Đề tài Một số biện pháp tổ chức cho trẻ học bán trú tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trường mầm non Hoa Hồng

Đề tài Một số biện pháp tổ chức cho trẻ học bán trú tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trường mầm non Hoa Hồng

Cùng với chuyên môn, phân loại năng lực trình độ của giáo viên và bố trí sắp xếp giáo viên phù hợp với trình độ năng lực của họ. Chú trọng đầu tư giáo viên có năng lực chuyên môn và trình độ trên chuẩn trực tiếp giảng dạy các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đặc biệt là chương trình giáo dục mầm non mới trẻ 5 tuổi. Đặc biệt là những giáo viên có tâm huyết trực tiếp giảng dạy các lớp dạy vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn.

Chính vì vậy, chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn ngày càng cao, công tác duy trì số số ngày càng đạt hiểu quả theo chỉ tiêu mà nhà trường đưa ra hàng năm.

- Giải pháp 8: Phối hợp thực hiện công tác khen thưởng

Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường là một hoạt động rất nhạy bén, nếu chúng ta không có sự công khai, minh bạch, sáng suốt, dân chủ thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn, tiêu cực trong tập thể sư phạm của nhà trường.

Trước hết Hiệu trưởng nhà trường bám sát Công văn hướng dẫn, Quyết định ban hành về Thi đua, khen thưởng ngay vào đầu năm học do PGD&ĐT huyện chỉ đạo như (Luật Thi đua -Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005; Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng Ngành giáo dục; Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 06 năm 2011 của UBND tỉnh Dăk Lăk “Về việc ban hành Quy định về công tác Thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND huyện Krông Ana về việc ban hành Quy định công tác Thi đua, khen thưởng của huyện Krông Ana)

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1543Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp tổ chức cho trẻ học bán trú tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trường mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 40% (Trẻ mang cơm trưa theo). Sĩ số chuyên cần đạt 75-80%
Năm học 2015-2016 trẻ học 2 buổi /ngày có tổ chức ăn bán trú là 100%.Sĩ số chuyên cần đạt 80-85%
Tuy vậy trước mắt còn gặp nhiều khó khăn, nếu không có sự năng động sáng tạo và linh hoạt của lãnh đạo nhà trường, cùng sự nhiệt huyết của tập thể nhà trường thì công tác bán trú hàng năm sẽ không được duy trì. Chính vì vậy đây là công tác thường xuyên của nhà trường.
3. Nội dung và các hìnhthức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
	Giúp trẻ mầm non phát triển về thể chất, tình cảm trí tuệ thẩm mỹ, hình thành những yếu tố ban đầu của của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp 1 ở trường phổ thông; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tản cho trẻ sự mạnh dạn tự tin ở các cấp học tiếp theo.
	Việc huy động trẻ ra lớp, huy động trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non Hoa Hồng là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của bậc học Giáo dục Mầm non. Đặc biệt là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục mầm non tại các đơn vị có tỷ lệ trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số cao. Vì vậy là một Hiệu trưởng với mong muốn nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường, tôi xác định phải tìm ra cách làm để thực hiện khắc phục ngay tỷ lệ trẻ ăn bán trú thấp và tiếp tục duy trì số trẻ ăn bán trú 100% tại trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ tại địa phương để tự hoàn thiện đơn vị mình trở thành điểm sánh của bậc học mầm non.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Là một Hiệu trưởng của một trường Mầm non ngoài việc quản lý chỉ đạo chúng ta phải có khả năng phối hợp cùng thực hiện và định hướng để nắm bắt, cập nhật kịp thời các nội dung văn bản trên cơ sở đó đề ra các biện pháp, giải pháp cùng thực hiện:
	- Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức bán trú cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để bộ máy nhà trường hoạt động đều tay và có chiều sâu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng thực hiện với những nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm phát huy năng lực tối ưu của CBVC. Các biện pháp, giải pháp thực hiện luôn đảm bảo tính dân chủ, tính đồng bộ và có hiệu lực, hiệu quả, thiết thực đối với một trường mầm non.
Kế hoạch phối hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ theo từng hoạt động. Là một cán bộ quản lí ta phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, cập nhật, nắm bắt tất cả các hoạt động theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của Ngành và xác định đúng vị trí, quyền hạn trách nhiệm của từng đoàn thể trong mỗi vấn đề để cùng tham gia thực hiện. Trên cơ sở đó giúp từng cán bộ đoàn thể đầu tư nghiên cứu nắm bắt công việc một cách trọn vẹn trên tinh thần đoàn kết hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Kế hoạch thực hiện công tác bán trú được thông qua chính quyền địa phương, Hội đồng sư phạm nhà trường. Trước tiên là làm tốt công tác tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh gửi con đến trường học bán trú.
Tổ chức tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ thông qua đài phát thanh xã, các cuộc họp ở thôn buôn, các cuộc họp phụ nữ...bàn bạc cụ thể các phương án tối ưu mang lại hiệu quả cao và đã được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch phần trọng tâm về tổ chức bán trú ta phải nêu rõ các điều kiện cần có và nhu cầu để tổ chức như: Phòng học, nhà vệ sinh, nguồn nước để trẻ sinh hoạt...; các hình thức để huy động như: Chế độ ăn uống, công tác kiểm tra chế độ ăn hàng ngày, chế độ sinh hoạt một ngày của bé để phụ huynh yên tâm khi gửi con đến trường
- Giải pháp 2: Tổ chức họp cha mẹ học sinh để triển khai các phương án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
Chuẩn bị nội dung họp cha mẹ học sinh sát với tình hình thực tế của đơn vị, sát với điều kiện kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh; tổ chức họp cha mẹ học sinh các lớp; Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường.
Thành phần mời: Đại diện chính quyền địa phương; Hội phụ nữ xã, thôn buôn; các trưởng ban tự quản thôn, buôn trên địa bàn có lớp mầm non.
Tổ chức cuộc họp:
Báo cáo đánh giá tình hình của năm học trước: Đối với năm học trước số trẻ bán trú hàng năm đến trường không chuyên cần vì toàn bộ cha mẹ học sinh đều ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước với mức ăn 5.000đ/ngày và trẻ chỉ ăn một bữa chính, hầu hết giao khoán cho nhà trường.
Nguyên nhân do điều kiện kinh tế và dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, vẫn còn nhiều phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu, đến vụ mùa lên nương rầy hất hết các bậc cha mẹ học sinh cho con theo bên mình. Đa số cha mẹ học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ trong độ tuổi mầm non ăn bán trú tại trường. Đa số người dân làm nương rẫy cho nên nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình đã phải sinh sống theo mùa vụ, dẫn đến việc đi học của các cháu rất khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến các công tác huy động trẻ ra lớp của nhà trường. 
Những năm trước nhà trường đã được tổ chức bán trú nhưng chất lượng dinh dưỡng cho trẻ không cao vì trẻ chỉ ăn với mức Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên không dừng ở đó năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 tôi tiếp tục duy trì và bổ sung các hình thức, phương pháp mới để huy động tối đa số trẻ mầm non ra lớp và mức đóng ăn bán trú hàng ngày tăng lên nhằm đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ, giảm số trẻ suy dinh dưỡng hàng năm và số trẻ suy dinh dưỡng năm sau thấp hơn năm trước. Mặc dù trước mắt nhà trường gặp không ít khó khăn về đội ngũ nhân viên cấp dường, công tác luân chuyển thức ăn hàng ngày đến các điểm lẻ cũng có nhiều bất cập.
Để đổi mới hình thức tổ chức: 
Từ những kết quả điều tra và phân tích, tìm hiểu kỹ các nguyên nhân như trên cũng như thấy rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc cần thiết phải huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào áp dụng như sau: 
Thông qua kế hoạch của nhà trường, nhấn mạnh công tác tổ chức bán trú cho trẻ với nhiều phương án khác nhau để phụ huynh bàn bạc lựa chọn hình thức cho trẻ bán trú phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình:
- Đưa ra mức tiền ăn hàng ngày: 10.000đ/ ngày/trẻ (Một bữa chính và một bữa phụ); đóng 10.000đ/ ngày cho trẻ ăn và tiền Nhà nước hỗ trợ nhận sau, hay đóng 5.000đ/ngày và cùng với tiền Nhà nước hỗ trợ cộng vào để chi cho ăn uống hàng ngày; phối hợp với Hội phụ nữ địa phương đến vận động từng gia đình nếu khó khăn đóng thêm tiền thì hỗ trợ bằng sản phẩm nông nghiệp của mình sản xuất ra. Sản phẩm thu được phân loại, bán ra thị trường chuyển đổi thức ăn cho trẻ.
- Ngoài ra nhà trường vận động các nhà Doanh nghiệp hảo tâm đóng trên địa bàn xã và các vùng lân cận xin hỗ thêm về gạo, bắp, mỳ, cà phê...cho gì lấy nấy, cho ít lấy ít cho nhiều lấy nhiều. Tất cả được kế toán quy ra, chuyển đổi sang lấy gạo và thức ăn để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Không dừng ở đó, nhà trường mời trung tâm y tế xã cùng với y tế học đường về kiểm tra đánh giá chất lượng bữa ăn; tổ chức khám khoẻ định kỳ cho trẻ, tim phòng Văcxin, sổ giun, uống VitaminA...; cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm.
Ví dụ: Trong cuộc họp nhà trường đưa ra các phương pháp, phương án để phụ huynh bàn bạc, cũng có rất nhiều các bậc CMHS chưa hiểu rõ, trong quá trình bàn bạc cần giải thích như chỉ cần 1 ngày của các bậc CMHS là đủ cho con ăn học cả trong một tháng, mà trẻ lại không phải phơi nắng, không bị ốm đau và sự tiếp xúc hàng ngày với bạn bè, cô giáo sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn hoạt bát. Đặc biệt là khả năng giao tiếp tiếng Viết ngày càng tốt hơn.
- Giải pháp 3: Công tác tham mưu
Dự trên tình hình thực tế của đơn vị, cha mẹ học sinh, và tình hình kinh tế của địa phương về việc huy động trẻ vào bán trú để đạt chỉ tiêu theo nhiệm vụ hàng năm của bậc học mầm non trên địa bàn huyện Krông Ana. Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch trước thềm của năm học mới như: Chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp với 100% trẻ được tổ chức ăn bán trú tại trường; tham mưu về các phương án đóng góp, chế độ ăn cho trẻ bằng nhiều hình thức. Ví dụ: phụ huynh có nhu cầu đóng tiền ăn bằng lúa, bắp, caffe thì chúng ta cũng không ngần ngại mà có các biện pháp quy đổi ra tiền để tạo điều kiện cho cha mẹ trẻ trong điều kiện bận rộn mùa màng.
Ngoài ra nhà trường còn tham mưu với các cấp chính quyền để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất để trẻ có nơi ăn ngủ, sinh hoạt hợp vệ sinh, đảm bảo môi trường lành mạnh cho trẻ khi được học bán trú tại trường.
Hàng năm nhà trường đều được sự nhất trí cao và sự ủng hội nhiệt tình của chính quyền địa phương với các phương án của nhà trường về công tác thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ. Mặc dù là một xã vùng khó khăn nhưng hàng năm chính quyền địa phương cũng hỗ trợ một phần kinh phí nhỏ để cải tạo lại sân chơi; nhà vệ sinh cho trẻ, vét giếng...Đây cũng là sự quan tâm rất lớn đối với nhà trường trong việc thực hiện tốt công tác bán trú tại trường.
- Giải pháp 4: Công tác tuyên truyền
Thành lập ban tuyên truyền của nhà trường, trong đó có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương, đại diện Hội phụ nữ xã, Văn hóa xã, Đoàn thanh niên, Ban đại diện CMHS, giáo viên chủ nhiệm các lớp. Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẻ với các ban ngành đoàn thẻ để làm tốt công tác tuyên truyền. Chỉ đạo, phân công mỗi giáo viên phụ trách công tác tuyên truyền một thôn, buôn để nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn ở bán trú tại trường.
Tuyên truyền thông qua các ngày hội ngày lễ, các Hội thi: Đây cũng là một dịp để tuyên truyền đem lại hiệu quả cao nhất.
Qua các góc tuyên truyền của lớp, qua trực tiếp trao đổi với phụ huynh và làm cho phụ huynh có tư tưởng ủng hộ chủ trương của nhà trường.
Qua các cuộc họp cha mẹ học sinh; lúc đón trả trẻ kết hợp lấy ý kiến của cha mẹ trẻ về việc giáo dục nề nếp giáo dục vệ sinh ăn ngủ của trẻ. Từ đó giáo viên phối hợp với nhà trường có các biện pháp giáo dục chặt chẽ hơn.
Kết hợp tuyên truyền qua đài phát thanh của xã, tham gia các cuộc họp thôn, xóm để tuyên truyền rộng rãi và ngày càng sâu rộng hơn để huy động tối đa số trẻ ra lớp. Đẩy mạnh tuyên truyền để các bậc phụ huynh thấy được lợi ích và tạo điều kiện cho con học bán trú được ăn, ngủ trưa tại trường. Đặc biệt phối kết hợp với các ban ngành trong xã, già làng, trưởng thôn, người cao tuổi có uy tín trong dòng họ, nhằm tuyên truyền vận động phụ huynh đồng tình ủng hộ cho trẻ mầm non ăn bán trú tại trường. Chúng tôi lên kế hoạch tuyên truyền cho nhà trường, trong đó mỗi cá nhân cán bộ giáo viên trong trường cũng là một thành viên và cũng có kế hoạch cùng thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Nhà trường phối hợp với Chính quyền địa phương, Hội phụ nữ xã và các đoàn thể trên các thôn buôn để tổ chức chuyên đề tuyên truyên sâu rộng đến tất cả mọi người dân cùng chung tay góp sức để hoàn thành công phổ cập GDMNCT5T trên địa bàn xã, nhằm đảm bảo hầu hết trẻ em năm tuổi trên địa bàn được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày có bán trú nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tăng cường tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một một cách tốt nhất.
Ngoài ra nhà trương còn thực hiện đổi mới trong công tác quản lý chỉ đạo PCGDMN để nắm vững số lượng trẻ trên địa xã , trên cơ sở đó để tuyên truyền huy động số lượng trẻ ra lớp và nắm bắt tỷ lệ ra lớp hàng năm theo yêu cầu kế hoạch thực hiện của nhà trường. Nhà trường phân chia địa bàn phù hợp với điều kiện thuận lợi của từng giáo viên và đã cử một nhóm có 1 giáo viên người kinh và một giáo viên người dân tộc để thuận tiếp trong việc giao tiếp khi giáo viên người kinh chưa chuẩn tiếng đồng bào và đến từng hộ dân lấy thông tin dân số theo yêu cầu của phổ cập. Khi thông thạo tiếng đồng bào người dân cảm thấy có sự thân thiện gắn bó, từ đó giáo viên mới có cơ hội chia sẽ cùng phụ huynh những tâm tư tình cảm, những truyền thống văn hoá của dân tộc Ê Đê mà từ lâu nay luôn bất đồng về ngôn ngữ. Chính vì công tác điều tra phổ cập đã giúp được nhà trường nắm bắt được số trẻ hàng năm trên địa bàn ra lớp.
- Giải pháp 5: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 
Trường Mầm non Hoa Hồng là một đơn vị có 55% số học sinh là dân tộc thiểu số và 19% là học sinh diện nghèo và cận nghèo. Vì vậy công tác huy động trẻ đến trường đã khó và công tác huy động đóng góp lại càng khó hơn, cho nên nhà trường đã phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để huy động số trẻ ra lớp, đặc biệt là trẻ học sinh dân tộc thiểu số và trẻ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Vào đầu năm học tất cả các khoản thu của nhà trường đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh diện nghèo hoàn toàn trắng thu, cho nên tất cả đều cần có sự hỗ trợ của các cấp, các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện và các huyện lân cận để nhằm giúp đỡ trẻ như: Vở bút, quần áo đồng phục, giày dép... Nhà trường đã phối hợp với Công đoàn Ngành, Đoàn thanh niên, Ban mặt trận Tổ quốc xã, Ban Dân vận huyện thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa với tổng kinh phí trên 10 triệu đồng / năm để đầu tư mua sắm vở bút, quần áo đồng phục, giày dép cho trẻcho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tham mưu với Phòng GD&ĐT, lãnh đạo chính quyền xã đầu tư cơ sở vật chất: Mua sắm, trang bị dụng cụ nấu ăn, tủ lạnh bảo quản, cải tạo bếp, nguồn nước... 
- Giải pháp 6: Xây dựng vườn rau và thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ
Nhà trường động viên giáo, viên nhân tiến hành khai hoang cải tạo đất để thâm canh, trồng rau sạch trên khoảng đất trồng của nhà trường. Lợi dụng ưu thế về thiên nhiên nhà trường giao trách nhiệm cho Công đoàn, Đoàn thanh niên chỉ đạo, phụ trách trồng những loại rau, củ quả phù hợp theo mùa và thời tiết của địa phương, nhằm cung cấp thực phẩm sạch tại chỗ cho cô và trẻ. Ngoài ra nhà trường còn động viên các gia đình của cán bộ giáo viên, nhân viên, các bậc CMHS trồng rau củcung cấp cho nhà bếp của trường. Đảm bảo tự cung, tự cấp không tốn kém quá nhiều về kinh phí nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn rau sạch tại chỗ, tiết kiệm chi phí và công vận chuyển từ nơi khác đến, đủ chất dinh dưỡng cho 1 trẻ trên một bữa ăn.
Xây dựng thực đơn theo tuần đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý phù hợp với mức đóng góp của CMHS và có sự thay đổi theo mùa để phù hợp với điều kiện nguồn cung cấp thực phẩm sạch tại địa phương.
* Thực đơn ăn uống trong tuần
THỨ
TRƯA
XẾ
HAI
Canh bí xanh nấu tôm tươi
Thịt heo xào đậu ve
- Cháo đậu xanh thịt bò.
BA
Canh rau ngót nấu thịt
Cá kho thơm cà
 - Phở nấu thịt heo
TƯ
Canh rau cải ngọt nấu tôm tươi
Trứng chiên
- Uống sữa đậu nành
NĂM
Canh rau tạp tàng nấu cua
Thịt bò xào rau củ (cà rốt, nấm mèo)
- Chè đậu đỏ
SÁU
Canh bí đỏ nấu thịt heo 
Thịt xào đậu khuôn
- Chuối hoặc bánh
Công khai thu chi hàng ngày trên bảng tin của nhà trường và các thực đơn ăn uống hàng ngày đảm bảo tinh chính xác, dân chủ, công khai. Nghiêm túc thực hiện ba công khai trong cơ sở giáo dục mầm non theo Quyết định 09/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục Quốc dân nên được toàn thể nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
	- Giải pháp 7: Nâng cao chất lượng chăm sóc giaó dục trẻ để huy động tối đa trẻ đến trường
Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang từng bước đổi mới nội dung, phương pháp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong chương trình giáo dục Mầm non mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ trong trường lớp Mầm non. Đây là nền tảng tốt nhất để trẻ bước vào lớp một ở trường phổ thông.
“Sự nghiệp đổi mới giáo dục thành công hay không một phần quan trọng phụ thuộc ở năng lực quản lý, điều hành của người Hiệu trưởng”. Chính vì vậy ngoài năng lực chuyên môn tốt, người Hiệu trưởng còn có phẩm chất chính trị tốt, hiểu biết về pháp luật, có tác phong làm việc khoa học, có khả năng quản lý mọi hoạt động của nhà trường đồng thời cập nhật kịp thời mọi thông tin mới để áp dụng có hiệu quả vào trong công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường:
Thực hiện nghiêm túc các văn bản, Chỉ thị và quán triệt đến toàn bộ cán bộ viên chức trong nhà trường, đặc biệt là các chương trình đầu tư nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Cụ thể hoá từng nội dung công việc và công khai bàn bạc trước tập thể nhà trường thông qua Hội nghị viên chức đầu năm, các cuộc họp: Cha mẹ học sinh, họp Hội đồng sư phạm đầu tháng
Xây dựng và bồi dưỡng mũi nhọn: giáo viên dạy giỏi, bé học giỏi chăm ngoan thông qua chuyên đề mầm non mới. 
Cuối năm giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp trên cơ sở kiểm tra chất lượng học sinh. Tất cả đều được đánh giá một cách khách quan, dân chủ. 
Hàng năm có đánh giá tổng kết hoạt động chuyên môn, biểu dương khen thưởng kịp thời những cán bộ viên chức, học sinh có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời động viên, cổ vũ, nhắc nhỡ các cán bộ viên chức cố gắng hơn trong công tác dạy và học cũng như công tác huy động trẻ đến trường. Đây là động lực lớn nhất để đưa phong trào nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng kịp thời với xu thế đổi mới Giáo dục hiện nay.
Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động mẫu cho giáo viên tham khảo, gợi ý chủ đề thực hiện trong năm học, các chủ đề nhánh, mục tiêu các lĩnh vực phát triển, mạng nội dung, mạng hoạt độngSau đó giáo viên dựa vào các chủ đề, chủ điểm, dựa vào tình hình thực tế của lớp, của địa phương mình và được quyền chủ động xây dựng nội dung bài dạy với các đề tài khác nhau nhưng không làm mất đi nội dung bên trong của đề tài. Giáo viên phải biết chú trọng đến trẻ “ học cái gì? học như thế nào? truyền đạt ra sao?”để đem đến sự thay đổi rõ nét trong việc nâng cao chất lượng GDMN mà hiện nay toàn xã hội đang thật sự quan tâm.
Đối với giáo viên mầm non cần phải chủ động sáng tạo, linh hoạt, mềm dẽo, tùy theo trình độ của trẻ để có một cách dạy phù hợp với từng đề tài nhằm khai thát sự sáng tạo, hứng thú của trẻ mà không mang tính áp đặt. Dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ giáo viên chú ý khai thác khả năng hoạt động của trẻ. Tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng tự khám phá tìm tòi, trãi nghiệmvề đối tượng nhận thức. Qua đó gây hứng thú kích thích động cơ bên trong của trẻ, tạo tình huống có thể cho trẻ hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhận thức qua các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, đi dạo đi chơi
Cùng với chuyên môn, phân loại năng lực trình độ của giáo viên và bố trí sắp xếp giáo viên phù hợp với trình độ năng lực của họ. Chú trọng đầu tư giáo viên có năng lực chuyên môn và trình độ trên chuẩn trực tiếp giảng dạy các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đặc biệt là chương trình giáo dục mầm non mới trẻ 5 tuổi. Đặc biệt là những giáo viên có tâm huyết trực tiếp giảng dạy các lớp dạy vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn.
Chính vì vậy, chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn ngày càng cao, công tác duy trì số số ngày càng đạt hiểu quả theo chỉ tiêu mà nhà trường đưa ra hàng năm.
- Giải pháp 8: Phối hợp thực hiện công tác khen thưởng
Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường là một hoạt động rất nhạy bén, nếu chúng ta không có sự công khai, minh bạch, sáng suốt, dân chủ thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn, tiêu cực trong tập thể sư phạm của nhà trường. 
Trước hết Hiệu trưởng nhà trường bám sát Công văn hướng dẫn, Quyết định ban hành về Thi đua, khen thưởng ngay vào đầu năm học do PGD&ĐT huyện chỉ đạo như (Luật Thi đua -Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005; Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_2017_le_thi_kim_huong_0962_2021838.doc