Đề tài Một số biện pháp giúp giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 9

Đề tài Một số biện pháp giúp giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 9

Là một giáo viên bộ môn đồng thời cũng là một giáo viên nhiều năm chủ nhiệm, trong quá trình giảng dạy tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh và phải thường xuyên xử lí những vi phạm đạo đức của học sinh nên tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Bản thân luôn luôn nhiệt tình bám sát tình hình của lớp, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện những vi phạm của học sinh và nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời ngăn chặn.

Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để kịp thời động viên, giúp đỡ và khuyến khích những học sinh có dấu hiệu lơ là môn học. Đồng thời trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm ra những biện pháp khắc phục những khó khăn mà các em đang gặp phải để giúp các em tiến bộ hơn trong học tập.

Ngoài ra, tôi luôn trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường đã giúp bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4296Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiểu nhằm nắm bắt tình hình đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp.
Từ những tìm hiểu ban đầu cùng với việc trò chuyện nhằm nắm bắt thông tin trực tiếp từ các em, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1 Thuận lợi, khó khăn: 
* Thuận lợi: Đa số những học sinh có năng lực học tập khá, giỏi và những học sinh được gia đình quan tâm thì thường ngoan ngoãn, ít vi phạm đạo đức. 
*Khó khăn: Với đặc điểm lứa tuổi lớp 9, các em dễ bị thu hút bởi các tác động xấu bên ngoài, các em thích khám phá những điều mới mẽ nhưng chưa phân biệt được đúng sai. Một số học sinh cuối năm học trước đã có biểu hiện nghiện game nặng như học sinh Trương Thành Nhựt, Huỳnh Vĩnh Quang, Trần Đăng Mua, Nguyễn Văn VũHay có học sinh chán học có ý định nghỉ học như học sinh Huỳnh Vĩnh Quang, H’Mah Ayun. Đời sống nhân dân chủ yếu là làm nông nghiệp, dân trí thấp, một số học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, một số gia đình còn chưa quan tâm nhiều đến con em mình, một số thôn buôn có nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, các quán internet mọc lên xung quanh trường nhiều, nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến việc học sinh bị lôi kéo đến các tệ nạn xã hội và ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức.
2.2 Thành công, hạn chế: 
* Thành công: Với sự nhiệt tình, tận tụy và những kinh nghiệm có được qua nhiều năm chủ nhiệm, tôi đã uốn nắn kịp thời những học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy, giảm sút về đạo đức. Nhiều em học sinh đã biết sữa chữa và có sự tiến bộ vượt bậc so với năm trước. Các em ngoan hơn và biết nghe lời hơn.
* Hạn chế: Việc xử lí vi phạm của học sinh chưa được triệt để. Vẫn còn hiện tượng học sinh hút thuốc, học sinh bị bạn xấu rủ rê bỏ học đi chơi điện tử, bi da. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng các em bị mơ hồ và dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn làm tha hóa đạo đức. Ngoài ra, mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức của học sinh chưa thực sự hiệu quả.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu: 
Mặt mạnh: Học sinh được tạo cơ hội nhìn nhận những vi phạm về đạo đức của bản thân để từ đó có thể sữa chữa những sai lầm của mình. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc và xử lí những vi phạm đạo đức của học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Mặt yếu: Việc giáo dục đạo đức phải trải qua thời gian rất dài nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao. Đối tượng học sinh người đồng bào dân tộc ít người rất khó hòa đồng với học sinh trong lớp, các em thường có tính cách nóng nãy nên rất khó khuyên bảo. Mặt khác, gia đình thường hay phó mặc cho nhà trường và xã hội nên rất khó khăn trong việc trao đổi với gia đình về vấn đề đạo đức của học sinh.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài: 
Là một giáo viên bộ môn đồng thời cũng là một giáo viên nhiều năm chủ nhiệm, trong quá trình giảng dạy tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh và phải thường xuyên xử lí những vi phạm đạo đức của học sinh nên tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bản thân luôn luôn nhiệt tình bám sát tình hình của lớp, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện những vi phạm của học sinh và nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời ngăn chặn. 
Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để kịp thời động viên, giúp đỡ và khuyến khích những học sinh có dấu hiệu lơ là môn học. Đồng thời trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm ra những biện pháp khắc phục những khó khăn mà các em đang gặp phải để giúp các em tiến bộ hơn trong học tập.
Ngoài ra, tôi luôn trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường đã giúp bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là thông qua quá trình đào tạo của mình mà giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người.
Muốn làm được điều này, chỉ riêng giáo viên ráng sức thì chưa đủ mà cần có sự tích cực tiếp nhận của học sinh với nguyên tắc “Học sinh tích cực, chủ động” thì giáo dục tính tự giác, tạo được niềm say mê cho các em. Nhưng thật đáng lo ngại, có không ít học sinh học hành như điều bắt buộc, miễn cưỡng thực hiện yêu cầu của giáo viên. Nhiều em còn chây lười, không chịu học bài, làm bài, vi phạm nền nếp, đạo đức như hút thuốc, nói dối bố mẹ, thầy cô, trốn học đi chơi điện tử, đánh nhau,
Hình 1: Nhiều học sinh hút thuốc lá
 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet) 
Hình 2: Học sinh trốn học đi chơi điện tử
 ( Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Hình 3: Học sinh đánh nhau
( Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
- Công tác giáo dục đạo đức học sinh của lớp 9A
 Hoạt động giáo dục ngoại khóa:
Tham gia các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế năm học: Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng của năm học. Sinh hoạt dưới cờ, thực hiện các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhưng đôi khi một số hoạt động còn mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng giáo dục đạo đức học sinh.
 Các hoạt động giáo dục lao động
Học sinh lớp lao động vệ sinh trong và ngoài lớp học, lao động theo kế hoạch của ban lao động, thu dọn vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan sư phạm: Trồng và chăm sóc công trình măng non của chi đội mình theo quy định của liên đội.
 Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết học. Nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờ học
Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi lồng ghép liên hệ giáo dục đạo đức thông qua bài học. Vẫn còn những giáo viên coi việc giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
 Công tác giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai các hoạt động của nhà trường đến từng học sinh. Trong năm học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách, lên kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm theo chỉ tiêu của các đoàn thể, chuyên môn, liên Đội cũng như của nhà trường và Phòng giáo dục.
Kết hợp được nhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Chất lượng đạo đức của học sinh
Kết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, có lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường.
Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh như: Huỳnh Vĩnh Quang, Trương Thành Nhựt, Hòa Tú Tài, Y Buni Niê, H Mah Ayunchưa ngoan, thường hay vi phạm đạo đức, có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, cúp tiết giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài đi chơi điện tử, bi da gây gỗ đánh nhau Khi thầy cô nhắc nhở lại tỏ thái độ chống đối, không nghe.
* Nguyên nhân chủ yếu là:
Thiếu sự phối kết hợp thường xuyên với Cha mẹ học sinh để giáo dục các em.
Một số học sinh vi phạm đạo đức mà nhà ở buôn Tuor, khi giáo viên chủ nhiệm đến gia đình để phối hợp giáo dục thường là ban ngày mà gia đình đi làm nương rẫy nên không gặp.
Địa bàn của trường đa số người dân nghèo, học sinh ngoài việc học còn phải theo cha mẹ làm việc như: chăn trâu, tưới cà phê để giúp gia đình, cụ thể là em Y Buni.
Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế và ý thức chưa cao, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tập và giáo dục con em nên khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà để kết hợp giáo dục thì quá thờ ơ và đưa ra nhiều lí do để bao biện cho con cái “Ở nhà nó rất ngoan và chăm chỉ” cụ thể là em Hòa Tú Tài. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến con em mình, không tham gia họp phụ huynh, không đến gặp giáo viên chủ nhiệm khi có giấy mời, thậm chí có phụ huynh khi giáo viên gọi điện thoại hay đến nhà để trao đổi tình hình học tập của học sinh còn tỏ thái độ khó chịu vì bị làm phiền.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa chặt chẽ và liên tục.
3. Giải pháp, biện pháp: 
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thông qua nhiều mối quan hệ để tìm hiểu nguyên nhân học sinh vi phạm đạo đức để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh.
Kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, ban nề nếp và các tổ chức đoàn thể để cùng tìm ra biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh.
Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để thông báo kịp thời tình hình của học sinh để cùng gia đình phối hợp giáo dục đạo đức con em mình. 
Phát huy tích cực sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hạn chế việc học sinh bị lôi cuốn tham gia vào các tệ nạn xã hội làm suy giảm đạo đức.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp, của từng học sinh:
Ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã thu thập đầy đủ thông tin về học sinh như: Lực học, động cơ học tập, tình hình sức khỏe, đạo đức, mối quan hệ, thái độ với cha mẹ,với thầy cô giáo, bạn bèNhư đặc điểm tình hình của một số học sinh sau:
Học sinh Y Buni Niê năm học 2014-2015 là một học sinh người dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn, bố mẹ ít quan tâm nên ở nhà em thích làm gì thì làm, không ai quản lí. Do đó, khi lên lớp em thường tỏ thái độ ngang bướng không hợp tác với thầy cô và bạn bè, cuối năm bị xếp loại học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, được lên lớp sau khi rèn luyện trong hè.
Học sinh Huỳnh Vĩnh Quang năm học 2014 -2015 là một học sinh đã nghiện game nặng, thường xuyên cúp tiết, nói dối bố mẹ, thầy cô, học lực giảm sút, có ý định bỏ học, cuối năm bị xếp loại học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, được lên lớp sau khi rèn luyện trong hè.
Học sinh H Mah Ayun năm học 2014-2015 là một học sinh người dân tộc thiểu số, bố mẹ lớn tuổi ít quan tâm, nhiều năm ở lại lớp nên lớn tuổi hơn so với các bạn trong lớp, đang tuổi dậy thì em đã sớm vướng vào chuyện yêu đương nên hay đi chơi khuya, không ai quản lí. Em thường xuyên lơ là, bỏ bê việc học, có ý định bỏ học, cuối năm bị xếp loại học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, được lên lớp sau khi rèn luyện trong hè.
Những thông tin đó giúp tôi có thể hiểu rõ nguyên nhân hình thành đạo đức của học sinh.
Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu kĩ về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp 9 và những hoạt động yêu thích ở lứa tuổi của các em điều đó giúp mối quan hệ giữa giữa cô trò ngày càng thân thiết để các em cởi mở hơn khi nói chuyện hay giải bày tâm sự. Tôi đã dành thời gian gặp trực tiếp riêng các em học sinh hay vi phạm sau những giờ học hay giờ ra chơi tâm sự với tư cách là “Người bạn, người chị, người mẹ” để khuyên bảo, động viên. Từ đó, các em thấy được những điều chưa tốt của mình để khắc phục, qua đó các em thấy cô không ghét mình mà còn tạo cơ hội cho mình sửa chữa. Khi đó các em không có ý nghĩ tiêu cực mà trái lại có ý nghĩ, thái độ tích cực hơn để hoàn thiện mình.
Gặp các bạn thân của học sinh trên, những học sinh ở gần nhà và các học sinh trong ban cán sự lớp nhắc nhở các em luôn chú ý quan tâm động viên tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh hay vi phạm bằng các hình thức như đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập, câu lạc bộ học tập. Từ đó các em thấy mình không bị xa lánh, mặc cảm vì những hành vi vi phạm nội quy trường, lớp của mình mà tạo cho các em có tinh thần thương yêu và tương trợ lẫn nhau tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các học sinh.
* Xây dựng truyền thống tốt đẹp và công tác đánh giá xếp loại công bằng khách quan:
Các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lặp đi lặp lại và trở thành thói quen. Là GVCN, tôi luôn đề cao cho học sinh thấy cần phải trân trọng và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của lớp đồng thời khuyến khích các em tạo ra những truyền thống tốt đẹp khác. Tôi nói với các em: “Chúng ta là những học sinh lớp 9, đây là năm học cuối cùng của các em ở ngôi trường nay. Các em hãy để lại nơi đây những kĩ niệm thật đẹp, để sau này khi nhắc đến lớp chúng ta, mọi người sẽ nhớ đến những gì tốt đẹp nhất”. 
Hình 4: Tập thể lớp 9A cùng GVCN thể hiện sự quyết tâm trong buổi đại hội chi đội.
Để xây dựng một lớp học có truyền thống tốt đẹp, cần có một bộ phận ban cán sự năng nổ, nhiệt tình có trách nhiệm. Vì vậy, ngay từ khi nhận lớp, tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũ tìm hiểu để biết được những học sinh có năng lực, sở trường, có tố chất lãnh đạo. Cho nên, trong đại hội chi đội đầu năm tôi đã định hướng cho lớp bầu ra một ban cán sự, ban chỉ huy chi đội có tinh thần trách nhiệm và là những tấm gương sáng để các học sinh khác noi theo như lớp trưởng: Lê Thị Huyền My, lớp phó học tập: Tạ Thị Kim Dung, chi đội trưởng: Nguyễn Khuê... đều là những học sinh học khá, giỏi, có ý thức trách nhiệm cao trong nhiều năm liền. Từ đó, tôi đã dành một số thời gian để huấn luyện ban cán sự, để các em có thể tự quản và biết đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại thi đua một cách khách quan.
Hình 5: Đại hội chi đội 9A năm học 2015-2016
Mỗi tuần mỗi học sinh đều có 100 điểm ban đầu, số điểm tăng lên hay giảm xuống là do các em thực hiện tốt nội quy, tham gia tốt các hoạt động hay vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức. Và tùy vào số điểm các em đạt được mà xếp loại hạnh kiểm của tuần, của tháng, của học kì. Ngoài ra, tôi còn đưa ra hình thức khen thưởng những học sinh có điểm cao trong từng tháng . Không những thế, cứ cuối tuần sau khi tổng kết xếp loại, tôi đề nghị mỗi tổ bầu ra những học sinh có sự tiến bộ trong tuần để khen thưởng. Bất kì một học sinh nào chỉ cần trong tuần có sự tiến bộ so với tuần trước và được các bạn ghi nhận thì đều được nhận một phần thưởng của lớp. Hình thức thi đua này được các em học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình, các em luôn luôn cố gắng thực hiện tốt hơn tuần trước để được nhận phần thưởng. 
Hình 6: Học sinh tổng hợp kết quả cuối tuần
Hình 7: Học sinh có sự tiến bộ trong tuần lên nhận phần thưởng
* Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức học sinh:
Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể về tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm để đưa ra những biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn những hành vi vi phạm của các em. Cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đội TNTP, Đoàn thanh niên tổ chức những hoạt động lồng ghép trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, những chuyên đề mang tính giáo dục như: Tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, tuyên truyền về tác hại của Game Online, tác hại của chất gây nghiện, Chuyên đề: xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường... Ở lứa tuổi của các em, tình cảm khác phái là một vấn đề nhạy cảm, kích thích sự tò mò tìm hiểu, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu thiếu hiểu biết. Nên GVCN cần khéo léo, tế nhị nhắc nhở các em đồng thời phối hợp với các đoàn thể nhà trường tổ chức chuyên đề giáo dục giới tính cho các em. Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động như trồng và chăm sóc công trình măng non, trang trí lớp học thân thiện, đêm hội trăng rằm, làm ống cuốn thư,... Từ các hoạt động đó giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, đồng thời lôi cuốn các em tham gia nhằm tránh xa các tệ nạn xã hội.
Hình 8: Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trồng cây lưu niệm
Hình 9: Công trình măng non của chi đội 9A
Hình 10: Một góc lớp học thân thiện
Cùng với lớp bình chọn những học sinh ưu tú của lớp tham gia học lớp cảm tình đoàn. Phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức các hoạt động để học sinh tìm hiểu về Đoàn, tham gia các hoạt động ý nghĩa do đoàn trường và đoàn xã phát động: Ngày tình nguyện xanh, lao động công ích con đường thanh niên, Các em đã rất cố gắng hoàn thiện bản thân để được đứng trong hàng ngũ của Đoàn.
Hình 11: học sinh lớp 9 trong buổi lễ trưỡng thành Đội
Phối hợp chặt chẽ với ban nề nếp trong việc xử lí những học sinh vi phạm. Báo cáo kịp thời với nhà trường những trường hợp vi phạm có tính chất nghiệm trọng như nghiện Game nặng, đánh nhau, sử dụng chất gây nghiện...để nhà trường có hình thức xử lí thích hợp. 
* Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của gia đình của từng học sinh:
Về gia đình, tôi tìm hiểu một số đặc điểm như: Nơi ở, nghề nghiệp cha, mẹ, hoàn cảnh sống, kinh tế gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, mối quan hệ với hàng xóm láng giềng. Có được những thông tin đó giúp tôi có thể kết hợp tốt với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đề nghị phụ huynh cùng với GVCN đưa ra những biện pháp để cùng giáo dục con em mình. Tất cả các biện pháp đưa ra tôi đều yêu cầu ghi rõ vào biên bản đồng thời cam kết thực hiện để phụ huynh thấy được tầm quan trọng. Tôi cũng yêu cầu phụ huynh cung cấp số điện thoại để tiện liên lạc trong những tình huống cấp bách. Tôi và các bậc phụ huynh đã bầu ra một ban chấp hành hội đại diện cho các thôn buôn luôn nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cùng với giáo viên chủ nhiệm kịp thời liên lạc với các gia đình có học sinh vi phạm để cùng với gia đình giáo dục các em, giúp các em không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Đối với những phụ huynh không quan tâm đến con em mình, không tham gia họp phụ huynh, tôi đến nhà gặp và phân tích cho phụ huynh hiểu ra các vấn đề rằng việc giáo dục đạo đức cho con em là sự chăm lo cho tương lai của các em sau này.
Để công tác giáo dục đạt kết quả cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Họp BCH hội phụ huynh lớp theo từng tháng, nhờ các bậc phụ huynh ở từng khu vực cùng giáo viên đến nhà học sinh vi phạm để trao đổi. Hoặc có khi tôi trực tiếp gặp trưởng thôn buôn trình bày tình hình của học sinh, nhờ họ đưa ra cuộc họp thôn buôn, phổ biến, động viên để phụ huynh có ý thức trách nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức cho con em mình.
Từ những cố gắng của mình và sự phối kết hợp giáo dục giữa đồng nghiệp, gia đình và xã hội, những học sinh hay vi phạm đạo đức trong lớp đã có ý thức hơn, tình trạng vi phạm đạo đức có xu hướng giảm rõ rệt.
Cụ thể như em Huỳnh Vĩnh Quang là một học sinh cá biệt, em vắng học ngay trong buổi học đầu tiên, buổi học thứ hai em có mặt nhưng không khăn quàng, không đóng thùng và khi tôi hỏi về nguyên nhân vắng học thì em tỏ thái độ bất hợp tác. Ngày hôm sau Quang nghỉ học không lí do, khi tìm hiểu nguyên nhân từ các học sinh khác, tôi được biết em không muốn đến trường nữa. Thế là ngay buổi trưa hôm ấy, tôi đến nhà gặp mẹ em và được biết, Quang đã quyết định nghỉ học và lên phố làm thêm từ sáng sớm. Mẹ em còn nói: “Ôi dào, cô giáo không phải đến nhà nữa đâu, nó đến trường cũng có học đâu, suốt ngày nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, tôi nói nhiều mà nó nào có nghe, thôi thì cho nó nghĩ học đi làm cho biết thế nào là cực khổ”. Tôi đã cố gắng dùng lời lẽ giải thích cho mẹ Quang hiểu rằng em còn nhỏ, để em bỏ học sớm như thế là không nên, liệu em có chịu khó đi làm hay lại sa vào tệ nạn xã hội Tôi phân tích cho mẹ Quang hiểu ít nhất em cũng cần phải học xong lớp 9, có bằng cấp 2 rồi có thể đi học nghề. Tôi cũng hứa với mẹ em sẽ phối hợp với gia đình giáo dục em, động viên, giúp đỡ em Sau đó, tôi hỏi mẹ em số điện thoại và địa chỉ nơi em làm thêm, tôi đã trực tiếp đi gặp, động viên và khuyên em về tiếp tục học hành. Sau nhiều lần gặp riêng em, cùng với việc phối hợp với thôn trưởng đến nhà vận động, Quang đã thân thiện với tôi hơn, em hứa sẽ trở lại lớp học và sẽ cố gắng học tốt để không phụ lòng của cô. 
Khi lên lớp, tôi nhờ một số học sinh thường xuyên gần gũi giúp đỡ, động viên Quang, tiếp thêm nghị lực cho em tiếp tục đến trường. Mặc dù sau đó, em vẫn lại tiếp tục vi phạm một số lỗi như vắng học không lí do, cúp tiết, đi học muộn, không học bài, Nhưng nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trư

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_19_9829_2010915.doc