Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Xác định mục đích quan sát : khi đã lựa chọn được đối tượng quan sát, giáo viên phải xác định cho học sinh quan sát để đạt mục đích gì, cần hướng học sinh quan sát bộ phận, đặc điểm của đối tượng, tránh quan sát lan man.

- Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát : giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh quan sát một cách khéo léo, nhẹ nhàng, đúng trọng tâm. Tùy vào số lượng đồ dùng, mục tiêu của từng tiết học, từng hoạt động có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân (nếu đảm bảo 1 đồ dùng/học sinh) hoặc theo cặp, nhóm (nếu ít đồ dùng). Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể quan sát nhiều đối tượng khác nhau và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi quan sát, tôi khuyến khích học sinh sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận. Đồng thời tôi hướng dẫn các em quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong.

- Trình bày kết quả sau khi quan sát : có thể tổ chức cho các em trình bày kết quả quan sát trong nhóm, hoặc trước lớp. Nhưng cho dù theo hình thức nào thì cũng phải đạt được mục đích quan sát đã đặt ra.

Chẳng hạn : Khi dạy bài 13: Loài vật sống ở đâu ? tôi cho học sinh sưu tầm các bức tranh về các con vật, các em mang đến lớp và làm việc với các tranh đã chuẩn bị. Các nhóm quan sát tranh và nói nơi sống của các con vật đó. Sau khi đã quan sát các bức tranh, ảnh về các con vật các em sẽ sắp xếp chúng thành các nhóm : những con vật sống trên cạn, những con vật sống dưới nước, những con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.

doc 26 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 13936Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và Xã hội để đem lại hiệu quả cho tiết dạy.
* Hạn chế:
Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự từ bỏ cách dạy học theo kiểu đàm thoại, giảng giải, truyền thụ một chiều, áp dụng các phương pháp dạy Tự nhiên và xã hội còn khá máy móc, đơn điệu, chủ yếu hướng học sinh đến việc hoàn thành bài học, môn học chứ chưa chú ý đến việc hình thành cho học sinh những kĩ năng khi học Tự nhiên và Xã hội, học sinh biết được điều gì, hiệu quả mà tiết học mang lại là gì vẫn chưa được chú trọng.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
Bản thân tôi đã có ba năm dạy lớp 2 nên cũng có chút ít kinh nghiệm khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội. 
Một số học sinh đã biết cách làm việc, khai thác sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, bước đầu các em đã có một số kĩ năng như quan sát và sắp xếp, phân tích tranh, ảnh; đọc, hệ thống hóa. 
Từ đó giúp các em ham thích học môn Tự nhiên và xã hội hơn, thích tìm tòi, khám phá về Tự nhiên và xã hội. Môn học này đã khơi gợi ở các em tính tò mò, thích tìm hiểu về tự nhiên, con người, xã hội. Từ đó các em biết được những điều kì diệu trong cuộc sống, giúp các em thêm yêu cuộc sống và sống có trách nhiệm hơn.
* Mặt yếu
Tài liệu Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội là sách “ba trong một” nó vừa là sách giáo viên vừa là sách học sinh, vừa là sách bài tập nên giáo viên không có sách hướng dẫn để làm cơ sở định hướng cho tiết dạy.
 Những kiến thức về tự nhiên, xã hội thực sự quá rộng, có những điều mà con người cũng chưa thể giải thích được. Một số kiến thức khá trừu tượng đối với nhận thức của học sinh lớp 2 vì vậy các em không thể hiểu hết được.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
* Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài
	Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, sự giúp đỡ nhiệt tình của chị em trong tổ 2. 
Sự nhiệt huyết của một giáo viên trẻ cùng với tinh thần không ngừng học hỏi của bản thân. 
Sự đồng lòng hưởng ứng cách dạy học mới từ phía phụ huynh, sự quan tâm của gia đình các em, sự phối hợp giáo dục của ba lực lượng nhà trường - gia đình - xã hội giúp cho việc dạy học mang lại kết quả khả quan hơn.
Kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội rất gần gũi, cần thiết đối với học sinh nên các em rất tò mò, thích tìm hiểu, khám phá.
* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
	Năm học 2014 – 2015 là năm học thứ ba chúng tôi sử dụng Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và xã hội, đây là sách thử nghiệm nên vẫn còn một số bất cập, các bài học nội dung không tách bạch rõ ràng theo từng tiết như sách giáo khoa của chương trình hiện hành mà được tích hợp nhiều nội dung và mỗi bài thường học từ 2 đến 3 tiết do vậy nội dung bài khá dài và dàn trải. 
Một số giáo viên chưa thật sự coi trọng môn học này, chưa mạnh dạn sáng tạo trong việc dạy học nên nhiều khi áp dụng máy móc, rập khuôn theo sách. Tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội còn ít. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Năm học 2014 – 2015 là năm học tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A, nhiều em gia đình rất khó khăn, có những em bố mẹ thường đi làm ăn xa nên không quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở để tìm biện pháp giúp học sinh yêu thích học Tự nhiên và xã hội hơn, chất lượng môn học này khả quan hơn.
Từ lâu nay trong suy nghĩ của nhiều giáo viên và học sinh vẫn cho rằng Tự nhiên và Xã hội là môn học không được coi trọng, các em chỉ học qua loa còn phần lớn thời gian là dành để học Toán, học Tiếng Việt và mỗi lần kiểm tra giáo viên cũng chỉ kiểm tra khả năng làm toán, viết văn, khả năng đọc viết của các em chứ ít chú trọng đến kiểm tra kiến thức về Tự nhiên và Xã hội từ đó nảy sinh tâm lí xem thường môn học này dẫn đến chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội chưa cao là điều khó tránh khỏi.
Năm học này cũng là năm thứ ba trường tiểu học Lý Tự Trọng thực hiện mô hình dạy học kiểu mới gọi tắt là VNEN. Với mô hình dạy học này cả giáo viên và học sinh phải chuyển đổi từ cách truyền thụ một chiều của giáo viên (thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép) sang dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm, học sinh chủ động học tập, tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh nắm được kiến thức). Việc học hợp tác rèn cho các em các kĩ năng như kĩ năng làm việc, trao đổi trong nhóm, trong lớp; kĩ năng giao tiếp, tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên.
Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội vừa là sách dùng cho học sinh vừa là sách dùng cho giáo viên, đồng thời cũng là sách bài tập. Sự kết hợp ba trong một này vừa tiện lợi nhưng cũng gây khó khăn cho giáo viên vì không có sách thiết kế bài giảng hay sách giáo viên để làm cơ sở cho việc dạy học. Nội dung bài dài thường từ 2 đến 3 tiết.
Chẳng hạn như bài : Cây sống ở đâu ? được dạy trong 3 tiết. Đây là sự tích hợp nội dung của 3 bài học trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội của chương trình hiện hành. Đối với bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về môi trường sống của cây, nhận biết được một số loài cây sống trên cạn, một số loài cây sống dưới nước, ích lợi của những loài cây đó.
Học sinh phải đọc hiểu tốt mới tự học theo các câu lệnh trong sách nhưng trong thực tế ở lớp 2 một số em đọc hiểu còn chậm vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ bài học. Mặt khác các kĩ năng như giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, giải quyết vấn đề của một số em còn rất hạn chế nhất là các em người dân tộc thiểu số các em rất rụt rè trong giao tiếp. Mặt khác môn học Tự nhiên và Xã hội chỉ được học 1 tiết/tuần mà đối với học sinh tiểu học các em nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên cho nên nhiều nội dung các em không nhớ hết được dẫn đến việc hổng kiến thức. 
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 	Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, tôi đã tiến hành một số biện pháp nhằm thay đổi cách dạy, cách học Tự nhiên và Xã hội, hình thành cho học sinh một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích, thảo luận và hợp tác trong nhóm, giải quyết vấn đề khi học Tự nhiên và Xã hội. Đồng thời giúp giáo viên giảng dạy môn học này một cách hiệu quả hơn.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2. 
Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 chủ yếu được trình bày bằng những hình ảnh phong phú, sinh động, màu sác tươi sáng, kênh hình, kênh chữ phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. Kênh hình vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập thông qua các lôgô. 
Hoạt động cá nhân
Hoạt động cặp đôi
Hoạt động nhóm
Hoạt động cả lớp
Hoạt động với cộng đồng
Kênh chữ chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc, cung cấp kiến thức của bài học. 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) gồm 14 bài và 3 phiếu kiểm tra tương ứng với 35 tiết, được phân phối theo 3 chủ đề: Con người và sức khoẻ; Xã hội; Tự nhiên. 
Chủ đề: Con người và sức khoẻ (gồm 5 bài) : 
Bài 1: Vì sao chúng ta vận động được ?
Bài 2: Làm gì để xương và cơ phát triển ?
Bài 3: Thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?
Bài 4: Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh ?
Bài 5: Vì sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ?
Phiểu kiểm tra 1.
Chủ đề xã hội (gồm 6 bài)
Bài 6: Gia đình thân yêu của em
Bài 7: Em cần làm gì khi ở nhà ?
Bài 8: Trường học của chúng em 
Bài 9: Làm gì để trường học sạch sẽ và an toàn ?
Bài 10: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
Bài 11: Cuộc sống xung quanh em.
Phiểu kiểm tra 2.
Chủ đề Tự nhiên (gồm 3 bài)
Bài 12: Cây sống ở đâu ?
Bài 13 : Loài vật sống ở đâu ?
Bài 14 : Bầu trời ban ngày và ban đêm.
Phiểu kiểm tra 3.
Cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn. Mỗi bài thường gồm hoạt động cơ bản (cung cấp kiến thức mới của bài học); hoạt động thực hành (học sinh thực hành, luyện tập kiến thức đã học); hoạt động ứng dụng (học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế). Mỗi bài học có thể bắt đầu bằng những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh huy động vốn hiểu biết của mình hoặc bằng trò chơi để khởi động cho tiết học thêm phần hứng khởi, hoặc liên hệ thực tế rồi mới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài học. 
Nội dung kiến thức trong toàn bộ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật thường gặp đến Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao. Nội dung kiến thức trong chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ một cách hợp lý nhuần nhuyễn; đi từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề con người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng đồng trong chủ đề xã hội và sức khoẻ môi trường trong chủ đề Tự nhiên.
*Biện pháp 2: Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát
Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng tự nhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến các hiện tượng hoặc sự vật nào đó.
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng để dạy môn Tự nhiên và xã hội. Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và xã hội có rất nhiều tranh, ảnh giúp học sinh quan sát để biết được hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, con vật hoặc nhận biết các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, trong cuộc sống.
Thông thường khi hướng dẫn học sinh quan sát, tôi thường tiến hành theo 4 bước sau :
- Lựa chọn đối tượng quan sát : trong mỗi tiết học, bài học giáo viên cần xác định lượng kiến thức cần đạt, từ đó xác định đối tượng để khai thác lượng kiến thức đó. Đối tượng quan sát có thể là tranh ảnh, mô hình, vật thật, nên tối đa lựa chọn vật thật cho học sinh quan sát. Khi không có điều kiện để chuẩn bị vật thật thì mới cho học sinh quan sát mô hình, tranh ảnh. Đối tượng quan sát phải rõ ràng, đủ lớn, đảm bảo tính sư phạm, tính thẩm mĩ thì mới có thể giúp học sinh tri giác đúng về sự vật, hiện tượng.
- Xác định mục đích quan sát : khi đã lựa chọn được đối tượng quan sát, giáo viên phải xác định cho học sinh quan sát để đạt mục đích gì, cần hướng học sinh quan sát bộ phận, đặc điểm của đối tượng, tránh quan sát lan man.
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát : giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh quan sát một cách khéo léo, nhẹ nhàng, đúng trọng tâm. Tùy vào số lượng đồ dùng, mục tiêu của từng tiết học, từng hoạt động có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân (nếu đảm bảo 1 đồ dùng/học sinh) hoặc theo cặp, nhóm (nếu ít đồ dùng). Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể quan sát nhiều đối tượng khác nhau và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi quan sát, tôi khuyến khích học sinh sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận. Đồng thời tôi hướng dẫn các em quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong.
- Trình bày kết quả sau khi quan sát : có thể tổ chức cho các em trình bày kết quả quan sát trong nhóm, hoặc trước lớp. Nhưng cho dù theo hình thức nào thì cũng phải đạt được mục đích quan sát đã đặt ra.
Chẳng hạn : Khi dạy bài 13: Loài vật sống ở đâu ? tôi cho học sinh sưu tầm các bức tranh về các con vật, các em mang đến lớp và làm việc với các tranh đã chuẩn bị. Các nhóm quan sát tranh và nói nơi sống của các con vật đó. Sau khi đã quan sát các bức tranh, ảnh về các con vật các em sẽ sắp xếp chúng thành các nhóm : những con vật sống trên cạn, những con vật sống dưới nước, những con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Đây không chỉ là một hoạt động học tập mà còn giúp các em hứng thú, thoải mái khi được làm việc với các bức tranh, ảnh nhiều màu sắc và quan trọng hơn là hình thành kĩ năng quan sát cho học sinh từ đó cung cấp kiến thức của bài học.
* Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng trò chơi học tập
Trò chơi học tập là hoạt động vui chơi nằm trong chương trình dạy học để thực hiện mục tiêu, yêu cầu nào đó của tiết học, kiến thức nào đó của bộ môn. Trò chơi học tập giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em thu được thông qua hoạt động trò chơi. Đồng thời qua trò chơi học tập học sinh được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy trí tuệ làm cơ hội hoạt động của các em đa dạng và phong phú. Qua hoạt động trò chơi các em biết kiềm chế, tự hoạt động, tham gia một cách tích cực. Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh một số năng lực : tư duy, giao tiếp, hoà đồng, làm việc với tập thểKhi tham gia trò chơi học tập, học sinh có những phản ứng tâm lý như sau : hăng say, chơi hết mình trong trò chơi; dễ dàng bỏ qua những sai phạm của người khác; tôn trọng kỉ luật, có tính tập thể; giúp đỡ, nâng đỡ đồng đội; tích cực hoạt động, sẵn sàng vì danh dự của đội mình, nhóm mình. Khi tổ chức trò chơi giáo viên cần lưu ý: Trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí. Trò chơi phải đơn giản, dễ  thực hiện; thu hút được đa số học sinh tham gia; không tốn nhiều thời gian, sức lực để không làm ảnh hưởng đến các tiết học tiếp theo. Trò chơi phải được chuẩn bị tốt về điều kiện, phương tiện, phải có kế hoạch thực hiện như một bài soạn.
* Một trò chơi phải có tên gọi và được thiết kế theo các nội dung sau:
+ Mục đích của trò chơi : Trò chơi dùng để củng cố kiến thức, kĩ năng nào ?
+ Đồ dùng và người chơi : Phương tiện của trò chơi là gì ? Mô hình của trò chơi ra sao ? Bao nhiêu người chơi là đủ ?
+ Luật chơi: Chỉ rõ quy tắc và cách hoạt động đối với người chơi và quy định thắng thua.
+ Hình thức chơi : Chơi theo nhóm, cá nhân, tập thể.
+ Cách thức chơi : Cách hướng dẫn, tổ chức các hoạt dộng trò chơi.
+ Hướng phát triển trò chơi : Từ một trò chơi giáo viên có thể biến đổi thành nhiều trò chơi phù hợp với nhiều nội dung học tập khác. Phát triển trò chơi đòi hỏi giáo viên phải linh động trong việc thay đổi trò chơi: về số người, hình thức, luật chơi
* Cách tiến hành phương pháp trò chơi.
+ Chủ trò (giáo viên hoặc học sinh) giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, quy định thời gian chơi và sau đó có thể cho học sinh chơi thử.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả trò chơi, có thể thưởng phạt cho người thắng thua.
- Nhận xét thái độ của người tham gia trò chơi, rút kinh nghiệm cho trò chơi sau.
 - Kết thúc : Hỏi học sinh đã học được những gì qua trò chơi. Sau đó giáo viên tổng kết lại những gì học sinh đã học qua trò chơi này.
- Người chủ trò phải có khả năng lôi cuốn, thu hút người tham gia trò chơi.
 - Với những trò chơi đơn giản không cần thiết phải thực hiện đầy đủ các bước trên.
Sau đây là một số trò chơi mà tôi thường vận dụng vào dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 :
* Trò chơi “Ghép chữ vào hình”
Hình thành và củng cố kiến thức ở các chủ điểm Con người và sức khỏe, xã hội và Tự nhiên. Trò chơi này thường được áp dụng vào các bài 1,3,9,13,14.
Chuẩn bị : tranh câm vẽ nội dung các bài
Các thẻ chữ ghi nội dung phù hợp với tranh.
* Cách tiến hành: Các nhóm, đội nhận bộ tranh câm và các thẻ chữ; sau đó gắn thẻ chữ với nội dung tranh cho phù hợp. Sau khi hoàn thành các nhóm có thể gắn sản phẩm của đội, nhóm mình lên bảng hoặc để tại chỗ làm việc của nhóm mình và báo cáo kết quả với giáo viên.
Ví dụ: khi dạy bài : Thức ăn được tiêu hóa như thế nào? Tôi sử dụng trò chơi này giúp học sinh nhận biết và nhớ được vị trí các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
Sơ đồ có quan tiêu hóa
Sau khi ghép chữ vào hình học sinh sẽ nói được các bộ phận, vị trí của cơ quan tiêu hóa, đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
* Trò chơi “Đi chợ”
Học sinh nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt, biết được những thức ăn giúp các em khỏe mạnh, mau lớn. Từ đó các em có ý thức tự giác trong việc ăn uống và giữ vệ sinh khi ăn uống.
Trò chơi này tôi vận dụng khi dạy bài 4 trong chủ điểm Con người và sức khoẻ.
Ví dụ : Khi dạy bài 4, tôi cho học sinh quan sát các món ăn trong sách giáo khoa, sau đó thảo luận nhóm 4 để lựa chọn và viết vào bảng nhóm tên các loại đồ ăn, đồ uống cho 3 bữa ăn trong một ngày sao cho đảm bảo đủ chất, hợp lí. Học sinh có thể lựa chọn và viết thực đơn trong một ngày như sau:
Bữa ăn
Tên các loại thức ăn, đồ uống
Bữa sáng
Bánh mì, sữa tươi
Bữa trưa
Cơm, cá kho, canh chua, cam
Bữa tối
Cơm, thịt kho tàu, canh rau muống, dưa hấu
* Trò chơi “Đối đáp nhanh”
Giúp học sinh củng cố kiến thức ở các chủ đề. Trò chơi này tôi vận dụng khi dạy bài 2, 9, 12, 13.
Ví dụ: Khi dạy bài 13 “Loài vật sống ở đâu” tôi chuẩn bị: hai bộ bìa, mỗi bộ gồm các tấm bìa đánh số thứ tự 1,2,3,4,
Tiến hành: giáo viên chọn một số học sinh tham gia, chia số học sinh đó thành hai nhóm bằng nhau, xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau, mỗi học sinh đeo một số thứ tự, hai em có số như nhau đứng quay mặt vào nhau. Học sinh 1 ở nhóm A nói tên con vật thì học sinh 1 của nhóm B phải nói ngay con vật đó sống ở đâu. Tiếp đó, học sinh 2 ở nhóm B nói trước thì học sinh 2 của nhóm A nói sau sao cho phù hợp. Học sinh chơi như vậy cho đến hết hàng. Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
* Trò chơi “Biển báo nói gì”
Trò chơi này thường được sử dụng khi dạy các bài học liên quan đến an toàn giao thông nhằm củng cố kiến thức về một số biển báo giao thông.
Trò chơi này tôi áp dụng để dạy bài 10: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
Khi dạy bài này tôi chuẩn bị: bộ bìa gồm 12 tấm bìa nhỏ 6 tấm vẽ biển báo, 6 tấm viết tên biển báo. Tôi chọn ngẫu nhiên 12 học sinh để tham gia trò chơi, phát cho mỗi học sinh một tấm bìa, giáo viên hoặc quản trò hô “biển báo nói gì” học sinh có tấm bìa vẽ biển báo và học sinh có tấm bìa viêt chữ phải tìm đến nhau, cặp nào tìm đến nhau nhanh nhất và đúng thì cặp đó được khen.
* Trò chơi “Chim bay cò bay”
Tạo cho học sinh không khí thoải mái trước khi vào bài học
Áp dụng cho bài 13: Loài vật sống ở đâu ?
Khi dạy bài này tôi cho một học sinh làm chủ trò, chủ trò sẽ phổ biến luật chơi và cho các bạn chơi thử. Khi chủ trò hô “chim bay, heo bay, gà bay,” học sinh lắng nghe và làm động tác giơ tay vẫy vẫy giống như con vật đang bay hoặc đứng yên nếu con vật đó không biết bay.
* Trò chơi “Đố bạn con gì”
Học sinh nhớ được đặc điểm chính của một số con vật đã học. Thực hành kĩ năng đặt câu hỏi để loại trừ. Phương pháp này được tôi vận dụng vào dạy bài 13: Loài vật sống ở đâu ?
Giáo viên chuẩn bị các tấm thẻ ghi tên con vật hoặc vẽ hình con vật. Mỗi học sinh tham gia trò chơi sẽ được chủ trò đeo hình vẽ một con vật hoặc thẻ chữ ghi tên con vật sau lưng, em đó không biết con gì nhưng cả lớp đều biết rõ. Học sinh tham gia chơi đặt câu hỏi để đoán xem đó là con gì? Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
Ví dụ: Con này có 4 chân phải không ? Con này được nuôi trong nhà phải không? Con này có thể cày ruộng phải không ?... Sau một số câu hỏi như vậy học sinh đó có thể đoán ra con vật đó là con gì.
Trong trường hợp giáo viên không chuẩn bị được đồ dùng thì có thể thay thế bằng cách cho học sinh thực hiện một số hành động, tiếng kêu của con vật (đứng quay lưng lại với bạn sẽ đoán) để lớp quan sát và gợi ý cho bạn đoán tên con vật.
* Trò chơi “Giải câu đố”
 	Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là chương trình lớp 2, việc tổ chức trò chơi học tập trên lớp hay ngoài giờ học sẽ làm cho học sinh tiểu học thêm hứng thú học tập và yêu thích bộ môn này, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 
Ví dụ: Khi dạy bài 14 : “Bầu trời ban ngày và ban đêm” tôi đưa ra câu đố: 
“Hai anh cùng ở một hàng
Thế mà mặt đỏ, mặt vàng khác nhau
Lững lờ đi trước về sau
Hàng năm họa có gặp nhau đôi lần”
(Là gì ? Đáp án: Mặt trời, mặt trăng)
Tiếp đó tôi dẫn dắt vào bài: Mặt trời, mặt trăng là hai hành tinh. Độ lớn của hai hành tinh này chênh lệch nhau như thế nào? So với trái đất lớn, nhỏ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 14 : “Bầu trời ban ngày và ban đêm”.
Khi dạy học, tôi lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trò chơi cho phù hợp, đúng lúc tạo hứng thú cho học sinh.
Để củng cố kiến thức của bài 13: Loài vật sống ở đâu ? Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải câu đố để củng cố kiến thức của bà

Tài liệu đính kèm:

  • docth_106_6498_2021979.doc