Đề tài Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

Đề tài Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

Mục tiêu: Qua trò chơi, giúp học sinh thể hiện được sự hiểu biết, trí thông minh và khả năng ghi nhớ kiến thức của mình trong quá trình học tập. Đồng thời, hình thành cho học sinh sự nhanh nhẹn, nhạy bén với các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

- Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành các nhóm hoạt động lồng ghép với phương pháp hoạt động nhóm, lần lượt trả lời hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra có liên quan đến nội dung bài học. Khi nghe giáo viên đọc hoặc trình chiếu câu hỏi, các nhóm thảo luận và đưa đáp án sau khi kết thúc thời gian quy định. Nhóm nào trả lời đúng sẽ ghi điểm cho từng câu hỏi theo thang điểm đã nêu sẵn. Kết thúc trò chơi, nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.

- Mục đích đối với bài học: Trò chơi này tạo cho học sinh khả năng tư duy cao, tìm hiểu và nghiên cứu rõ về các nội dung liên quan đến bài học. Qua trò chơi, học sinh có thể liên kết được nội dung kiến thức của nhiều môn học khác nhau.

- Điều kiện tổ chức trò chơi: Đây là trò chơi mà người học được chia thành các nhóm cùng nhau trả lời chung theo một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Dạng câu hỏi có thể là trả lời bằng một đáp án cụ thể, hay trả lời đúng – sai hoặc trả lời bằng hình thức chọn đáp án A, B, C, D

- Ví dụ, khi dạy bài “Ôn tập học kì I” (Tiết 17 – GDCD 6), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể đặt ra một hệ thống câu hỏi cho các nhóm trả lời dưới hình thức trả lời nhanh bằng một đáp án ngắn gọn.

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 9912Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều đến chất lượng bộ môn.
- Một số học sinh còn ham chơi, chưa coi trọng môn học, còn hờ hững và xem nhẹ môn học này với các môn học khác. Từ đó dẫn đến tình trạng lười học, xem thường giờ học GDCD, vì vậy kết quả môn học chưa cao.
 2.2/ Thành công – hạn chế:
* Thành công:
Qua quá trình vận dụng những dạng trò chơi trong dạy học bộ môn GDCD, tỉ lệ học sinh yêu thích môn học ngày một nhiều hơn, học sinh yếu kém giảm mạnh, kết quả và chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách trong học sinh: số lượng học sinh hạnh kiểm Tốt cao hơn so với thời gian trước.
* Hạn chế:
Vẫn còn một số giáo viên và học sinh chưa nhìn thấy rõ tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong trường THCS hiện nay; vẫn có những suy nghĩ chỉ là môn học chưa thật quan trọng. Từ đó, có những suy nghĩ và hành vi trái ngược với yêu cầu giáo dục của bộ môn: vi phạm đạo đức; không chuyên cần học tập bộ môn...
 2.3/ Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Phương pháp vận dụng, thiết kế và tổ chức các trò chơi có điểm mạnh là dễ dàng lôi cuốn và tạo hứng thú cho học sinh, hướng học sinh tập trung cao độ vào các trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học. Từ đó, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và giờ học sẽ sôi nổi hơn.
* Mặt yếu:
Có đôi khi phương pháp này sẽ dễ gây nên sự ồn ào nếu giáo viên không làm chủ trò chơi và không quản lí tốt giờ học. Một số học sinh có cơ hội lảng tránh với việc chủ động tham gia các trò chơi, lợi dụng trò chơi để nói chuyện, làm việc riêng, hay tham gia trò chơi còn mang tính đối phó (cho có tham gia với tổ).
 2.4/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
Đổi mới, đẩy mạnh các phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng môn học GDCD là nhiệm vụ quan trọng mà đề tài hướng tới. Thiết kế một số trò chơi mới phù hợp với nội dung các bài học góp phần tạo hứng thú học tập, chất lượng tiết học và nâng cao sự yêu thích môn học đối với bộ môn. 
Để làm được điều đó, người giáo viên phải hiểu rõ về tâm sinh lí, nhu cầu và nguyện vọng học tập của học sinh; sự chỉ đạo, quản lí khoa học và óc sáng tạo của người giáo viên. Tuy nhiên, học sinh có nhiều đối tượng, không thể một lúc có thể làm thay đổi được cách nhìn của học sinh đối với bộ môn này. Vì vậy, sự sáng tạo và khả năng sư phạm của giáo viên sẽ giúp học sinh thay đổi cách nhìn sai lệch về bộ môn này và sẽ có hứng thú học tập, sự yêu thích môn học hơn.
 2.5/ Phân tích các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Trong đó, có phương pháp tổ chức trò chơi. 
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là chuyển tải mục tiêu của bài học đến các đối tượng người học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học.
Trăn trở trước vấn đề làm thế nào để giúp học sinh có hứng thú học tập môn GDCD? Làm thế nào để có thể tạo nên những trò chơi thú vị trong quá trình vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi đối với giảng dạy môn GDCD ở trường Trung học cơ sở? Bản thân tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng, để từ đó thiết kế và vận dụng một số dạng trò chơi trong dạy học môn GDCD và đã áp dụng tại trường THCS DurKmăn trong năm học 2014 – 2015, trong học kì I năm học 2015 – 2016 ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9. 
 II.3. Giải pháp, biện pháp:
 3.1/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Sử dụng những giải pháp, biện pháp mà đề tài nêu ra nhằm đẩy mạnh chất lượng bộ môn GDCD trong trường THCS. Đồng thời, tạo hứng thú và sự yêu thích môn học, xóa bỏ suy nghĩ môn GDCD là môn phụ, không quan trọng.
- Bên cạnh đó, giáo dục nhận thức của học sinh, tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích mà vẫn học tập tốt. Hình thành những kỉ năng cần thiết cho học sinh như kỉ năng tự quản, năng động, sáng tạo, tự tin phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
 3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
a/ Trò chơi Hái hoa dân chủ:
- Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh nắm được toàn bộ nội dung bài học thông qua việc trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu do giáo viên đề ra. Toàn bộ câu hỏi hoặc nội dung yêu cầu học sinh thực hiện trong trò chơi này đều làm rõ trọng tâm của bài học.
- Cách thức tiến hành: Dưới sự quản lí và hướng dẫn của giáo viên (quản trò), học sinh (người chơi) sẽ được phân chia thành các nhóm để tham gia trò chơi. Lần lượt các thành viên của nhóm sẽ được mời lên bốc những câu hỏi, những yêu cầu và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu để lấy điểm cho nhóm mình. 
- Mục đích đối với bài học: Trò chơi mang tính tập thể cao, tạo được sự hào hứng, nhiệt tình, tinh thần đoàn kết và khả năng ghi nhớ hoặc tư duy những vấn đề liên quan đến bài học.
- Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi hái hoa dân chủ là trò chơi được tổ chức trong phạm vi lớp học hay học tập ngoài trời. Có thể chuẩn bị và trang trí, treo câu hỏi lên một cành cây; cũng có thể dán câu hỏi lên bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình cho học sinh lựa chọn
- Hình ảnh minh họa về trò chơi Hái hoa dân chủ:
- Ví dụ, khi dạy bài “Quyền và nghĩa vụ của cong dân trong gia đình” (Bài 12 – GDCD 8), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể viết câu hỏi hoặc những yêu cầu vào những tờ giấy nhỏ, bỏ vào bong bóng và treo chúng lên một cành cây nhỏ (đã phân công lớp chuẩn bị trước). Chia lớp thành các nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm lần lượt cử các đại diện lên bảng thực hiện các yêu cầu của giáo viên, thông qua đó giáo viên nhận xét và cho điểm từng nhóm.
	Có thể đưa ra hệ thống các câu hỏi và yêu cầu như sau:
1/ Em hiểu thế nào là gia đình?
2/ Hãy đọc ít nhất 3 câu ca dao, tục ngữ nói về gia đình.
3/ Trong gia đình, ông bà có những quyền và nghĩa vụ gì?
4/ Hãy hát một bài hát nói lên tình cảm gia đình mà em thích.
5/ Con cháu có bổn phận gì trong gia đình?
6/ Hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của Cha mẹ trong gia đình?
 7/ Hãy kể ít nhất 5 việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em.
8/ Anh chị em trong gia đình có những bổn phận gì?
9/ Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào?
10/ Tự sáng tác 2 câu thơ lục bát nói về tình cảm gia đình.
 11/ Hãy nêu 4 hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình mà em biết.
 12/ Hãy thể hiện sự yêu thương của mình đối với Mẹ mình bằng một đoạn văn ngắn tự phát.
b/ Trò chơi Ô chữ:
- Mục tiêu: Trò chơi giúp người học thể hiện được khả năng tư duy, sự hiểu biết của mình thông qua việc lựa chọn và trả lời những câu hỏi xoay quanh nội dung bài học để tìm ra một ẩn số, một thông điệp lớn nhất mà bài học đặt ra.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên tạo nên một ô chữ với những hàng ngang và dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang tương ứng với một câu hỏi có nội dung xoay quanh bài học. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và lần lượt cho các nhóm lựa chọn bất kì câu hỏi hàng ngang nào để trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ hiện ra đáp án của câu hỏi hàng ngang đó. Sau một lượt hoặc khi đã trả lời gần hết câu hỏi hàng ngang, nhóm nào có câu trả lời hàng dọc đúng với câu hỏi thì số điểm sẽ được nhân đôi và giành chiến thắng. 
- Mục đích đối với bài học: Trò chơi này luôn tạo được tính năng động, óc tư duy và khả năng tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Đồng thời, thể hiện tốt sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đang tìm hiểu.
- Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tổ chức trong phòng học hoặc ngoài trời, tùy vào nội dung bài học. Có thể tạo câu hỏi bằng bảng phụ hoặc thiết kế câu hỏi bằng máy chiếu.
- Ví dụ, khi dạy bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” (Bài 7 – GDCD 9), chúng ta có thể sử dụng trò chơi này ngay khi vừa cho học sinh tìm hiểu xong nội dung các truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra đáp án hàng dọc với nội dung: Một từ ghép có nội dung bao quát những điều tốt đẹp của dân tộc ta từ trước đến nay?
Hệ thống câu hỏi như sau:
	1/ Ô chữ có 9 chữ cái: “Người đẹp vì lụa” là câu thành ngữ nói đến vấn đề gì của con người?
	2/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: Một truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam chúng ta được thể hiện trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước?
	3/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thể hiện điều gì?
4/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là câu tục ngữ nói về truyền thống gì của dân tộc ta?
5/ Ô chữ gồm 5 chữ cái: Một chuẩn mực đạo đức rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách”?
c/ Trò chơi: Thi tìm hiểu kiến thức
- Mục tiêu: Qua trò chơi, giúp học sinh thể hiện được sự hiểu biết, trí thông minh và khả năng ghi nhớ kiến thức của mình trong quá trình học tập. Đồng thời, hình thành cho học sinh sự nhanh nhẹn, nhạy bén với các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. 
- Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành các nhóm hoạt động lồng ghép với phương pháp hoạt động nhóm, lần lượt trả lời hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra có liên quan đến nội dung bài học. Khi nghe giáo viên đọc hoặc trình chiếu câu hỏi, các nhóm thảo luận và đưa đáp án sau khi kết thúc thời gian quy định. Nhóm nào trả lời đúng sẽ ghi điểm cho từng câu hỏi theo thang điểm đã nêu sẵn. Kết thúc trò chơi, nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
- Mục đích đối với bài học: Trò chơi này tạo cho học sinh khả năng tư duy cao, tìm hiểu và nghiên cứu rõ về các nội dung liên quan đến bài học. Qua trò chơi, học sinh có thể liên kết được nội dung kiến thức của nhiều môn học khác nhau.
- Điều kiện tổ chức trò chơi: Đây là trò chơi mà người học được chia thành các nhóm cùng nhau trả lời chung theo một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Dạng câu hỏi có thể là trả lời bằng một đáp án cụ thể, hay trả lời đúng – sai hoặc trả lời bằng hình thức chọn đáp án A, B, C, D
- Ví dụ, khi dạy bài “Ôn tập học kì I” (Tiết 17 – GDCD 6), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể đặt ra một hệ thống câu hỏi cho các nhóm trả lời dưới hình thức trả lời nhanh bằng một đáp án ngắn gọn. 
Hệ thống câu hỏi và đáp án nhanh có thể được xây dựng như sau: 
	1/ Đất có lề, quê có thói thể hiện chuẩn mực đạo đức nào? (Tôn trọng kỉ luật).
	2/ Việc chặt phá rừng bừa bãi của một số người dân là hành động gì? (Phá hoại thiên nhiên).
	3/ Trong văn học, câu tục ngữ “Năng nhặt, chặt bị” là câu nói về đức tính gì của con người? (Siêng năng, kiên trì).
	4/ “Đốn củi ba năm, thiêu một giờ” là câu thành ngữ nói lên hành vi gì của con người? (Không tiết kiệm).
	5/ Câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” của ông cha ta nói về đức tính nào? (Lễ độ).
	6/ Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ sau thể hiện sự Lễ độ: “Lời chào cao hơn ..”? (Mâm cỗ).
	7/ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? (Biết ơn).
	8/ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? (Tôn sư trọng đạo).
	9/ Theo em, vốn quý nhất của con người là gì? (Sức khỏe).
	10/ Thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày được chia thành mấy loại chính? Cụ thể? (Hai loại: tươi và khô).
- Hình ảnh minh họa về trò chơi:
d/ Trò chơi Hùng biện, thuyết trình:
- Mục tiêu: Dạng trò chơi này phát huy sự tìm hiểu kiến thức của học sinh, phát huy khả năng diễn đạt và phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh. Đồng thời, trò chơi này cũng giúp học sinh rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên có thể sử dụng dạng trò chơi này ở bất kì phần nào của tiết học. Giáo viên đưa ra cho cả lớp một câu hỏi hay một yêu cầu cụ thể nào đó, chia lớp thành các nhóm và cho các nhòm thời gian nhất định để thảo luận. Kết thức thời gian quy định, các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày nội dung đã được yêu cầu. Cuối cùng, giáo viên nhận xét ưu và khuyết điểm của từng nhóm, ghi điểm từng nhóm. Nhóm nào có điểm cao nhất từ điểm chấm của giáo viên thì nhóm đó giành chiến thắng.
- Mục đích đối với bài học: Đây là trò chơi mà người học phải sử dụng khả năng diễn đạt và sự hiểu biết của mình để làm rõ một nội dung, một chủ đề nào đó trước tập thể lớp, kết quả có thể đánh giá được tinh thần học tập của cả nhóm. 
- Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tổ chức trong phòng học, ở bất kì phần nào của tiết học, có thể phần giới thiệu bài, phần nội dung chính hay phần củng cố Trong trò chơi này, học sinh thảo luận nhóm nhưng người trình bày là người duy nhất đại diện cho nhóm của mình thuyết trình một nội dung, chủ đề mà học sinh không được phép chuẩn bị trước (không cầm giấy ghi sẵn bài thuyết trình).
- Ví dụ, khi dạy bài “Bảo vệ Di sản văn hóa” (Bài 15 – GDCD 7), trước khi vào bài mới, giáo viên chia lớp thành các nhóm cùng thảo luận và trình bày với câu hỏi: Em hiểu gì về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài học mới.
Bài thuyết trình của học sinh phải đảm bào nội dung: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản đặc sắc trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phản ánh đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Vì vậy, cần được trân trọng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy
- Hình ảnh minh họa về trò chơi hùng biện, thuyết minh:
e/ Trò chơi Viết văn theo chủ đề
- Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh vận dụng tốt các khả năng của mình như: khả năng vận dụng sự hiểu biết, khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng kích thích tư duy và khả năng trình bày trước tập thể. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tự tin trước tập thể.
- Cách thức tiến hành: Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên có thể vận dụng dạng trò chơi này như một cuộc thi viết văn. Giáo viên đưa ra cho các nhóm một chủ đề cụ thể, yêu cầu các nhóm viết thành một đoạn văn ngắn làm rõ được nội dung mà chủ đề yêu cầu. lần lượt các nhóm cửa đại diện trình bày tại chỗ hoặc đứng trước lớp trình bày bài viết của nhóm mình. Cuối cùng, dựa vào nội dung các bài viết, giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhóm nào có điểm cao nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.
- Mục đích đối với bài học: Trò chơi viết văn theo chủ đề là dạng trò chơi mà người dạy nêu ra một nội dung, chủ đề cụ thể nào đó và yêu cầu người học hay tập thể đội thi phải viết thành một bài văn ngắn để làm nổi bật nội dung, chủ đề được yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.
- Điều kiện tổ chức trò chơi: Trò chơi được tiến hành trong phòng học, các nhóm có quyền thảo luận và viết thành một bài văn ngắn. Người trình bày có thể đứng tại nhóm hoặc đứng trước lớp trình bày bài viết của nhóm mình. 
- Ví dụ, khi dạy bài “Tự chủ” (Bài 2 – GDCD 9), giáo viên có thể sử dụng trò chơi này trong phần củng cố bài học. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu gì về câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”?
Bài làm của học sinh phải đảm bảo nội dung sau: Thể hiện lòng tự chủ và lập trường của bản thân mỗi người. Cho dù trong cuộc sống có những khó khăn, chông gai hay cám dỗ thì bản thân ta không dao động, mà vẫn luôn giữ vững lập trường của mình để giải quyết vấn đề
- Hình ảnh minh họa về trò chơi viết văn theo chủ đề:
f/ Trò chơi Sắm vai xử lí tình huống
- Mục tiêu: Trò chơi thể hiện sâu sắc khả năng sáng tạo, trí thông minh và đầy tính nghệ thuật của đối tượng người học. Đồng thời, trò chơi này luôn lôi kéo được sự nhiệt tình tham gia của các đối tượng học sinh, phát huy tính mạnh dạn của học sinh.
- Cách thức tiến hành: Từ các tình huống đã có trong sách giáo khoa, giáo viên phân công cho học sinh sắm vai thực hiện tình huống trong tiết học. Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự viết lời thoại và phân vai cho các thành viên trong nhóm tập luyện để thực hiện tình huống với một chủ đề cho trước. Trong quá trình sắm vai, giáo viên có thể lấy việc chuẩn bị trang phục, đạo cụ và diễn xuất của học sinh làm căn cứ đánh giá các nhóm. Qua các tình huống, tuyên dương những nhóm có cách sắm vai lôi cuốn và hiệu quả nhất.
- Mục đích đối với bài học: Đây là trò chơi mà từ một tình huống thực tế trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học, người học sẽ sử dụng tình huống đó để phân vai cho các thành viên trong nhóm diễn lại tình huống đó theo hai cách diễn trực tiếp trong tiết học hoặc được tập luyện và chuẩn bị ở nhà.
- Điều kiện tổ chức trò chơi: Có thể sử dụng trong phạm vi phòng học hoặc ngoài trời. Người thực hiện tình huống là một người hoặc một nhóm. Đồng thời, để tình huống thêm sinh động và đạt hiệu quả cao hơn thì ta có thể sử dụng thêm trang phúc hóa trang, đạo cụ và âm nhạc.
- Ví dụ, khi dạy bài “Thực hiện trật tự An toàn giao thông” (Bài 14 – GDCD 6), giáo viên phân công cho các nhóm tự viết và tập luyện một tình huống nào đó liên quan đến vấn đề thực hiện trật tự An toàn giao thông. 
Khi sắm vai các tình huống, giáo viên nhận xét những ưu điểm và những hạn chế về diễn xuất, nội dung, công tác chuẩn bị và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Hình ảnh minh họa về trò chơi Sắm vai xử lí tình huống:
g/ Trò chơi Đuổi hình bắt chữ:
- Mục tiêu: Đây không phải là dạng trò chơi mới, nhưng đây là dạng trò chơi khá thú vị đối với tất cả các đối tượng học sinh. Trò chơi này thể hiện cao khả năng tư duy và sự hiểu biết của học sinh. Bên cạnh đó, trò chơi này thể hiện được sự nhanh nhẹn, thông minh, dí dỏm của học sinh. 
- Cách thức tiến hành: Bằng hình thức sử dụng máy chiếu hoặc sử dụng các hình ảnh trực quan có nội dung liên quan đến bài học, giáo viên chia lớp thành các nhóm sử dụng bảng phụ, đồng thời gợi ý cho học sinh đoán được nội dung của các bức hình là gì trong khoảng một thời gian nhất định. Kết thúc trò chơi, nhóm nào có nhiều đáp án chính xác nhất là nhóm thắng cuộc. 
- Mục đích đối với bài học: Trò chơi Đuổi hình bắt chữ là trò chơi mà người học thông qua việc nhìn vào những chi tiết trong một bức tranh để suy nghĩ và nêu ra đáp án chính xác. Trong đó, đáp án có thể là 

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_90_5913_2010984.doc