Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học

Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học

Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi các em không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà các em thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của các em.

Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi các em đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho các em làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn các em chơi vào các thời điểm trong ngày của các em như: hoạt động ngoài trời, các tiết thể dục, sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao nhi Khi các em đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, các em chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.

* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi

Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa” Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, các em hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “ Chuyền thẻ”, “ Ô ăn quan” Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.

c. Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động

Mỗi hoạt động của các em đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho các em thì hoạt động ngoài trời lại giúp các em được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.

 

doc 18 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 11107Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho các em, giúp các em phát triển toàn diện. tránh được những trò chơi trực tuyến, bạo lực Vì vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức các trò chơi dân gian đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình tâm lý học sinh.
- Thông qua việc tìm hiểu và tham gia các trò chơi dân gian giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, từ đó làm cho nhân cách của các em ngày càng hoàn thiện hơn.
- Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh giúp các em tránh được các trò chơi trực tuyến, các trò chơi bạo lực
3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi tập trung nghiên cứu việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong trường vào các buổi sinh hoạt chủ điểm, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.
Ngoài ra tôi còn tiến hành nghiên cứu việc triển khai và tổ chức các trò chơi dân gian của các Liên đội trên địa bàn xã Dur Kmăl và một số Liên đội gần địa bàn trường đóng.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian cũng như khả năng của bản thân nên phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là trường tiểu học Hoàng Văn Thụ –xã Dur Kmăl - Krông Ana - ĐăkLăk.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2015 -2016.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
- Điều tra cơ bản về thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian ở một số trường tiểu học trên địa bàn.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu và khảo sát thực nghiệm.
- Nghiên cứu qua những kinh nghiệm của bản thân và nhu cầu hoạt động của học sinh tiểu học.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng.....”. 
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình, nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ  cũng cần phải tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn.
- Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, luôn tìm tòi học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu.
- Một Liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và tổ chức các trò chơi dân gian nói riêng thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả.
	2. Thực trạng
	2.1 Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
- Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục, của Hội đồng đội các cấp và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.
- Bản thân tôi đã được trang bị một số kiến thức về tổ chức các trò chơi dân gian khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, bản thân cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian.
- Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với các em học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học.
b. Khó khăn
- Giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi dân gian.
- Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao.
- Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.
- Thời gian tổ chức cho học sinh chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của các em mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi.
- Khả năng chú ý có chủ định của các em nhất là các em ở các lớp nhỏ còn kém. Các em dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
- Trong lớp còn một số em rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Là một trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, trường có nhiều điểm trường, đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số nên việc tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian gặp nhiều khó khăn.
	- Thời gian, không gian, các dụng cụ để tổ chức trò chơi thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
2.2 Thành công - hạn chế
a. Thành công
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho học sinh tại trường tham gia các trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt:
- 100% các em học sinh rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- 100% các em được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Các em đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các em học sinh trong trường ngày càng được nâng cao rõ rệt. Các em nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
- Trò chơi dân gian còn giúp các em học sinh trong nhà trường thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của các em.
- Qua việc tham gia các trò chơi dân gian tại trường các em đã tránh được các trò chơi trực tuyến trên mạng internet, các trò chơi bạo lực
- Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian tại trường, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong nhà trường tham gia nó không những tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Hạn chế
 - Khi vận dụng đề tài này vào thực tế của đơn vị thì phải có kế hoạch từ rất sớm, cần phải thu hút được toàn bộ giáo viên cũng như học sinh và cha mẹ học sinh cùng tham gia.
 - Cần phải có điều kiện về kinh phí để trang bị các thiết bị phục vụ cho các hoạt động được hiệu quả.
 - Để vận dụng đề tài này thì Giáo viên – Tổng phụ trách cần phải nghiên cứu kỹ tài liệu, cần có sự chuẩn bị chu đáo từ trong những ngày đầu tiên của năm học mới.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu khi vận dụng đề tài này
a. Mặt mạnh
- Khi vận dụng đề tài này tại đơn vị thì đã tạo nên một bầu không khí vui tươi, phấn khởi của cả học sinh và giáo viên khi tham gia.
- Nó cũng là cầu nối thu hút sự tham gia ủng hộ của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng.
- Khi vận dụng đề tài này nó cũng góp phần kích thích, tạo hứng thú tốt cho học sinh khi tham gia.
b. Mặt yếu
- Đề tài này khi áp dụng cần phải chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất cũng như thu hút được nhiều nguồn kinh phí để phục vụ cho các hoạt động.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
a. Nguyên nhân 
- Là một trường có truyền thống phong trào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo như: Phòng giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đội huyện và Hội đồng đội xã Dur Kmăl
- Sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của chi bộ, ban giám hiệu, sự phối hợp của chi đoàn thanh niên và các đồng chí giáo viên chủ nhiệm.
- Có sự giúp đỡ và tham gia thường xuyên của các tổ chức khác ngoài nhà trường
- Sự nhiệt tình và nỗ lực của bản thân đồng chí giáo viên – Tổng phụ trách để tìm ra những trò chơi phù hợp với học sinh của đơn vị mình.
- Sự tham mưu tích cực có giải pháp và hiệu quả với ban giám hiệu, của đồng chí tổng phụ trách để tổ chức hoạt động cũng như có điều kiện về kinh phí để hoạt động.
- Bản thân các em học sinh rất ham học hỏi, sáng tạo, trách nhiệm để có kết quả hoạt động tốt nhất.
b. Các yếu tố tác động
- Nhiều em còn chưa nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình để tham gia hoạt động và bản thân các em chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tác dụng khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Do điều kiện kinh tế gia đình của nhiều em còn quá khó khăn nên phần nào ảnh hưởng đến việc tham gia của các em.
- Vẫn còn một số học sinh chưa mạnh dạn tham gia các trò chơi, một số em khi tham gia còn mang tính gượng ép nên kết quả chưa cao.
- Trường có nhiều điểm trường nên việc tổ chức các hoạt động gặp nhiều khó khăn.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đề tài đặt ra
Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tốt trong các hoạt động phong trào nói chung và các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng. Có được kết quả này chính là đuợc sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp.
Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt tồn tại thì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và yếu kém.
	+ Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trong việc tham gia các hoạt động phong trào nói chung còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả khi tham gia các phong trào cũng như việc tiếp thu các kỹ năng tham gia các trò chơi của các em học sinh. 
+ Thứ hai, các thầy cô giáo làm Tổng phụ trách Đội không được đào tạo về Đoàn Đội, các thầy cô giáo được đào tạo các môn khác để giảng dạy nhưng phải chuyển qua làm Tổng phụ trách Đội. Chính vì vậy mà cách tổ chức các phong trào nói chung và các trò chơi dân gian cho các em chưa phù hợp và chưa vui nhộn đối với các em. 
	+ Thứ ba, các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các trò chơi dân gian còn rất nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho nhu cầu thực tế ( ví dụ muốn tổ chức trò chơi “Nhảy bao bố” điều kiện sân bãi không đảm bảo) và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các trò chơi còn hạn chế (ví dụ muốn tổ chức sinh hoạt chủ điểm về việc tìm hiểu các trò chơi dân gian cho toàn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn nếu tổ chức trong hội trường thì không đủ chỗ ngồi cho học sinh, còn nếu tổ chức ngoài trời thì không nhìn thấy các hình ảnh trên máy chiếu). Chính vì vậy, khi tổ chức Tổng phụ trách Đội vừa biên soạn, tập huấn cho các em vừa phải giải quyết những trục trặc về phương tiệntốn khá nhiều thời gian của cả thầy và trò.
+ Thứ tư, đó là việc trường có nhiều điểm trường nên khi tổ chức các phong trào nói chung và trò chơi dân gian nói riêng việc đi lại để tham gia của các em gặp rất nhiều khó khăn.
+ Thứ năm, là một trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc bịêt khó khăn, đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tham gia của các em còn nhiều hạn chế, ít được sự quan tâm của cha mẹ.
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh từng khối lớp.
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với độ tuổi của các em. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho các em chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, trong trường tiểu học lại có sự phân chia các em học sinh theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi học sinh và theo từng khối.
Cụ thể như sau:
* Với các em học sinh khối lớp 1 và 2 khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy các em chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “Bịt mắt bắt dê”, “Ném bóng vào giỏ”, “Đập lon”, “Ô ăn quan”, “Thỏ vào hang”
* Với các em học sinh từ khối lớp 3- 4 -5 khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của các em đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, các em có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh ở các khối lớp này, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Dụng cụ để phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ làm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho các em.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của các em.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho các em khối lớp 3 – 4 - 5: “ Kéo co”, “ Ném còn”, “ Cướp cờ” , “Đi cà kheo” , “Nhảy bao bố”
b. Chuẩn bị dụng cụ, địa điểm trước khi tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi dân gian
* Chuẩn bị dụng cụ cho các trò chơi dân gian
Dụng cụ của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại dụng cụ tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ như trò: “ Kéo co” đòi hỏi phải có dây kéo co, trò chơi “ Nhảy bao bố” không thể diễn ra nếu thiếu bao bố 
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho các em chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
* Dạy các em đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao )
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi các em không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà các em thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của các em. 
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi các em đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho các em làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn các em chơi vào các thời điểm trong ngày của các em như: hoạt động ngoài trời, các tiết thể dục, sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao nhi Khi các em đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, các em chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa”Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, các em hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “ Chuyền thẻ”, “ Ô ăn quan”Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
c. Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động
Mỗi hoạt động của các em đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho các em thì hoạt động ngoài trời lại giúp các em được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
*Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho các em chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho các em như: “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”
*Với hoạt động sinh hoạt chủ điểm: nên tổ chức cho các em chơi các trò chơi mang tính tập thể cao và rèn luyện thể lực như : “ Kéo co”, “ Nhảy bao bố tiếp sức”, “ Ném còn”, “ Cướp cờ”, “ Bịt mắt đập niêu”, “ Đẩy gậy”, 
d. Động viên tất cả các em tham gia vào trò chơi
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi chành chành”, “ Nhảy lò cò”, “Nhảy dây” cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, các em đều bình đẳng như nhau. Nếu em nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
Một số hình ảnh học sinh chơi các trò chơi dân gian trong nhà trường
 Học sinh chơi trò chơi “Ô ăn Quan” trong giờ ra chơi
Học sinh thi “Kéo co” nhân ngày 22/12
Học sinh thi “Nhảy bao bố” nhân ngày 22/12
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ với yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động ngoài giờ lên lớp đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu để hoàn chỉnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường cụ thể là:
	- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội.
	- Phối hợp với giáo viên phụ trách tổ chức và tham gia có hiệu quả các phong trào.
	- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các đợt tổ chức sinh hoạt chủ điểm.
	- Tập huấn nghiệp vụ cho các anh chị phụ trách.
- Huy động cộng đồng cùng tham gia.
	3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	- Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất.
	3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	* Kết quả khảo nghiệm: 
- Ngay từ đầu năm học tôi đã thăm dò ý kiến học sinh khi tham gia chơi các trò chơi dân gian.
	* Kết quả điều tra đầu năm học trước khi thực hiện đề tài.
TT
KHỐI
TỔNG SỐ HS
Thích tham gia
Không thích tham gia
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
01
1
66
48
72,7%
18
27,3%
02
2
69
44
63,7%
25
36,3%
03
3
87
64
73,5%
23
26,5%
04
4
60
42
70%
18
30%
05
5
64
44
68,7%
20
31,3%
* Giá trị khoa học
- Qua việc tổ chức các trò chơi dân gian đã tạo ra mối quan hệ thân thiện gắn bó giữa thầy và trò, giảm bớt áp lực đối với học sinh, giúp các em hăng say trong học tập, k

Tài liệu đính kèm:

  • docth_112_1483_2021985.doc