cùng kì năm trước.
 III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận: Sau một thời gian bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, đến nay, giáo viên và học sinh đã thường xuyên đến thư viện và việc đến thư viện để đọc, học, để nghiên cứu đã dần trở thành thói quen.
Sau mỗi giờ làm việc căng thẳng của giáo viên họ lại tìm đến thư viện. Đến nơi đây, họ có những cung bậc cảm xúc riêng, có lúc được trở về với những kỉ niệm tuổi thơ với những câu chuyện cổ tích, đó là niềm vui giúp họ dạy tốt bộ môn c

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_86_8988_2010980.doc