Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với chính quyền địa phương các xã về công tác duy trì sĩ số cũng như đầu tư cơ sở vật chất, vận động, khuyến khích học sinh đến trường. Chính quyền địa phương nên có những biện pháp xử lý đối với gia đình chưa giáo dục tốt con mình đi học chuyên cần.
Ban Lãnh đạo nhà trường đưa ra những giải pháp, biện pháp tốt nhất để phối kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và chỉ đạo đội ngũ giáo viên khắc phục những khó khăn trên.
Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải đoàn kết, kiên trì, bền bỉ, quyết không nản lòng và thường xuyên liên hệ phối kết hợp chặt chẽ với BĐD CMHS lớp cũng như cha mẹ của học sinh, thường xuyên quan tâm từng buổi, từng ngày đến lớp của học sinh để tạo môi trường và dần tạo thói quen cho học sinh.
Các tổ chức trong nhà trường xác định công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp là một trong những hoạt động đặc biệt quan tâm của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, buôn trưởng, già làng. làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân dần dần có ý thức tích cực hơn.
học sinh học sinh. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. b. Khó khăn Học sinh toàn trường hàng năm có đến trên 98% là học sinh dân tộc thiểu số. Nhân dân chiếm 97% làm nghề nông, quanh năm lam lũ với việc đồng áng, nương rẫy. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên không quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái. Học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm 1/3 nên các em thường ở nhà để phụ giúp bố mẹ công việc làm ăn. Mỗi dịp mùa cà phê hay làm nương rẫy thì tỉ lệ các em đến lớp chỉ đạt 70- 80%. 2.2. Thành công, hạn chế a. Thành công Từ những thuận lợi và khó khăn kể trên, tôi đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các giải pháp duy trì sĩ số chuyên cần trên lớp tại trường Tiểu học Y Ngông trong thời gian công tác. Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh chuyên cần trên lớp có ổn định hơn, hoạt động dạy và học thật sự đi vào nề nếp, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao; chất lượng học sinh cũng được cải thiện nhiều, Tỷ lệ học sinh lên lớp được nâng lên qua từng năm học; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm hẳn, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2014 – 2015 đạt tỷ lệ 100%, công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được duy trì tốt. Giáo viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy cũng như vận động học sinh đi học chuyên cần. Trường tổ chức nhiều các hạt động nhằm hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ra lớp. b. Hạn chế Điều kiện kinh tế của cha mẹ học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm 1/3 nên các em thường ở nhà để phụ giúp bố mẹ công việc làm ăn. Dân trí ở địa phương còn thấp, chưa coi trọng công tác giáo dục nên không quan tâm đến việc học của con em mình. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu a. Mặt mạnh Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội cũng như các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo duy trì sĩ số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và các trường trên địa bàn xã nói chung. b. Mặt yếu Trên 98% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Êđê, Tày, Nùng; trong đó dân tộc Êđê là chủ yếu. Hàng ngày các em chủ yếu giao tiếp bằng tiếng đồng bào của mình nên việc tiếp thu Tiếng Việt trong các giờ học còn gặp nhiều khó khăn. Trường học quá xa đối với phần lớn nhà ở của giáo viên, trường có nhiều điểm lẻ, các điểm lẻ nên công tác quản lý cũng như phối hợp vận động học sinh ra lớp còn gặp nhiều hạn chế, Vẫn còn một số cha mẹ học sinh chưa coi trọng việc học của con em mình nên tỉ lệ chuyên cần của học sinh đôi lúc chưa đạt kết quả như mong muốn. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Do trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn chủ yếu là học sinh đồng bào, trường có nhiều điểm lẻ, cha mẹ học sinh ban ngày thường đi làm nên công tác phối hợp đến nhà vận động học sinh đi học chuyên cần gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức của học sinh về học tập chưa cao. Một số em học yếu, thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học tập, dẫn đến tâm lý chán nản muốn nghỉ học. Một số em còn mải chơi trốn học, sao nhãng việc học. Hoàn cảnh gia đình các em hầu hết còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em. Chưa có sự phối kết hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa nhà trường với gia đình và các đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương trong công tác vận động học sinh đi học chuyên cần. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với chính quyền địa phương các xã về công tác duy trì sĩ số cũng như đầu tư cơ sở vật chất, vận động, khuyến khích học sinh đến trường. Chính quyền địa phương nên có những biện pháp xử lý đối với gia đình chưa giáo dục tốt con mình đi học chuyên cần. Ban Lãnh đạo nhà trường đưa ra những giải pháp, biện pháp tốt nhất để phối kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và chỉ đạo đội ngũ giáo viên khắc phục những khó khăn trên. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải đoàn kết, kiên trì, bền bỉ, quyết không nản lòng và thường xuyên liên hệ phối kết hợp chặt chẽ với BĐD CMHS lớp cũng như cha mẹ của học sinh, thường xuyên quan tâm từng buổi, từng ngày đến lớp của học sinh để tạo môi trường và dần tạo thói quen cho học sinh. Các tổ chức trong nhà trường xác định công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp là một trong những hoạt động đặc biệt quan tâm của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, buôn trưởng, già làng... làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân dần dần có ý thức tích cực hơn. 3. Các giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nâng cao được tỷ lệ học sinh chuyên cần trên lớp đồng thời thúc đẩy công tác duy trì sĩ số học sinh ngày một bền vững hơn, hoàn thiện công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, đảm bảo nề nếp dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường. Ban lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo môi trường thân thiện giúp học sinh tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục bổ ích, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và mang đậm bản sắc văn hóa địa phương giúp học sinh hứng thú đến trường. Quan tâm, động viên giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần đến hộ nghèo, gia đình có học sinh không đi học chuyên cần để công tác vận động học sinh ra lớp được dễ dàng hơn. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a. Thực hiện tốt vai trò của ban giám hiệu trong công tác quản lý chỉ đạo: Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch và đưa ra quan điểm rõ ràng đến từng tổ khối trưởng và giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đưa vào nghị quyết chuyên môn đầu năm và được công khai đến từng giáo viên, cha mẹ học sinh xác định duy trì sĩ số học sinh đảm bảo chuyên cần trên lớp là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời giao chỉ tiêu duy trì sĩ số và học sinh chuyên cần đến lớp là một tiêu chí để đánh giá công tác thi đua của mỗi giáo viên. Bên cạnh đó chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm ngay sau khi nhận lớp phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, bằng cách phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu, sau đó đóng thành cuốn theo thứ tự danh sách học sinh để phân loại đối tượng học sinh và có biện pháp vận động thích hợp; mẫu phiếu như sau: PHIẾU THÔNG TIN VỀ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NGÔNG– NĂM HỌC 20-20. Họ tên học sinh:.........................................................Nam hay Nữ...................... Sinh ngày tháng năm:...........................tại:........................................................... Dân tộc:.............................................................Tôn giáo:.................................... Tên Cha: ................................................Số ĐTDĐ.................. Tên Mẹ: ................................................. Số ĐTDĐ......................... Địa chỉ gia đình (ghi theo giấy hộ khẩu thường trú ): Buôn............................ Xã................................ Huyện ..................... Tỉnh .......................................... Hiện em đang ở với ai (cha mẹ, anh chị, cô dì, chú bác, người bảo hộ):............ Năm học trước (20-20) đã học lớp ... .GVCN:.................................... Xếp loại cuối năm : Năng lực:............................. Phẩm chất:............................. Được lên lớp thẳng, kiểm tra lại, ở lại lớp:......................................................... Đội viên : .........................................Năm kết nạp : ........................................... Môn học thích nhất : ........................................................................................... Môn học cảm thấy khó : ...................................................................................... Bạn thân nhất : .................................................................................................... Ước mơ của em : ................................................................................................. Học sinh thuộc diện ưu tiên (con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, dân tộc ít người, con gia đình thuộc diện cận nghèo, hộ nghèo - có giấy chứng nhận hợp lệ) : ................................................. Khoảng cách từ nhà đến trường : ..........................Phương tiện đi học : ............ Những đề xuất của em và gia đình ( nếu có):...................................................... ............................................................................................................................. Dur Kmăl, ngày.. tháng.. năm 20. Chữ ký của cha (mẹ) hoạc sinh Học sinh ký tên Vào tuần đầu tiên của năm học mới, nhà trường trực tiếp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng sơ đồ cộng đồng của từng lớp. Trong sơ đồ cộng đồng mô tả một cách đơn giản về cộng đồng địa phương gồm tất cả các ngôi nhà nơi các gia đình học sinh trong lớp đang sinh sống, đường đi lại, sông suối, ao, hồ, giếng nước..., những nơi có thể nguy hiểm với học sinh; qua đó giúp cho giáo viên xác định được những thuận lợi và khó khăn khi học sinh đi học; biết được những địa điểm mà học sinh có thể gặp nguy hiểm để hướng dẫn các em phòng tránh rủi ro; biết được những địa điểm và cách đi thăm gia đình học sinh, giúp học sinh biết tìm đường đến nhà bạn. Giáo dục học sinh ý thức được mình là một thành viên của cộng đồng, để từ đó nâng cao ý thức xây dựng, giữ gìn cộng đồng và chăm chỉ, chuyên cần hơn trong học tập. Rẫy cà phê Đường buôn Krang Cổng trường H Ju hi H Yua Y Tú H Mai H Khen ri Y Nhi Y Thê My H Yến Nhi Hiếu H Hoa Y Kren Y Can Y Ju H Jan HOÀI Y Nguyên Y Sô H Si Na Y Khuê H Châu Y Phúc Đường ngang Đường đi Cư Prao TRƯỜNG TH Y NGÔNG SƠ ĐỒ CỘNG ĐỒNG LỚP 1B Lớp 5A Nhà Rông Rẫy cà phê Rẫy cà phê Y Sô Ri Sơ đồ cộng đồng lớp 1B trường tiểu học Y Ngông Hàng tuần, hàng tháng lãnh đạo nhà trường cần trực tiếp kiểm tra việc duy trì sĩ số học sinh chuyên cần ở từng lớp và dành thời gian đi dự giờ sinh hoạt lớp cuối tuần ở một số lớp để nắm bắt tình hình của học sinh, nắm vững số học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học. Xác định rõ nguyên nhân học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học để phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương và nhà trường, tạo điều kiện giúp đỡ vận động các em đi học đầy đủ, đồng thời tham mưu với hiệu trưởng đưa vào xếp loại thi đua, tuyên dương khen thưởng kịp thời những lớp duy trì tốt sĩ số chuyên cần. b. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh: Với đặc điểm của nhà trường gần 100% học sinh là người dân tộc Ê-đê, điều kiện kinh tế nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế nên việc quan tâm đến học hành của con em chưa chu đáo, các em chưa có ý thức cao trong việc học tập và ra lớp. Vì vậy để đảm bảo duy trì sĩ số học sinh chuyên cần trên lớp nhằm ổn định nề nếp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường thì vấn đề tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh là một giải pháp quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công trước mắt cũng như lâu dài. Vậy nên, nhiệm vụ này đã được chúng tôi coi trọng và thực hiện một cách thường xuyên qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, qua các lần tiếp xúc với phụ huynh và các lần họp phụ huynh học sinh, các ngày lễ, sơ, tổng kết, họp dân, họp đoàn thể, ngành, liên hệ chặt chẽ với ban tự quản thôn buôn, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, buôn trưởng trong việc thông tin, tuyên truyền. c. Nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị; Phát huy vai trò, tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm lớp thường có nhiều thời gian gần gũi học sinh và được học sinh tin yêu nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Vì thế tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến học tập và quán triệt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách kịp thời đầy đủ cho giáo viên. Bên cạnh đó tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, theo dõi việc chuyên cần của học sinh hàng ngày cũng như cả năm học, tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp để duy trì sĩ số. Tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp thiết kế bảng theo dõi sĩ số chung cả lớp hoặc theo nhóm, trên bảng có ghi tên cụ thể của từng học sinh; ngày tháng và các ô tương ứng; chẳng hạn như : NGÀY EM ĐẾN TRƯỜNG Lớp Tháng .....Năm học Họ và tên Tuần 1 Từ ngàyđến ngày Tuần 2 Từ ngàyđến ngày Tuần 3 Từ ngàyđến ngày Tuần 4 Từ ngàyđến ngày T2 T3 T4 T 5 T6 T2 T3 T4 T 5 T6 T2 T3 T4 T 5 T6 T2 T3 T4 T 5 T6 Y Na Niê x x H Lý Niê x x Hàng ngày mỗi học sinh khi đến lớp sẽ tự động điền vào phần ô tương ứng với ngày đi học hoặc giáo viên có thể giao cho một học sinh phụ trách và tổng hợp báo cáo hàng tuần. Mục đích để tạo sự hứng thú cho học sinh, các em mong đến trường để tự mình ghi thêm thành tích chuyên cần cho mình; giúp học sinh phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có tinh thần trách nhiệm trong học tập; đồng thời xây dựng cho các em ý thức được đi học là một quyền lợi đặc biệt, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc và các em có được cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đi học. Thông qua đó giáo viên nắm chắc số học sinh không đến lớp từng ngày. Khi học sinh nghỉ học, dù có phép hay không phép, dù bất cứ lý do gì những buổi học sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em. Những trường hợp nghỉ không phép thì phải tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp để chấn chỉnh, chẳng hạn như liên hệ ngay với phụ huynh học sinh, hỏi học sinh gần nhà nguyên nhân học sinh đó nghỉ học, đồng thời hỏi trực tiếp học sinh đã đi học trở lại vì sao ngày hôm qua không đi học và động viên khuyến khích những học sinh đó cố gắng đi học đều. Đôi khi cũng có những lý do khá đặc biệt, giáo viên có thể chia sẻ với các em, làm cho các em cảm thấy vui hơn khi được thầy cô quan tâm đến mình, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Nếu trong lớp có em thường xuyên vắng học hay có dấu hiệu bỏ học thì vào tận hộ gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, nếu do cha mẹ để con em ở nhà thì vận động cha mẹ cho con em đi học đều, nếu do học sinh thì động viên để học sinh đi học lại. Đầu năm học, tổng hợp phiếu đăng ký thi đua mà giáo viên đã đăng ký, lấy kết quả duy trì sĩ số chuyên cần hàng ngày và cả năm học để làm định lượng xếp loại thi đua giáo viên cuối năm. Nếu lớp nào duy trì vượt mức chỉ tiêu thì sẽ được cộng điểm và ngược lại. Ngoài việc lấy kết quả duy trì sĩ số chuyên cần để làm định lượng xếp loại thi đua giáo viên cuối năm thì tôi còn tham mưu ban thi đua khen thưởng nhà trường trích quỹ khuyến học để thưởng cho giáo viên làm tốt theo các mức nhất khối, nhì khối. d. Tạo môi trường học tập thân thiện lôi cuốn học sinh: Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà nơi đó các em học sinh đuợc đảm bảo an toàn trong các hoạt động vui chơi và học tập, được đối xử bình đẳng, học sinh được thể hiện quyền làm chủ, được tham gia tối đa vào hoạt động học tập và được thụ hưởng chương trình giáo dục hiệu quả. Việc tạo môi trường học tập thân thiện có tác dụng tích cực đến việc thu hút và giữ chân học sinh. Vì vậy, tôi đặc biệt quan tâm đến công tác dọn vệ sinh, khuôn viên trường lớp, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường sư phạm. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên Tổng phụ trách Đội có các hình thức và nội dung sinh hoạt Đội phong phú, phù hợp với đặc thù của nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, sinh hoạt mười lăm phút đầu giờNội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh múa hát sân trường, chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, thi đố vui để học, giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp trường, cụm trường, huyện... để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, tạo cho học sinh có được niềm vui đến trường. Liên đội tổ chức trò chơi “kéo co” cho các chi đội và Sao nhi đồng Mặt khác tôi thường nhắc nhở giáo viên giảng dạy cần chủ động linh hoạt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực của các em, giúp các em có hứng thú tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức, khi dạy cần tạo ra tiếng cười trên lớp, tránh trách phạt và động viên nhắc nhở là chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt phải coi trọng việc dạy cho học sinh các kỹ năng sống, thông qua những hoạt động xã hội, với thiên nhiên, với môi trường, với địa phương, qua những hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao vui tươi, lành mạnh; trang bị cho các em ý thức giữ gìn trường lớp, xanh, sạch đẹp; giáo dục các em đạo lý tôn sư trọng đạo, lòng nhân ái...Bố trí không gian phòng học như trang trí ảnh, đồ dùng dạy học, bài làm tốt của học sinh; sắp xếp các góc học tập hợp lý; sắp xếp bàn ghế theo hình thức tổ chức các hoạt động nhóm là một yếu tố rất quan trọng để lôi kéo học sinh đến truờng và học có hiệu quả. Tổ chức Giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và Phụ trách Sao giỏi – Nhi đồng chăm ngoan Vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh có khó khăn về học tập. Với những hoạt động như vậy đã tạo được mối quan hệ tình cảm gần gũi, chia sẻ với các em từ đó đã tạo cho các em ngày một hứng thú đến trường hơn. Thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên giáo viên tích cực nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tiếng dân tộc Êđê, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để có những tiết dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và giao tiếp tốt với phụ huynh, thuận lợi trong công tác tuyên truyền vận động. đ. Kịp thời giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Để học sinh biết tiết kiệm, biết thể hiện tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, nhất là giúp đỡ bạn nghèo bằng những việc làm và hành động cụ thể, biết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập, đồng thời vừa thực hiện tốt cuộc vận động “trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Đầu mỗi năm học tôi chỉ đạo giáo viên rà soát, nắm thông tin từng học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn, học sinh mồ côi cha; mẹ...một cách chính xác. Tôi phối hợp với tổ chức Công đoàn khuyến khích tập thể CBGV-CNV trong nhà trường nhận đỡ đầu học sinh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo. Phân công giáo viên trực tiếp đến gặp phụ huynh, kịp thời động viên tinh thần gia đình học sinh và nêu được ý nghĩa của việc học tập, để phụ huynh có trách nhiệm quan tâm đến con em nhiều hơn trong quá trình học ở nhà. Đồng thời vào các ngày lễ lớn trong năm tham mưu với chính quyền điạ phương, tổ chức vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm giúp đỡ về vở viết, quần áo, học bổng Thầy Hiệu trưởng tặng quà. Tổ chức phát quà Trung Thu cho học sinh. e. Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương: Để đạt được kết quả cao phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương nhà trường phải tranh
Tài liệu đính kèm: