Đề tài Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6

Đề tài Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6

3.3: Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để giai đoạn đầu tiên này thành công, tôi đã đọc qua chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 4, 5. Chuẩn bị chu đáo các câu hỏi gần gủi với thực tế và lựa chọn cách dẫn dắt sinh động, dễ hiểu để thu hút sự tập trung chú ý của các em.

- Để đạt hiệu quả cao khi làm thí nghiệm đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải hiểu hết được vai trò của mình trong nhóm, tuân thủ các qui định khi làm thí nghiệm và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao ngoài ra phải có sự hợp tác đồng điệu giữa các thành viên trong nhóm.

- Để hướng dẫn các em trả lời được các câu hỏi định tính và các bài định lượng nhất thiết giáo viên phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản có liên quan.

3.4 : Mối quan hệ giữa các giải pháp

- Thực ra giai đoạn đầu tiên giúp các em làm quen với Vật lý giống như một tình huống học tập có vấn đề, do đó giữa các câu hỏi phải thật sự có mối liên hệ. Cùng một vấn đề nhưng câu hỏi đầu tiên phải giúp các em " thỏa chí " nhưng các câu hỏi tiếp theo phải làm sao đó để thôi thúc tinh thần "khám phá" của các em.

Ví dụ :

 Câu hỏi 1: Khi đạp xe trên dốc đứng và dốc thoai thoải em thấy đạp xe trên con dốc nào dễ hơn? ( Các em sẽ trả lời được là : dốc thoai thoải )

Câu hỏi 2: Tại sao ta có cảm giác đỡ mệt hơn khi đi trên dốc thoai thoải so với dốc đứng? ( Câu hỏi này sẽ là động lực thúc đẩy sự khám phá)

- Khi các em đã chuẩn bị một tâm thế tốt khi học bộ môn thì các khâu còn lại hứa hẹn được các em đón nhận một cách nhiệt tình và hiệu quả.

- Việc nắm bắt các bước cơ bản khi làm thí nghiệm và các yêu cầu khi làm thí nghiệm sẽ giúp các em xác định được "lộ trình" khi làm một thí nghiệm cụ thể. Do đó việc tuân thủ tiến trình làm thí nghiệm là hết sức quan trọng, quyết định một phần rất lớn vào thành công của thí nghiệm và thành công của bài học.

- Thực hiện tốt mỗi thí nghiệm nhỏ trong bài sẽ là nền tảng tốt để học tốt một tiết thực hành và phần nào đó rèn được một số kỹ năng và thái độ tích cực cho các em.

- Hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập định tính và định lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến việc đánh giá năng lực của Học sinh.

- Các giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ, nếu thực hiện thành công tất cả các công đoạn trên thì Học sinh lớp 6 sẽ có một nền tảng tốt để tiếp tục học các lớp trên.

 

doc 14 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2356Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Môn vật lí THCS có vị trí cầu nối quan trọng, nó vừa phát triển, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã được học ở Tiểu học vừa góp phần góp phần chuẩn bị cho các em những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục con đường học vấn hoặc đi vào lao động sản xuất đòi hỏi những hiểu biết nhất định về vật lí.
 Nhằm giúp cho bản thân có được những phuơng pháp giảng dạy phù hợp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh ở độ tuổi 11à13, tìm hiểu vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên mà các em đã lĩnh hội ở các lớp tiểu học Thông qua sách vở, qua tự quan sát bản thân rút ra đuợc nhiều điều bổ ích và cần thiết.
2. Thực trạng 
- Tôi về trường THCS Nguyễn Trãi năm 2006, dưới sự sắp xếp chuyên môn của trường tôi được phân công dạy Vật lí lớp 6 và Vật lí lớp 8. Nếu những tiết dạy vật lí lớp 8 luôn cho tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng vì những gì mình truyền đạt được các em tiếp nhận và vận dụng tốt thì những tiết dạy vật lí lớp 6 luôn cho tôi một cảm giác không hài lòng. Tôi nhận thấy: 
+ Với các câu hỏi hoặc bài tập định tính đa số các em chưa biết đưa ra cơ sở (đặc điểm, tính chất, khái niệm, định nghĩa) để trả lời mà chỉ trả lời theo cảm tính.
+ Với các bài tập định lượng đa số các em cảm thấy rất khó khăn khi sử dụng các đại lượng khi tóm tắt. Và khi trình bày thì các em trình bày như một bài toán số học và không toát lên được "tính vật lí" trong đó. 
+ Ở các em có sự tò mò khi quan sát các dụng cụ thí nghiệm nhưng lại rất lúng túng khi thực hiện thí nghiệm, khi thu thập thông tin và xử lí thông tin.
+ Đa phần các em chưa có nhiều kĩ năng khi hợp tác nhóm và tính kĩ luật khi làm thí nghiệm.
+ Các em chưa có sự tự giác khi học tập bộ môn, xem nhẹ việc làm bài tập ở nhà và đọc bài trước khi lên lớp. 
 Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vật lí 6, tôi xét thấy cũng có khá nhiều thuận lợi như sau: 
+ Nội dung kiến thức môn vật lí 6 tương đối nhẹ.
+ Các kiến thức truyền đạt có thể gây nhiều hứng thú nếu biết sử dụng phương pháp dạy học hợp lí.
+ Đa phần các thí nghiệm tương đối đơn giản, phù hợp lứa tuổi các em.
+ Với đặc điểm lứa tuổi hiếu động, tò mò nhưng khá dễ " uốn".
+ Hầu hết các em đều được sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và các tổ chức chính quyền địa phương.
- Nguyên nhân thực trạng: 
+ Đối với học sinh lớp 6 thì môn vật lí thật sự có nhiều điều mới mẻ vì đây là môn khoa học thực nghiệm đầu tiên đối với các em. Là môn học mà hầu hết mỗi bài các em đều phải sử dụng đồ dùng thí nghiệm để tìm ra chân lí.
+ Trường THCS Nguyễn Trãi nằm ở địa phận xã Eana nên có khoảng hơn 30 % HS là đồng bào tiểu số với vốn hiểu biết có nhiều hạn chế. Do vậy mức độ tiếp nhận cùng một nội dung bài học của các em người kinh và các em đồng bào có sự chênh lệch rất lớn gây khá nhiều khó khăn khi lựa chọn phương pháp dạy học.
+ Các em đang ở lứa tuổi rất hiếu động nên trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo nhóm, hoặc hoàn thành bài tập theo nhóm đôi khi không tuân thủ tính kỉ luật. Bên cạnh đó một số em lại quá nhút nhát hoặc quá ỉ lại cũng đã gây không ít khó khăn trong quá truyền thụ kiến thức.
+ Do điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của một bộ phận phụ huynh chưa cao nên cũng có khá nhiều em chưa được sự quan về vấn đề học tập các môn học nói chung và đối với môn Vật lí nói riêng.
 Từ thực trạng khó khăn, thuận lợi và các nguyên nhân trên, bản thân tôi đã cố gắng tìm cách tháo gỡ, cố gắng hóa giải phần nào những bế tắc mà mình gặp phải để giúp các em bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn.
3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 
3.1 Mục tiêu 
- Giúp các em nắm một cách khái quát những gì mà bộ môn sẽ đề cập đến, giúp các em cảm nhận được Vật lí là một môn học thú vị đồng thời các em cũng biết được những yêu cầu cần phải có khi học bộ môn này.
- Bước đầu hình thành kỹ năng làm thí nghiệm và rèn luyện tính trung thực, kĩ luật khi làm thí nghiệm.
- Biết cách trình bày một bài tập định tính, định lượng của vật lý.
- Biết được những yêu cầu cơ bản và các bước khi học một tiết thực hành 
3.2 : Nội dung và cách thức thực hiện 
Trong tiết dạy đầu tiên, sau khi làm quen với lớp tôi bắt đầu dẫn dắt các em qua các câu hỏi mà bằng những kiến thức đã biết các em có thể trả lời được. Ví dụ:
+ Hãy cho biết để đo kích thước của một vật em dùng dụng cụ gì?
+ Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi đưa một que kem ra khỏi tủ lạnh?
+ Hãy cho biết mưa được tạo ra như thế nào?
+ Hãy cho biết dùng một chiếc thìa và một đồng xu để mở nắp của hộp sữa, dùng vật nào sẽ mở dễ hơn?
+ Khi bị sốt, bác sĩ thường dùng dụng cụ gì để biết được nhiệt độ cơ thể ?
- Khi đặt những câu hỏi tương tự như trên, tôi nhận thấy các em rất hào hứng trả lời và cảm thấy rất thích thú. Bước này tác động khá lớn đến khả năng chú ý của các em. Lúc này tiếp tục thu hút các em bằng các câu hỏi mà các em thừa nhận đúng nhưng không đưa ra được cơ sở giải thích. Ví dụ:
+ Tại sao nhà sản xuất lại tạo ra nhiều loại thước như vậy?
+ Hiện tượng que kem bị tan chảy gọi là hiện tượng gì? Đặc điểm của hiện tượng đó là gì?
+ Tại sao nước từ ao, hồ, sông, suối lại bay hơi? Phải có điều kiện gì lượng hơi nước đó mới tạo thành những giọt mưa?
+ Tại sao dùng chiếc thìa cán dài mở nắp hộp dễ hơn so với đồng xu?
 Từ những khúc mắc mà các em chưa giải quyết được, tôi bắt đầu giới thiệu một cách khái quát về bộ môn. Vật lý là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về vật chất và sự chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian. Một cách dễ hiểu hơn, khi học vật lí các em sẽ tìm được các câu trả lời liên quan đến thế giới tự nhiên, liên quan đến những hiện tự tự nhiên hoặc ứng dụng của nó trong đời sống kỹ thuật. Và qua chương trình vật lí lớp 6 các em không những sẽ trả lời được những câu hỏi trên mà còn biết thêm rất nhiều điều thú vị nữa như : Tại sao khi rơi mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng và đều hướng về phía trái đất, tại sao nhà sản xuất không đổ đầy các loại nước đóng chai ? Tại sao trên yên xe đạp lại có lò xo? Thổ dân Châu Úc làm gì để xác định hướng gió ...
 Sau phần giới thiệu đó, tôi bắt đầu đưa ra một số yêu cầu của mình khi học bộ môn này : 
+ Đối với sách học và vở ghi: Cần có sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở làm bài tập và vở soạn bài.
+ Phải tuân thủ việc làm bài tập và soạn bài ( những nội dung có thể ) trước khi đến lớp.
+ Học phần ghi nhớ Sgk đồng thời học những phần quan trọng trong vở ghi ( có kí hiệu riêng )
 Dành một phần thời gian giới thiệu cho các em biết được: khi học Vật lí các em sẽ được làm thí nghiệm kiểm chứng hoặc để rút ra chân lí, quán triệt các em tính kĩ luật khi làm thí nghiệm...Đồng thời không quên giới thiệu qua một số kí hiệu trong sách giáo khoa: 
+ Kí hiệu : thu tập thông tin ( thông tin có được khi tự làm thí nghiệm, khi quan sát thí nghiệm của Giáo viên, khi quan sát các hiện tượng tự nhiên ...)
+ Kí hiệu : Xử lí thông tin ( căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để rút ra những kết luận cần thiết)
+ Kí hiệu ▼: Vận dụng ( phần này được trình bày dưới dạng các câu hỏi và các bài tập giúp các em hiểu sâu hơn về bài học và để kiểm tra trình độ của mình )
C...
+ Kí hiệu : Là những hướng dẫn cụ thể khi thu thập thông tin, xử lí và vận dụng thông tin.
+ Phần ghi nhớ : Được in đậm trong nền khung màu và đây là nội dung các em phải học thuộc 
Bước đầu hình thành kỹ năng làm thí nghiệm và rèn luyện tính trung thực, kĩ luật khi làm thí nghiệm
- Chỉ dẫn cho HS các bước cơ bản nhất khi làm một thí nghiệm đó là:
+ Xác định mục đích thí nghiệm.
+ Chỉ ra được các dụng cụ làm thí nghiệm.
+ Nêu và làm được các bước thí nghiệm.
+ Xử lý thông tin thí nghiệm 
+ Rút ra kết luận
- Lưu ý cho các em: 3 bước đầu là hoạt động chung của tất cả các thành viên trong lớp, 2 bước sau là hoạt động của các nhóm, các nhóm phải hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Phân chia nhóm (duy trì cho cả năm học) : nhóm trưởng, thành viên thu thập thông tin, thành viên xử lí thông tin, thư kí. Khi phân chia nhóm phải đảm bảo tính hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Ngoài ra phải nói rõ yêu cầu khi làm thí nghiệm phải đảm bảo: tính trung thực, cẩn thận và kĩ luật.
Ví dụ: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng (Hình 19.1 Sgk vật lý 6)
Bước 1: Yêu cầu HS cả lớp đọc thông tin Thí nghiệm. Sau khi đặt các câu hỏi, phải dẫn dắt HS trả lời được:
+ Mục đích TN: Kiểm tra xem chất lỏng co dãn vì nhiệt hay không?
+ Dụng cụ TN: Bình thủy tinh đựng nước màu, ống thủy tinh có gắn nút cao su, chậu đựng nước nóng, chậu đựng nước lạnh 
+ Các bước TN: 
B1: Đặt bình cầu vào chậu nước nóng, quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước màu trong ống.
B2: Đặt bình cầu vào chậu nước lạnh, quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước màu trong ống.
Bước 2: Giáo viên chia nhóm thí nghiệm. Yêu cầu nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên . Sau khi hoàn thành thí nghiệm các nhóm phải :
 + Xử lý được thông tin dựa vào câu C4a: Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm ki lạnh đi.
+ Rút ra được kết luận: các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Hướng dẫn cách trả lời bài tập định tính Vật lí 6
- Phần bài tập chương trình vật lý lớp 6 đa số là các bài tập định tính. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi trả lời các câu hỏi định tính đa số các em trả lời theo cảm nhận mặc dù vừa mới học xong bài mới - tức là đã đủ cơ sở để trả lời thật logic.
VD1 : Hãy quan sát hình bên và 
cho biết sử dụng hệ thống ròng rọc nào 
sẽ kéo vật lên nhẹ nhàng hơn? Tại sao? 
+ Với câu hỏi này đa số các em trả lời : sử dụng ròng rọc ở hình b sẽ kéo vật lên dễ dàng hơn vì trong hệ thống này có ròng rọc động.
+ Thật ra câu hoàn chỉnh phải là: Ta biết khi sử dụng ròng rọc động thì lực kéo vật sẽ nhỏ hơn trọng lượng của vật do đó khi sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình b sẽ dễ dàng kéo vật hơn.
 VD 2: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ ấm thật đầy?
+ Đa số các em trả lời: vì khi đun nước tràn ra và làm tắt bếp.
+ Câu trả lời hoàn chỉnh phải là: Chất lỏng có đặc điểm là nở ra khi nóng lên do đó khi đun nước, nước sẽ nóng lên, nở ra thể tích của nó tăng và tràn ra làm tắt bếp.
VD3: Khi nung nóng một vật rắn KLR của vật tăng hay giảm? Tại sao 
+ Đa số các em trả lời: KLR tăng vì khi hơ nóng thể tích của vật tăng.
+ Câu trả lời phải là: Khi hơ nóng thể tích quả cầu tăng nhưng khối lượng của nó không đổi nên theo công thức D = m/V, ta thấy khối lượng riêng của nó sẽ giảm.
- Với những lỗi các em hay mắc phải khi trả lời các câu hỏi định tính tôi đã đưa ra một "công thức" chung cho các câu hỏi và bài tập dạng này như sau:
+ Đọc kỹ câu hỏi.
+ Xác định câu hỏi này liên quan cụ thể đến kiến thức vật lí nào?
+ Phải đưa ra cơ sở vật lí để trả lời hiện tượng.
 VD với câu hỏi: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ ấm thật đầy?
+ Trước hết các em phải phải định được: Câu hỏi này liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất lỏng và sự nở vì nhiệt của chất lỏng có đặc điểm là : nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Khi trả lời các em phải đưa ra được cơ sở là : Chất lỏng có đặc điểm là nở ra khi nóng lên do đó khi đun nước, nước sẽ nóng lên, nở ra thể tích của nó tăng và tràn ra làm tắt bếp.
VD với câu hỏi: Tại sao lá của cây sương rồng lại tiêu giảm thành gai?
+ Trước hết phải xác định được: Câu hỏi này liên quan đến sự bay hơi và sự bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng chất lỏng.
+ Do đó khi trả lời các em phải đưa ra được cơ sở là: Sự bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng, diện tích mặt thoáng càng lớn thì bay hơi diễn ra càng nhanh. Vì vậy để thích nghi với điều kiện khô hạn ở xa mạc, lá của xương rồng phải tiêu giảm thành gai để giảm diện tích mặt thoáng, hạn chế sự mất nước do bay hơi.
Hướng dẫn cách trình bày một bài toán định lượng Vật lí 6
- Qua một số tiết ôn tập, khi cho các em làm một số bài tập định lượng tôi thấy :
+ Các em rất lúng túng khi tóm tắt.
+ Khi trình bày thường không ghi công thức.
+ Kết quả thường sai vì chưa chú ý đến đơn vị
Ví dụ: Hãy tính thể tích của 3 tấn cát. Biết khối lượng riêng của nó là 1500 kg.
+ Các em thường làm như sau : 
 Thể tích của 3 tấn cát là:
 3 : 1500 = 0,002 m3
 ĐS: 0,002 m3
- Vì lần đầu tiên tiếp cận một bài toán vật lí, do đó sự sai sót khi trình bày của các em là điều không thể tránh khỏi. Do đó, hãy đừng quát mắng : tại sao một bài dễ vậy mà không làm được mà hãy kiên nhẫn hướng dẫn các em.
- Với một bài toán vật lí có thể hướng dẫn cho các em thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1 : Đọc kỹ đề bài 
 Bước 2: Tóm tắt bài bằng kí hiệu, tóm tắt phải làm nỗi bật được dữ kiện bài cho và yêu cầu cần phải tính. Lưu ý cùng một đại lượng vật lí nhưng ở điều kiện khác nhau phải có kí hiệu khác nhau. Xét xem đơn vị đã đồng nhất chưa, nếu chưa thì phải đổi.
 Bước 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa đại lượng cần tính và dữ kiện bài cho để lựa chọn công thức hợp lí nhất.
 Bước 4: Trình bày : phải có lời giải, viết công thức rồi thay số.
 Ví dụ: Trong tiết bài tập đầu tiên: Bài tập về Khối lượng riêng và Trọng lượng riêng, tôi đã làm theo trình tự sau:
+ Yêu cầu các em nhắc lại để Giáo viên ghi lại tất cả các công thức đã được học lên một góc bảng. 
+ Yêu cầu các em cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng kí hiệu trong công thức.
+ Hướng dẫn làm một bài tập cụ thể: 
 Bài toán: Biết 3 m3 cát có khối lượng 4500 kg
a. Tính khối lượng riêng của cát
b. Tính thể tích của 5 tấn cát
c. Tính khối lượng của 6 m3 
Hướng dẫn tóm tắt
 Đặt các câu hỏi sau để hướng dẫn tóm tắt: 
+ 3m3 là giá trị ban đầu của đại lượng nào? Kí hiệu của đại lượng đó 
=> ( Thể tích - V1 )
+ Khối lương cát ban đầu là 4500 kg, kí hiệu như thế nào ? => m1 = 4500 kg
+ Kí hiệu của Khối lượng riêng là gì : => D 
+ Khối lượng của cát ở câu b lúc này kí hiệu như thế nào, cần phải đổi không ? => m2 = 5 tấn = 5000 kg 
 Thể tích cát cần tính lúc này kí hiệu như thế nào? => V2 
+ Thể tích 6 m3 và khối lượng cần tính ở câu c được kí hiêu như thế nào) 
=>V3 = 6m3, m3 
 Phần tóm tắt hoàn chỉnh
 V1 = 3m3 ; m1 = 4500 kg
 a. D = ? Kg/m3
 b. m2 = 5 tấn = 5000 kg => V2 = ? m3
 c. V3 = 6m3=> m3 = ? kg
Hướng dẫn tìm mối liên hê giữa đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm:
 Đặt câu hỏi gợi ý:
- Từ V1 và m1 suy ra đại lượng nào ? Từ công thức gì ? (D)
- Từ D và m2 => V2 từ công thức nào?
- Từ D và V3 => m3 từ công thức nào?
 Phần trình bày hoàn chỉnh:
 a. Khối lượng riêng của cát là
 b. Thể tích của 5 tấn cát 
 c. Khối lương của 6 m3 cát là
Hướng dẫn học sinh học các tiết thực hành 
- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng các tiết thực hành là một bài toán khó đối với tất cả Học sinh các khối đặc biệt là Học sinh lớp 6. Các em bối rối trước những yêu cầu của bài thực hành từ khâu xác định mục tiêu đến khâu làm thí nghiệm, khâu xử lí kết quả và khâu rút ra kết luận. Sau nhiều tiết trải nghiệm hướng dẫn thực hành, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và khi thực hiện tôi nhận thấy những bước này mang lại hiệu quả.
 Bước 1:
 Giáo viên : chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp dụng cụ theo mỗi nhóm vào sọt, bên ngòai
 mỗi sọt có ghi tên nhóm và sọt của giáo viên cũng phải ghi tên để dễ phân biệt, dễ kiểm tra, phát phiếu giao dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm.
 Giáo viên : viết trước tiên các bảng phụ :
- Bảng 1 : phân công các bước thực hành cho học sinh có phân bố thời gian cụ thể cho từng bước
- Bảng 2 : Đánh giá điểm thực hành (10 điểm ) 
* Ý thức : 3 điểm 
* Kết quả thực hành : 6 điểm 
* Tiến hành đúng thời gian : 1 điểm 
 Tuỳ theo bài thực hành mà phân ra theo từng thang điểm nhỏ
 - Sau khi chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm , giáo viên nên làm thực hành trước để dự đoán thời gian và kết quả thực hành . Có thể giáo viên làm bảng kết quả có số liệu cụ thể để sau khi lấy kết quả thực hành của học sinh đối chiếu lại kết quả đúng của giáo viên
- Giáo viên phân công nhiệm vụ ở mỗi nhóm học sinh
 + Trưởng nhóm nhận dụng cụ thực hành , kiểm tra dung cụ và quản lí dụng cụ trước tiết thực hành 
 + Thý kí ghi số liệu thực hành 
 + Phân công nhiệm vụ khác tuỳ theo nội dung của mỗi bài thực hành . 
 + Giáo viên : để dễ quan sát cách làm của mỗi nhóm nên ghi trước bàn“ nhóm 1 , nhóm 2 ,
Bước 2: Thực hiện các loại hoạt động cụ thể :
 + Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục tiêu và ôn lại lý thuyết : (5phút )
 	Giáo viên nên cho học sinh tìm hiểu mục tiêu của bài thực hành để nắm đýợc tiết dạy thực hành sẽ làm những công việc gì ? Đi đến kết luận gì ? Giáo viên ôn lại lí thuyết ở tiết học trýớc và kiến thức có liên quan đến quá trình học sinh làm bài thực hành tính toán số liệu .
 + Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung yêu cầu thýc hành và giới thiệu dụng cụ thí nghiệm ( 5phút ).
 	Giáo viên cho học sinh đọc những thông báo ở sách giáo khoa về các bước thực hành. Yêu cầu học sinh trả lời các câu C1, C2, 
 	Giáo viên chốt lại các yêu cầu đó và treo bảng phụ lục 1
+ Hoạt động 3 : Tiến hành thực hành thí nghiệm : (20 phút )
 - Giáo viên cho nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên 
 - Giáo viên đọc tên dụng cụ và đưa dụng cụ lên cao . Cho học sinh quan sát đồng thời nhóm trưởng cũng lấy dụng cụ đó giơ lên cho học sinh nhóm mình quan sát lại . Sau đó để vào sọt theo thứ tự . 
- Đối với từng bước thí nghiệm giáo viên nên hướng dẫn các nhóm sử dụng những dụng cụ nào thì cần trong các bước đó tránh lẫn lộn dụng cụ với nhau (học sinh sẽ tranh cãi gây mất thời gian) 
 - Khi giới thiệu dụng cụ thí nghiệm cần nhắc nhở giáo dục học sinh tính ẩn thận , ý thức giữ gìn và bảo quản tốt của công (các dung cụ dễ vỡ). 
 Giáo viên: giới thiệu cách tính điểm , cho các nhóm thi đua , treo bảng tính điểm từng phần thực hành . Giáo viên cho học sinh thực hành treo bảng yêu cầu đã quy định thời gian 
 Giáo viên : Theo dõi uốn nắn, sửa sai nếu cần thiết (nên có cuốn sổ ghi theo dõi bước thực hành ở mỗi nhóm, để đánh giá nhận xét ở cuối tiết học) . Giáo viên nên cho học sinh vừa thực hành vừa ghi kết quả vào bảng báo cáo. 
+ Hoạt động 4 : Làm bài báo cáo thực hành : (10phút ) 
 Giáo viên : Trước khi làm bài báo cáo nhắc các nhóm thu gom dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp ngay ngắn để vào sọt. Nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ vào phiếu giao. Học sinh thảo luận nhóm rút ra kết luận đúng để nêu được số liệu chính xác 
 Học sinh : Làm bài báo cáo theo mẫu . .
 	Giáo viên thu bài báo cáo: nhóm trưởng thu bài của nhóm mình tránh gây ồn ào trong quá trình thu bài. 
+ Hoạt động 5 : Nhận xét đánh giá qua tiết thực hành thí nghiệm : (5phút )
 	Dựa vào báo cáo kết quả ở mỗi nhóm đối chiếu với số liệu mà giáo viên đã thực hành trước để nhận xét kết quả thực hành . Đánh giá ý thức và thời gian thực hành của nhóm ( Giáo viên nêu ưu khuyết điểm tiết thực hành ) . 
 Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học sau .
 Ví dụ: Khi dạy tiết thực hành " Đo khối lượng riêng của sỏi", tôi đã thực hiện như sau:
Hoạt động 1: (5p) Ôn lại lí thuyết và phân phát dụng cụ cho các nhóm:
 - Nhắc lại cách sử dựng bình chia độ và cách sử dụng cân Rôbecvan
 - Nhắc lại công thức tính khối lượng riêng, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Bài này giúp biết cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn đặc và không thấm nước 
- Giáo viên phân dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm học sinh.
Hoạt động 2: (5p) Nêu rõ mục tiêu và giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
- Đo được thể tích và khối lượng của sỏi bằng cân Roobecvan.
- Áp dụng công thức D= m/V để tính KLR của sỏi.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ: mỗi nhóm học sinh:
 Một BCĐ : GHĐ 250cm3
Một cân Roobecvan có GHĐ 200 g
3 nhóm sỏi, mỗi nhóm 5 viên, kích thước bỏ lọt BCĐ .
Một khăn khô 
2 cốc thủy tinh, 1cốc đựng nước
1 máy tính bỏ túi
Mẫu báo cáo:
Trường : ..
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
Lớp:.. Nhóm:
Tên học sinh trong nhóm:
*Nhận xét bài thực hành:
1.Mục tiêu của bài: Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước.
2.Trả lời câu hỏi
a.Thế nào là khối lượng riêng của một chất?
b.Đơn vị khối lượng riêng là gì?
3.Mô tả tóm tắt cách thực hiện
Để xác định khối lượng riêng của sỏi, em đã thực hiện các công việc sau:
a.Đo khối lượng của sỏi bằng (dụng cụ gì?)	
b.Đo thể tích của sỏi bằng (dụng cụ gì?)	
c.Tính khối lượng riên

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_52_309_2010947.doc