Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Kết hợp việc dạy học hàng ngày với các hoạt động “khởi động”, “thư giãn” nhỏ hoặc trò chơi đơn giản để tạo hứng thú học tập và tăng cường tinh thần đồng đội, tính hợp tác cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau cho HS. Một số thầy cô giáo chúng ta thường chỉ coi trọng chất lượng giờ giảng dạy trên lớp mà không chú ý nhiều đến những dạng hoạt động “xây dựng tinh thần nhóm” hoặc mang tính “khởi động”, “thư giãn”, giúp HS tạo cảm giác thỏai mái, hứng thú trước, trong, hoặc giữa các tiết học. Đó có thể là những trò chơi nho nhỏ, một vài động tác thể dục vui đơn giản, đôi ba câu đố vui/đố mẹo được GV hoặc chính HS đưa ra và chỉ cần 5-7 phút để thực hiện. Thời gian đầu, nếu HS chưa quen, GV chủ động chuẩn bị trước một số hoạt động để tổ chức cho HS. Sau đó, căn cứ vào năng lực của HS trong lớp, GV có thể cử ra một nhóm nhỏ HS (bao gồm thành viên đại diện của từng tổ trong lớp) chuyên phụ trách các hoạt động khởi động như vậy của lớp, và các thành viên của nhóm lần lượt thay nhau tổ chức hoạt động cho lớp.

Những dạng hoạt động này không chỉ giúp HS ‘tái tạo’ lại năng lượng cho việc học tập, mà còn có thể làm cho các em thêm gắn bó, đoàn kết, nâng cao tinh thần tập thể và kỹ năng hợp tác nhóm thông qua sự tương tác cá nhân để giải quyết nhiệm vụ mà các hoạt động đặt ra. Những hoạt động như vậy nếu được tổ chức thường xuyên chắc chắn sẽ giúp khích lệ tinh thần chung của tập thể lớp, góp phần tích cực vào việc kiến tạo một bầu không khí tâm lý thoải mái, an toàn, thân thiện cho lớp học.

 

doc 32 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1691Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý lớp hcoj. Ngoài hoạt động học tập hàng ngày, trong điều kiện và hoàn cảnh cho phép, GV có thể cùng HS và một số GV khác tổ chức các hoạt động nhóm nhỏ, trò chơi tương tác, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề do HS đề xuất hoặc có sự tham gia và gợi ý của nhà trường/phụ huynh HS, Qua những hoạt động đa dạng như vậy, GV tạo điều kiện tốt nhất cho HS dần dần học cách tự quản, tự tổ chức hoạt động của mình; biết liên kết và giao lưu với lớp và khối lớp khác, trường khác để cùng tổ chức hoạt động chung. 
Một số dạng hoạt động khác cũng có thể giúp gắn kết HS và tạo điều kiện cho GV hiểu thêm về HS của mình, như: thăm gia đình HS, thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp để có hướng giúp đỡ các HS gặp khó khăn đột xuất hoặc thuộc diện phải trợ giúp thường xuyên; xây dựng các cặp đôi và nhóm “bạn giúp bạn” về hoạt động học tập hoặc trợ giúp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp trong đó HS được “nói về mình”, thể hiện cá tính, những năng lực, sở trường bản thân hoặc chỉ đơn giản là tranh luận, đóng góp ý kiến cá nhân về một chủ đề nào đó đang được bàn luận trong lớp/trường/xã hội, v.v.
- Bản thân GV luôn cư xử một cách tôn trọng, hiểu biết, chan hòa và thân thiện với HS. Sự gương mẫu của người giáo dục luôn luôn và vẫn sẽ là một trong những phương pháp sư phạm quan trọng nhất của khoa học dạy học và giáo dục – môn khoa học đặc biệt của con người và vì con người. Nếu bản thân GV không cảm thấy thoải mái, hứng thú mỗi khi bước vào lớp học, không hành xử gương mẫu như chính những gì mình mong muốn HS phải thể hiện, thì khó có thể tin rằng GV đó sẽ tạo ra được một môi trường học tập hứng khởi và bầu không khí tâm lý thuận lợi cho sự phát triển nhân cách và sự tiến bộ của HS. Sự gương mẫu đòi hỏi GV không chỉ cần có chuyên môn, có hiểu biết về khoa sư phạm và nghiệp vụ sư phạm, mà còn phải có sự nhất quán, đúng mực trong lời nói và hành động, sự ý thức rõ ràng về tác động, ảnh hưởng của việc làm và ngôn ngữ của mình tới mỗi HS. 
- Cá nhân hóa quá trình dạy học và GD, đặc biệt lưu tâm đến những điểm đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của HSDTTS. Việc cá nhân hóa hoạt động dạy học và GD phải dựa trên cơ sở hiểu biết về phong cách học tập của những HS khác nhau cũng như hoàn cảnh, điều kiện sống của từng em. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kết quả học tập và khả năng lĩnh hội kiến thức của HS phụ thuộc một phần đáng kể vào phong cách học tập cá nhân, như có em học tốt nhất với hình ảnh, biểu tượng, có em lại thể hiện ưu thế với ngôn ngữ, cách diễn đạt, v.v. Nếu nắm bắt được những đặc điểm này của từng nhóm HS trong lớp, GV có thể tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi em phát triển khả năng, thế mạnh của mình trong học tập cũng như hoạt động tập thể, giúp các em tự tin và ngày càng tiến bộ hơn. 
Bên cạnh đó, những hiểu biết của GV về đặc điểm văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của các DTTS trong địa phương cũng sẽ là một thế mạnh giúp GV tiếp cận HS của mình tốt hơn, quản lý lớp học hiệu quả hơn, tạo được sự tin cậy và chia sẻ đối với nhóm HSDTTS trong lớp. Việc tìm hiểu này đương nhiên sẽ tốn thời gian và công sức của GV, song hiệu quả mang lại đối với lớp và với bản thân công tác quản lý lớp học của người GV thì không thể phủ nhận.
- Bài trí, sắp xếp không gian và bối cảnh lớp học theo phong cách thân thiện với người học, tích cực, sáng tạo. Không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động học tập hàng ngày, không gian lớp học tác động không nhỏ tới tâm lý, tinh thần, động cơ và hứng thú học tập của HS. Bàn ghế trong lớp nên bố trí theo các nhóm với khoảng từ 4-6 người để HS dễ dàng thực hiện các hoạt động học theo nhóm nhỏ. Bố trí những góc trưng bày nho nhỏ ở cuối lớp như góc thư viện, góc trò chơi, góc cây xanh, huy động HS tự cung cấp sản phẩm của mình để trang trí, bày biện cho các góc này, hoặc GV tìm cách liên hệ với các đơn vị trong trường như Đoàn thanh niên, thư viện trường để yêu cầu hỗ trợ về nguồn tài liệu. GV nên hỏi ý kiến của chính HS trong việc bài trí lớp học và tôn trọng nguyện vọng, sáng kiến, ý tưởng riêng của các em trong sự hài hòa với điều kiện và qui định của nhà trường. Một không gian lớp học sinh động, hấp dẫn sẽ làm cho HS yêu quí lớp của mình hơn và cảm thấy vui thích, phấn khởi mỗi khi đến trường.
- Kết hợp việc dạy học hàng ngày với các hoạt động “khởi động”, “thư giãn” nhỏ hoặc trò chơi đơn giản để tạo hứng thú học tập và tăng cường tinh thần đồng đội, tính hợp tác cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau cho HS. Một số thầy cô giáo chúng ta thường chỉ coi trọng chất lượng giờ giảng dạy trên lớp mà không chú ý nhiều đến những dạng hoạt động “xây dựng tinh thần nhóm” hoặc mang tính “khởi động”, “thư giãn”, giúp HS tạo cảm giác thỏai mái, hứng thú trước, trong, hoặc giữa các tiết học. Đó có thể là những trò chơi nho nhỏ, một vài động tác thể dục vui đơn giản, đôi ba câu đố vui/đố mẹo được GV hoặc chính HS đưa ra và chỉ cần 5-7 phút để thực hiện. Thời gian đầu, nếu HS chưa quen, GV chủ động chuẩn bị trước một số hoạt động để tổ chức cho HS. Sau đó, căn cứ vào năng lực của HS trong lớp, GV có thể cử ra một nhóm nhỏ HS (bao gồm thành viên đại diện của từng tổ trong lớp) chuyên phụ trách các hoạt động khởi động như vậy của lớp, và các thành viên của nhóm lần lượt thay nhau tổ chức hoạt động cho lớp.
Những dạng hoạt động này không chỉ giúp HS ‘tái tạo’ lại năng lượng cho việc học tập, mà còn có thể làm cho các em thêm gắn bó, đoàn kết, nâng cao tinh thần tập thể và kỹ năng hợp tác nhóm thông qua sự tương tác cá nhân để giải quyết nhiệm vụ mà các hoạt động đặt ra. Những hoạt động như vậy nếu được tổ chức thường xuyên chắc chắn sẽ giúp khích lệ tinh thần chung của tập thể lớp, góp phần tích cực vào việc kiến tạo một bầu không khí tâm lý thoải mái, an toàn, thân thiện cho lớp học. 
Quan tâm đến những khó khăn của học sinh
Nếu xem nhà trường giống như một ‘xã hội’ thu nhỏ, thì mỗi một tập thể lớp học có thể được xem như một ‘tập con’, một cộng đồng thành viên của xã hội lớn đó, và vì vậy mỗi lớp học cũng hàm chứa những vấn đề, những khó khăn, thách thức mà bất kỳ một cộng đồng nào có thể gặp phải trong quá trình tương tác giữa các cá nhân. Một trong những vấn đề đó là việc GV tìm cách quan tâm phát hiện và giúp HS giải quyết những khó khăn, trở ngại các em gặp phải trong suốt quá trình học tập của mình. Sự quan tâm sâu sắc đối với HS được đánh giá như một trong bốn yếu tố cốt lõi khắc họa nên chân dung một người giáo viên hiệu quả . Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh lớp học có sự đa dạng về văn hóa, bao gồm toàn bộ hoặc một số HS người DTTS với những điểm đặc thù về hoàn cảnh sống, thói quen, và khả năng nhận thức Trong mỗi lớp học, HS có thể gặp phải một hoặc nhiều loại khó khăn nhất định, như: hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế hoặc thiếu sự quan tâm về tinh thần của cha mẹ; các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc tình trạng thể chất nói chung (như khuyết tật, nói ngọng, nói lắp, chứng khó đọc, tự kỷ); khó khăn về khả năng học tập và nhận thức, khả năng giao tiếp với người khác; khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì; mâu thuẫn hoặc xung đột với cha mẹ, bạn bè; gia đình quá chăm chút, nuông chiều làm cho trẻ thiếu những kỹ năng sống cần thiết; gia đình tan vỡ, ly tán, 
Với riêng đối tượng HS người DTTS, một số khó khăn đặc thù có thể bao gồm: trở ngại trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, sự tự ti, mặc cảm tâm lý trong giao tiếp với bạn bè thuộc cộng đồng đa số, ảnh hưởng của một số phong tục, tập quán và thói quen nhất định của cộng đồng DTTS 
Việc GV phát hiện ra những trở ngại, khó khăn của HS trong lớp và hỗ trợ các em vượt qua chúng sẽ tạo cho HS có cảm giác được bảo vệ, chăm sóc và quan tâm, giúp các em có thêm nghị lực vượt khó. Bên cạnh đó, khi được GV chú ý đến những vấn đề khó khăn của mình, bản thân HS có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện. Đồng thời, GV cũng được HS thêm yêu mến, tin cậy để có thể sẵn lòng chia sẻ nhiều hơn những khó khăn, khúc mắc của mình trong cuộc sống hoặc học tập. 
Quan tâm đến khó khăn của HS còn góp phần giúp GV xây dựng và duy trì được một tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, nơi HS cảm thấy mình là một phần có ý nghĩa của cộng đồng lớp học và tích cực tham gia các hoạt động chung. Từ đó, từng bước hình thành, củng cố tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể cho HS. Điều này càng có ý nghĩa đối với nhóm thiểu số HS dân tộc thường hay mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp trong một tập thể có đông HS người Kinh hơn.
 Một số cách thức thực hiện việc quan tâm đến những khó khăn của học sinh
- Lập hồ sơ chi tiết của từng HS và thường xuyên cập nhật, bổ sung. Hồ sơ HS ở đây không chỉ thuần túy là một bản ‘trích ngang’ những thông tin về hoàn cảnh cá nhân, gia đình của HS như quan niệm truyền thống, mà còn bao gồm cả các sản phẩm trong quá trình học tập và hoạt động của HS như bài tập/bài thi các môn học, các bản thu hoạch, tranh vẽ sáng tác, bài thơ dự thi, bài báo tường, các nhận xét của những GV khác về HS, bằng chứng về việc khen thưởng/kỷ luật, v.v. Túi hồ sơ hoàn thiện của một HS chính là “cửa sổ để quan sát tư duy và quá trình học tập của HS”, mà GV thông qua đó có thể nhìn rõ hơn bức tranh sinh động, chân thực về các HS của mình bao gồm cả những thuận lợi, khó khăn mà em đó gặp phải trong học tập và cuộc sống.
Việc xây dựng, quản lý và cập nhật hồ sơ HS có thể hiệu quả hơn nếu GV huy động được sự tham gia của hội đồng tự quản lớp trong công việc này, vì hơn ai hết, HS hiểu rõ hoàn cảnh và một số khó khăn, trở ngại trong cuộc sống của bạn bè mình. Hội đồng tự quản lớp hoặc một số HS có trách nhiệm trong lớp học có thể cung cấp những nguồn thông tin xác thực, cập nhật nhất về hoàn cảnh, điều kiện, những thay đổi trong cuộc sống của các thành viên trong lớp, giúp GV hiểu rõ hơn về tập thể HS của mình và những khó khăn mà các em phải đối mặt. 
Dựa trên thông tin có được về từng HS, GV có thể đánh dấu những hồ sơ, trường hợp đặc biệt cần sự quan tâm riêng để có sự hỗ trợ sau này trong quá trình giảng dạy, tiếp cận em HS đó, hoặc tìm cách huy động sự trợ giúp từ bên ngoài, từ chính gia đình HS. Những công việc liên quan đến việc xây dựng, quản lý hồ sơ của từng HS như vậy thường tiêu tốn khá nhiều thời gian, nỗ lực của GV, song lại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu để giúp GV quản lý tốt tập thể lớp mình và quan tâm đến những khó khăn của các em một cách cụ thể, thiết thực. 
- Thiết lập và thường xuyên duy trì, cập nhật kênh thông tin liên lạc giữa GV và gia đình HS. Đây là nhiệm vụ hầu như đương nhiên đối với GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm, song không phải tất cả mọi GV đều ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc làm này. Mặt khác, do GV thường quá bận rộn với khối lượng công việc của mình nên lơ là hoặc coi nhẹ việc duy trì thông tin với gia đình mọi HS trong lớp. Thông thường, GV hay quan tâm đến một số trường hợp cần sự lưu ý nhiều hơn như HS học quá yếu, HS quá quậy phá, HS khuyết tật hay một số em khó khăn đặc biệt về kinh tế Song trên thực tế, khi đã giao phó những đứa con yêu quí của mình cho nhà trường, hầu hết mọi gia đình đều kỳ vọng sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của GV đối với con cái mình để các em ngày càng tiến bộ trong học vấn cũng như phát triển tính cách cá nhân. Vì vậy, trong điều kiện và khả năng của mình, GV nên chú ý để làm sao có thể thiết lập và duy trì một kênh thông tin thường xuyên, liên tục cập nhật tới gia đình của từng HS về những thay đổi, sự tiến bộ hay thụt lùi của các em về các mặt khác nhau mà GV quan sát, đánh giá hoặc cảm nhận được. Với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ ngày nay, không chỉ ở thành phố lớn mà một số vùng sâu, vùng xa cũng đã có thể liên lạc bằng internet hoặc tin nhắn điện thoại di động – GV cần tận dụng những tiến bộ này trong việc duy trì liên lạc với gia đình HS, bên cạnh những cách truyền thống như sổ liên lạc, thư gửi qua HS, Công việc này chắc chắn lấy của GV khá nhiều thời gian, công sức, song lại tạo được hiệu quả to lớn trong việc phối hợp giữa gia đình HS và GV, nhà trường nói chung. Mặt khác, thông qua mối quan hệ chặt chẽ với gia đình HS, GV cũng có thể phát hiện và góp phần cùng gia đình giải quyết những khó khăn, trở ngại của HS trong lớp, tạo được sự tin cậy lớn hơn đối với cả HS lẫn gia đình các em.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa GV với HS, từ đó biết và hiểu rõ hơn những khó khăn đặc thù của từng HS. Một số GV thường e ngại rằng việc duy trì mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa GV-HS có thể phần nào làm cho HS quên mất khoảng cách cần thiết giữa thầy và trò theo truyền thống lễ nghi phương Đông, hoặc khiến HS cảm thấy “nhờn” với thầy cô, từ đó khó khăn hơn trong giáo dục các em. Tuy nhiên, nếu GV có bản lĩnh, thực sự hiểu tâm sinh lý tuổi HS và có sự nhạy cảm nghề nghiệp cần thiết để cân bằng được mối quan hệ với HS thì nỗi lo ngại đó sẽ không thành hiện thực. 
- Tăng cường sự tham gia và ý thức trách nhiệm của hội đồng tự quản và tập thể HS để HS có ý thức tự quan tâm đến thành viên lớp mình và tìm cách hỗ trợ nhau. Trong một số trường hợp nhất định, HS tự giúp nhau sẽ hiệu quả và thiết thực nhất.
Giao trách nhiệm cụ thể cho Ban cán sự lớp trong việc tìm hiểu hoàn cảnh một số HS đặc biệt trong lớp để có hướng giúp đỡ hiệu quả. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần tế nhị, tránh gây tổn thương, mặc cảm đến em HS đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, GV cũng không thể phó mặc hoàn toàn việc này cho Ban cán sự lớp, mà cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc và giám sát công việc của các em để có những chỉ dẫn hoặc can thiệp kịp thời. 
- Chú trọng xây dựng và duy trì bầu không khí tập thể lớp học đoàn kết thân ái, luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Muốn vậy, trước hết bản thân GV phải làm gương tốt cho HS bằng cách luôn cư xử đúng mực với người khác, tận tình giúp đỡ người gặp khó khăn bất kể đó là đồng nghiệp, HS, hay những hoàn cảnh không may khác xung quanh mình. HS rất có ấn tượng với cách cư xử, lối sống hàng ngày của GV, do vậy một gương GV nhân ái, luôn biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh sẽ là bài học ‘sống’ giá trị nhất để tác động tới các em. Mặt khác, GV có thể phối hợp với Đoàn thanh niên và Ban cán sự lớp để phát động những phong trào, hoạt động tương thân tương ái trong lớp, trường hoặc có phạm vi rộng hơn nhà trường như: thu gom và trao đổi đồ dùng học tập, quần áo cũ; tiết kiệm tiền ‘bỏ ống’ cho các bạn khó khăn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà định kì những gia đình có hoàn cảnh éo le, bất hạnh; tham gia hoặc khởi xướng các hoạt động phục vụ lợi ích cộng đồng như trồng cây, giúp đỡ người già, người neo đơn, giúp nạn nhân chất độc da cam, lao động công ích trong các công trình công cộng,
Thông qua các hoạt động thiện nguyện trợ giúp những người khó khăn trong lớp, trường của mình cũng như ngoài xã hội như vậy, HS sẽ phát triển được những nét tính cách nhân ái, bao dung, biết quan tâm giúp đỡ người khác. Đồng thời, việc cùng nhau tổ chức hoạt động tập thể còn giúp các em tăng cường tinh thần đồng đội, hợp tác hiệu quả - những yếu tố quan trọng giúp xây dựng một tập thể lớp thân ái, đoàn kết.
- Trang bị cho HS, và Hội đồng tự quản lớp những kỹ năng sống quan trọng để biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp và quan tâm đến người khác, như các kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác, thương lượng, làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lãnh đạo nhóm... Để làm được điều đó, trước hết GV cũng phải có hiểu biết, tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng này, hoặc phải tham gia vào những khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng sống, sau đó biết cách tổ chức các hoạt động cụ thể để huấn luyện lại cho HS.
- Tổ chức những hoạt động nhóm nhỏ theo các chủ đề mà HS quan tâm (hoặc theo sở trường của từng HS) để giúp HS gắn bó hơn với nhau và với tập thể lớp. Ví dụ: nhóm Thể thao, nhóm Văn thơ, nhóm Hội họa, nhóm Anh ngữ, nhóm Tin học, nhóm Kỹ năng sống, nhóm Điện ảnh, v.v. Trong mỗi nhóm, GV lựa chọn một hoặc một số HS có khả năng nhất về lĩnh vực đó làm người hướng dẫn hoặc tổ chức chính, giúp nhóm đề xuất các hoạt động chung và chia sẻ với cả lớp. Thông qua những hoạt động nhóm nhỏ như vậy, bản thân HS có điều kiện hiểu rõ hơn về tính cách, hoàn cảnh, những thuận lợi, khó khăn của nhau, và GV cũng sẽ nắm được nhiều thông tin hơn về HS của mình.
- Tích cực tìm kiếm những cách thức tác động, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần giải quyết những khó khăn của HS. Đôi khi những vấn đề, khó khăn mà HS gặp phải trong học tập, đời sống vượt quá khả năng giải quyết, xử lý của GV, ví dụ HS có những cú sốc nặng nề về tinh thần, tình cảm phải cần tới sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn của chuyên gia tâm lý, HS có khả năng học tập tốt nhưng gia đình gặp khó khăn về kinh tế có thể sẽ phải bỏ học giữa chừng nếu không được trợ giúp chi phí học tập, v.v. Với những trường hợp như vậy, GV không chỉ cần phát hiện được khó khăn của HS mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối để tác động, liên kết với các lực lượng, cá nhân trong và ngoài nhà trường có thể cung cấp sự trợ giúp tới HS.
3.2.4. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà
Tạo cơ hội giúp các em học sinh biết được các biểu hiện về tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, và trường lớp, biết thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm và quý mến, trân trọng những bạn có tinh thần trách nhiệm là một việc làm có ý nghĩa lớn lao. Cha ông ta có câu “Học thầy không tày học bạn”, thông qua những việc làm cụ thể khi chia sẻ trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong học tập các em có thể học được nhiều điều từ bạn bè. 
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học lại càng cần có sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập ở lớp, ở nhà. Những bài tập có tính hợp tác cao mà các thầy cô giáo giao cho các em thực hiện rất cần sự giúp đỡ của các bạn học sinh có học lực khá với các bạn học sinh có học lực trung bình, yếu. 
Đối với học sinh DTTS thì lại càng có rất nhiều việc cần chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà. Đó là sự giúp đỡ nhau trong cuộc sống như cùng nhau chia sẻ sách vở, tài liệu, cùng nhau đi rừng lấy củi về nấu ăn, cùng thổi cơm hay rửa bát, cùng làm các bài tập, ... 
Tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến
Học nhóm là một phần quan trọng để tạo ra một lớp học hiệu quả. Tuy nhiên, đây không chỉ là học sinh “làm việc cùng nhau” đơn thuần mà là cùng hợp tác học tập dưới hình thức học nhóm. Mục tiêu chính yếu của học nhóm là giúp học sinh chủ động học tập để đạt được một mục tiêu học tập chung. Việc tạo nhóm học tập như vậy cho phép học sinh làm việc cùng nhau để tối ưu hóa việc học tập của mình và của các bạn khác trong nhóm. 
Thông qua việc học nhóm người học có thể được: 
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tạo cảm giác thoải mái cho người học: Xuyên suốt quá trình học nhóm là các hoạt động học tập mang tính hợp tác. Khi học theo nhóm, người học cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng như lúc học một mình. Các em nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của những người trong nhóm nên sẽ trở nên tự tin hơn và vì thế, việc học của các em sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 
- Phát triển kỹ năng giao tiếp: Bên cạnh việc đạt được mục tiêu học tập là phát triển kỹ năng ngôn ngữ, người học tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm còn có điều kiện để phát triển kỹ năng giao tiếp. Các em sẽ học được cách trình bày và bảo vệ quan điểm của mình, biết cách thuyết phục và thương lượng trong việc giải quyết vấn đề. Các em trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn trong giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của các em vì thế mà ngày càng được hoàn thiện đáng kể. 
- Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng giải quyết vấn đề: Trong khi học nhóm, người học phải tham gia vào các hoạt động như thuyết trình, thảo luận, tranh luận, giải quyết vấn đề,... Các hoạt động này đòi hỏi người học phải sáng tạo, lôgic, linh hoạt và nhạy bén. Người học còn phải đánh giá các hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_145_2943_2010866.doc