Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai

Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai

Để tuyên truyền sâu rộng tôi tạo góc tuyên truyền sản phẩm của trẻ ngoài cửa và trao đổi để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em họ mà có biện pháp kết hợp cùng cô giáo.

 Từ những trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và phụ huynh học sinh mà có sự kết hợp dạy trẻ cùng tiến bộ.

* Biện pháp 4: Sử dụng loại tiết trong hoạt động tạo hình.

 * Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mĩ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng thú tạo hình của trẻ.

 * Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ, củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương thức tạo hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Thông qua đó nó sẽ phát trển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính.

 * Hoạt động tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ đôi lúc sự định hình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trãi nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên.

 

doc 16 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 7879Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo, biểu cảm theo ý đồ, sáng kiến theo bản thân, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động vẽ một cách độc lập.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra biện pháp tổ chức phương pháp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sao Mai làm quen với những kĩ năng vẽ, tạo hình một cách tốt hơn, dễ dàng hơn khi tổ chức “Xây dựng một tiết dạy tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
 4 . Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
 - Đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tạo hình ở những trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm Non Sao Mai.	
5. Phương pháp nghiên cứu :
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đêm đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Đọc sách báo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 - Dự giờ quan sát hoạt động của cô, xem tretreen tiết học vẽ, ghi chép lại các hoạt độngcủa cô và trẻ.
 - Đọc kế hoạch, đọc giáo án của người dạy.
 - Trao đổi với giáo viên, với ban giám hiệu nhà trường.
 - Khảo sát mức độ nắm bắt của trẻ.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp hình thành kỷ năng vẽ ở trẻ.
 - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu...
II.Phần nội dung:
1 . Cơ sở lí luận :
Quan điểm của Đảng ta ngày càng quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ giáo dục Mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, cơ bản, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể. Thực hiện nghiêm túc chương trình phổ cập giáo dục Mầm non.
Như Nghị Quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng (Khoá VIII) đã nêu: “Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Là một giáo viên mầm non tôi đã trải qua một quá trình nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và vận dụng một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn tạo hình, lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng: Sự phát triển con người thông qua quá trình kế thừa mang tính xã hội, các tính chất tâm lý, các năng lực tâm lý đặc trưng cho con người, qua quá trình lĩnh hội của cá thể nền văn hóa vật chất, tinh thần được đúc kết trong lịch sử xã hội loài người... Như vậy hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động mang tính xã hội, mang bản chất xã hội rõ riệt.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Cách tổ chức dạy hoạt động tạo hình cho trẻ tích hợp thêm các hoạt động phù hợp với nội dung bài dạy và gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia học tập. Đồng thời hình thành ở trẻ những kỹ năng kỹ xảo như kỹ năng cầm bút vẽ, kỹ năng vẽ những đường nét cơ bản, kỹ năng sử dụng màu sắc và vẽ. Qua đó trẻ vẽ được những sản phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trẻ thấy mình được tự thể hiện và là một hoạ sĩ tý hon. Và mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề để tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đạt kết quả cao.
2. Thực trạng :
* Thuận lợi :
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài thì tôi có được những thuận lợi sau:
	- Đã năm năm liền tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn. Tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn tạo hình và đây cũng chính là môn dạy mà tôi yêu thích. 
- Trường nằm ngay ở trục chính của con đường giao thông trong phường, thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ huynh. 
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục. 100% giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. 
- Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. 
 - Trường luôn cập nhật thông tin nhanh với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn, chuyên đề, mạng lưới công nghệ thông tin.
	- Lớp học rộng, thoáng mát dễ tạo góc mở.
	- Trẻ đi học tương đối đều.
*Khó khăn.
- Bên cạnh những thuận lợi thì cung cũng gặp những khó khăn sau:
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ. Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu. 
- Về chất lượng trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều, trong khi thể hiện ý tưởng của mình một số cháu còn nhút nhát 
 - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của trẻ, xem nhẹ việc học của bậc mầm non.
 3 .Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp :
a . Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:
 Sử dụng các giải pháp, biện pháp nhằm giúp trẻ :
 - Hình thành cho trẻ kiến thức trình tự các thao tác trong quá trình hoạt động, khả năng nhận thức thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ trước vẻ đẹp của thế giới xung quang.
 - Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, trẻ sáng tạo hơn. Giúp trẻ có điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ, cảm xúc, tình cảm của mình đối với những gì được trẻ thể hiện trong quá trình vẽ.
 - Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng tạo, biểu cảm theo ý đồ, sáng kiến theo bản thân, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động vẽ một cách độc lập.
Khi vận dụng những giải pháp biện pháp này nhằm mang lại hiệu quả: Về khả năng hoạt động tạo hình của trẻ nói chung và hoạt động vẽ nói riêng. Trẻ tiến bộ một cách vượt bậc, trẻ sáng tạo hơn, vẽ chi tiết cụ thể hơn, cách trưng bay bố cục hợp lý, tô màu đúng phù hợp.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 * Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học.
	Môi trường lớp học đẹp sẽ tạo gây hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động tại lớp. Tôi tạo môi trường lớp học với các góc mở, trưng bày các sản phẩm của trẻ chủ yếu là sản phẩm tạo hình.
	Trong góc tạo hình, tôi nhận thấy tạo hình là một môn nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc.Trong góc tạo hình tôi chia thành các góc nhỏ như: Góc nặn, góc vẽ, góc xé dán, góc trang trí Cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, tô màu, nặn, cắt dán, in...
	Hàng ngày tôi cho trẻ lựa chọn các phương tiện để thể hiện tuỳ theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản.Trẻ được vẽ cắt dán bằng trí 
tưởng tượng của chính mình, nặn những đồ vật bằng đất nặn. Qua đó trẻ thấy tự hào với sản phẩm của chính mình tạo ra và tự hào về sản phẩm đó.
	Thông qua các hoạt động tạo hình trẻ có những kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, xã hội, vận động tinh, vận động thô. 
	Đối với những trẻ còn yếu về bộ môn tạo hình và đặc biệt là các kỹ năng vẽ, trong các hoạt động như hoạt động góc tôi thường xuyên để ý và bồi dưỡng trẻ , tôi thường chú ý hướng trẻ vào các chủ điểm đang học . Ví dụ: khi dạy chủ điểm “ Tết và mùa xuân” tôi tạo quang cảnh của ngày tết như có hoa, có bánh, có nhiều tranh ảnh phong phú..... tôi gợi hỏi để trẻ phát huy tư duy đồng thời tôi hướng dẫn mẫu cho trẻ quan sát. Tập cho trẻ vẽ từ từ, vẽ từ nét cơ bản đến nét phức tạp, vẽ từ dể đến khó. Ngày hôm nay tôi cho trẻ chơi tại góc này, ngày mai tôi cho trẻ chơi tại các góc khác nhau, đồng thời tôi gây hứng thú kích thích tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát huy về năng khiếu .
	Không những chỉ cho trẻ hoạt động tại các góc mở mà để tránh nhàm chán cho trẻ. Tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, ví dụ như khi trẻ chưa biết cầm bút vẽ được bông hoa , tôi cho trẻ dùng bột màu vẽ bằng các ngón tay.Tôi kích thích động viên trẻ “ Con vẽ đẹp quá” ,trẻ thấy tin tưởng và ngày càng cố gắng để vẽ cho đẹp hơn.
 *Biện pháp 2: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
 	Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật.Trong các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non, người giáo viên thấy luôn cần phải kết hợp giữa các bộ môn với nhau, nhất là đối với bộ môn tạo hình.
	Nhận thấy việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi có một tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ yếu về bộ môn tạo hình và ở đây là kỹ năng vẽ, tôi đặt ra kế hoạch và thường xuyên kết hợp với các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều và kết hợp với các bộ môn học trong các hoạt động nối tiếp...
	Ví dụ khi dạy trẻ giờ làm quen với văn học bài thơ “ Cô dạy con” hoạt động nối tiếp tôi cho trẻ vẽ về các phương tiện giao thông, với những trẻ yếu tôi hướng dẫn kỹ và qua tâm tới trẻ nhiều hơn.
	Hay trong giờ tìm hiểu môi trường xung quanh “về luật lệ giao thông” ,tôi cho trẻ vẽ về đèn giao thông.Trẻ còn yếu tôi gợi hỏi cho trẻ biết “Đèn giao thông có dạng hình gì con nhỉ? có màu gì ? khi cầm bút vẽ con làm như thế nào?”.....
	Từ sự quan tâm của giáo viên và việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi đã giúp cho trẻ tự tin hơn trong học tập .
 *Biện pháp 3: Tuyên truyền với phụ huynh.
	Nắm được tình hình học tập của trẻ thông qua các hoạt động học tập tại trường, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của trẻ. Đối với những trẻ yếu tôi gợi ý cho phụ huynh cách thực hiện hướng dẫn trẻ tại nhà như không nên gò ép trẻ, mà thường xuyên cho trẻ được làm quen với các dụng cụ học tạo hình như đất nặn, bút màu , giấy vẽ....Khuyến khích động viên trẻ để giúp trẻ hưng phấn và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.Tôn trọng ý chí của trẻ.
	Để tuyên truyền sâu rộng tôi tạo góc tuyên truyền sản phẩm của trẻ ngoài cửa và trao đổi để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em họ mà có biện pháp kết hợp cùng cô giáo.
	Từ những trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và phụ huynh học sinh mà có sự kết hợp dạy trẻ cùng tiến bộ.
* Biện pháp 4: Sử dụng loại tiết trong hoạt động tạo hình.
 * Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mĩ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng thú tạo hình của trẻ. 
 * Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ, củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương thức tạo hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Thông qua đó nó sẽ phát trển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính.
 * Hoạt động tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ đôi lúc sự định hình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trãi nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên.
 Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng bản thân của mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động tôi luôn đặt những câu hỏi như " Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào?" để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật của mình. Khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn căn cứ vào các điểm sau:
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi: Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì.
+ Bên cạnh đặc điểm tâm sinh lý thì cần phải dựa vào mục tiêu đặt ra trong giờ hoạt động cũng rất quan trọng. Không nên quá ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong 1 giờ hoạt động quá mà cần đưa ra những mục tiêu phù hợp và từ đó dựa vào những mục tiêu đó để đánh giá cái gì trẻ đã đạt được và chưa đạt được.
 + Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng lực của trẻ, cũng như sự tiến bộ dần của quá trình từ đầu năm học cho đến cuối năm để thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình trên trẻ.
Khi nhận xét việc khen chê cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét sản phẩm phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo tình thú vị của trẻ, phải chỉ cho trẻ thấy sự gống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Bằng lời nói của mình tôi rèn luyện cho trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt động của trẻ, nhận ra những thiếu sót và có hướng sửa chữa những thiếu sót ấy.
Cùng với những hoạt động chung hằng ngày hay hoạt động mọi lúc mọi nơi, thì ngoài ra trong trường cũng tổ chức các hoạtt động phong trào vui chơi, đón lễ hội, thông qua đó trẻ được quan sát cách trang trí, vẽ đẹp của các ngày lễ hội, hay cuộc thi vẽ tranh trong trường để từ đó tôi tìm hiểu được năng khiếu của mỗi trẻ từ đó có hướng bồi dưỡng kịp thời. Ngoài ra, hằng ngày tôi cũng có 1 cuốn sỗ nhật ký hằng ngày để theo dõi trẻ từ đó phát hiện ra năng khiếu ở mỗi trẻ để bồi dưỡng thêm.
VD: Cháu Bảo Ngân có khả năng vẽ và tô màu, tuy nhiên cháu vẽ và tô cẩn thận cho nên sản phẩm của cháu hoàn thành chậm. Từ đó tôi có hướng giúp cháu nâng dần mức độ tiến hành nhanh hơn bằng những mẹo nhỏ như khi tô màu nếu trên bức tranh có nhiều chỗ cần tô mãng màu đó thì sẽ tô cho hết màu đó xong đổi lấy màu kác và tiếp tục tô như thế. 
Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành phần không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát triển một cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng được tiến bộ hơn và phát triển năng lực hơn khi được rèn luyện thường xuyên và đồng bộ. Ở các buổi họp phụ huynh cũng như những lần đón- trả trẻ tôi cũng đã trao đỗi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng của trẻ và tầm quan trọng của bộ môn tạo hình đối với trẻ cho phụ huynh thấy rõ, để từ đó có hướng phối hợp cùng nhà trường giúp trẻ học tốt hơn bằng cách mua sắm các sách tô màu, vẽ, bút màu, đất nặn... để luyện tập thêm cho trẻ trong thời gian ở nhà.
* Biện pháp 5: Dạy tạo hình thông qua các môn học khác: 
Ví dụ: - Môn làm quen với toán: Cho trẻ vẽ tô màu trang trí hình vuông và hình chữ nhật. - Môn làm quen với môi trường xung quanh: Ví dụ cho trẻ vẽ các con vật, các loại quả hay các phương tiện giao thông, và người thân trong gia đình, - Môn văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “cây dừa” cho trẻ vẽ cây dừa. - Môn làm quen với chữ cái. Ví dụ: trẻ tô màu vào chữ in rỗng, vào vở tập tô. - Học tạo hình mọi lúc, mọi nơi Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền. Ví dụ: trẻ dùng phấn để vẽ cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình. + Giờ sinh hoạt chiều: Ví dụ: tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ những con vật đó. + ở các hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi dậy vẽ, nặn, xé, dán. Góc nghệ thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ Ngôi nhà của bé”. Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở lớp.
Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình: Ngoài việc giảng dạy trong giờ hoạt động tạo hình, tôi còn thường xuyên chia nhóm các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi. 
Ví dụ 1: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và gợi ý cho trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp. 
Ví du 2: Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ vẽ về những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ. Những trẻ khá, giỏi tôi gợi, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy tính sáng tạo. Ví du: Trẻ đang vẽ ô tô gợi hỏi “Con sẽ vẽ ô tô chạy ở đâu?” Đường đồng bằng hay miền núi, các ngã tư đường có gì, trên bầu trời có gì? để trẻ có thể tưởng tượng một cách sáng tạo trong khi thực hiện vẽ.
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
 - Các giải pháp, biện pháp này nó có mối quan hệ biện chứng cho nhau, không thể thiếu được trong quá trình hình thành kỹ năng vẽ ở trẻ, biện pháp này hổ trợ cho biện pháp kia thúc đẩy nhau tạo nên kết quả của trẻ.
 d. Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
Nhóm khảo sát
Số trẻ
Nội dung khảo sát
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Nhóm chưa thực hiện đề tài
30
-Khả năng quan sát, phân tích mẫu.
2
(6.6%)
8
(26,6%)
10
(33.3%)
10
(33.3%)
- Kỹ năng cầm bút vẽ và tô màu.
5
(16,6%)
8
(26,6%)
10
(33,3%)
7
(23,3%)
- Cách sắp xếp bố cục tranh phù hợp.
2
(6.6%)
7
(23,3%)
11
(36,6%)
10
(33.3%)
Nhóm đã thực hiện đề tài
30
-Khả năng quan sát, phân tích mẫu.
6
(20%)
14
(46,6%)
9
(30%)
1
(3.3%)
- Kỹ năng cầm bút vẽ và tô màu.
15
(50 %)
10
(33,3%)
5
(16,6%)
0
- Cách sắp xếp bố cục tranh phù hợp.
15
(50 %)
10
(33,3%)
5
(16,6%)
0
 Nhìn vào bảng kết quả đạt cho chúng ta thấy kết quả lúc chưa thực hiện đề tài và lúc đã thực hiện đề tài rồi. Giữa hai kết quả đó có sự khác biệt rỏ riệt. Điều đó chứng minh rằng : áp dụng các biện pháp phù hợp đúng lúc sẽ cho ta kết quả vượt bậc. 
 	Từ những biện pháp rèn trẻ học còn yếu về bộ môn tạo hình và ở đây là vẽ tại lớp học, đã mang lại nhiều giá trị cho việc dạy và học của cô và trò. Cô thì nắm vững phưong pháp bộ môn và hình thức mới trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Biết vận dụng biện pháp phù hợp và xử lý tình huốnglinh hoạt hơn. Học sinh thì 

Tài liệu đính kèm:

  • docho_thi_thuc_oanh_4381_2021817.doc