Lược đồ, bản đồ là một loại kênh hình chiếm số lượng rất lớn trong SGK. Đây là một loại thông tin rất trực quan về vị trí các địa danh, về diễn biến của trận đánh, từ đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức và tái tạo lại sự kiện lịch sử một cách rõ nét hơn.
Lịch sử là những cái có thật diễn ra trong quá khứ, vì thế việc sử dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học giúp học sinh nắm bắt được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, giúp cho học sinh biết được chiến dịch đã diễn ra trong thời gian và không gian cụ thể như thế nào. Lược đồ thường được sử dụng nhiều trong các bài ở lớp 5 như : Thu Đông 1947, Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Các bước tiến hành khai thác nội dung lược đồ bản đồ
Bước 1 : Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, ranh giới và các kí hiệu. Hướng dẫn đọc bản chú giải, giáo viên kết hợp giải thích các kí hiệu.
Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 3 : Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời và hoàn chỉnh nội dung lược đồ.
Sử dụng bản đồ, lược đồ treo tường, giáo viên cần chú ý :
- Xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ.
- Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức lịch sử được thể hiện trên lược đồ, bản đồ như : tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc
iết kế bộ tư liệu dạy học lịch sử lớp Bốn, lớp Năm tham gia dự thi cấp Tỉnh và đạt giải Nhất, đây là bộ đồ dùng chứa rất nhiều tư liệu chính xác về lịch sử nước nhà, lịch sử địa phương nên nó đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong việc soạn giảng. Khó khăn : Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn lịch sử lớp 5 còn ít, một số giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, giáo viên chỉ dùng một phương pháp cũ là thuyết trình sao cho học sinh chỉ nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. 2.2 Thành công, hạn chế Thành công : hiện nay, một số tiết học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử địa phương nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp. Hạn chế : việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa được thực hiện đều ở đại bộ phận giáo viên của các trường. Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học. 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu Cũng như mọi môn học khác, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là học sinh tự mình khám phá ra kiến thức, tự hình thành các biểu tượng lịch sử. Muốn vậy, học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, câu chuyện lịch sử được dưới dự định hướng và kết luận của giáo viên. Kiến thức lịch sử ở lớp 5 không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định. Chương trình lịch sử mỗi tuần chỉ dạy có một tiết, bài thì dài nên học sinh học mà không nhớ chính xác các nhân vật, sự kiện lịch sử. 2.4 Nguyên nhân Đa số giáo viên chưa khai thác hết tác dụng của tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, video clip trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5, trong quá trình dạy còn thuyết trình nhiều ; chưa tự giác làm thêm đồ dùng hoặc chưa biết cách sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý. 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Thực tế cho thấy học sinh học phân môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do khoâng ít giáo viên chưa thực sự chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em. Chính vì vậy, học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Các em hiểu biết rất mơ hồ về lịch sử, thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh, không hứng thú khi đến giờ học lịch sử. Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng chưa cao. Thế nhưng, các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc - dễ nhớ nhưng lại mau quên. Kĩ năng đọc, kể, tường thuật của các em chậm, do đó ảnh hưởng đến thời gian và tiến trình chung của môn học. Tinh thần hợp tác học còn hạn chế, nhiều em chưa tự tin, chưa mạnh dạn trong học tập. Qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy vẫn có giáo viên chưa khai thác hết đồ dùng dạy học trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5. Trong quá trình dạy còn xem nhẹ đồ dùng dạy học hay nhiều lúc còn lãng quên việc này, chưa tự giác làm thêm đồ dùng dạy học hoặc chưa biết cách sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý. Mặc dù nhà trường đã trang bị, nâng cấp phòng máy, nối mạng Internet, mua thêm các trang thiết bị dạy học để thay thế cho các thiết bị đã bị hỏng hoặc không sử dụng được nhưng khi hỏi đến vấn đề này, đa số giáo viên còn cho là khó sử dụng, hay không biết tự làm đồ dùng theo hướng như thế nào, sử dụng đồ dùng trong dạy học phân môn lịch sử thì sử dụng ra sao ? Một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị vào dạy- học. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng. Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt, Phim ảnh, sách truyện về lịch sử của ta chưa phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài,. Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho các em thực hành trên bản đồ, lược đồ và tranh ảnh, hình ảnh, hoặc sử dụng các phương tiện dạy học chưa đúng lúc, đúng chỗ. Việc sưu tầm tài liệu về những sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương có liên quan đến tiết dạy còn hạn chế. Nội dung mỗi bài học lịch sử thường đề cập tới một sự kiện hay môt nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nên việc giới thiệu bài học cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện hoặc nhân vật có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu các kiến thức liên quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng những tư liệu lịch sử để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới. Khai thác nội dung khiến thức giáo viên cũng chưa làm nổi bật được khi nào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết thúc 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp giáo viên nhận thấy trong dạy học lịch sử, đồ dùng dạy học góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng dạy học còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Phần lịch sử lớp 5 có 29 bài học, mỗi bài phản ánh một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một trong 4 giai đoạn lịch sử : - Giai đoạn 1 : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) - Giai đoạn 2 : Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) - Giai đoạn 3 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975) - Giai đoạn 4 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay) Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học 5842 của Bộ Giáo dục, một số bài lịch sử lớp 5 đã giảm đi một số yêu cầu khó (tường thuật), chỉ yêu cầu học sinh kể một số sự kiện. *Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng dạng bài Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử Trước khi dạy một bài về nhân vật lịch sử nào đó, tôi cung cấp cho học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử, kết hợp với đọc trước sách giáo khoa ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của họ. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, tôi luyện cho học sinh tự đóng vai để diễn lại. Học sinh tự trình bày trên cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Với dạng bài dạy về sự kiện lịch sử Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ các sự kiện, vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài * Sử dụng đồ dùng a) Sử dụng tranh, ảnh Sử dụng tranh ảnh trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 để cung cấp thông tin hoặc minh họa những vấn đề lịch sử. Sử dụng tranh không chỉ minh họa cho bài học mà phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện. Khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, tôi không chú ý nhiều đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật. * Ví dụ cụ thể : Khi dạy bài “Bình Tây Đại nguyên soái - Trương Định”, để khai thác và sử dụng hiệu quả các bức tranh , tôi thực hiện như sau : - Hoạt động 1 : Tôi giới thiệu tranh chân dung Trương Định và hỏi : “Em biết gì về Trương Định?” (Trương Định hay Trương Công Định, sinh năm Canh Thìn 1820 tại Quảng Ngãi, mất năm1864, là một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp giai đoạn 1859-1864). - Hoạt động 2 : Tôi nêu câu hỏi : Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? (Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc). Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? (Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm đánh giặc). Tôi giúp các em hiểu rõ nội dung kiến thức phản ánh trong bức tranh đó là : bức tranh miêu tả quang cảnh Trương Định nhận phong soái, nó vừa thể hiện sự trang nghiêm, vừa thể hiện sự tôn kính và đồng lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo. Trương Định nhận phong soái Khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mục đích giáo dục và phát triển. Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật. Ở hoạt động củng cố bài, tôi cho các em xem thêm tranh đền thờ ông : Đền thờ Trương Định Ví dụ khi dạy bài : " Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX". Mục tiêu của bài này là học sinh biết được nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ; sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp giai cấp mới trong xã hội. Trong sách giáo khoa có cung cấp 3 ảnh tư liệu : Ga Hà Nội năm 1900, nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc, phố Tràng Tiền năm 1905. Khai thác thông tin từ 3 ảnh tư liệu trên chưa đáp ứng mục tiêu bài học nên tôi phải sưu tầm thêm ảnh tư liệu mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), các nhà máy xay xát, nhà máy dệt, đồn điền cao su, đồn điền cà phê, chợ Đồng Xuân, các tuyến xe lửa Hoạt động 1. Tôi yêu cầu học sinh nhận xét về sự biến đổi kinh tế Việt Nam so với trước đây chỉ là kinh tế nông nghiệp. Học sinh nhận ra vào lúc này thực dân Pháp chú trọng phát triển đến công nghiệp khai khoáng, công nghiệp tiêu dùng, xây dựng đồn điền, xây dựng hệ thống giao thông chính vì vậy mà lần đầu tiên Việt Nam có đường ô tô, đường xe lửa. Đến đây tôi cho học sinh xem ảnh chụp Ga Hà Nội năm 1900. Phía bên ngoài Ga Hà Nội (năm 1900) Hoạt động 2. Tôi yêu cầu học sinh quan sát ảnh các tuyến xe lửa, các nhà máy xay xát, nhà máy dệt kết hợp với tư liệu trong SGK để xem thực dân Pháp thực hiện chính sách trên để làm gì? học sinh dễ tìm ra được mục tiêu của chính sách trên là : khai thác khoáng sản để chở về Pháp hay bán cho các nước khác, các nhà máy được xây dựng để sử dụng sức lao động, nhân công rẻ mạt của nước ta nhằm sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn hoặc phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở Việt Nam. Hoạt động 3. Tôi yêu cầu học sinh quan sát nhóm đôi nội dung ảnh : Mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, các đồn điền và trả lời câu hỏi : “Ai làm việc trong những cơ sở công nghiệp này?”, học sinh sẽ trả lời được công nhân là người làm trong những cơ sở công nghiệp, họ làm việc rất vất vả. Thực dân Pháp bóc lột sức lao động của người dân. Tiếp theo, học sinh kết hợp với tư liệu ở SGK để xem khi thực dân Pháp xây dựng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền thì ảnh hưởng đến đời sống của nông dân như thế nào? Học sinh dễ dàng nhận ra nông dân sẽ mất ruộng đất dẫn đến nghèo đói và phải đi làm thuê cho thực dân Pháp. Đến đây tôi yêu cầu học sinh quan sát hình 3 nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc và nêu nhận xét về thân phận vất vả, khổ cực của người nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc Quan sát ảnh tư liệu chợ Đồng Xuân, Ga Hà Nội, phố Tràng Tiền, Những cửa hiệu trên phố Hàng Đào học sinh thấy thành thị phát triển, buôn bán mở mang thì xuất hiện tầng lớp viên chức, buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ ... Như vậy, qua việc xử lý thông tin từ hình ảnh mà các em đã thực hiện được mục tiêu bài học một cách hứng thú. Tùy theo cách kích cỡ khác nhau của từng loại tranh, ảnh mà tôi có thể treo tường, đính lên bảng viết hoặc thiết kế trong bài trình chiếu PowerPoint để học sinh quan sát. Những cửa hiệu trên phố Hàng Đào Các bước tiến hành khai thác nội dung tranh ảnh Bước 1 : Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. Bước 2 : Nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh. Bước 3 : Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết kợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học. Bước 4 : Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời, hoàn thiện nội dung tranh ảnh ; giáo viên liên hệ, tích hợp giáo dục. b) Sử dụng lược đồ, bản đồ Lược đồ, bản đồ là một loại kênh hình chiếm số lượng rất lớn trong SGK. Đây là một loại thông tin rất trực quan về vị trí các địa danh, về diễn biến của trận đánh, từ đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức và tái tạo lại sự kiện lịch sử một cách rõ nét hơn. Lịch sử là những cái có thật diễn ra trong quá khứ, vì thế việc sử dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học giúp học sinh nắm bắt được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, giúp cho học sinh biết được chiến dịch đã diễn ra trong thời gian và không gian cụ thể như thế nào. Lược đồ thường được sử dụng nhiều trong các bài ở lớp 5 như : Thu Đông 1947, Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Các bước tiến hành khai thác nội dung lược đồ bản đồ Bước 1 : Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, ranh giới và các kí hiệu. Hướng dẫn đọc bản chú giải, giáo viên kết hợp giải thích các kí hiệu. Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ. Bước 3 : Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ. Bước 4 : Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời và hoàn chỉnh nội dung lược đồ. Sử dụng bản đồ, lược đồ treo tường, giáo viên cần chú ý : - Xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ. - Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức lịch sử được thể hiện trên lược đồ, bản đồ như : tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc - Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng lược đồ trong tiến trình bài dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng phương phám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ. - Ngoài quy trình trên, để đảm bảo tính nghiệp vụ sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng. Trước khi trình bày bao giờ cũng phải giới thiệu tên lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và thời gian giờ giảng. Sử dụng lược đồ, bản đồ nhằm giúp các em học sinh dễ hiểu, dễ nhớ các sự kiện hơn và có thể thuộc bài ngay trên lớp. Trong dạy lịch sử lớp 5, tôi đã thiết kế đoạn trình chiếu PowerPoint để sử dụng bản đồ động về diễn biến chiến dịch. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. Các mũi tên động có nhiều màu sắc chỉ rõ hướng tiến công của quân ta và hướng rút chạy của quân địch ; các cứ điểm hay địa bàn đóng quân của quân ta và địch làm tăng tính sinh động và hấp dẫn cho học sinh. Qua quan sát bản đồ, tôi đặt ra những câu hỏi định hướng cho bài dạy để học sinh có thể tự nình kể lại một số sự kiện của chiến dịch. Ví dụ khi dạy bài : "Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp" Theo hướng dẫn điều chỉnh 5842 của Bộ giáo dục thìkhông yêu cầu học sinh trình bày diễn biến, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch. Dạy hoạt động 3, tôi sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 để kể lại một cố sự kiện chiến dịch, sau đó hướng dẫn các em làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý sau : - Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công Việt Bắc như thế nào? Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 - Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao? Khi quan sát, tôi lưu ý cho các em chỉ rõ 3 mũi tấn công lên Việt Bắc của địch : cánh quân dù, cánh quân thuỷ và cánh quân bộ tạo nên gọng kìm nhằm tiêu diệt quân ta. Dựa vào địa hình Việt Bắc mà quân ta có cách đánh sáng tạo và kết quả các mũi tấn công của địch đều bị quân ta phục kích. Tôi cho học sinh kể lại một số sự kiện về chiến dịch trên lược đồ, chỉ rõ từng mũi tiến công của địch và kết quả của chiến dịch, cho lớp nhận xét rồi chốt lại và hoàn thiện phần trình bày của học sinh Có thể cho các em thi đua với nhau bằng cách trực tiếp lên chỉ lược đồ để nói lại diễn biến của chiến dịch theo lời văn của mình Cuối tiết học, tôi nêu câu hỏi về nguyên nhân thành công của chiến dịch. Từ bài học, giáo dục học sinh những suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, khơi gợi trong các em lòng tự hào dân tộc và xây dựng ý thức học tập để sau này lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội. c) Cách sử dụng băng, đĩa hình, video clip Băng đĩa ghi hình phim tư liệu lịch sử là kênh hình ảnh động có tác dụng cao trong dạy học lịch sử ở tiểu học. Thế nhưng, một số giáo viên cho học sinh xem phim chỉ để mang tính minh hoạ là chủ yếu, ít tổ chức cho học sinh khai thác nội dung lịch sử từ phim nên hiệu quả dạy học còn hạn chế. Theo tôi, khai thác hết nội dung băng đĩa hình tư liệu lịch sử để học sinh không chỉ theo dõi diễn biến các sự kiện mà còn phải tư duy tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử ; vừa tạo sự hứng thú trong học tập vừa để học sinh nhớ lâu nội dung bài. Ví dụ khi dạy bài "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ" ngay mở đầu tôi cho học sinh xem đoạn phim tư liệu Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 (đoạn phim dài 3 phút 50 giây) để các em nắm được tình hình cuộc chiến ở Đông Dương đến cuối năm 1953, quyết tâm của bộ chính trị giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tình hình chuẩn bị cho chiến dịch của quân và dân ta. Sau đó tôi chiếu lại và cho học sinh nhận xét về tình hình chuẩn bị của ta, quyết tâm của quân và dân cho chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện ở những chi tiết nào? Những ai tham gia vào chuẩn bị chiến dịch? Em tìm thấy hình ảnh nào thể hiện sự thông minh sáng tạo của ta trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch. Hay khi dạy bài "Lễ ký hiệp định Pa ri", ngay phần giới thiệu bài, tôi cho học sinh xem đoạn phim tư liệu "chiến thắng Điện Biên Phủ trên không", đoạn phim có nội dung quân ta đã bắn rơi hàng loạt máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội ; đập tan kế hoạch của Mỹ, lập nên chiến thắng oanh liệt. Sau đó, tôi đặt vấn đề tình hình dẫn đến việc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa-ri, cho học sinh thảo luận và tìm nguyên nhân vì sao Mỹ phải chấp nhận ký hiệp định Pa-ri (ngày 27/1/1973) Dạy hoạt động 2 : tìm hiểu nội dung Hiệp định Pa-ri, tôi cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về lễ kí hiệp định, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận : - Mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri - Những ai đã tham gia trong lễ kí hiệp định Pa-ri? (Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đại diện cho cách mạng Việt Nam) - Nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa-ri là gì? (Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ; phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam ; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam ; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam). Chắc chắn học sinh sẽ tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ kiến thức một cách bền vững. Ví dụ khi dạy bài 26 : “Tiến vào Dinh Độc Lập”, ở hoạt động củng cố bài, tôi cho các em xem đoạn phim Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Tôi giới thiệu xuất xứ đoạn phim này trích trong bộ phim “Giải phóng Miền Nam” ; nội dung của đoạn phim tái
Tài liệu đính kèm: