Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu.
a. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng đội về thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 và 2015– 2016.
Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh về Nghi thức Đội sửa đổi.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp tra cứu tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm
Phương pháp toạ đàm trao đổi.
Kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Kiểm chứng sự đúng đắn và tính khả thi của quy trình đã đề xuất.
oặc từng dân tộc ở các vùng miền khác nhau. Chuyên hiệu Nghi thức Đội : Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ. Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong đó nổi bật là giáo dục ý thức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và thống nhất của tổ chức Đội. Kinh nghiệm này tập trung vào việc nâng cao chất lượng chuyên hiệu Nghi thức Đội bao gồm: 7 yêu cầu của người đội viên, đội hình đội ngũ, nghi lễ, phần hội (múa hát). 2. Thực trạng Trong năm vừa qua Liên đội đã được kết quả nhất định, làm cho công tác Đội - Sao trong trường học ngày càng sôi nổi hơn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đến lớp, đến trường. Anh chị Phụ trách Đội được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ công tác đội như : Múa, hát sân trường; hồ sơ sổ sách; nghi thức, nghi lễ.... Tham gia tốt các phong trào văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao do Liên đội đề ra. Nhìn chung các em học sinh đều hứng thú khi tham gia vào các hoạt động của Đội. Bên cạnh những tiến bộ trong học tập của học sinh - kết quả giảng dạy của giáo viên - vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục như các hiện tượng sai trái trong nền nếp, thiếu động cơ thi đua học tập, chưa thật thà khiêm tốn, thiếu tinh thần đoàn kếtdù được nhà trường nhắc nhở nhiều lần. Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện thì đã gặp phải một số vướng mắc hay hạn chế, làm cho chất lượng chương trình không được đảm bảo hoặc không đảm bảo được mục đích của các chương trình đã đề ra. Trước khi thực hiện sáng kiến: Hiểu biết và kĩ năng thực hành Nghi thức Đội sửa đổi của học sinh còn kém và yếu. Biểu hiện cụ thể như sau: Tiến hành điều tra như sau: Bài kiểm tra nhận thức chung: Phiếu Điều Tra Học Sinh Về Việc Tham Gia Các Hoạt Động Đội TNTP Hồ Chí Minh Câu Hỏi Gợi Ý Trả Lời 1. Em thấy chương trình rèn luyện đội viên có quan trọng với bản thân em không? Có Không 2. Em thích tham gia vào các hoạt động Đội không? Có Không 3. Em không nhận xét gì về hoạt động Đội trường mình (hạn chế)? A.Không phù hợp với lứa tuổi B. Không hấp dẫn C.lí do khác 4. Em gặp những khó khăn gì khi tham gia vào các hoạt động Đội nói chung? (tự bộc lộ). .. 5. Em có đê xuất gì với cô tổng phụ trách Đội về việc thực hiện các chương trình rèn luyện đội viên và thực hiện tập luyện, thi nghi thức Đội hàng năm ? .. .. . Bài kiểm tra kiến thức chuyên môn (về Nghi thức Đội sửa đổi) Bài Kiểm Tra Việc Thực Hiện Chuyên Hiệu Nghi Thức Đội (Khoanh tròn vào ô đúng nhất) 1) Theo nghi thức Đội Thiếu Niên Tiền Phong, có bao nhiêu yêu cầu đối với đội viên 6 yêu cầu c. 8 yêu cầu 7 yêu cầu d. 9 yêu cầu 2)Trong đội hình hàng dọc, người chỉ huy ra hiệu bằng: Tay trái c. Cả a, b đều đúng Tay phải d. Cả a, b đều sai 3) Khi đang chạy đều, nếu có lệnh đứng lại thì: a. Đội hình chạy chậm dần thêm 2 bước b. Đội hình chạy chậm dần thêm 3 bước. c. Đội hình chạy chậm dần thêm 4 bước. d. Đội hình chạy chậm dần thêm 5 bước. 4) Khẩu hiệu Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh: a. Vì lý tưởng của Bác Hồ vì đại. Hãy sẵn sàng! b. Vì Chủ nghĩa Cộng sản. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng! c. Vì tổ quốc ã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng! d. Vì danh dự Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Hãy sẵn sàng! 5) Động tác chào trong nghi thức Đội được sử dụng trong: a. Báo cáo c. Các nghi lễ hoạt động của Đội b. Chào cờ d. a và b đúng 6) Đội hình chữ U trong nghi thức Đội dùng để: a. Nghỉ giải lao c. Sinh hoạt trò chơi b. Đốt lửa trại d. Thực hiện các nghi lễ của Đội 7) Khi nghe lệnh tập hợp đội hình sẽ triển khai về: a. Bên trái của chỉ huy c. Hai phía của chỉ huy b. Bên phải của chỉ huy d. Phía đằng sau của chỉ huy 8) Khi chỉnh đốn đội ngũ hàng dọc, hàng ngang, chữ U, cự ly rộng giữa 2 đội viên cùng phân đội bằng: a. Một cánh tay trái c. Một cánh tay phải b. Một khuỷu tay trái d. Một khuỷu tay phải 9) Khi có nhiều đội trống cùng đánh, bắt nhịp cho tất cả là: a. Một trống cái trong các đội c. Một người hô b. Một người có gậy điều khiển. d. Cả a, b, c đều đúng 10)Tên bài hát được chọn làm Đội ca của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là: a. Hành khúc Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh c. Tiến quân ca b. Cùng nhau ta đi lên d. Em là mầm non của Đảng Ngoài ra tiến hành phỏng vấn, điều tra những tâm tư nguyện vọng của các em đội viên để nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra những hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tổng kết kết quả điều tra kết quả như sau: Phiếu 1 70% đội viên cho rằng chương trình rèn luyện đội viên là quan trọng. 70% đội viên thích tham gia vào các hoạt động do Đội thiếu niên tổ chức. 20% đội viên cho rằng một số hoạt động không phù hợp với lứa tuổi. 18% đội viên cho rằng các chương trình không hấp dẫn khi tham gia. 15% đội viên cho rằng một số nguyên nhân khác làm em không thích như: chương trình dài quá, một số phần không hay, thường lặp đi lặp lại, nhàm chán, chất lượng chưa cao Các em có đề xuất là: nên tổ chức các chương trình thường xuyên, các thầy cô giáo cần cho những em học lực trung bình, yếu tham gia nhiều hơn nữa, rất mong được công nhận thêm nhiều chuyên hiệu bổ ích khác nữa. 90% đội viên mong các hoạt động Đội gắn liền với các hoạt động học tập của các em. Phiếu 2 Điểm dưới Trung bình: 25% Điểm từ 5 – 7: 35% Điểm 8 – 9: 30% Điểm 10: 10% Nhìn chung các em đều nhiệt tình tham gia các hoạt động Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, bạn bè. Đều mong muốn tổ chức các chương trình rèn luyện đội viên để các em có điều kiện tham gia hơn nữa, và được công nhận và hoàn thành các chuyên hiệu đội viên. Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. a. Hạn chế Kiến thức về Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh còn hạn chế, các em chưa được tham gia nhiều vào các hoạt động. Điều kiện gia đình cũng gây khó khăn cho các em khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp khi các em phải phụ giúp gia đình công việc nhà. Liên đội chưa đa dạng các hình thức tổ chức cho các em. Một số chương trình còn dài, chưa hiệu quả, nội dung chưa phù hợp, tổ chức chưa hay với các em. Đối với công tác tổ chức: nhìn chung vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng thật. Việc triển khai các chuyên hiệu đôi khi còn mờ nhạt. Kiến thức về Nghi thức đội của học sinh còn yếu, chưa hiểu rõ các kĩ năng của người đội viên. b. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thực trạng đó : Nguyên nhân chủ quan : Giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đúng về hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, do đó chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này, giáo viên bộ môn chọn cách thức tổ chức hợp với từng nội dung sinh hoạt để thu hút học sinh. Đa số giáo viên không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đội trong trường sư phạm nên hiệu quả của việc quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế. Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể của đa số học sinh còn yếu kém, sĩ số học sinh trên lớp của nhà trường đông, gây quá tải cho hoạt động. Cơ sở vật chất chỉ ưu tiên cho dạy trên lớp, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nguyên nhân khách quan : Cơ chế thi cử còn nặng nề, sự kỳ vọng của cha mẹ vào việc học tập của con em nên cha mẹ quan tâm đầu tư vào học các môn để thi Đại học, Cao đẳng sau này, xem nhẹ các môn tự chọn, các hoạt động tập thể. Do việc tổ chức còn chưa có kinh nghiệm từ việc lên chương trình, phân công, tổ chức thực hiện chưa có sự đồng bộ và thống nhất; mặt khác thời gian tổ chức còn dài; chương trình chưa hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia. Còn chưa có kinh nghiệm tổ chức, ít được giao lưu học hỏi, ít quan tâm tới chương trình này. Việc nghi thức Đội sửa đổi liên tục khiến việc cập nhật cũng khó khăn đối với các em học sinh trong liên đội. Trong những năm đầu Tổng phụ trách làm việc chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu và làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đội đặc biệt là Đội nghi thức – Nghi lễ. Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội chưa nhận thấy tầm quan trọng của mô hình này. Các giáo viên chủ nhiệm là Phụ trách các chi đội chưa vào cuộc trong công tác Đội, thiếu nhiệt tình trong hoạt động chung. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đẫn đến hiệu quả công việc của việc thực hiện chuyên hiệu nghi thức Đội còn thấp nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là nhận thức về tầm quan trọng trong công tác Đội. Chính và vậy yếu tố tiên quyết là người Tổng phụ trách phải nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội, phải thật sự say mê phong trào, gắn bó với các em đội viên, với hoạt động đội nhà trường thì những hoạt động đội mới đi vào chiều sâu. Tổ chức đội mới thực sự vững mạnh. 3.Giải pháp, biện pháp Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tăng cường nâng cao bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên Tổng phụ trách đội và anh chị phụ trách về việc xây dựng các hoạt động hoạt động đội. Bồi dưỡng nhiều kỹ năng hay và bổ ích cho người phụ trách. Tạo không khí vui tươi cởi mở giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh. Nâng cao được chất lượng hoạt động đội và công tác sinh hoạt sao nhi trong nhà trường. Thực hiện tốt việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả quá trình tiến hành các hoạt động Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện kinh nghiệm này thành công, bản thân tôi đã thực hiện theo các nội dung sau: b.1. Biện pháp 1: Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch thiết kế một hoạt động Đội hợp lí, phù hợp, khoa học : Các bước thiết kế hoạt động có thể thực hiện như sau : Thi Nghi thức Đội Cách thực hiện Bước 1: Công tác chuẩn bị Người tổng phụ trách cần tìm hiểu và nghiên cứu những chỉ thị và những chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường (do Ban Giám Hiệu nhà trường lập kế hoạch từ đầu năm học); nắm bắt những nhu cầu nguyện vọng của các em thiếu nhi những bài học kinh nghiệm đã thiết kế và thi công để chọn loại hình hoạt động cho phù hợp. Ví dụ: - Căn cứ vào công văn số 161 CT/ HĐĐ về “ Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2016 - 2017” của Hội đồng đội huyện Krông Ana ngày 10 tháng 09 năm 2016; Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2016 - 2017 của Liên đội; Căn cứ vào kế hoạch năm học 2016 – 2017 của trường TH Nguyễn Văn Trỗi. Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn vị và địa phương để thiết kế các hoạt động Thông thường việc triển khai các chuyên hiệu thường diễn ra theo các chủ điểm thi đua của từng tháng mà người tổng phụ trách đã lên kế hoạch từ trước. Chọn đội ngũ cán bộ phụ trách, cán bộ Đội có năng lực phụ trách các nội dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự kiến thời gian, thời điểm thích hợp. Nên mua sắm các trang thiết bị khi mà cần dùng cho nhiều hoạt động của nhiều chương trình khác nhau. Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đây là một khâu rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thành công hay không của việc thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên và chuyên hiệu Nghi thức Đội. Phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao. Nội dung các hoạt động cần được chia thành các công việc cụ thể và thời gian dự kiến. Ví dụ: Hội thi Nghi thức Đội của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Nội dung công việc Thời gian dự kiến Lễ diễu hành 20 phút Lễ chào cờ 5 phút Lễ duyệt đội 10 phút Thi nghi thức các chi đội 45 phút Tổng kết trao giải, công nhận chuyên hiệu 20 phút Tổng kết, rút kinh nghiệm 15 phút Tổng thời gian Ngoại khoá 2 tiếng Phân công công việc Nội dung công việc Phân công Ghi chú Văn nghệ HS đ/c ............ (4 tiết mục) Trang trí khánh tiết đ/c ................... BGK đ/c ................... ... ... ... Xác định những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến trình công việc gắn với thời điểm cụ thể của hoạt động dó. Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt của các chương trình. Chương trình kế hoạch hoạt động phải được lập một cách khoa học, chi tiết đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi, sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác dụng giáo dục. Bước 3: Chỉ đạo thực hiện Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung chương trình kế hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận động thực hiện. Trong quá trình thực hiện thì trưởng ban (thường là Tổng phụ trách Đội) phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để phối hợp thực hiện. Lưu ý là phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung và chương trình hoạt động trong thiết kế. Tuy nhiên cũng có thể có phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điểu chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình. Người tổ chức cần có các phương án dự phòng. Tổng phụ trách phải thường xuyên hội ý Ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nội dung và chương trình đề ra. Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả Sau khi một chương trình kết thúc cần phải có buổi họp bàn rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả, xem xét nghiêm túc những mặt mạnh và mặt yếu của công tác tổ chức, của các đội tham gia thi, của khâu chuẩn bị, tiến hành Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả cũng là để kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng những Đội xuất sắc. Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng. để rút kinh nghiệm cho những chương trình tiếp theo, tạo được khí thế của các chi đội và các cá nhân đội viên. b.2. Biện pháp 2: Áp dụng kiểu thiết kế chương trình Hội thi Với kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, theo tôi cách thiết kế Hội thi Nghi thức Đội dưới đây là khoa học và hợp lí nhất, mang lại hiệu quả cao nhất: Ưu điểm: Tiến trình phù hợp, đảm bảo thời gian, lôgic giữa các phần. HS dễ tiếp thu, ban tổ chức cũng dễ dàng theo dõi quán xuyến Hội thi. b3. Biện pháp 3: Phương pháp công nhận chuyên hiệu sau khi hoàn thành Hội thi: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình rèn luyện đội viên, cụ thể là việc tiến hành công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội, bản thân tôi qua quá trình thực hiện đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau: Cách thực hiện Một số quy định chung: Việc tổ chức thực hiện và rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên phải làm thường xuyên, đội viên phải tự rèn luyện hàng ngày, luôn phải vươn cao hơn yêu cầu của lứa tuổi, chi đội, liên đội và các anh chị phụ trách phải tổ chức các lớp huấn luyện, hướng dẫn cụ thể những nội dung của từng chương trình. Hiện nay Hội đồng Đội Trung Ương đã ban hành 13 loại chuyên hiệu và các loại giấy chứng nhận để đội viên và thiếu nhi phấn đấu thực hiện hàng năm. Các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận đạt 13 loại chuyên hiệu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên theo lứa tuổi: Chương trình Măng non (cho lứa tuổi từ 9 đến 11) Chương trình Sẵn sàng (cho lứa tuổi từ 11 đến 13) Chương trình Trưởng thành (cho lứa tuổi từ 13 đến 15) Một số Biện pháp tiến hành triển khai kiểm tra và công nhận, giúp nâng cao chất lượng chuyên hiệu Nghi thức Đội Quy mô tổ chức kiểm tra công nhận là chi đội, liên đội, tiến hành kiểm tra thứ tự từng chi đội, cần sáng tạo các hình thức kiểm tra, đặc biệt là phải gắn với các hoạt động của Đội trong năm học như thi đua nhân ngày 20/11; Tháng Thanh niên; hội trại Cháu ngoan Bác Hồ, ngày thành lập Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh... Sáng tạo các hình thức công nhận như: Gắn hoa vào bảng công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội sau khi kết thúc Hội thi Công bố danh sách đạt chuyên hiệu trên hệ thống loa phóng thanh, bảng tin Đội để tạo điều kiện phấn khởi cho đội viên phấn đấu. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để công nhận chuyên hiệu cho các em như: Hội phụ huynh (giúp đỡ vật chất); Công đoàn ( con người, chỉ đạo, tư vấn); đoàn thanh niên (Công tác tổ chức, văn nghệ, quản lí học sinh)... Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải mang tính giáo dục cao dù tổ chức ở hình thức nào, quy mô nào, địa điểm nào. Tránh tình trạng ganh đua để tạo cho các em niềm phấn khởi, hứng thú thực hiện các chuyên hiệu tiếp theo. Việc tổ chức phải giúp cho các em có điều kiện học tập rèn luyện từng loại chuyên hiệu theo từng đợt, tránh việc theo ý muốn của tổng phụ trách, hoặc chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng của các chương trình. Sổ sách theo dõi chương trình rèn luyện đội viên phải đảm bảo, rõ ràng, minh bạch. Tạo niềm tin cho các em và làm các em phấn đấu hoàn thành các chuyên hiệu tiếp theo với kết quả cao: đồng chí Tổng phụ trách phải yêu cầu mỗi đội viên có một cuốn sổ theo dõi chương trình rèn luyện đội viên của các em, trong đó các em theo dõi mình đã hoàn thành bao nhiêu chuyên hiệu, xếp loại như thế nào -> các em có hứng thú khi tham gia. Ví dụ: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, các em đều có sổ theo dõi của từng em, của chi đội và của liên đội. Lồng ghép vào các chương trình lớn của trường, của ngành Giáo dục, của địa phương. Ví dụ như qua Ngày hội Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn, Liên đội sẽ tổ chức công nhận cho những đội viên chuyên hiệu nghi thức Đội. Trong công tác chỉ đạo và tổ chức kiểm tra nhất thiết phải gắn với công tác thi đua công nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, công nhận chi đội vững mạnh, hoặc các thành tích khác cuối năm học. Nếu có thể, có điều kiện tổ chức và phong trào tốt, liên đội có thể tạm thời ban hành các chuyên hiệu riêng cho các em phấn đấu rèn luyện: Việc công nhận chuyên hiệu phải diễn ra trang trọng, nghiêm túc; tốt nhất là ngay sau khi chương trình diễn ra và công bố kết quả hoặc lựa thời điểm vào các giờ chào cờ đầu tuần. Tổng phụ trách chuẩn bị các bảng biểu, bông hoa khác màu để các em gắn vào, Hoa vàng: loại trung bình, hoa đỏ: loại khá, hoa xanh: loại một. sau khi công nhận xong, nên treo tẩm bảng công nhận tại vị trí trang trọng. Tổng phụ trách cần nắm vững các tiêu chí xếp loại chuyên hiệu Nghi thức Đội. Đối với liên đội Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi có tiêu chí cụ thể như sau: Chuyên hiệu : “Nghi Thức Đội Viên” Hạng ba : - Biết hát đúng Quốc ca, Đội ca. - Biết và hiểu rõ khẩu hiệu Đội. - Thực hiện các yêu cầu về nghi thức Đội. - Biết 2 bài trống nghi thức Đội : Chào cờ, hành tiến. - Tham gia hướng dẫn Sao nhi đồng hoạt động. Hướng dẫn giúp các đội viên bậc dưới thực hiện chương trình rèn luyện đội viên. Lập Bảng công nhận Chuyên hiệu rèn luyện đội viên sẵn sàng Chuyên hiệu nghi thức Đội : Khi kết thúc Hội thi, cần có bảng công nhận công khai, rõ ràng, minh bạch, tránh ganh đua giữa các chi đội và đội viên trong việc xếp loại, Tôi đã thực hiện như bảng sau: Stt Họ Và Tên Chi Đội Xếp Loại Loại I Loại II Loại III 1 Nguyễn Văn A 4C * Trần Thị B 5B * ... ... ... ... ... ... Sau khi công nhận, đội phát thanh măng non, tuyên truyền măng non cũng nên công bố danh sách các đội viên được công nhận bằng loa phát thanh để cho các em cảm thấy tự hào, vinh dự và khích lệ các em khác. b.4. Biện pháp 4 : Ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với Hội thi. Để đáp ứng tình hình mới trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, Các hội thi Nghi thức Đội nên đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình công nhận chuyên hiệu thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Cách thực hiện: Cụ thể, tôi đã thực hiện như sau: Áp dụng phần mềm trình chiếu hiện nay là Microsoft Power Poin vào quá trình hội thi: + Giới thiệu các đội tham gia Hội thi. + Phần bốc các đề của các độ
Tài liệu đính kèm: