Đề tài Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung

Đề tài Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung

Tranh thủ các nguồn chi từ phía nhà trường cho nước uống, vật rẻ mau hỏng để mua các đồ dùng phục vụ cho trẻ. Vận động sự giúp đỡ của các đoàn thể trong nhà trường để làm sao mức đóng góp thấp phụ huynh chấp nhận được mà vẫn đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ.

Phân công giáo viên đứng lớp xen kẽ là lực lượng trẻ, khỏe, nhiệt tình, và giáo viên lâu năm có sự tín nhiệm cao với phụ huynh ở địa phương để thuận lợi trong công tác tuyên truyền.

Giải pháp 4: Bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng cho giáo viên, nhân viên.

Hàng năm ban giám hiệu, cùng giáo viên, cấp dưỡng đi học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm – Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân – Phòng chống suy dinh dưỡng, đặt biệt chú trọng tuyên truyền qua các hội thi “ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường” hàng năm ở cấp trường, cấp huyện.

Để đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ thì việc chia thực phẩm là việc làm quan trọng đối với giáo viên nuôi dưỡng. Vì vậy phải chu đáo và chính xác trong việc chia thực phẩm cho các lớp.

 Thực hiện bếp ăn hợp vệ sinh đảm bảo bếp không có bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp, có đủ nguồn nước sạch phục vụ cho ăn uống . Có bản tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, cấp dưỡng có kỹ năng chế biến theo thực đơn đản bảo nhu cầu dinh dưỡng, hợp vệ sinh .

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 8841Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ em. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển khỏe mạnh, có sức chống đỡ đối với bệnh tật và phát triển trí thông minh. Ngược lại nếu trẻ em không được nuôi dưỡng tốt sẽ dẫn đến bệnh tật như suy dinh dưỡng, giảm sức đề khán đối với các bệnh tật, để lại những di chứng về sau, về cả thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên nếu chúng ta cho trẻ ăn quá nhiều sẽ bị bệnh béo phì và các bệnh có liên quan tới béo phì như cao huyết áp, tiểu đường Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để cho trẻ ăn uống một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của từng lứa tuổi, giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ, sau này là những công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Trong trường Mầm non, cần phải đẩy mạnh công tác dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho phụ huynh thông qua các hình thức như bảng tin, hội thi Phổ biến kiến thức về dinh dưỡng. Có như vậy chúng ta mới đạt được hiệu quả phòng chống các bệnh do dinh dưỡng không hợp lý gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tổ chức tốt cho trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. Với nhiệm vụ là Phó hiệu trưởng, chỉ đạo công tác bán trú, việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện bán trú, khảo sát, kiểm tra, đánh giá, chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Thực trạng
Ưu điểm: Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.
Trường mầm non Ea Tung là một trường Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, để tổ chức cho trẻ ăn bán trú.
Hạn chế: Tại điểm buôn Drai, trẻ tham gia lớp bán trú chưa thường xuyên, mức đóng góp quá thấp chưa đảm bảo được chế độ ăn cho trẻ tại điểm này. Trẻ thường xuyên ốm đau do bệnh dịch theo mùa thể trọng thấp, dẫn đến sức khỏe kém. Qua điều tra tôi nhận thấy phụ huynh chưa có kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo khoa học mà chỉ đáp ứng theo nhu cầu ( tức là đòi hỏi của trẻ như lúc đón trẻ vào cuối buổi phụ huynh sẵn sàng đáp úng cho trẻ bằng các loại đồ ăn ngọt như bánh, chè, nước ngọt làm cho trẻ ngang dạ không ăn được bữa chính) của trẻ dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, và vẫn còn trẻ nằm ở tình trạng thấp còi. Trong những năm qua, việc huy động trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non EaTung còn nhiều bất cập. Trường có ba phân hiệu thì có hai phân hiệu tổ chức ăn bán trú tốt ( Phân hiệu thôn EaTung và phân hiệu thôn Tân Thắng) phân hiệu Buôn Drai 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức cho trẻ ăn bán trú chưa được thuận lợi. 
Đầu năm học 2016-2017 trường đã tiến hành triển khai cho trẻ toàn trường ăn bán trú nhưng phụ huynh đóng tiền ăn cho trẻ chưa đảm bảo ( Phân hiệu Buôn Drai).
Khảo sát chất lượng trẻ ăn bán trú tại trường đầu năm học như sau: 
TT
Điểm trường
 Đóng góp của trẻ 
Chia cho 2 bữa ăn
Trẻ suy dinh dưỡng
Tổng số trẻ
Tiền ăn/ ngày
Bữa chính
Bữa phụ
SDD
Nhẹ cân
SDD
Thấp còi
1
Lớp chồi 2 Buôn Drai
48
5000đ
5000đ
0
4
5
2
3 lớp Thôn Ea Tung
73
12.000đ
8.000đ
4000đ
4
5
3
3 lớp Thôn Tân Thắng
77
12.000đ
8.000đ
4000đ
3
4
TS
208
5%
7%
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp
Nhằm huy động trẻ tăng khẩu phần tại buôn Drai, tổ chức tốt bữa ăn bán trú tại trường đạt hiệu quả, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non Ea Tung ngày càng được nâng lên.
Bổ sung kiến thức thực tiễn cho giáo viên, kĩ năng sư phạm, công tác tuyên truyền, giao tiếp với mọi người, làm tốt công tác chủ nhiệm. Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về công tác bán trú tại trường mầm non, có thêm kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Qua khảo sát chất lượng trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non EaTung đầu năm còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra. Trước tình hình thực trạng về chất lượng trẻ ăn bán trú chưa đồng đều, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo, thực hiện, nhằm huy động gia đình trẻ tăng mức đóng góp, tổ chức tốt bữa ăn chính cùng một khẩu phần với mức đóng như nhau. Góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trong toàn trường.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi đã thực hiện như sau: 
Điều tra về tình hình gia đình trẻ, nắm bắt được kinh tế gia đình, nhận thức, quan điểm của từng phụ huynh. Tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm tiến hành điều tra khảo sát phân loại đối tượng, thông qua việc làm này chúng tôi nắm bắt được thôn Ea tung, thôn Tân Thắng đã thuận lợi trong việc tổ chức bán trú, còn tại buôn Drai.
Một số phụ huynh muốn tăng mức đóng góp bán trú nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
Số ít phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt, muốn chăm sóc con ăn ở nhà.
Số ít phụ huynh gửi con theo phong trào thích thì gửi, không thích thì đưa về. 
Khi đã có đầy đủ lượng thông tin đa chiều, chính xác, cũng như kết quả điều tra khảo sát thực trạng của gia đình trẻ, cùng với việc nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của địa phương, chỉ tiêu và nhiệm vụ của nhà trường cần đạt trong năm học. Chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch huy động bán trú như sau:
Đối với 2 thôn Ea Tung và Tân Thắng có điều kiện thuận lợi nên duy trì bán phiếu ăn ngay đầu tháng với mức ăn là 12.000đ/ngày với một bữa chính và 1 bữa phụ để thuận lợi cho cho công tác đi chợ. Buôn Drai thì bán từng phiếu ăn hàng ngày với mức ăn là 8.000đ/ngày với 1 bữa chính, để giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh.
Kết hợp với các đoàn thể trong trường xin kinh phí để trang bị cho lớp bán trú đủ các đồ dùng tối thiểu như nồi, chậu, chén, thìa, xô đảm bảo chất lượng an toàn.
Phân công cho 2 giáo viên trên 1 lớp bán trú, giáo viên đứng lớp xen kẽ là lực lượng trẻ khỏe, nhiệt tình, và giáo viên lâu năm có sự tín nhiệm cao với phụ huynh với địa phương.
Làm công tác tư tưởng và phân công cho văn thư, y tế kiêm nhiệm công tác bán trú, chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn cùng với giáo viên.
Đặt mua thực phẩm sạch an toàn, có hợp đồng cụ thể.
Ban giám hiệu thay nhau giám sát bếp ăn, bữa ăn của trẻ.
Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn nâng cao chất lượng bữa ăn.
Ngay từ đầu năm học tôi cùng với cô giáo tổ trưởng tổ nuôi dưỡng đi tham khảo thị trường để tìm hiểu giá cả và chất lượng thực phẩm ở các cơ sở tư nhân để hợp đồng mua thực phẩm cho toàn trường như: Mua gạo, đậu các loại thịt, tôm, cua, chuối, sữa, Ngoài ra chú trọng việc chọn mua thực phẩm phải tươi ngon, biết rõ nguồn gốc từ phụ huynh như tôm, cua, trứng, các loại rau, củ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giá cả hợp lý.
Cùng với công tác chọn mua thực phẩm thì việc chế biến thực phẩm sao cho phù hợp, phải đảm bảo từ khâu chuẩn bị, sơ chế đến chế biến theo quy trình một chiều từ sống đến chín. Chế biến phải phù hợp với độ tuổi, khẩu vị ăn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và dễ tiêu hoá.
Lên thực đơn với khẩu phần ăn 12000đ/ ngày/trẻ cho thôn Ea Tung và Tân Thắng, trong đó một bữa chính và 1 bữa phụ. Buôn Drai là 8000/ ngày/trẻ không có bữa phụ. (Bữa chính chung là 8.000đ/trẻ, bữa phụ cho 2 điểm thuận lợi là 4.000đ/trẻ)
THỰC ĐƠN TRONG TUẦN 
THỨ
TRƯA BỮA CHÍNH
CHIỀU 
 BỮA PHỤ
Món mặn 
Món canh 
Món ăn 
Hai
THỊT HEO KHO
TRỨNG CÚT
BÍ ĐỎ
HẦM THỊT HEO 
CHUỐI ( BÁNH)
Ba
THỊT BÒ
XÀO ĐẬU VE
RAU NGÓT
NẤU THỊT HEO
CHÁO THỊT
NẤU CÀ RỐT KHOAI TÂY
Tư
THỊT GÀ
KHO XẢ
CANH THỊT 
NẤU RAU CẢI 
BÚN RIÊU CUA
Năm
TRỨNG CHIÊN
BÍ XANH
NẤU THỊT HEO
UỐNG SỮA GOLD
Sáu
THỊT HEO
KHO ĐẬU KHUÔN
CANH BẦU
NẤU TÔM
CHÈ ĐẬU ĐEN
Đối với buôn Drai cháu ăn bữa chính, không ăn bữa phụ.
Với mức đóng góp và thực đơn như trên tôi đã chủ động dự tính số lượng trẻ đi học hàng ngày để đặt mua thực phẩm với số lượng cho từng tuần, tháng và thay đổi thực đơn theo mùa để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Giải pháp 3: Làm tốt công tác tuyên truyền
Được sự chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền của phòng giáo dục chúng tôi lên kế hoạch tuyên truyền cho nhà trường, trong đó mỗi cá nhân cán bộ giáo viên trong trường cũng phải lên kế hoạch và thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng chịu trách nhiệm làm công tác tham mưu để thu hút tối đa mọi nguồn lực. Trước hết tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể để đưa chủ trương, mục tiêu, kế hoạch của trường về công tác huy động trẻ bán trú ở trường mầm non đến từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Ví dụ: Gắn chỉ tiêu thi đua xóm, bình xét gia đình văn hoá,
Để nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ ở lại bán trú, trẻ sẽ được chăm sóc, ăn ngủ theo khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chúng tôi đã chỉ đạo cho mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên tích cực. Tuyên truyền ở mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều hình thức.
Qua các góc tuyên truyền của lớp, qua trực tiếp với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh, tuyên truyền thông qua các bậc phụ huynh với nhau, nhằm làm cho số phụ huynh có tư tưởng tiến bộ ủng hộ chủ trương kế hoạch của nhà trường, tuyên truyền cho những phụ huynh có tư tưởng chậm tiến.
Viết bài truyền thông vào giờ đón trẻ, trả trẻ tại trường. Mở rộng phạm vi tuyên truyền chúng tôi kết hợp đài phát thanh của Thôn, Buôn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Ngoài ra chúng tôi phân công Ban giám hiệu cùng với giáo viên ở từng địa bàn luôn tranh thủ hoà nhập vào các cuộc họp Thôn, Buôn, Xóm, họp phụ nữ để tuyên truyền trong các tổ chức để mọi phụ huynh thấm nhuần và yên tâm khi con ăn ngủ tại trường.
Mặt khác chúng tôi thường tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao với các đoàn thể trong xã, các xóm kết nghĩa trên địa bàn 2 khu vực trường tạo nên sự gắn bó thân thiện, từ đây sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền được thực hiện xuyên suốt từ lúc xây dựng kế hoạch cho đến lúc triển khai. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham gia họp phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm của lớp để tuyên truyền đến phụ huynh về cách chăm sóc trẻ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tư vấn cho phụ huynh một số thông tin liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Khuyến cáo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ có những vấn đề nào cần can thiệp.
VD: Lưu ý với những trẻ có biểu thị bằng đường nằm ngang trên kênh A. với những trẻ này không chú ý đến chế độ ăn, ngủ trẻ sẽ dễ dàng chuyển sang giai đoạn suy dinh dưỡng độ I, vì trẻ không có biểu hiện đi lên ( Tức là phải có chiều hướng tăng cân, tăng chiều cao mặc dù nằm trong kênh an toàn)
Trẻ nằm trong Kênh B là suy dinh dưỡng độ I
Trẻ nằm trong kênh C là suy dinh dưỡng độ II
Trẻ nằm trong kênh D là suy dinh dưỡng độ III 
Dựa theo các biểu trên mà phụ huynh cần phải quan tâm chăm sóc trẻ phải luôn được tăng cân thì trẻ mới đủ sức khỏe.
Cho phụ huynh biết trẻ có thể ốm đau do thay đổi thời tiết, môi trường khói bụi ô nhiễm do thể trạng, thể trọng yếu. Tư vấn về cách phòng bệnh, và trường hợp nào cần phải xử lý kịp thời.
Tăng cường sức khỏe cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối, nghỉ ngơi hợp lýTừ những hiểu biết về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tôi vận động phụ huynh cho con em tham gia lớp bán trú tại trường với nhiều ưu đãi như giảm thiểu các khoản đóng góp: Phục vụ, nấu ăn, trực trưa
Tranh thủ các nguồn chi từ phía nhà trường cho nước uống, vật rẻ mau hỏng để mua các đồ dùng phục vụ cho trẻ. Vận động sự giúp đỡ của các đoàn thể trong nhà trường để làm sao mức đóng góp thấp phụ huynh chấp nhận được mà vẫn đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ.
Phân công giáo viên đứng lớp xen kẽ là lực lượng trẻ, khỏe, nhiệt tình, và giáo viên lâu năm có sự tín nhiệm cao với phụ huynh ở địa phương để thuận lợi trong công tác tuyên truyền.
Giải pháp 4: Bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng cho giáo viên, nhân viên.
Hàng năm ban giám hiệu, cùng giáo viên, cấp dưỡng đi học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm – Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân – Phòng chống suy dinh dưỡng, đặt biệt chú trọng tuyên truyền qua các hội thi “ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường” hàng năm ở cấp trường, cấp huyện. 
Để đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ thì việc chia thực phẩm là việc làm quan trọng đối với giáo viên nuôi dưỡng. Vì vậy phải chu đáo và chính xác trong việc chia thực phẩm cho các lớp.
 Thực hiện bếp ăn hợp vệ sinh đảm bảo bếp không có bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp, có đủ nguồn nước sạch phục vụ cho ăn uống . Có bản tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, cấp dưỡng có kỹ năng chế biến theo thực đơn đản bảo nhu cầu dinh dưỡng, hợp vệ sinh .
Cấp dưỡng phải được kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần đảm bảo không có bệnh truyền nhiễm. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra bếp ăn trước khi chế biến xem thực phẩm có tươi ngon không, kiểm tra các dụng cụ chế biến như dao, thớt, nồi thauPhải được rữa sạch phơi nắng và cất vào tủ kín để tránh gián ruồi.
Kiểm tra thức ăn phải được nấu chín đủ thời gian và nhiệt độ. Không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
Thức ăn của trẻ phải được lưu mẫu trong tủ lạnh 24 giờ ( Phòng khi có ngộ độc xảy ra)
Dựa theo bảng cung cấp về dinh dưỡng của trẻ em theo độ tuổi của viện dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra:
Với trẻ dưới 1 tuổi cần cung cấp 1000Kcalo/ ngày.
Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi cung cấp 1300Kcalo/ ngày.
Với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cung cấp 1500Kcalo/ ngày.
Tôi đã chia ra chế độ ăn của trẻ trong ngày thành 4 bữa gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ: ăn sáng: 25%, ăn trưa: 35%, ăn xế: 15%; ăn tối: 25%. Vậy trẻ ăn tại trường gồm 2 bữa trưa và xế chiếm 50% giá trị kalo cả ngày cần phải cung cấp từ đó tôi xây dựng thực đơn phù hợp với lượng tiền mà phụ huynh đóng góp. Tôi cùng với nhà bếp chọn những thực phẩm thay thế để có đủ lượng prôtít, gluxit, lipit phù hợp với nhu cầu của trẻ.
VD: sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có và rẻ ở địa phương để thay thế như đậu khuôn, cua đồng, đậu phụng, mè
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra về số lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn. Thực đơn được thay đổi thường xuyên để tạo cảm giác ngon miệng để trẻ ăn hết suất.
Cô giáo cùng với bảo mẫu luôn động viên trẻ ăn hết phần ăn của mình ăn chậm nhai kĩ Theo dõi thương xuyên đến từng trẻ nhất là các trẻ chậm phát triển để trẻ không bỏ cơm, xúc cơm bớt cho bạn 
Giải pháp 5: Đánh giá trẻ qua biểu đồ tăng trưởng
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cân đo chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ và thông báo với phụ huynh về tình trạng sức khoẻ của trẻ cân nặng chiều cao nằm trong diện nào: Bình thường, có nguy cơ thấp còi, thấp còi. Hàng quý thông báo với phụ huynh kết quả theo dõi biểu đồ đẻ cùng phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Tham mưu với y tế địa phương khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, tổ chức sổ giun định kỳ 6 tháng 1 lần,cấp thuốc bổ, phát hiện kịp thời những trẻ có dấu hiệu bệnh lý thông báo cho gia đình khám chữa kịp thời cho trẻ.
Đánh giá biểu đồ tăng trưởng cho trẻ theo từng giai đoạn thông báo với phụ huynh bằng nhiều cách: 
Dán tổng hợp kết quả cân đo ở góc tuyên truyền. 
Trao đổi với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ.
Thông báo trực tiếp với phụ huynh những trường hợp cần can thiệp ( Không phát triển, suy dinh dưỡng, béo phì)
Kết hợp với y tế lên kế hoạch và thực hiện phục hồi dinh dưỡng cho trẻ nằm trong diện Suy dinh dưỡng, béo phì.
Dựa vào hướng dẫn đánh giá trẻ theo từng giai đoạn của tài liệu BDTX chu kì II. Dựa vào hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mà giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ thường xuyên hay chưa thường xuyên đạt được những yêu cầu về các lĩnh vực qua từng chủ điểm, từng hoạt động hàng ngày để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ vào mọi lúc mọi nơi.
Dựa vào kết quả đánh giá trẻ cuối chủ đề, giáo viên cùng khối, tổ ,nhóm, lớp lên kế hoạch cụ thể cho chủ đề tiếp theo có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Đầu mỗi chủ đề phó hiệu trưởng cần xem xét, phê duyệt kế hoạch cho từng khối tránh đánh giá cuối chủ đề qua loa, sơ sài.	
Thông báo với phụ huynh về các mặt phát triển của trẻ, những mặt còn hạn chế để có sự phối hợp điều chỉnh, bồi dưỡng. 
Giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể với những trẻ chưa đạt với chỉ số, kết quả mong đợi: Bồi dưỡng ở đâu? Bồi dưỡng vào lúc nào? Hình thức tổ chức như thế nào được ghi rõ trong kế hoạch giáo dục tiếp theo.
Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra
Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý, qua kiểm tra để biết rõ kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu, như thế nào. Từ đó tìm ra biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh.
Đối với việc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non việc kiểm tra của người quản lý là hết sức cần thiết vì đây là công việc hết sức tỷ mỉ, dễ sai sót và có những sai sót khó phát hiện. Vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra (định kỳ, đột xuất) và phải phối hợp với các lực lượng khác trong trường như công đoàn, thanh tra, Hội cha mẹ học sinh, kế toán để tiến hành kiểm tra và để tạo niềm tin cho phụ huynh. Kiểm tra là một quá trình để việc kiểm tra có chất lượng cao phải thực hiện các bước.
Xây dựng được các tiêu chuẩn: Đối với các nhân viên trong tổ nuôi và các giáo viên trên lớp. Ngoài những tiêu chuẩn chung do ngành quy định, nhà trường dựa vào đó để đề ra những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với trường mình, lấy đó làm tiêu chí để kiểm tra.
Đối chiếu những gì đã làm được với tiêu chuẩn.
Góp ý về cách khắc phục những tồn tại và đề ra những giải pháp.
Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra bộ phận cô nuôi: Kiểm tra khâu chọn mua thực phẩm, khâu chế biến thực phẩm và sự công bằng trong chia thức ăn cũng như giờ ăn đã đúng với quy định chưa, việc lưu mẫu thức ăn có thường xuyên không? Công khai tài chính có hợp lý không? Kiểm tra giáo viên về việc cho trẻ ăn và hướng dẫn trẻ vệ sinh cũng như việc chăm sóc trẻ ngủ.
Trước hết kiểm tra về khâu chuẩn bị bàn ăn, khăn lau, nước uống, phản ngủ, chăn, chiếu, gối có đảm bảo cho trẻ không?
Kiểm tra việc chăm sóc trẻ ăn có tốt không? Trẻ có ăn hết suất không? Có lồng giáo dục vào bữa ăn chưa? Đã có biện pháp hay chăm sóc với những trẻ ăn chậm hay kén ăn chưa? Giáo viên đã có thủ thuật hay sáng kiến gì để trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu, ngủ đủ giấc chưa?
Sau những lần kiểm tra chúng tôi ghi lại những kết quả chính để theo dõi tiếp quá trình thực hiện công việc tiếp theo. Những kết quả này cũng là cơ sở để đánh giá thi đua khen thưởng hay kỷ luật.
Kiểm tra là công việc khó, kiểm tra việc nuôi dưỡng trẻ lại càng khó hơn. Chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng kiểm tra và kinh nghiệm thực tế trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Kiểm tra càng kỹ càng phát hiện ra những sai sót dù nhỏ nhất. Vì vậy người quản lý luôn đi sát thực tế để nắm vững công việc của từng bộ phận có nhiều kinh nghiệm, có ích cho công tác kiểm tra của mình.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Tuy mỗi biện pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Nhằm mục đích huy động trẻ ăn bán trú, tổ chức bữa ăn tại trường thật tốt. Các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_2016_2017_chau_0846_2021833.doc