Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016

Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016

Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh làm bài kiểm tra theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học tập. Môn Khoa học kiểm tra định kì được thực hiện 2 lần/năm. Khi ra đề, giáo viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học.

 Thông thường, đề bài kiểm tra được thiết kế kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đề kiểm tra định kì môn Khoa học được chia tỉ lệ như sau:

 - Chia theo cấu trúc đề: + Trắc nghiệm: khoảng 70 – 80%

 + Tự luận: khoảng 20 – 30%

 - Chia theo các mức độ nhận thức: + Mức 1&2: khoảng 60%

 + Mức 3 : khoảng 30%

 + Mức 4 : khoảng 10%

Căn cứ tình hình thực tế của từng trường, khối lớp để xây dựng tỉ lệ câu trắc nghiệm và tự luận phù hợp cho mỗi hình thức kiểm tra.

Đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra

Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh vào cuối học kì hay cuối năm đối với môn Khoa học.

Bước 2: Xác định nội dung đánh giá

 Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các chuẩn kiến thức, kĩ năng ghi trong chương trình từng môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi người làm phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của chương trình. Khi ra đề, giáo viên cần bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, để xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2051Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và khác nhau khi đánh giá định kì, đặc biệt việc thiết kế đề kiểm tra định kì theo các mức độ. Cụ thể:
Nội dung
Thông tư 30/2014
Thông tư 22/2016
1. Đánh giá định kì về từng môn học
 Vào cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc 1 trong 2 mức sau: 
 - Hoàn thành
 - Chưa hoàn thành
 Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn KTKN để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc 1 trong 3 mức sau: 
- Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
2. Các môn học làm bài kiểm tra định kì và thời điểm kiểm tra
 - Các môn học làm bài kiểm tra định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
 - Thời điểm kiểm tra: cuối học kì I và cuối năm học.
 - Các môn học làm bài kiểm tra định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
 - Thời điểm kiểm tra: 
 + Cuối học kì I và cuối năm học: tất cả các môn học trên.
 + Giữa học kì I và giữa học kì II: Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm bài KTĐK môn Tiếng Việt và Toán 
3. Các mức độ của đề kiểm tra định kì
 - Mức 1: Nhận biết 
 - Mức 2: Hiểu và vận dụng
- Mức 3: Vận dụng cao
- Mức 1: Nhận biết
- Mức 2: Hiểu 
- Mức 3: Vận dụng 
- Mức 4: Vận dụng cao / sáng tạo
Từ việc làm trên đã giúp giáo viên nắm rõ đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo bốn mức độ nhận thức của học sinh. Đây chính là một trong những điểm mới trong sửa đổi, bổ sung thông tư về kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay.
b.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ 
Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, từng bước định hướng phát triển năng lực và đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh của đơn vị. Vì thế, tùy theo yêu cầu của từng Chuẩn để đặt câu hỏi ở các mức độ thích hợp.
* Đầu tiên, cho giáo viên nắm được 6 bước xây dựng câu hỏi theo các mức độ:
+ Xác định mục tiêu đánh giá (VD: nhằm đánh giá Chuẩn nào? Yêu cầu cần đạt mỗi chuẩn đó là gì?).
+ Xác định mức độ cần đánh giá (Mức 1: nhận biết; Mức 2: hiểu; Mức 3: vận dụng ở mức độ đơn giản; Mức 4: vận dụng ở mức cao).
+ Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng).
+ Lựa chọn hình thức câu hỏi(như các dạng: Đúng – Sai; nhiều lựa chọn; ghép nối; điền khuyết; trả lời ngắn; tự luận; )
+ Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.
+ Trong quá trình sử dụng, có thể có những điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp hơn.
* Hướng dẫn giáo viên nắm được nội dung của từng mức độ và cách sử dụng một số từ/cụm từ/động từ để hỏi trong từng mức độ. 
Cụ thể:
Các
mức độ
Nội dung
Sử dụng các từ/ cụm từ / 
động từ để hỏi
Mức 1
Nhớ, nhận ra được, nhắc lại được những kiến thức, kĩ năng đã học.
- Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào; nêu, mô tả, kể tên, liệt kê; bài tập điền từ (đã cho sẵn từ trước),
Mức 2
Hiểu biết kiến thức, kĩ năng đã học để trình bày, giải thích, so sánh,  được kiến thức đó. 
- Trình bày, nêu, so sánh, phân biệt, điền từ vào chỗ chấm (không cho từ trước), bài tập đúng – sai, nêu những việc nên hoặc không nên làm, tìm ví dụ minh họa,
Mức 3
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống đơn giản, quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
- Dự đoán, suy luận, giải thích vì sao, vì sao nói; sắp xếp thứ tự các ý trong một thí nghiệm; vẽ sơ đồ,. 
Mức 4
Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới, phức tạp hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
- Bình luận, đánh giá hoặc giải quyết tình huống bằng cách liên hệ với thực tiễn,
* Căn cứ vào nội dung từng mức độ và một số từ/cụm từ/động từ để hỏi (theo gợi ý trên), yêu cầu giáo viên xác định mức độ của mỗi câu hỏi sau:
	Câu 1. Vật tự phát ra ánh sáng là:
 A. Mặt Trời	 C. Mặt Trăng 
 B. Trái Đất	 D. Điện 
Câu 2. Điền các từ chiếu sáng; rọi đèn, cản sáng vào chỗ chấm cho phù hợp:
Phía sau vật chiếu sáng khi được.. có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật .. đối với vật đó thay đổi.
Câu 3. Sắp xếp các ý từ a đến g theo trình tự phù hợp các bước làm thí nghiệm lọc nước. 
a. Đổ nước đục vào bình.
b. Rửa sạch cát.
c. Quan sát nước sau khi lọc.
d. Quan sát nước trước khi lọc.
e. So sánh kết quả nước trước và sau khi lọc để rút ra nhận xét.
g. Cho cát và bông vào bình lọc.
Trả lời : .............
Câu 4. Lựa chọn các cụm từ vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi (có cụm từ có thể được dùng hai lần) để điền vào ô phù hợp trong hình vẽ dưới đây: 
Câu 5. Ở nhà và ở trường, em thường nghe có những tiếng ồn khiến em khó chịu. Em có thể làm gì để góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và cho người khác. 
Giáo viên sẽ dễ dàng xác định và giải thích được: câu 1 và câu 2 (mức 1 – đọc thầm và điền ngay được), câu 3 (mức 3, vì phải hiểu rõ thí nghiệm lọc nước, nắm chắc về quy trình lọc nước thì mới sắp xếp được), câu 4 (mức 2 - vì phải lựa chọn, cân nhắc từ nào điền 2 lần), câu 5 (mức 4, vì giải quyết tình huống bằng cách liên hệ với thực tiễn).
* Hướng dẫn giáo viên xây dựng câu hỏi theo từng mạch kiến thức của môn học. Nghĩa là, với mỗi mạch kiến thức, yêu cầu giáo viên ra câu hỏi cho 4 mức độ của mạch kiến thức đó.
Ví dụ: Với chủ đề Vai trò của các chất dinh dưỡng (Khoa học - Lớp 4)
Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất béo?
A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E	
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để bảo đảm hoạt động bình thuyường của bộ máy tiêu hóa. 	
D. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp chống táo bón.
2. Cơ thể con người cần được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng để:
A. Đảm bảo phát triển bình thường, có sức khỏe tốt và ít bệnh tật.
B. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
C. Để phòng bệnh lão hóa xương.
D. Để chống còi xương.
Câu hỏi mức 2. Nối các chất dinh dưỡng ở cột A với các loại thức ăn ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Chất bột đường
a) Khoai lang
2. Chất đạm
b) Cá
3. Chất béo
c) Chuối
d) Thịt heo
4. Vi ta min
e) Bánh mì
Câu hỏi mức 3. Vì sao cần ăn rau và quả chín hàng ngày ?
Câu hỏi mức 4. Khi ăn phải phối hợp nhiều loại thức ăn. Em hãy xây dựng khẩu phần ăn trong một ngày cho gia đình mình.
* Chủ đề Các bệnh truyền nhiễm (Khoa học - Lớp 5):
Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
 1. Trong các bệnh sau, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm ?
 	A. Sốt xuất huyết	C. Sốt rét
 	B. Viêm não	D. Cảm lạnh
 2. Bệnh sốt rét nguyên nhân do đâu ?
A. Do ăn uống thiếu chất.
B. Do ngủ không mắc màn.
C. Do vệ sinh nhà và môi trường xung quanh chưa sạch sẽ.
D. Bệnh này do kí sinh trùng gây ra.
Câu hỏi mức 2. Trình bày những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.
Câu hỏi mức 4. Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát. Em cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho gia đình?
* Sau khi giáo viên đã xác định được mức độ của từng câu hỏi, biết thực hành viết câu hỏi theo 4 mức độ, tôi hướng dẫn giáo viên cách chuyển câu hỏi từ mức độ thấp sang mức độ cao hơn hoặc ngược lại.
Ví dụ 1. Khoanh vào ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: 
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy cán thìa nào nóng hơn ? 
 A. Thìa kim loại
 B. Thìa nhựa
+ Câu hỏi trên thuộc mức độ mấy ?
+ Muốn chuyển câu hỏi trên thành mức độ 2, anh (chị) sẽ xây dựng nội dung như thế nào ?
- Nhận xét, kết luận: Câu hỏi trên được chuyển sang dạng hình thức tự luận, học sinh chỉ cần trả lời ngắn và giải thích nhằm tái hiện lại kiến thức đã học. Ta có câu hỏi mới ở mức độ 2 rất phù hợp.
+ Mức độ 1
- Giáo viên trao đổi và có thể đưa ra một số phương án chuyển.
VD (mức 2): Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy cán thìa nào nóng hơn ? Vì sao ?
Tương tự: 
Ví dụ 2. Xác định mức độ của câu hỏi sau và chuyển câu hỏi đó sang mức độ cao hơn.
Câu hỏi: Em nên và không nên làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
	Trả lời: + Câu hỏi đã cho thuộc mức 2.
	 + Ta có thể chuyển:
Câu hỏi mức 3: Tại sao mọi người cần phải bảo vệ nguồn nước ?
Câu hỏi mức 4: Nhà bạn An ở cạnh nhà em hằng ngày thường gom rác và vứt cạnh bờ sông. Theo em, hành động trên sẽ gây ra tác hại như thế nào ? Bản thân em sẽ làm gì để hạn chế việc làm trên ?
Từ việc làm trên, giúp giáo viên thực sự hiểu rõ mức độ của từng câu hỏi và biết xây dựng câu hỏi theo đúng từng mức độ, đặc biệt là câu hỏi ở mức 2, mức 3.
b.3. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì
Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh làm bài kiểm tra theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học tập. Môn Khoa học kiểm tra định kì được thực hiện 2 lần/năm. Khi ra đề, giáo viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học. 
	Thông thường, đề bài kiểm tra được thiết kế kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đề kiểm tra định kì môn Khoa học được chia tỉ lệ như sau:
	- Chia theo cấu trúc đề: + Trắc nghiệm: khoảng 70 – 80%
	 + Tự luận: khoảng 20 – 30%
	- Chia theo các mức độ nhận thức: + Mức 1&2: khoảng 60%
	 + Mức 3 : khoảng 30%
 + Mức 4 : khoảng 10%
Căn cứ tình hình thực tế của từng trường, khối lớp để xây dựng tỉ lệ câu trắc nghiệm và tự luận phù hợp cho mỗi hình thức kiểm tra.
Đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra 
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh vào cuối học kì hay cuối năm đối với môn Khoa học.
Bước 2: Xác định nội dung đánh giá 
	Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các chuẩn kiến thức, kĩ năng ghi trong chương trình từng môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi người làm phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của chương trình. Khi ra đề, giáo viên cần bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, để xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.
Việc xác định nội dung kiểm tra được thực hiện theo những bước sau:
- Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.
Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra định kì cuối kì I - môn Khoa học khối lớp 4 và 5 như sau :
Khối lớp
Học kì I
Cuối năm
4
- Trao đổi chất ở người
- Dinh dưỡng
- Phòng bệnh
- An toàn trong cuộc sống
- Nước
- Không khí
- Không khí
- Âm thanh
- Ánh sáng
- Nhiệt
- Trao đổi chất ở thực vật
- Trao đổi chất ở động vật
- Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
5
- Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người 
- Vệ sinh phòng bệnh 
- An toàn trong cuộc sống
- Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng
- Sự biến đổi của chất 
- Sử dụng năng lượng 
- Sự sinh sản của thực vật 
- Sự sinh sản của động vật 
- Môi trường và tài nguyên 
- Mối quan hệ giữa môi trường và con người 
- Xác định các mức độ ứng với các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra.
+ Mức độ nhận biết và thông hiểu: học sinh chỉ cần nhớ và nhận ra được, giải thích, so sánh, minh hoạ, tìm ví dụ v.v... 
+ Các mức độ vận dụng: học sinh phải vận dụng được vào những tình huống từ đơn giản tới phức tạp; từ quen thuộc tới mới. Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình độ “vận dụng” (trong trường hợp tình huống phức tạp, mới thì là vận dụng mức độ cao).
Ví dụ: Phân tích Chuẩn “Chủ đề: Vật chất và Năng lượng” lớp 4 thành các mức độ yêu cầu:
Mạch
nội dung
Mức 1 và Mức 2
Mức 3 và Mức 4
Nước
- Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng một số tính chất đó trong đời sống.
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể : lỏng, khí, rắn.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. 
- Nêu được một số cách làm sạch nước. 
- Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước và cần sử dụng nước hợp lí; một số biện pháp bảo vệ nguồn nước; một số hiện tượng liên quan tới vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Biết vận dụng tính chất của nước trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản 
- Thể hiện vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bằng sơ đồ.
- Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
Không khí
- Nêu được một số tính chất và thành phần của không khí. 
- Nêu được ví dụ ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
- Nêu được vai trò và ứng dụng của không khí trong sự sống và sự cháy. 
- Nêu được một số tác hại của bão và cách phòng chống.
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch.
- Nêu được vai trò của không khí đối với sự cháy 
- Biết vận dụng tính chất của không khí trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản
Nhiệt
- Biết vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên ; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
- Biết vận dụng đặc điểm nở ra khi nóng lên của chất lỏng trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống
Ánh sáng
- Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng
- Phân biệt được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
 - Tránh được những trường hợp ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt, không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu
- Biết cách vận dụng đặc điểm của sự tạo thành bóng tối trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản.
Âm thanh
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
- Nhận biết được tai nghe thấy âm thanh khi rung động lan truyền từ nơi phát ra âm thanh tới tai.
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống. 
- Nêu được VD về tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan trọng không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Khung ma trận đề kiểm tra định kì cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Yêu cầu cần đạt của nội dung hay mạch kiến thức cần kiểm tra theo các mức độ trong phạm vi kiểm tra ; tỉ lệ số điểm, số câu hỏi, loại câu hỏi cho mỗi mức độ tương ứng từng mạch kiến thức; tổng số điểm, số câu hỏi của bài kiểm tra. Khi xây dựng khung ma trận, giáo viên cần căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn 5842/BGDĐT và mức độ nhận thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng trường để xây dựng số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho mỗi mức độ.
Để tránh tạo áp lực cho giáo viên trong khâu ra đề, chúng tôi yêu cầu khối trưởng chịu trách nhiệm chính thiết kế khung ma trận. Sau khi thống nhất lựa chọn nội dung các mạch kiến thức kiểm tra với giáo viên giảng dạy môn Khoa học trong tổ, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề theo trình tự sau:
- Lập bảng hai chiều, chiều dọc ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ năng) cần kiểm tra; chiều ngang là các cấp độ nhận thức cần đánh giá (mức độ 1 - nhận biết, mức độ 2 - thông hiểu, mức độ 3 - vận dụng, mức độ 4 - vận dụng cao). 
- Liệt kê nội dung các mạch kiến thức cần kiểm tra (vào cột đầu tiên).
- Chia tỉ lệ số câu hỏi, số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng.
- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.	
Mạch
 nội dung 
Số câu và số điểm
Mức 1 
Mức 2 
Mức 3 
Mức 4
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1. 
Số câu
Số điểm
2. 
Số câu
Số điểm
3. 
Số câu
Số điểm
4..
Số câu
Số điểm
Tổng:
Số câu
Số điểm
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học (khoảng 40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở mỗi giai đoạn kiểm tra. Vì thế, viên soạn câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi do ma trận đề quy định.
Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp đối tượng học sinh theo đặc điểm vùng miền và phù hợp với thời gian kiểm tra. Nội dung các câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng, đơn nghĩa và được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh. 
- Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: nên thiết kế nhiều dạng trắc nghiệm như điền khuyết, ghép đôi, đúng – sai, nhiều lựa chọn để làm cho đề kiểm tra phong phú, không gây nhàm chán cho học sinh khi làm bài. Trong đó:
+ Dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn: Mỗi câu hỏi thiết kế 4 phương án, trong đó phương án đúng phải rõ ràng, chính xác; các phương án khác có độ nhiễu vừa phải và tương đồng nhau. Hạn chế ra loại câu hỏi phủ định. 
+ Dạng câu hỏi đúng - sai: không nên xây dựng nội dung của 01 bài học, cần dàn trải mỗi phương án là nội dung của 01 bài học.
Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
 A. Động vật sống được là nhờ thức ăn, không cần không khí.
 B. Nhiệt độ sôi của nước là 100 OC.
	C. 	Các loài thực vật đều có nhu cầu nước, chất khoáng như nhau.
+ Dạng câu hỏi ghép đôi và điền khuyết: Thông tin ở cột A ít hoặc nhiều hơn thông tin ở cột B.
Ví dụ: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp
	A B
1. Len
a) Dẫn nhiệt tốt
2. Đồng
3.Nhôm
b) Dẫn nhiệt kém
4. Gỗ
 + Câu hỏi điền khuyết: Nếu cho trước từ ngữ (mức 1); nêu không cho trước từ ngữ (mức 2). Số từ cho trước để yêu cầu điền nhiều hơn chỗ trống nhằm gây nhiễu, phát huy tính tư duy của học sinh.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)
Hướng dẫn chấm là phương thức tái hiện lại toàn bộ nội dung câu trả lời cho từng câu hỏi trong đề kiểm tra. Hướng dẫn chấm càng cụ thể, càng chi tiết sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng khi chấm.
Vì vậy, căn cứ nội dung các câu hỏi, yêu cầu giáo viên xây dựng hướng dẫn chấm cụ thể, chi tiết, thể hiện rõ các phương án lựa chọn hoặc thứ tự từ ngữ điền khuyết (dạng câu hỏi trắc nghiệm) và viết rõ nội dung từng ý, thang điểm chấm (câu hỏi tự luận). Tránh tình trạng xây dựng chung chung, nội dung sơ sài.
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra. 
 - Sau khi biên soạn xong, cần kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra: tính 
chính xác, tính khoa học, phù hợp với chuẩn đánh giá, cấp độ nhận thức cần đánh giá và thời gian dự kiến làm bài. Tiến hành điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp nếu thấy cần thiết (như: tăng/giảm độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng/giảm thông tin, độ nhiễu, yêu cầu,.) của câu hỏi hoặc tình huống đã đưa ra.
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Ví dụ: Minh họa ma trận đề kiểm tra và đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Khoa học (Lớp 4):
- Ma trận đề kiểm tra: 
Mạch
 nội dung 
Số câu và số điểm
Mức 1 
Mức 2 
Mức 3 
Mức 4
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1. Không khí
Số câu
Số điểm
2. Âm thanh
Số câu
Số điểm
3. Ánh sáng 
Số câu
Số điểm
4. Nhiệt
Số câu
Số điểm
5. Trao đổi chất ở thực vật
Số câu
Số điểm
6. Trao đổi chất ở động vật
Số câu
Số điểm
7. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Số câu
Số điểm
Tổng:
Số câu
Số điểm
- Minh họa đề kiểm tra theo ma trận:
Câu 1.(2 điểm) Khoanh

Tài liệu đính kèm:

  • docth_18_1941_2021891.doc