Đề tài Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo

Đề tài Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo

1. Mục đích, yêu cầu:

- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, phối hợp cùng nhau.

- Trẻ được ôn luyện 1 số chữ cái đã học.

- Thực hiện sắp xếp quy trình chế biến một số món ăn đơn giản

2. Chuẩn bị: - Sân chơi hoặc phòng rộng, 3 đoạn đường hẹp dài 2-3m.

- Mũ, tạp dề có gắn chữ cái i, t, c

- Một số tranh vẽ về quy trình chế biến một số món ăn đơn giản.

3. Cách chơi:

- Cô chia trẻ làm 3 đội chữ i, t, c. Trẻ ở các đội phải đi tìm mũ và tạp dề có chữ cái của đội mình và đứng về 3 hàng dọc.

- Mỗi đội cử một bạn lên chọn 1 quy trình chế biến 1 món ăn, sau đó về trao đổi với đội của mình về quy trình chế biến món ăn đó.

- Khi có hiệu lệnh, 2 trẻ đứng đầu hàng của các đội ngồi xuống, quay lưng về đích, 1 tay quàng qua vai bạn, 1 tay nắm cổ chân và nhảy lùi 1 đoạn trên đường hẹp. Hết đường hẹp thì hai bạn cõng nhau chọn lấy một bức tranh về quy trình chế biến món ăn của đội mình và gắn lên bảng. Sau đó chạy về cuối hàng. Hai bạn tiếp theo thực hiện như 2 bạn đầu tiên, cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. Kết thức đội nào thực hiện xong trước và chính xác quy trình chế biến, đội đó chiến thắng.

 

doc 33 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5617Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các lớp. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội.
 Sau đây là một số biện pháp, phương pháp, trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận đông trong giáo dục thể chất mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và giảng dạy của mình trong những năm học vừa qua:
Biện pháp thực hiện:
Sau khi xác định được mục đích và yêu cầu cần đạt tôi đã tiến hành giải quyết các nhiệm vụ từng bước như sau:
* Tạo môi trường tốt kích thích trẻ tích cực vận động có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết muốn trẻ học tốt một vấn đề nào đó thì trước hết cần phải có môi trường cho trẻ hoạt động, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm. Môi trường cần cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ khi ở trong môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tìm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, khám phá, tìm tòi trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
Vì thế ở các lớp tôi đã tạo môi trường cho trẻ như sau: 
- Môi trường trong lớp: Tôi bố trí, sắp xếp khoảng không gian đủ rộng dể trẻ có thể vận động được những bài tập đơn giản, tận dụng những khung cửa sổ, móc treo vừa tầm của trẻ để treo những dụng cụ vận động: vòng thể dục, gậy, sọt đựng bóng, tận dụng hành lang để có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng phát triển tố chất mạnh mẽ, khéo léo: đi thăng bằng trên ghế thể dục, trèo thang hái quả, leo núiNgoài ra tôi còn treo bóng ở trên cao với những độ cao thấp khác nhau cho trẻ nhảy bật, đập bóng rèn luyện kỹ năng bật, nhảy, vươn người cho trẻ, để một vài thùng cactong lớn cho trẻ chui qua đường hầm
- Môi trường ngoài lớp học là môi trường thuận tiện, đặc biệt tạo cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm, thử thách vận động. Trẻ dạo chơi ngoài trời sẽ được tận hưởng nhiều điều kiện của tự nhiên như: ánh nắng mặt trời, không khí trong lành, nguồn nước sạch ... nhất là ánh nắng buổi sáng có nhiều vitamin D sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển hệ cơ, xương của trẻ. Hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động chạy, nhảy, làm cho máu lưu thông tăng cường sức khỏe cho trẻ. Tất cả những đồ chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp vận động tốt, kỹ năng giữ thăng bằng, sự dẻo dai, linh hoạt, sức bền cho trẻ. Những dụng cụ cho trẻ hoạt động được bố trí hợp lý, thuận tiện, đảm bảo an toàn, phù hợp với khả năng, độ tuổi của trẻ: Thang leo bằng dây thừng, sâu nhựa để trẻ chui qua ống, bập bênh, ống chui, ván trượt
	* Hướng dẫn trẻ vận động tích cực trong hoạt động giáo dục thể chất.
Khả năng nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu, khám phá quan tâm đến thế giới xung quanh. Điều đó tạo nên sự tò mò, ham hiểu biết tự nhiên của trẻ. Thông qua những bài tập vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bật, leo trèo, bò trườn, tung, ném, đi từ đơn giản đến phức tạp dần dần sẽ tạo nên sự khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng tự tin, mạnh dạn cho trẻ Từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động linh hoạt cho trẻ. Với nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết được trẻ thích được vận động như thế nào, bằng cách nào? Bằng kinh nghiệm sống, bằng các giác quan, bằng sự tư duy độc lập của mình hay bằng sự khai thác gợi mở của giáo viên. Và đặc biệt giáo viên phải nắm được phương pháp bộ môn như: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực hành, luyên tập và trò chơi. 
Để phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ giáo viên cần nắm được những yêu cầu:
- Trước khi cho trẻ tìm hiểu, làm quen với một nội dung vận động nào đó tôi xác định
+ Nội dung đề tài là gì?
+ Mục đích yêu cầu của đề tài.
+ Với đề tài này cần phải chuẩn bị những gì?
+ Sử dụng phương pháp, biện pháp nào phù hợp để tiến hành.
- Khi tổ chức cho trẻ luyện tập cần lựa chọn vị trí phù hợp để bao quát trẻ được tốt trong quá trình luyện tập.
- Với những bài tập cần làm mẫu thì phải làm mẫu thật chính xác và đúng động tác
- Khi cho trẻ thực hiện các bài tập với dụng cụ: gậy, vòngcần chú ý khoảng cách đứng và nhịp tập của trẻ.
- Khi tổ chức tiết học cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, không để trẻ phải vận động quá sức, cần lựa chọn bài tập phù hợp, vừa sức theo từng độ tuổi. 
- Phải nắm vững đặc điểm từng trẻ, chú ý đặc điểm cá biệt của trẻ. Cần hướng dẫn trẻ luyện tập một cách có khoa học, lợi dụng các điều kiện thiên nhiên sẵn có ở địa phương để luyện tập cho trẻ, phòng tránh chấn thương cho trẻ 
- Ở tất cả các giờ học với các môn học khác nhau cần lồng ghép trò chơi vận động vào để tăng thêm phần hứng thú, lôi cuốn trẻ tích cực vận động.
- Để trẻ tích cực tham gia vận động mà không nhàm chán thì cần phải tăng dần cường độ và tốc độ bài tập hay trò chơi đó lên, khuyến khích trẻ tìm hay tự nghĩ ra trò chơi mới.
- Trong khi tham gia vận động tránh để trẻ chờ đợi quá lâu hay cỗ vũ quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Khi tổ chức thi đua cần quan tâm, khuyến khích những trẻ nhút nhát, vận động kém. Cần chú ý linh hoạt thay đổi hai đội chơi sao cho cân bằng, cân sức tránh để một đội lúc nào cũng chiến thằng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần thi đua, thiếu tự tin vào bản thân.
- Phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp để trẻ vận động có hiệu quả. Lượng vận động phù hợp nên kết thúc trước khi trẻ quá mệt.
- Luôn sưu tầm, tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi mới để phát triển tính tích cực vận động ở trẻ và áp dụng phù hợp vào các tình huống, hoạt động khác nhau.
- Tạo môi trường chơi đảm bảo an toàn, sân chơi rộng rãi thoàng mát, đồ chơi phong phú, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái, gần gũi để trẻ hứng thú vận động.
- Cần tạo cơ hội phát triển kỹ năng vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Cần quan tâm đến khả năng và sở thích riêng của từng trẻ để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp có hiệu quả.
- Để củng cố lại những kiến thức đã học tôi cho trẻ chơi các trò chơi vận động sôi nổi, hoặc những trò chơi mang tính tập thể cao tập cho trẻ biết cách làm việc theo nhóm, biết thể hiện sự đoàn kết, tinh thân đồng đội trong khi chơi.
* Bên cạnh đó dụng cụ luyện tập cũng góp phần giúp trẻ hứng thú, phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động thể chất. 
Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì đồ dùng không thể thiếu và phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Vì vậy ngay từ đầu trong năm học tôi đã kiểm tra đồ dùng dạy học xem đồ dùng đã phù hợp với chủ đề, chủ đề nhánh, với đề tài, hình thức dạy chưa. Từ đó lên kế hoạch làm đồ dùng dạy học, phối kết hợp với phụ huynh xin những vật liệu phế thải, tìm những nguyên vật liệu mở để về tận dụng sáng tạo ra các đồ chơi, đồ dùng, dụng cụ luyện tập phát triển vận động cho trẻ. 
- Việc làm đồ dùng dạy học tự tạo đối với giáo viên mầm non rất quan trọng, nó giúp ích rất nhiều trong quá trình dạy trẻ. Từ những nguyên vật liệu sưu tầm được như len, vải vụn, bìa lịch cũ, xốp, gỗ, lốp xe, lon sữa, hộp sữa tôi đã cùng giáo viên trong lớp làm bổ xung những đồ dùng còn thiếu cho đủ để phù hợp với đề tài, phù hợp với chủ đề. Những đồ dùng, đồ chơi mà chúng tôi tạo ra rất đẹp mắt và thiết thực và thực sự có ích, thu hút được trẻ tham gia chơi một cách say sưa, thích thú.
- Ngoài những thiết bị, đồ chơi giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động theo chương trình giáo dục mầm non, trường chúng tôi cũng đã tạo dựng khu vui chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên (đất, cát, nước) bố trí các hồ cát, hồ nước quanh sân trường, hoặc những phế liệu an toàn (nệm mút, tấm xốp..) bố trí bên dưới các thiết bị trò chơi liên hoàn cho trẻ, dành phần đất trống để trồng hoa, trồng rau tạo không gian xanh cho trẻ được tắm nắng, cảm nhận và thích ứng với khí hậu
Sau đây là hình ảnh các đồ chơi mà các cô đã tự tạo: 
Bộ đồ chơi liên hoàn
Nhóm đồ chơi phát triển vận động
Đích đứng được làm từ bìa lịch cũ và hộp sữa susu của trẻ
Cổng chui được làm từ bìa lịch cũ
Bộ đồ chơi ném vòng được làm từ bìa lịch cũ
 Thiết bị, dụng cụ giúp cho các bài tập thể dục có tác dụng tốt hơn đối với cơ thể trẻ, nó làm tăng hiệu quả của các bài tập, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. Việc sử dụng đa dạng, phong phú các dụng cụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng đều khắp đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Dụng cụ có màu sắc, hình ảnh và kiểu dáng bắt mắt sẽ kích thích trẻ hứng thú luyện tập.  
 Các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéođược phát triển rất tốt thông qua việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng. Ví dụ: Sử dụng bao cát cho trẻ tập ném trúng đích sẽ phát triển tố chất khéo léo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay, dùng bao cát để ném xa giúp trẻ có được cảm giác cơ đúng, nâng cao sức mạnh cơ bắp. 
 	Dụng cụ giúp trẻ thực hiện các động tác được chính xác hơn. Ví dụ: Vận động bò bằng bàn tay, bàn chân chui qua cổng, yêu cầu trẻ bò chui qua cổng mà không chạm cổng. Trẻ có thể tự kiểm tra việc thực hiện động tác của mình vì trẻ sẽ có cảm giác của cơ khi chạm vào cổng.    
Hình ảnh trên tiết học: Bò chui qua cổng
 Những kỹ năng của trẻ cũng sẽ được chuyển thành những kỹ xảo. Ví dụ: cho trẻ đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát, nó sẽ làm tăng độ khó của bài tập. Trẻ sẽ phải vừa đi trên ghế thể dục vừa phải giữ thăng bằng sao cho không bị rơi túi cát. Bật nhảy qua vòng hay qua chường ngại vật.
Hình ảnh trên tiết học: Bật qua vòng, bật qua chướng ngại vật
Cảm giác nhịp điệu cũng được phát triển khi cho trẻ tập với các dụng cụ. Trẻ cầm vòng, gậy, cờ, nơđể tập các động tác phối hợp với âm nhạc, lời ca giúp ích rất nhiều cho trẻ.
Buổi tập thể dục sáng của trẻ
 	Một phần quan trọng không kém nữa trong việc phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ đó chính là trò chơi vận động
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giáo viên phải tạo cho trẻ bầu không khí hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kỹ năng vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kỹ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn. Hình thức tổ chức vận động phù hợp nhất đối với trẻ là dưới dạng vui chơi – cụ thể là trò chơi vận động. Tổ chức tốt các trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo là vấn đề đặc biệt quan trọng của trường mầm non. Muốn trẻ hứng thú chơi, chơi có hiệu quả giáo dục và rèn luyện cao phải có sự hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học, phải sáng tạo, biết khai thác tất cả những gì đã có trong thực tế. 
Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi vận động mang lại mà trong suốt quá trình giảng dạy tôi đã sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi vận động có tính giáo dục cao và mạng lại hiệu quả tốt. Sau đây tôi xin chia sẻ, giới thiệu một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo mà tôi đã áp dụng thực hiện với hy vọng đem lại cho trẻ những gì tối ưu nhất.
Một số trò chơi vận động phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong giáo dục thể chất.
1. Tên trò chơi: Ếch ộp
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn.
- Thông qua trò chơi trẻ được ôn luyện kỹ năng bật nhảy.
- Ôn luyện nhận biết phân biệt các nhóm con vật (con côn trùng).
2. Chuẩn bị: Sân chơi bằng phẳng. 
- Vạch xuất phát, đích cách vạch xuất phát khoảng 5m 
- Rổ đựng các con vật khác nhau. Rổ to: 04.
3. Cách chơi:
- Chia trẻ chơi làm hai đội có số người bằng nhau. Các đội đứng theo hàng dọc theo vạch xuất phát, đích là rổ đựng các con vật cách vạch xuất phát khoảng 5m. Khi có lệnh của người điều khiển hoặc cô giáo, trẻ đứng đầu hàng của mỗi đội làm chú ếch đi kiếm thức ăn, ngồi xuống, hướng về đích, tay nắm lấy cổ chân và nhảy bật tiến về phía đích, chọn một thức ăn của ếch (là con côn trùng như muỗi, kiến...), chạy nhanh về để vào rổ của đội mình. 
- Trẻ thứ hai tiếp tục thực hiện động tác như trẻ thứ nhất và cứ thế tiếp tục thực hiện trò chơi cho đến người cuối cùng của mỗi đội, đội nào thực hiện đúng luật chơi và nhiều con côn trùng là người thắng cuộc.
4. Luật chơi:
- Thực hiện đúng động tác nhảy tiến về phía trước. Khi bật nhảy tay không được rời khỏi cổ chân.
- Chọn thức thức ăn của ếch là các con côn trùng, mỗi lượt chơi chỉ chọn một con vật.
2. Trò chơi: Gắp bóng
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Thông qua trò chơi trẻ được rèn luyện sự khéo léo, khả năng phối hợp.
- Trẻ được ôn luyện nhận biết chữ cái, chữ số đã học.
2. Chuẩn bị:
- Sàn nhà sạch sẽ.
- Bóng nhựa có gắn chữ đã học, rổ nhựa đựng bóng.
3. Cách chơi: 
- Chia trẻ làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc. Một trẻ đứng cạnh rổ để chọn bóng theo yêu cầu, trẻ còn lại nằm ngửa nối nhau theo hàng dọc. Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu". Trẻ đứng cạnh rổ bóng chọn bóng có số hoặc chữ theo yêu cầu (e) giơ lên cho trẻ nằm đầu tiên dùng hai chân kẹp bóng, co chân, dùng hai tay cầm bóng và chuyển bóng qua đầu cho bạn tiếp theo, cứ như vậy lần lượt cho đến trẻ cuối cùng. Trẻ cuối cùng lấy bóng dùng 2 tay cầm bóng và để vào rổ. Đội nào thực hiện đúng luật chơi, gắp được nhiều bóng có chữ đúng yêu cầu, đội đó thắng cuộc.
4. Luật chơi:
- Chọn bóng đúng theo yêu cầu.
- Khi chuyển bóng không làm rơi bóng.
3. Trò chơi: GÊu con t×m mËt
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
- Hình thành khả năng phối hợp, các kỹ năng đã học bò, chui....
2. Chuẩn bị:
- Chướng ngại vật, túi cát, sọt đựng túi cát.
- Hầm chui (hoạc cống chui, ống giấy, thùng giấy).
- Cây treo tổ ong (tổ ong có các túi mật làm bằng các hộp giấy)
3. Cách chơi: 
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bò chui qua hầm chui, tiếp tục bò dích dắc qua các chướng ngại vật. Sau đó, trẻ chạy lấy túi cát ném thật xa, chạy đến cây có tổ ong nhảy cao lên với lấy túi mật, chạy nhanh về bỏ mật vào giỏ, về xếp cúi hàng.
4. Luật chơi: - Trẻ trước chui qua hết hầm chui thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô. 
- Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
- Đội nào lấy được nhiều túi mật thì đội đó chiến thắng.
4. Trò chơi: Thỏ con tìm nhà
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy, khéo léo 
- Ôn luyện sự phối hợp các bài tập trườn, nhảy lò cò, lăn bóng đã học cho trẻ.
2. Chuẩn bị: Bóng - Sọt đựng bóng - Gậy hoặc phấn để vẽ đường hẹp.
- Vòng thể dục (hoặc phấn vẽ các ô trên sàn).
3. Cách chơi: - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ trườn sấp trong đường hẹp, đến cuối đường đứng dậy rồi nhảy lò cò qua các ô (vòng thể dục). Sau đó chạy đến lấy bóng trong sọt đựng bóng, để bóng dưới đất giữa hai chân, vừa chạy vừa lăn bóng sao cho về đến đích, nhặt bóng lên bỏ vào sọt đựng bóng, chạy về xếp cuối hàng.
4. Luật chơi:
- Trẻ trước chạy đến các vòng thể dục nhảy lò cò thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chơi liên tục trong vòng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
5. Trò chơi: Đi tìm hạt dẻ
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy, khéo léo.
- Ôn luyện bò, bật, nhảy đã học.
2. Chuẩn bị: - Cây treo hạt dẻ; Chướng ngại vật; Bao cát; Bục bật sâu
3. Cách chơi: 
- Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 trẻ.
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chạy lên bò zích zắc qua các chướng ngại vật, sau đó bước lên bục bật sâu chạy đến cây treo hạt dẻ, nhảy lên hái hạt dẻ, cầm hạt dẻ chạy nhanh về bỏ vào sọt rồi về xếp cuối hàng.
- Cháu chơi 2- 3 lần. Cô quan sát trẻ chơi.
4. Luật chơi:
- Trẻ phải bò zích zắc sau đó bật sâu rồi nhảy lên hái hạt dẻ bỏ vào sọt đi về phía cuối hàng - Trẻ bò không chạm chướng ngại vật và hái được nhiều hạt dẻ thì đội đó chiến thắng.
6. Trò chơi: Người đầu bếp tài năng
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, phối hợp cùng nhau.
- Trẻ được ôn luyện 1 số chữ cái đã học.
- Thực hiện sắp xếp quy trình chế biến một số món ăn đơn giản
2. Chuẩn bị: - Sân chơi hoặc phòng rộng, 3 đoạn đường hẹp dài 2-3m.
- Mũ, tạp dề có gắn chữ cái i, t, c	
- Một số tranh vẽ về quy trình chế biến một số món ăn đơn giản.
3. Cách chơi: 
- Cô chia trẻ làm 3 đội chữ i, t, c. Trẻ ở các đội phải đi tìm mũ và tạp dề có chữ cái của đội mình và đứng về 3 hàng dọc.
- Mỗi đội cử một bạn lên chọn 1 quy trình chế biến 1 món ăn, sau đó về trao đổi với đội của mình về quy trình chế biến món ăn đó.
- Khi có hiệu lệnh, 2 trẻ đứng đầu hàng của các đội ngồi xuống, quay lưng về đích, 1 tay quàng qua vai bạn, 1 tay nắm cổ chân và nhảy lùi 1 đoạn trên đường hẹp. Hết đường hẹp thì hai bạn cõng nhau chọn lấy một bức tranh về quy trình chế biến món ăn của đội mình và gắn lên bảng. Sau đó chạy về cuối hàng. Hai bạn tiếp theo thực hiện như 2 bạn đầu tiên, cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. Kết thức đội nào thực hiện xong trước và chính xác quy trình chế biến, đội đó chiến thắng.
Luật chơi: 
- Khi nhảy lùi tay không được rời khỏi cổ chân, phải nhảy hết đường hẹp mới được đứng lên.
- Khi cõng nhau, không được để chân bạn ở trên chạm đất.
- Trong cùng một thời gian, đội nào ghép được các tranh rời nhau theo đúng thứ tự các bước chế biến món ăn của đội mình đội đó thắng.
7. Trò chơi: Chuyển bóng
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
 	 1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, phối hợp cùng nhau.
- Giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học
- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kỷ luật, kiên trì khi tham gia chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị: Sân chơi hoặc phòng rộng 
- Một số quả bóng nhựa có gắn chữ cái.
- Rổ nhựa to đựng bóng, 4 chiếc bao bố
3. Cách chơi:
- Cô chia trẻ làm 2 đội chữ ư, u. 
- Khi có hiệu lệnh, 2 trẻ đứng đầu hàng của các đội tìm 2 quả bóng có chữ cái theo yêu cầu của đội mình và kẹp vào chân, 1 tay quàng qua vai bạn, cùng di chuyển qua các chướng ngại vật, sau đó cùng vào 1 bao bố và nhảy về đích để bóng vào rổ của đội mình sau đó cùng về cuối hàng đứng. 
- Hai bạn tiếp theo thực hiện như 2 bạn đầu tiên, cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng.
- Sau mỗi lần chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.
4. Luật chơi:
- Trẻ tìm đúng bóng có chữ cái theo yêu cầu của cô giáo 
- Kẹp bóng vào chân không làm rơi bóng 
- Nếu trong quá trình di chuyển mà quả bóng nào bị rơi sẽ không được tính. 
- Kết thúc đội nào lấy được nhiều bóng theo yêu cầu của cô thì đội đó chiến thắng
8. Trò chơi: Dùng quạt nâng bóng bỏ vào rổ
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển tư duy, trí nhớ
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo ở trẻ
2. Chuẩn bị: 20- 30 quả bóng đã được thổi sẵn có gắn các chữ cái u ư và một số chữ khác.
- Mỗi đội 1 rổ đựng bóng, 2-4 quạt giấy
3. Cách chơi: 
- Trẻ chia làm 2 đội.
- Đội 1 lấy bóng có gắn chữ u, đội 2 lấy bóng có gắn chữ ư.
- Khi có hiệu lệnh, hai bạn đầu tiên của 2 đội lên cầm quạt chọn 1 quả bóng theo yêu cầu, nâng bóng và chuyển cho nhau đi về đích và bỏ vào rổ của đội của mình sau đó đi về cuối hàng. Khi 2 bạn đầu tiên về rồi tiếp tục đến 2 bạn tiếp theo, cứ như vậy đến khi nào hết giờ đội nào bỏ được nhiều bóng có đúng chữ cái theo yêu cầu vào rổ đội đó sẽ chiến thắng.
4. Luật chơi:
- Trong khi nâng bóng đội nào bị rơi bóng hoặc lấy bóng không đúng yêu cầu quy định của đội mình thì quả bóng đó sẽ không được tính và đi về cuối hàng để bạn tiếp theo của đội mình lên
9. Trò chơi: Chuyển phương tiện về bến
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các phương tiện giao thông đường bộ.
- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kiên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_truong_thi_hanh_2017_1579_2021855.doc