Về giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ”.
+ Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi dạy và học tuyến kiến thức : “Giải toán có lời văn” ở lớp Một: Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy hiệu quả, đôi khi giáo viên giảng cho học sinh lớp Một đã diễn đạt như với các lớp trên làm học sinh khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức trong việc giải các bài toán có lời văn. Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy tuyến kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp Một còn thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học. Khả năng kiên trì của học sinh lớp Một trong quá trình học nói chung cũng như học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Vấn đề nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” ở lớp Một hiện nay là một vấn đề nan giải mà đa số giáo viên và nhà trường quan tâm. Để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn phải có kế hoạch cụ thể cho đội ngũ giáo viên thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, sáng tạo của học sinh nhiệm vụ đặt ra chúng ta phải đưa ra phương pháp dạy hiệu quả nhất.
ượng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy “giải toán có lời văn”. Về cha mẹ học sinh: Một số phụ huynh chỉ quan tâm dấu hiệu bên ngoài của việc học tập đó là chỉ cần biết tính toán là được. Bên cạnh đó phần đa hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn do đó cha mẹ hầu như chỉ chăm lo làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và giúp đỡ các em tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn trong học tập khiến các em bỡ ngỡ khi làm bài, đặc biệt là giải toán có lời văn dẫn đến sự chán nản, thiếu tự tin, từ đó tạo nên những lỗ hổng kiến thức trong học tập của các em. Bên cạnh những thành công mà đồng nghiệp tôi đã thực hiện được thì không ít mặt hạn chế và tồn tại cần được khắc phục. Chính vì vậy tôi đã xây dựng sáng kiến riêng cho bản thân mình nhằm sử dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn”. 2.3. Những mặt mạnh, mặt yếu a. Mặt mạnh Khi thực hiện đề tài này được sự ủng hộ và động viên của Lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh và đa số giáo viên trong tổ khối I nhằm mang đến cho cả giáo viên và học sinh kết quả cao nhất. b. Mặt yếu Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế. Tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra. 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động + Nguyên nhân từ phía HS: Về học sinh: Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì tuyến kiến thức “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì học sinh lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học. + Nguyên nhân từ phía giáo viên: Về giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ”. + Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi dạy và học tuyến kiến thức : “Giải toán có lời văn” ở lớp Một: Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy hiệu quả, đôi khi giáo viên giảng cho học sinh lớp Một đã diễn đạt như với các lớp trên làm học sinh khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức trong việc giải các bài toán có lời văn. Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy tuyến kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp Một còn thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học. Khả năng kiên trì của học sinh lớp Một trong quá trình học nói chung cũng như học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Vấn đề nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” ở lớp Một hiện nay là một vấn đề nan giải mà đa số giáo viên và nhà trường quan tâm. Để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn phải có kế hoạch cụ thể cho đội ngũ giáo viên thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, sáng tạo của học sinh nhiệm vụ đặt ra chúng ta phải đưa ra phương pháp dạy hiệu quả nhất. Một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” ở lớp Một là việc tăng cường động viên các em học sinh luyện tập thực hành giải toán có lời văn mọi lúc mọi nơi. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thì việc Tăng cường sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh càng không thể thiếu trong mỗi bài dạy, tiết dạy học toán. Thường xuyên đánh giá để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giải toán có lời văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Việc thường xuyên đánh giá nhằm phát huy năng lực của từng học sinh, và kịp thời động viện khích lệ tinh thần học tập của các em. Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường- Xã hội cũng là vấn đề lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp: Chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh lớp Một trong hai năm qua đã có những chuyển biến đi lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức chất lượng tối thiểu theo quy định của trường, ngành Giáo dục đề ra. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh lớp Một trường Tiểu học Ea Bông trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt chất lượng tối thiểu, mục tiêu chính của tôi như sau: 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp - Nắm bắt nội dung chương trình Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng Toán tiểu học, và đặc biệt là toán lớp Một thì ai mà chả dạy được. Đôi khi chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy. Qua dự giờ một số đồng chí giáo viên tôi nhận thấy giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức của bài ấy, còn các kiến thức cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. Người ta thường nói “Biết 10 dạy 1” chứ không thể “Biết 1 dạy 1” vì kết quả thu được sẽ không còn là 1 nữa. - Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp Một theo từng mức độ. Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả : Ví dụ: Bài 5 trang 46 a) 1 2 = 3 Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 1 + 2 = 3 b) Đến câu này nâng dần mức độ học sinh nhìn vào hình vẽ để hình dung số quả bóng và phải đặt được các số để thành phép tính và kết quả + = Kết quả đạt được là: 1 + 2 = 3 Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ bài 4 trang 77 diễn đạt theo 2 cách . Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp, tất cả là 9 hộp. 8 + 1 = 9 Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp, tất cả là 9 hộp. 1 + 8 = 9 Tương tự câu b : Có 7 bạn và 2 bạn đang đi tới. Tất cả là 9 bạn. Cách 1: 7 + 2 = 9 Cách 2: 2 + 7 = 9 Giáo viên hướng dẫn để các em biết được hướng đi của hình mũi tên thì học sinh phải làm phép tính gì? Đến bài 3 trang 85 Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả. 10 - 2 = 8 Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt trình bày miệng ghi đúng phép tính. Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh. Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời: Bài 3 trang 87 B, Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng Còn :.... quả bóng? 10 - 3 = 7 Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện (tiết 81- bài toán có lời văn). Tư duy học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của học sinh. Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi, phần cho biết gồm có 2 yếu tố. Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.( Bài toán- trang 117) Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải bài toán có lời văn. Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số. Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải ài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Giáo viên chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. Ở lớp Một, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với một phép tính cộng hoặc trừ, mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể. GV dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau: + Đọc và tìm hiểu đề bài. +Tìm đường lối giải bài toán. + Trình bày bài giải + Kiểm tra lại bài giải. - Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như " thêm, và, tất cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại, ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn. Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại " Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ : Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi: + Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (Dưới ao có 5 con vịt) + Trên bờ có mấy con vịt? (Trên bờ có 4 con vịt) + Trên bờ và dưới ao có tất cả mấy con vịt? (Có tất cả 9 con vịt) Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán. Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán: Cách 1: Tóm tắt bằng lời: Ví dụ 1: Lan có : 3 quyển vở Vy có : 2 quyển vở Cả hai bạn có: ... quyển vở? Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Ví dụ 2: Bài 2 trang 123 A 5 cm B 3 cm C ? cm Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật: Ví dụ 3 : Có : Thêm : Có tất cả :.....con thỏ? Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng. Với cách viết thẳng theo cột như: 14 quyển và 26 quả 12 quyển 33 quả ... quyển ? ... quả? Kiểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải. Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) học sinh đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu. Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Chẳng hạn: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? - Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà) - Mẹ mua thêm bao nhiêu con gà nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà) - Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?) Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm phép tính gì? (tính cộng) Bao nhiêu cộng bao nhiêu? (5 + 4); 5 + 4 bằng bao nhiêu? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta viết "con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà). Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Có thể dùng một trong các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu lời giải: Nhà An có tất cả... là: Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:" Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh viết câu lời giải: "Nhà An có tất cả là:" Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?" để học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả số con gà là: 5 + 4 = 9 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà An có tất cả là" v.v... Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc học sinh nhất nhất phải viết theo một kiểu. Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau: Bài giải Số gà nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số : 9 con gà Nếu lời giải ghi: "Số gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = 9 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ "gà"). Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ "con gà" lại được đặt trong dấu ngoặc đơn? “Con gà” là giá trị của đơn vị chung cho cả ba chữ số trong một phép tính. Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) chứ 5 + 4 không thể bằng 9 con gà được. Do đó, nếu viết:"5 + 4 = 9 con gà" là sai. Nói cách khác, nếu vẫn muốn được kết quả là 9 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng: "5 con gà + 4 con gà = 9 con gà". Song cách viết phép tính với các đơn vị đầy đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau: 5 con gà + 4 = 9 con gà 5 + 4 con gà = 9 con gà 5 con gà + 4 con gà = 9 Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ được viết 5 + 4 = 9 thôi. Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Có thể hiểu rằng chữ "con gà” viết trong dấu ngoặc đơn ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 9. Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là một cách viết phù hợp. Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác. Khi giải bài toán có lời văn giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp. Ví dụ, có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,... Giáo viên hãy cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn. Ví dụ, với phép tính 3 + 2 = 5.Có thể có các bài toán sau: - Bạn Hà có 3 chiếc kẹo, chị An cho Hà 2 chiếc nữa. Hỏi bạn Hà có mấy chiếc kẹo? - Nhà Nam có 3 con gà mẹ Nam mua thêm 2 con gà. Hỏi nhà Nam có tất cả mấy con gà? Có nhiều đề bài toán học sinh có thể nêu được từ một phép tính. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn. * Tìm ra điểm yếu của học sinh: Học sinh biết giải toán có lời văn nhưng kết quả chưa cao. Số học sinh viết đúng câu lời giải đạt tỷ lệ thấp. Lời giải của bài toán chưa sát với câu hỏi của bài toán. * Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm: Trong phạm vi 27 tiết dạy từ tiết 81 đến tiết 108 tôi đặc biệt chú ý vào 1 số tiết chính sau đây: Tiết 81: Bài toán có lời văn (trang 115) Có ...bạn, có thêm ... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Điền vào chỗ chấm số 1 và số 3. Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài có lời văn gồm 2 phần: - Thông tin đã biết gồm 2 yếu tố. - Câu hỏi ( thông tin cần tìm ) Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài tập ở trang116: Có 1 con gà mẹ và 7con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh hoàn thành bài toán 4 trang 116: Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Tiết 82: Giải toán có lời văn. ( trang 117) Giáo viên nêu bài toán . Học sinh đọc bài toán - Đây là bài toán gì? Bài toán có lời văn. - Thông tin cho biết là gì ? Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà. - Câu hỏi là gì ? Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu Tóm tắt Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả : ... con gà? GV đưa ra cách giải bài toán mẫu: Bài giải Nhà An có tất cả số con gà là: 5 + 4 = 9 (con gà ) Đáp số: 9 con gà Bài 1 trang 117: Học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài- điền vào tóm tắt và giải bài toán. Tóm tắt: An có : 4 quả bóng Bình có : 3 quả bóng Cả hai bạn có :....quả bóng? Bài giải Cả hai bạn có số quả bóng là hoặc Số quả bóng h
Tài liệu đính kèm: