Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Làm quen văn học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Krông Ana

Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Làm quen văn học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Krông Ana

Trong đây câu “Chừng này này” có thể nhấn mạnh, hay tiếng gọi “Bố ơi” bình thường thì trẻ chỉ đọc với giọng ngang bằng nhưng nếu hướng dẫn trẻ đọc từ “ơi” nhấn mạnh, “Bố ơi” với âm độ trầm bổng khác nhau thì sẽ toát lên trong đó là cả tình yêu thương vô bờ bến giữa bố và con cao rộng như thế nào.

Với biện pháp này ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị cho mình một giọng kể tốt thì việc cô tạo cho trẻ một không gian "Cổ tích" cũng là rất quan trọng. Ví dụ: tạo một khung cảnh vườn cổ tích với nhiều muôn thú. Tạo được một không gian nghe truyện, tạo khoảng cách gần gũi giữa người kể và người nghe để cùng tưởng tượng ra một không gian quá khứ mà lời kể đầu "Ngày xửa, ngày xưa" sẽ đưa trẻ vào thế giới cổ tích. Cũng bắt đầu bằng cách kể ấy, cô sẽ kể cho trẻ nghe đọan đầu của câu chuyện.

Khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, không nói tiếng địa phương, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc tốt hơn rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.

Đặt câu hỏi phải có câu hỏi khó để phân loại học sinh., gợi ý giúp trẻ nhớ lại các chi tiết, hành động nhân vật, các hình ảnh hoặc trạng thái cảm xúc được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ: Trong câu chuyện “7 con thuyền giấy và 7 chiếc diều” câu hỏi đàm thoại có thể đặt:

Tại sao hai bạn giận nhau?

Trong thời gian hai bạn giận nhau, hai bạn còn thương nhau nhớ nhau không?

Hai bạn làm hòa với nhau bằng cách nào?

Bạn thân của con là ai? Khi con giận, con làm cách nào để làm hòa?

Sử dụng phương tiện trực quan như: Lô tô nhân vật giúp tái hiện lời thoại, một hành động, mối quan hệ, thứ tự xuất hiện của các nhân vật, mô tả hình dáng đặc điểm của các nhân vật. Có thể tổ chức cho trẻ nghe đĩa thu giọng đọc kể của cô giáo, sử dụng các biện pháp tái tạo lại bài thơ phù hợp với từng thể loại: đọc đối đáp, đọc gõ nhịp, đọc phân vai, đọc nối tiếp, diễn bài thơ ra văn xuôi

 

docx 18 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1611Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Làm quen văn học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của trẻ tại lớp lá 4 đối với môn làm quen văn học qua các tiêu chí phù hợp, tôi được kết quả như sau:
Nội dung 
Kết quả
Về học sinh
22/35 trẻ chiếm 64% trẻ hứng thú
Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển vốn từ tại nhà.
14/35 trẻ chiếm 40% Phát triển vốn từ
Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ.
22/35 trẻ chiếm 63%
Phát triển tình cảm xã hội
19/35 trẻ chiếm 54,3%
Trẻ tham gia kể chuyện và đóng kịch, thể hiện được vai diễn của mình
15/35 trẻ chiếm 43%
Từ kết quả trên tôi nhận thấy có những nguyên nhân cần được khắc phục và thay đổi, cần có những biện pháp cụ thể để có thể giúp trẻ cảm nhận tốt hơn môn Làm quen văn học
Nguyên nhân khách quan:
Trường mầm non Krông Ana cơ sở vật chất phòng học còn chật hẹp do được tiếp nhận từ trường Tiểu học chuyển sang nên không đúng quy cách với trường lớp mầm non, chính vì thế không gian cũng như tạo môi trường hoạt động không thoải mái cho trẻ. 
Một số trẻ chưa đi học ở các lớp dưới nên khi tiếp thu và giao tiếp với bạn bè còn nhút nhát, chưa quen với các hoạt động ở lớp và khả năng của các cháu còn hạn chế so với các bạn đã được học ở lớp dưới. Chính vì thế khả năng để thể hiện một tác phẩm văn học của các cháu không đồng đều.
Vẫn còn có một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học và các hoạt động của con em mình ở trường lớp mầm non. Trẻ còn được nuông chiều, chưa có tính tự lập.
Nguyên nhân chủ quan:
Khả năng cảm nhận của giáo viên về các tác phẩm văn học còn hạn chế về giọng đọc như dùng tiếng địa phương và cách thể hiện các tác phẩm chưa tạo được sự kịch tính, đôi lúc lời thoại còn dài dòng khó hiểu, chưa phân tích và cảm thụ đúng tác phẩm văn học và cách thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép các tác phẩm văn học trong các hoạt động học tập và vui chơi chưa linh hoạt sáng tạo, tổ chức hoạt động nhóm còn mang tính hình thức nên kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, chính vì thế mà hiệu quả trên tiết học chưa cao.
Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được kịch tính, sự kiện, diễn biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, ngoài ra còn một số trẻ chưa có năng khiếu đọc, kể và thể hiện các tác phẩm văn học. 
Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm văn học còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch, biểu diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ.
Từ những nguyên nhân và thực trạng trên, những mặt làm được và chưa làm được. Bằng vốn hiểu biết của mình tôi luôn tự học hỏi kinh nghiệm để tìm những sáng kiến hay, nhằm khắc phục khó khăn đó cho lớp lá 4 của tôi nói riêng và cho khối lá nói chung. Bản thân đã tham mưu với nhà trường, thường xuyên trò chuyện, quan tâm đến các trẻ mới đi học năm đầu để trẻ dễ dàng hòa đồng với các bạn, vận động phụ huynh học sinh ủng hộ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho môn học tốt hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Những biện pháp giải pháp áp dụng cho đề tài:
Xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi
Tạo môi trường và diều kiện để trẻ hoạt động tích cực và chủ động nhằm tiếp nhận trọn vẹn tác phẩm.
Tổ chức tiết học đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ; tạo ra các đồ dùng đồ chơi đảm bảo tính thẫm mỹ để gây hứng thú cho trẻ trong giờ học.
Hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Các biện pháp tuyên truyền với cha mẹ học sinh và cộng đồng.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Qua áp dụng thực hiện giáo viên hiểu rõ hơn mình phải làm gì và như thế nào khi thực hiện hoạt động làm quen văn học. Khi thực hiện chuyên đề này giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, truyện để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Sưu tầm các bài thơ câu chuyện phù hợp với từng chủ đề nhằm giúp trẻ hiểu hơn về nội dung và nắm bắt một cách tốt nhất. 
Từ đó bản thân nhận thấy rằng bộ môn Làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện cho trẻ khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ truyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân, tự tin, độc lập, sáng tạo, hình thành tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo cao.
Nếu thành công sẽ thay đổi được cách nhìn nhận của phụ huynh đối với ngành học mầm non và sẽ đón nhận được sự quan tâm nhiều hơn hữa của các bậc phụ huynh cũng như các ngành các cấp khác.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy. Sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy như: Tìm hình ảnh, phim, hoạt hình, truyện trên Internet
Làm mới đồ dùng đồ chơi tự tạo; mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi một cách đa dạng, phong phú hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học như: tranh ánh, con rối, mô hình...
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức Hội thi: “Bé với văn học”, “Câu đố” và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập, hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Nhằm mục đích trẻ chú ý xem, lắng nghe cô giới thiệu từ đó trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi.
Ngay từ đầu năm học dựa trên kế hoạch của tổ khối tôi xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề, từng tuần phù hợp với tình hình của lớp. Kế hoạch phải rõ từng năm tháng, tuần, theo từng chủ đề thiết thực với trẻ với tình hình của trường, lớp. Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật có thể chọn chỉ số 64, Chỉ số 71, chỉ số 79 trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và chọn những bài thơ câu chuyện: “Hoa kết trái” “Vòng quay luân chuyển”để hoàn thành chỉ số. Qua đó giúp trẻ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc điểm màu sắc đặc trưng của một số loại hoa quen thuộc gần gũi, sự luân chuyển từ hạt đến quả.
Tác phẩm dành cho trẻ phải phong phú về thể loại, phải đáp ứng được những ước mơ và tưởng tượng của trẻ thơ, truyện được chọn cần có tính chất li kì, tiếp xúc với những tác phẩm có hình ảnh cụ thể, rõ ràng để dần dần đưa trẻ đến những khái niệm tổng quát. 
Ngoài xây dựng kế hoạch phù hợp thì người giáo viên mầm non phải tổ chức sao cho các khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ và phải biết nuôi dưỡng phát triển khả năng ấy, trong hoạt động của trẻ cần phải đặt những câu hỏi mang tính tư duy để kích thích sự tưởng tượng và phát triển trí tuệ của trẻ. Câu hỏi mang tính chất từ dễ đến khó, câu hỏi phải có tính tư duy, khả năng phán đoán, không mang tính gò bó ép buộc trẻ.
Làm tốt công tác tham mưu với nhà trường về cơ sở vật chất và phương pháp lên lớp để khảo sát trên trẻ được tốt hơn, xây dựng kế hoạch họp phụ huynh để báo cáo tình hình học tập của các cháu và đưa ra các biện pháp phối hợp với phụ huynh phù hợp và có hiệu quả.
Tham khảo liệu trên mạng, tạp chí nhằm trau dồi thêm về kiến thức cũng như kĩ năng diễn đạt để truyền đạt tác phẩm văn học cho trẻ một cách tốt nhất mà không mang tính chất áp đặt trẻ.
Biện pháp 2: Tạo môi trường và điều kiện để trẻ hoạt động tích cực và chủ động nhằm tiếp nhận trọn vẹn tác phẩm. 
Tạo môi trường vật chất và tinh thần cho trẻ như: Tranh ảnh trong sách, trên tường, sản phẩm tạo hình, các mẫu vật, các kí hiệu tượng trưng để kích thích trẻ. Xây dựng kỹ năng trao đổi, thỏa thuận, hợp tác chia sẻ, hình thành bầu không khí và tình cảm thân thiết làm cho trẻ cảm thấy tin cậy ở người lớn, bạn bè và bản thân mình.
Bằng sự nhập tâm của tác phẩm văn học vừa tiếp nhận giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ ở mọi lúc mọi nơi để những hiểu biết về cuộc sống ở trẻ sẽ hòa quyện với việc cảm thụ tác phẩm văn học nghệ thuật.
Tạo cơ hội để trẻ thể hiện được ý kiến và cảm xúc của mình đối với tác phẩm, nghe ý kiến của cô của bạn để hiểu biết của trẻ phong phú hơn, giúp trẻ nhận thúc về bản thân về thế giới xung quanh tốt hơn.
Giúp trẻ đi từ nhận biết đến nhận xét đánh giá và cao hơn là nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
Bản thân tôi đã tận dụng diện tích phòng học, cách sắp xếp đội hình, đồ dùng, đồ chơi để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện hoạt động làm quen văn học mà thể loại là truyện kể, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo thì phải chuẩn bị và trưng bày các dụng cụ như khung sân khấu, sắp đặt các con rối sao cho dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Và trước khi tổ chức hoạt động phải tự luyện giọng kể, giọng đọc diễn cảm cách sử dụng tranh, rối, mô hình, vi tính, để giúp trẻ cảm nhận tác phẩm một cách tốt nhất.
Ví dụ: Chủ đề bản thân: Truyện "Ai cũng phải cười" có thể tạo môi trường cho trẻ như sau:
Góc tạo hình: Tạo hình nhân vật trong truyện: Giấy khổ lớn để can hình dáng nhân vật, dây thun đủ màu, màu nước hoặc mực đỏ để in dấu vân tay. Cô khuyến khích trẻ dùng ngón tay nhúng vào nước để vẽ mặt cho nhân vật, tạo hình bằng dây thun, thắt dây thành đồ trang sức: vòng tay, dây chuyền, chọn quần áo phù hợp.
Góc khoa học: Tạo biểu đồ về các loại mắt và màu mắt, biểu đồ in các loại dấu chân của nhân vật, những loại hạt khác nhau để xếp hình
Góc sách: Các loại sách về một số câu truyện qua các chủ đề, băng thu tiếng của một số nhân vật truyện (thỏ, cáo,), bài thơ và truyện có giọng kể. 
Môi trường ngoài lớp học: Cô lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với trẻ chuẩn bị mô hình vườn cổ tích, vườn rau, cây cảnh qua đó trẻ biết được cảnh đẹp trong thiên nhiên thu nhỏ. Ví dụ: trong câu chuyện “ Hạt đỗ sót” Cô có thể gieo hạt đỗ và tận dụng sự nảy mầm của hạt đỗ sau đó kể chuyện cho trẻ nghe. Từ những hình ảnh đó trẻ có thể kể chuyện sáng tạo.
Đọc sách cùng trẻ. Trẻ nghe tiếng nói của người khác và thách thức trẻ tự tạo ra âm thanh từ thân thể mình.
Biện pháp 3: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tổ chức sao cho các khả năng hoạt động nghệ thuật nhẹ nhàng đối với trẻ để trẻ có khả năng bộc lộ cám xúc của mình qua thơ chuyện. Tổ chức cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật sẽ tích cực hóa hoạt động nghệ thuật của trẻ, trẻ tiếp thu tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất với vai trò của người giáo viên trong quá trình thực hiện.
Trước hết phụ thuộc vào việc đọc kể của giáo viên, luyện kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện được mối quan hệ cảm xúc và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân với tác phẩm: Hiểu thấu đáo tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật, cảm xúc tác giả, các phương tiện nghệ thuật trong tác phẩm. 
Ví dụ: Truyện “Con yêu bố” của tác giả Nhật Yên có những đoạn đối thoại hay nên chú ý giọng đọc kể để gây hứng thú cho trẻ: “Bố ơi! Bố đoán xem con yêu bố đến nhường nào; Bố không đoán được đâu. Thỏ bố trả lời - Chừng này này! Thỏ con nói và dang đôi tay ra hết mức”. 
Trong đây câu “Chừng này này” có thể nhấn mạnh, hay tiếng gọi “Bố ơi” bình thường thì trẻ chỉ đọc với giọng ngang bằng nhưng nếu hướng dẫn trẻ đọc từ “ơi” nhấn mạnh, “Bố ơi” với âm độ trầm bổng khác nhau thì sẽ toát lên trong đó là cả tình yêu thương vô bờ bến giữa bố và con cao rộng như thế nào. 
Với biện pháp này ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị cho mình một giọng kể tốt thì việc cô tạo cho trẻ một không gian "Cổ tích" cũng là rất quan trọng. Ví dụ: tạo một khung cảnh vườn cổ tích với nhiều muôn thú. Tạo được một không gian nghe truyện, tạo khoảng cách gần gũi giữa người kể và người nghe để cùng tưởng tượng ra một không gian quá khứ mà lời kể đầu "Ngày xửa, ngày xưa" sẽ đưa trẻ vào thế giới cổ tích. Cũng bắt đầu bằng cách kể ấy, cô sẽ kể cho trẻ nghe đọan đầu của câu chuyện.
Khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, không nói tiếng địa phương, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc tốt hơn rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.
Đặt câu hỏi phải có câu hỏi khó để phân loại học sinh.., gợi ý giúp trẻ nhớ lại các chi tiết, hành động nhân vật, các hình ảnh hoặc trạng thái cảm xúc được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ: Trong câu chuyện “7 con thuyền giấy và 7 chiếc diều” câu hỏi đàm thoại có thể đặt: 
Tại sao hai bạn giận nhau?
Trong thời gian hai bạn giận nhau, hai bạn còn thương nhau nhớ nhau không?
Hai bạn làm hòa với nhau bằng cách nào?
Bạn thân của con là ai? Khi con giận, con làm cách nào để làm hòa?
Sử dụng phương tiện trực quan như: Lô tô nhân vật giúp tái hiện lời thoại, một hành động, mối quan hệ, thứ tự xuất hiện của các nhân vật, mô tả hình dáng đặc điểm của các nhân vật. Có thể tổ chức cho trẻ nghe đĩa thu giọng đọc kể của cô giáo, sử dụng các biện pháp tái tạo lại bài thơ phù hợp với từng thể loại: đọc đối đáp, đọc gõ nhịp, đọc phân vai, đọc nối tiếp, diễn bài thơ ra văn xuôi
Tổ chức trò chơi để tái tạo tốt tác phẩm văn học 
Ví dụ: Trò chơi vẽ con mèo trong truyện chú chuột nhắt cà cây bút chì. Trò chơi
Trò chơi: Bạn là ai, tặng quà cho bạn: dán hình nhân vật vào sau lưng trẻ, cho trẻ khác mô tả và trẻ mang hình sau lưng sẽ đoán tên nhân vật (thỏ ăn gì?)
Dùng hoạt động âm nhạc có cùng chủ đề với tác phẩm để giúp trẻ khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học ví dụ: trong câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” ta có thể sử dụng nhạc “Ta đi vào rừng xanh” làm nhạc nền để trẻ hứng thú kể cũng như đóng kịch. Khi trẻ đóng kịch cô giáo đóng vai trò người dẫn truyện. Lời dẫn truyện của cô lúc trầm, lúc bổng, chú ý đến nhịp độ, ngắt giọng tạo sức hút đối với trẻ. 
Phần sáng tạo của trẻ cũng không kém phần quan trọng, có thể trẻ sáng tạo lời kể từ tranh ảnh minh họa cho tác phẩm, sáng tạo chi tiết tiếp theo hoặc sáng tạo đoạn kết của câu chuyện. Ví dụ: đoạn kết của câu chuyện “Tấm cám” trẻ có thể đổi cho đoạn kết có hậu hơn như: mẹ con cám đã nhận ra lỗi lầm và vô cùng hối hận trước việc làm sai trái của mình, Tấm đã tha thứ và đón về cùng sống bên nhau vui vẻ. Trẻ cũng có thể thay đổi tên nhân vật dựa vào tính cách. Ví dụ: Gà trống: Chàng hiệp sĩ. Hay trẻ có thể sáng tạo gắn với hình tượng trung tâm. Ví dụ: Hạt gạo làng ta gắn với hình ảnh hạt lúa, cây mạ, gặt lúa, tưới nước
Đóng kịch là một trò chơi được trẻ em ở trường mầm non rất thích thú, để hoạt động này đạt được hiệu quả trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hướng dẫn trẻ nhập vai chơi một cách sáng tạo là một trong những vấn đề cần đặt ra cho cô giáo. Cô giáo cho trẻ làm quen với kịch bản, cô đọc diễn cảm kịch bản và trò chuyện với trẻ về các nhân vật trong kịch bản để các em đưa ra nhận xét của mình, hình dung đúng đắn những hình tượng trong tác phẩm, xác định thái độ của mình với nhân vật. Cho trẻ tự nhận vai diễn và trẻ thường từ chối vai phản diện, cô giáo phải giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của tất cả các vai trong vỡ kịch để trẻ thoải mái nhận vai. Để hỗ trợ trẻ vào vai, cô có thể cho trẻ xem lại tranh minh họa và có thể làm mẫu cho trẻ bắt trước hoặc trẻ khá thể hiện cho trẻ yếu hơn quan sát. Cô động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình, khích lệ những cố gắng của trẻ, dạy trẻ phối hợp trong vở diễn, sắp xếp đội hình, chuyển cảnhĐể vở kịch được tiếp nối liền mạch. Cô cho trẻ luyện tập trong các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để cũng cố và làm cho trẻ say mê thêm cách diễn.
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn.
Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn.
Ngoài những hoạt động chung của tiết học Làm quen văn học giáo viên luôn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và cũng cố tích lũy những biểu tượng mà cô đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, trong các môn học khác, trong vui chơi đồng thời đặt nền móng cho giờ học sau đặt kết quả cao.
Biện pháp 4: Sử dụng các loại đồ dùng gây hứng thú cho trẻ
Nên sử dụng các nguyên vật liệu mở như: Hộp xốp, bìa cứng, hột hạt để làm những con vật xinh xắn, ngộ nghĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ và trẻ có thể sử dụng để kể chuyện theo ý thích. Có thể làm them các loại rối bằng bóng, rối tay. 
Ví dụ: Kể chuyện “Chú dê đen” để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị sân khấu rối, các con vật làm bằng vải vụn với nhiều màu tuỳ chọn. Các nhân vật được miêu tả cụ thể về tính cách qua khuôn mặt của từng nhân vật như chó sói phải hung dữ, dê trắng khuôn mặt hiền nhút nhát, dê đen mạnh dạn, dũng cảm. cần trang trí môi trường xung quanh lớp học với ý tưởng một khu rừng nhiều cây xanh, suối nước, cỏ non bên cạnh đó có thể làm thêm mặt nạ các nhân vật để trẻ thể hiện vai và đóng kịch.
Tranh ảnh trong sách, trên tường, sản phẩm tạo hình, các mẫu vật, các kí hiệu tượng trưng để kích thích trẻ, phát triển thêm về ngôn ngữ cho trẻ
Ví dụ: Chủ đề giao thông
Tranh ảnh có thẻ từ tương ứng, đồ chơi: Tàu thủy, thuyền buồm, ca nô, các loại phi có, các loại xe hơi, xe 2 bánh, các loại đường sá, càu bắc qua sông, cầu vượt, các sản phẩm tạo hình khác
Mô hình: Phi trường, bến xe, bến cảng, nhà ga, trạm xe buýt, cầu vượt, ngã tư đường phốQua sự chuẩn bị cô có thể sử dụng các đồ dung cũng như nguyên vật liệu đã chuẩn bị áp dụng vào câu chuyện, bài thơ trong chủ đề như “Kiến thi an toàn giao thông” “Cô dạy con” “Chuyện qua đường”
Mặt bằng cho trẻ thoáng rộng tạo điều kiện cho trẻ hoạt động
Khi cho trẻ hoạt động cô cần xây dựng kỹ năng trao đổi, thỏa thuận, hợp tác, chia sẻ, thái độ tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa mình và bạn.
Hình thành bầu không khí tình cảm thân thiết làm cho trẻ cảm thấy tin cậy ở người bạn bè và bản thân mình.
Cho trẻ biết các quy tắc ứng xử: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, vẫy tay chào nhau
Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và khích thích sáng tạo của trẻ: Biết chia nhóm kể chuyện và biểu diễn đóng kịch trẻ có thể tự phân vai cho nhau tạo sự linh hoạt, mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động và cần chú ý, trẻ tự sáng tạo và thể hiện được vai diễn của mình. Vì thế cô cần động viên khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc 
Biện pháp 5: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi
Làm thế nào để trẻ có thể tái tạo tốt tác phẩm văn học? Ở đây giáo viên cần đặt câu hỏi gợi ý trẻ nhớ lại, hành động nhân vật, hình ảnh hoặc trạng thái cảm xúc được thể hiện trong tác phẩm. sử dụng các phương tiện trực quan lô tô, tranh, ảnh, nghe đĩa thu giọng đọc, sử dụng trò chơi. Để củng cố mở rộng và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng kỹ xảo thông qua cho hoạt động khác ngoài tiết học như: Dạo chơi, thăm quan, hoạt động góc, sinh hoạt chiều các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Thực hiện hình thức này, trẻ được chọn hoạt động của mình, cô chỉ là người hướng dẫn gợi ý giúp đỡ đảm bảo cho trẻ được hoạt động theo nhu cầu hứng thú, tri thức kĩ năng kĩ xảo, chủ yếu là củng cố, chính xác hoá kiến thức mở rộng tri thức kỹ năng kỹ xảo đã có cho trẻ.
Trẻ có thể tham gia biểu diễn các chương trình văn nghệ do trường tổ chức như kể chuyện, đóng kịch nhằm giúp trẻ hứng thú hơn với môn làm quen văn học. Ngoài ra còn có thể lồng ghép với các môn học khác để giúp các môn học khác trở nên sinh độ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ttan_thi_thuy_mn_krong_ana2017_6789_2021856.docx