Đề tài Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5

Đề tài Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5

Kiến nghị.

 a. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạọ.

 - Duy trì phong trào giữ vở sạch, rèn chữ đẹp của học sinh.

 - Thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về công tác dạy học.

 b. Đối với nhà trường.

 - Thường xuyên tổ chức chấm vở sạch chữ đẹp cho toàn thể học sinh mỗi năm một lần vào cuối kì.

 - Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập của học sinh.

 c. Đối với địa phương, gia đình.

 - Thôn phải có biện pháp nhắc nhở, động viên đối với những học sinh thường xuyên nghỉ học hay bỏ học.

 - Gia đình phải chú trọng quan tâm đến việc học của con cái nhiều hơn. cần dành nhiều thời gian giám sát việc học, ghi chép bài về nhà của con em.

 Vì điều kiện thời gian và năng lực có hạn, chắc chắn đề tài có phần chưa thỏa đáng, bản thân tôi mong có sự góp ý, bổ sung của quý cấp Lãnh đạo và các bạn đồng

 

doc 45 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5967Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ (có thể cho học sinh quan sát bằng vật thật ).
 3.2.6. Rèn viết hoa đầu câu, danh từ riêng, danh từ chung.	
 Việc học sinh bị mắc lỗi khi viết hoa đầu câu do các em chưa nắm vững cấu tạo câu văn và cách nhận biết danh từ riêng, danh từ chung. Hoặc chỉ viết theo quán tính không nghe kĩ thầy cô đọc rõ rồi mới viết mà chỉ viết cho xong bài viết ; dẫn đến các em thường mắc những lỗi này. 
 Để khắc phục hạn chế những lỗi trên giáo viên có thể giúp học sinh bằng cách sữa sai trực tiếp vào vở hoặc bằng trao đổi trực tiếp cụ thể nhắc nhở từng em. Cần chú ý viết hoa sau khi nghe kết thúc mỗi câu văn do giáo viên đọc; hay khi nào viết danh từ riêng hoặc danh từ chung cần phải viết hoa không nên viết hoa tùy tiện. Trường hợp một số em viết chưa chính xác danh từ riêng, danh từ chung bởi lý do các em chưa nắm vững được từ nào thuộc danh từ riêng; hoặc từ nào là danh từ chung. Vì thế khi hướng dẫn viết bài cần củng cố nhắc lại một số danh từ riêng thường gặp hoặc có trong bài viết các em cần phải lưu ý. Cho học sinh tìm ra trong bài viết danh từ riêng, danh từ chung nếu có.
 Ví dụ : Nghe viết bài : Người mẹ của 51 đứa con. 	
 Em hãy tìm danh từ riêng và danh từ chung trong đoạn viết :“ Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người gọi bằng mẹ. Suốt 35 năm qua, bà thức khuya dậy sớm, bươn chải, quên cả hạnh phúc riêng để cưu mang, nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. Đến nay, 48 người con đã trưởng thành nhờ tình yêu thương của mẹ. Người phụ nữ có tấm lòng nhân ái đó là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải. Nay đã ở tuổi 62, mẹ vẫn bận rộn với 3 đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi .’’
 Khi các em đã tìm ra được danh từ riêng đó là ( Lý Sơn, Quãng Ngãi, Nguyễn Thị Phú...). Thì các em sẽ nắm được cần phải viết hoa những tiếng từ đó và đồng thời hạn chế những lỗi sai của các em.
 * Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả.
 Sau mỗi bài viết các em tự chữa lấy bài chính tả của mình là chính. Học sinh dùng bút chì gạch chân dưới những chữ viết sai và viết lại cho đúng ra lề cùng dòng hoặc học sinh có thể đổi vở, tự soát lỗi cho nhau; cùng tìm ra những lỗi của bạn viết sai. Khi chấm bài chính tả giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy loại lỗi mà học sinh thường mắc phải. Có thể yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả lời một số câu hỏi. 
 -Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào ?
 - Những lỗi đó thường viết sai ở bộ phận nào của tiếng ? 
 Khi các em nhận ra được những lỗi mình thường viết sai thường mắc phải thì các em mới tự tìm ra những kĩ năng viết chính xác hơn. 
 * Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả.
 Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. Có thể củng cố các dạng bài tập chính tả bằng hình thức tổ chức trò chơi.
 Ví dụ: Hãy diền tiếng có chưa uô hoặc ua thích hợp vào chỗ trống trong các thành ngữ sau đây: 
 .người như một. Ngang như cua
 Chậm như  Cày sâu ..bẫm.
 Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở môn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các môn học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình huống.
 * Tăng cường tiếng việt cho học sinh.
 Việc tăng cường tiếng Việt cho các em không chỉ ở mỗi một môn chính tả mà còn phải tăng cường ở tất cả các môn học khác. Tùy vào mọi lúc, mọi nơi mà người giáo viên có thể kết hợp tăng cường cho các em bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc tăng cường tiếng việt trong buổi học chính khóa ở tất cả các môn học ; các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tạo điều kiện cho các em đọc sách báo nhiều, tăng cường cho các em quan sát tranh ảnh minh họa để hiểu thêm nghĩa của từ ngữ ; tham gia giao lưu học sinh dân tộc thiểu số, sinh hoạt tập thể. Thông qua việc tăng cường tiếng Việt sẽ giúp cho các em hiểu biết về ngôn ngữ tiếng Việt và cách giao tiếp tiếng việt thành thạo hơn. Khi các em có kỹ năng sử dụng tốt tiếng Việt sẽ tạo cho các em cơ hội học tập tốt ở phân môn chính tả và tất cả các môn học khác nói chung. 
 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.	
 Các giải pháp biện pháp này trước đây tất cả mọi người giáo viên đều áp dụng rất nhiều nhưng để đem lại hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Tuy nhiên cách đánh giá học sinh phải bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng và cách hướng dẫn đánh giá theo vùng miền. Những biện pháp đưa ra rất phổ biến và có thể áp dụng được nhiều đơn vị mang lại hiệu quả cao. 
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Đối với đề tài đã đặt ra các giải pháp, biện pháp đã phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, của trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn dân tộc thiểu số. Vì đa số các em học sinh ở trường Tiểu học Y Ngông là dân tộc thiểu số việc viết đúng chính tả còn hạn chế và những lỗi chính tả của các em còn nhiều. Chính vì thế những biện pháp đưa ra theo một trình tự nhất định những lỗi phổ biến nhiều nhất mà các em thường mắc phải cần được khắc phục trước; và những lỗi các em bị mắc ít hơn thì khắc phục sau. Nhưng không phải lúc nào cũng theo một trình tự nhất định đã đưa ra trong đề tài mà còn phải phụ thuộc vào từng đối tượng học sinh có thể khắc phục lỗi đó cần thiết mà giáo viên cần làm. Mỗi giải pháp, biện pháp có mối quan hệ lẫn nhau và luôn luôn được đưa vào áp dụng cho từng bài, môn học phù hợp.
 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Đề tài thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng học tập phân môn chính tả nói riêng và chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường nói chung. Tỉ lệ học sinh có khả năng viết tốt được tăng lên so với đầu năm, tỉ lệ học sinh viết chưa tốt được giảm dần. Đa số các em đã tích cực, tự giác chủ động hơn trong học tập; biết tìm ra được những kĩ năng viết tốt nhất trong quá trình học các môn học . Kết quả cuối năm đạt được như sau: 
* Kết quả khảo sát đầu năm học.
TT
TSHS
Các loại lỗi
 Số lượng 
 Tỉ lệ (%)
 1
 18
 Sót dấu, sai dấu thanh
15
 72 %
 2
 18 
Sai phụ âm đầu, âm cuối.
17
 88,9 %
 3
 18
Không viết hoa đầu câu, viết hoa tùy tiện
6
 33,3 %
 4
 18
Không viết hoa danh từ riêng,
danh từ chung
 12
 66,7 %
* Kết quả khảo sát cuối năm học.
TT
TSHS
Các loại lỗi
 Số lượng 
 Tỉ lệ (%)
 1
 18
 Sót dấu, sai dấu thanh
7
 38,9 %
 2
 18 
Sai phụ âm đầu, âm cuối.
10
 55,6 %
 3
 18
Không viết hoa đầu câu, viết hoa tùy tiện
2
 11,1 %
 4
 18
Không viết hoa danh từ riêng,
danh từ chung
 7
 38,9 %
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữTrong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,  từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả.
 Trong quá trình giảng dạy với những cố gắng của bản thân trong năm học 2014 – 2015 việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “ Giúp học sinh học rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5.” là một quá trình lâu dài song với những kết quả bước đầu như trên, nếu tiếp tục rèn luyện sang lớp trên các em sẽ có kỹ năng viết đúng đạt yêu cầu. 
 III. Kết luận, kiến nghị.
 1. Kết luận.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Tuy kết quả bước đầu chưa cao lắm, nhưng với nhiệt tình và nổ lực theo khả năng, tôi cũng đã tích lũy được một số bài học thực tiễn. Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của Lãnh đạo trường cùng các bạn đồng nghiệp, để việc giảng dạy bộ môn Chính tả trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn.
 2. Kiến nghị.
 a. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạọ.
 - Duy trì phong trào giữ vở sạch, rèn chữ đẹp của học sinh.
 - Thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về công tác dạy học.
 b. Đối với nhà trường.
 - Thường xuyên tổ chức chấm vở sạch chữ đẹp cho toàn thể học sinh mỗi năm một lần vào cuối kì.
 - Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập của học sinh.
 c. Đối với địa phương, gia đình.
 - Thôn phải có biện pháp nhắc nhở, động viên đối với những học sinh thường xuyên nghỉ học hay bỏ học.
 - Gia đình phải chú trọng quan tâm đến việc học của con cái nhiều hơn. cần dành nhiều thời gian giám sát việc học, ghi chép bài về nhà của con em.
 Vì điều kiện thời gian và năng lực có hạn, chắc chắn đề tài có phần chưa thỏa đáng, bản thân tôi mong có sự góp ý, bổ sung của quý cấp Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Krông Ana, tháng 3 năm 2016
 Người viết
 Nguyễn Thị Hoa
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
..
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 ( Kí tên, đóng dấu)
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học ( Lớp 5- NXBGD, 2009)
2. Rèn kĩ năng sử dụng tiếng việt NXBGD, 1998.
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 NXBGD, 2006.
4. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5, NXBGD, 2006.
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Dự án phát triển giáo dục tiểu học, NXBGD, Đại học sư phạm ( Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga )
6. Dự án GD tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Bộ GDSX năm 2005)
7. Chuyên đề : Một số PP và Hình thức tổ chức dạy học (Nguyễn Đức Hoành -2006)
I. Phần mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài. 
 Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng. Tuy nhiên thông qua nét chữ người ta có thể đánh giá người viết là người như thế nào ?. Mặc dù những qui tắc, qui ước về chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. 
 Việc rèn luyện cho học sinh viết đẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp vừa là mục đích vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường nói chung ; giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, viết đúng tiếng Việt. Phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt. Viết đúng chính tả còn giúp học sinh sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác. 
 Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học Y Ngông, tôi thấy hầu hết các em là học sinh của con em đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn. Việc các em sử dụng tiếng Việt chỉ khi nào đến lớp ; còn ở nhà các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Xuất phát từ ngôn ngữ phát âm chưa chuẩn tiếng Việt dẫn đến khi các em nghe viết chính tả là rất khó khăn. Tuy nhiên có một số em có kỹ năng viết tốt, nhưng có những em kỹ năng viết còn hạn chế. Việc viết đúng chính tả không đồng đều có những em thường viết sai dấu thanh hoặc có những em thường viết sai phụ âm đầu, vần...sẽ đẫn đễn các em thường chán nản không thích viết bài hoặc viết không kịp bài. Đó chính là nguyên nhân các em viết chưa tốt trong môn chính tả. 
 Vậy dạy học như thế nào để giúp cho các em có khả năng viết đúng, viết đẹp, đạt được hiệu quả cao, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh và phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học “ Tăng cường tiếng Việt cho học sinh đông bào dân tộc thiểu số.” hiện nay đó là lí do tôi chọn đề tài. “ Một số biện pháp rèn viết chính tả cho học sinh lớp 5. ”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 a. Mục tiêu.
 Rút kinh nghiệm trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học trong nhà trường. Đề tài đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng viết giúp học sinh nắm vững một số qui tắc viết chính tả trong tiếng Việt, và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học nói chung và việc viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 nói riêng, hạn chế tối đa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 trong trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường. 
 b. Nhiệm vụ.
 Giáo viên thường xuyên nắm bắt, theo dõi sát sao từng đối tượng học sinh trong lớp. Lên kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng các biện pháp dạy học cụ thể và công tác rèn chữ viết cho học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy môn chính tả có hiệu quả thực chất. 
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp rèn viết chính tả cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Y Ngông – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắ.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
 Một số biện pháp rèn viết chính tả cho học sinh lớp 5 năm học 2014- 2015 Nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5
 5. Phương pháp nghiên cứu.
	 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh.
	- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ( nghiên cứu bài viết của học sinh ).
 - Phương pháp trò chuyện.
	 - Phương pháp thống kê.
	- Kiểm tra đánh giá, tổng kết kinh nghiệm.
 - Các công văn hướng dẫn tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
 II. Phần nội dung.
 1. Cơ sở lí luận.
 Trong môn tiếng Việt nói chung và môn chính tả nói riêng không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh. Nhằm giúp các em đạt được kiến thức trong chương trình bậc học. Việc rèn học sinh viết đúng chính tả trong môn Tiếng việt là những nội dung cơ bản của việc dạy học theo hướng đổi mới hiện nay.
 Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả trong môn tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng giúp cho các em củng cố kĩ năng viết đúng, đủ và đảm bảo tốc độ trong môn chính tả nói riêng và góp phần quan trọng cho các môn học khác nói chung đó cũng là một việc làm mà mỗi giáo viên cần quan tâm. Qua việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 99% việc giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm hoặc thiếu sót về kiến thức, kĩ năng và tư duy của hoc sinh để đưa ra biện pháp giúp các em khắc phục những hạn chế trong khi viết. Tuy nhiên trong dạy học mỗi giáo viên cần trang bị cho mình những kỹ năng phát âm chuẩn xác nhất thì sẽ giúp các em viết bài tốt hơn.
 Để rèn kĩ năng viết đúng chính tả đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các em viết còn sai chính tả nhiều; tham khảo các tài liệu hướng dẫn dạy vùng, miền. Từ đó đưa ra những biện pháp rèn viết cho các em viết một cách đúng nhất.
 2. Thực trạng.
 2.1. Thuận lợi, khó khăn.	
 * Thuận lợi. 
 Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất trường học nên lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát; các em có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập đảm bảo cho việc học tập.
 Phần đa học sinh sống cùng địa bàn nên việc quản lí các em cũng như việc liên lạc thông tin hai chiều có nhiều thuận lợi. Một số gia đình học sinh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em đã tạo điều kiện cho các em đi học 2 buổi/ ngày. Ngoài ra, còn được sự quan tâm sát sao của nhà trường đến việc học tập cũng như các phong trào của lớp.
 Bản thân vừa làm công tác chủ nhiệm vừa trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 5 nhiều năm nên việc theo dõi, nắm bắt đối tượng viết còn sai lỗi chính tả nhiều rất thuận lợi. Được sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 * Khó khăn.
 Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số bố mẹ ít quan tâm đến viêc học hành của con cái, vê mùa nương rẫy các em thường hay nghỉ học theo bố mẹ đi làm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.
 Do sự bất đồng trong ngôn ngữ tiếng phổ thông; các em thường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Một số em chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, ý thức học tập của các em chưa cao, dẫn đến khi nghe viết tiếng việt rất khó khăn. 
 2.2. Thành công, hạn chế.
 * Thành công.
 Việc dạy học ở nhà trường đã nâng cao được chất lượng học môn chính tả cho học sinh lớp 5 giúp các em nắm chắc quy tắc viết chính tả, tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập. Mặt khác, kích thích được phong trào thi đua học tập trong lớp.
 Đa số các em có tiến bộ rõ rệt về kĩ năng nghe viết; tỉ lệ học sinh viết tốt càng được phát huy, hiệu quả giáo dục từng bước được nâng dần lên quan các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, giao lưu học sinh dân tộc thiểu số. 
 * Hạn chế.
 Kĩ năng viết chính tả của đối tượng trong lớp không đồng đều, dẫn đến giáo viên cần phải tốn nhiều thời gian để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. 
 Môi trường giao tiếp của các em chủ yếu là ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ vì thế việc nói và viết Tiếng Việt còn hạn chế.
 Việc học sinh nắm chưa vững cấu tạo âm, vần, các thanh điệu dẫn đến việc học sinh chủ quan trong khi viết chính tả.
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.
 * Mặt mạnh.
 Các giải pháp, biện pháp giảng dạy của giáo viên đưa ra phù hợp với từng đối đối tượng học sinh, điều kiện học tập của các em, phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập.
 Học sinh yêu thích môn học, cần cù chịu khó, ham học hỏi và có tinh thần tự giác trong học tập.
* Mặt yếu.
 Giáo viên còn phát âm theo tiếng địa phương , kĩ năng vận dụng thay đổi hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt. 
 .Học sinh của lớp đều là người dân tộc thiểu số, một số em chưa thực sự nắm bắt được quy luật trong khi viết chính tả, cũng như kĩ năng đọc, viết còn hạn chế, thậm chí một số phụ âm đầu, nguyên âm, vần trong tiếng việt các em viết còn nhầm lẫn nên việc dạy viết chính tả gặp rất nhiều khó khăn. 
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình và cho rằng giáo dục học sinh là nhiệm vụ của nhà trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục các em.
 Một số em ý thức học tập chưa cao, còn hay nhút nhát khả năng tiếp thu chậm đi học chưa chuyên cần, hay nghỉ học để phụ giúp việc gia đình dẫn đến các em sẽ hạn chế trong việc học tập. 
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Năm học 2014- 2015 được sự phân công của Ban lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp 5A. Ngay từ đầu năm học tôi đã làm quen và nắm bắt được đối tượng học sinh trong lớp, Đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn. Trình độ học lực của các em không đồng đều, có những em có kĩ năng đọc viết tiếng Việt rất tốt. Tuy nhiên việc viết đúng chính tả là một phân môn tương đối khó. Cho nên, khi dạy viết chính tả cho các em bước đầu học sinh còn lúng túng trong việc nghe viết làm sao cho chính xác và hiểu được tiếng, từ mình viết là gì, thực tế các em thường đọc như thế nào thì viết thế đấy dẫn đến khi tiếp thu bài học các em thường bị thụ động.
Giáo viên đã sử dụng nhiều hình thức, tổ chức dạy học trong giờ dạy nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Giáo viên chưa thấy hết vai trò quan trọng của việc dạy học như thế nào để có hiệu quả đôi khi còn ngại phát âm nhiều lần chuẩn xác những từ khó viết để học sinh đọc, viế

Tài liệu đính kèm:

  • docth_66_9471_2021939.doc