Đề tài Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học

Đề tài Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học

Giải quyết được công tác tư tưởng, ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh về việc đổi mới đánh giá thì đó chính là điều kiện tiên quyết cho việc cha mẹ học sinh thực hành đánh giá học sinh và tham gia các hoạt động giáo dục khác.

Biện pháp thứ hai:

Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh hiểu về cách đánh giá, kĩ năng nhận xét, đánh giá, cách giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

Các cách thực hiện biện pháp:

Một là: Hướng dẫn thông qua các buổi tuyên truyền đã thực hiện cho biện pháp thứ nhất. Trong trường hợp này giáo viên nên tư vấn cho cha mẹ học sinh một số nội dung như:

* Để kiểm tra kết quả học tập trên lớp:

Bỏ cách dùng câu hỏi “Hôm nay con được mấy điểm?” Mà nên dùng câu “Hôm nay con học được điều gì?”

* Để động viên, khuyến khích học sinh học tập:

Nên dùng các câu như “Bố (mẹ) tin là con làm được, hãy cố gắng.” Không nên giúp bằng cách “Con hãy nhờ anh/ chị giải cho.”

 

doc 19 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2216Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu để thực hiện đúng vai trò đánh giá của mình, qua mỗi lần rút kinh nghiệm thấy có hiệu quả, đồng thời qua thu thập rà soát thông tin, tôi thấy chưa có ai nghiên cứu, trao đổi về vấn đề này nên tôi mạnh dạn lựa chọn, nghiên cứu và xây dựng thành đề tài “Biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu:
Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh của trường Tiểu học Lê Hồng Phong hiểu được mục đích, yêu cầu và cách đánh giá học sinh để từ đó đồng thuận và thực hiện tốt vai trò của mình nhằm giúp cho việc đánh giá học sinh được khách quan hơn, thông qua đánh giá nhằm phát triển năng lực phù hợp cho từng cá nhân học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiệm vụ:
Điều tra mức độ hiểu biết của cha mẹ học sinh về mục đích đánh giá học sinh.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về vai trò đánh giá học sinh của cha mẹ học sinh.
Trao đổi thông tin đánh giá về quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về ý thức, thái độ và nhận thức của cha mẹ học sinh đối với việc đánh giá học sinh theo quy định mới.
Nghiên cứu về kết quả đánh giá và phản hồi thông tin đánh giá của cha mẹ học sinh đến giáo viên.
4. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu lĩnh vực đánh giá học sinh với các vấn đề: Ý thức, nhận thức về cách đánh giá học sinh và thái độ tham gia đánh giá học sinh. Áp dụng đối với cha mẹ học sinh khối 3 của năm học 2014- 2015; Khối 4 năm học 2015- 2016; Khối 5 học kì I năm học 2016- 2017 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;
Phương pháp khái quát hóa các nhận thức độc lập
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra;
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
Phương pháp thống kê toán học.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Cụ thể, trong Nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 04/ 11/ 2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo đảm bảo tính trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”.
Chấp hành đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học bằng cách ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học thể hiện rõ các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy, công nhận mà Đảng đã chỉ đạo qua Nghị quyết số 29/NQ-TW như là: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, không gây áp lực cho học sinh; Kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với từng cá nhân học sinh; Đánh giá phải khách quan, trung thực. 
Làm sao ta có thể đánh giá thực sự khách quan, làm sao ta có được thông tin đánh giá nhằm phát triển năng lực phù hợp từng cá nhân học sinh? Để đạt được điều đó, cần có sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh và điều đó được Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học nêu rõ:
Khoản 3 Điều 3:
“Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh ”.
- Điểm c Khoản 2 Điều 6 sửa đổi bổ sung: “Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.”
- Điểm c Khoản 3 Điều 6:
“Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”
Như vậy, việc tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh không chỉ giúp đạt được mục đích, yêu cầu của việc đổi mới cách đánh giá học sinh mà còn là nội dung quan trọng hướng tới nền giáo dục cộng đồng mà chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020 của Đảng đề cập tới.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Tuy vấn đề mâu thuẫn giữa chủ trương của Đảng, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới cách đánh giá học sinh với ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh là nghiêm trọng nhưng thực trạng vẫn có những thuận lợi cơ bản, cụ thể:
Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm đến hoạt động dạy và học của nhà trường. Quan tâm đến chất lượng giáo dục và kết quả học tập sau mỗi buổi học của con em họ.
Nhà trường và các cấp quả lý giáo dục tổ chức tập huấn kỹ lưỡng về cách đánh giá theo quy định mới.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên trên lớp được tăng cường.
Các tiết dạy có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện nhiều.
Tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt về chuyên đề đánh giá học sinh.
Được sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin để liên lạc với cha mẹ học sinh và có các phần mềm đánh giá học sinh.
Tuy có những thuận lợi trên nhưng vẫn tồn tại những hạn chế gây mâu thuẫn vấn đề mà ta cần giải quyết:
Cha mẹ học sinh lúng túng, thắc mắc, thậm chí có những phản ứng bất đồng quan điểm đã xảy ra.
Chẳng hạn:
-Thứ hai ngày 27/ 10 /2014 có một phụ huynh trực tiếp phản ánh với tôi rằng: “Bài của con tôi sai hết, tại sao thầy không chấm điểm 1 hoặc 2 mà thầy lại phê Em đã thực hiện đủ các phép tính nhưng kết quả chưa đúng, em cần xem lại cách thực hiện cách tính cộng có nhớ! Tôi chả hiểu ra làm sao cả.”
- Thứ tư ngày 19/10/ 2016 có một phụ huynh cũng trực tiếp nói với tôi: “Bữa ni Thông tư 22 đã khai tử Thông tư 30 nên chấm bài đỡ rắc rối thầy hì.”
Việc chủ động trao đổi hoặc phản hồi thông tin đánh giá học sinh theo quy định mới của cha mẹ học sinh đến giáo viên bị ngưng lại.
Cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ ý nghĩa của lời nhận xét mà giáo viên phê trong vở, sản phẩm học tập của học sinh.
Cha mẹ học sinh chưa biết cách đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện theo hướng phát triển năng lực. Họ không tham gia đánh giá học sinh, hoặc nếu có thì vẫn còn đánh giá một cách mặc định theo hai tiêu chí đúng hoặc sai.
Biện pháp tư vấn, giúp đỡ khi đánh giá học sinh chưa được cha mẹ học sinh thực hiện.
Các vấn đề hạn chế trên do một số nguyên nhân, yếu tố tác động, cụ thể:
Mới tiếp cận cách đánh giá mới nên còn nhiều bỡ ngỡ trong khi cách đánh giá truyền thống vẫn in đậm trong tâm thức của cha mẹ học sinh.
Cha mẹ học sinh không nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần phải đạt và mạch kiến thức mà học sinh cần phải học nên khó đưa ra được lời nhận xét và biện pháp tư vấn, giúp đỡ học sinh.
Chưa có sự tuyên truyền sâu và rộng để làm công tác tư tưởng về đổi mới đánh giá học sinh cho cha mẹ học sinh nhằm đưa lý luận vào thực tiễn.
Cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa hiện tại vẫn chưa phù hợp với yêu cầu đánh giá mới.
Quỹ thời gian cho giáo viên đi thực tế liên lạc với gia đình học sinh hạn hẹp.
Một số phương tiện thông tin, trang mạng xã hội đã đưa ra những thông tin trái chiều cũng tác động không nhỏ đến ý thức của cha mẹ học sinh.
Thực trạng trên bộc lộ rõ các vấn đề buộc phải tìm ra biện pháp khắc phục, cụ thể:
Một là: Vấn đề về ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh đối với quy định đánh giá mới.
Bản chất việc đánh giá theo quy định mới là khách quan, nhân văn, được cộng đồng giáo dục thế giới công nhận và đúng đường hướng, lộ trình của cách giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, khi Thông tư ban hành và có hiệu lực thì ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh là không đồng thuận, cá biệt có trường hợp phản ứng trái chiều. Điều này do một số nguyên nhân, yếu tố tác động; hậu quả của vấn đề là hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh chưa đạt mục đích, yêu cầu, cách đánh giá chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, ta phải làm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm của cha mẹ học sinh đối với Quy định đánh giá mới.
Hai là: Vấn đề kiến thức, kĩ năng của cha mẹ học sinh về cách đánh giá mới.
Trong Quy định đánh giá mới, nội dung và cách đánh giá được quy định rất rõ, tất cả đều thể hiện các tiêu chí tiên tiến, đáp ứng mục tiêu giáo dục cho thời đại mới. Tuy nhiên, đa số cha mẹ học sinh không nắm được, mặt khác cha mẹ học sinh cũng không nắm được nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt; mạch kiến thức mà học sinh cần học. Vì vậy khi đánh giá, cha mẹ học sinh chưa có kĩ năng nhận xét được mức độ mà học sinh đạt được, chỗ học sinh còn bị hạn chế và biện pháp tư vấn, giúp đỡ cho học sinh tiến bộ. Không làm được điều này dẫn đến hậu quả là việc đánh giá học sinh không thể hiện được tính nhân văn, không giúp học sinh điều chỉnh được hành vi học tập, định hướng phát triển năng lực phù hợp. Do đó, ta phải bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng đánh giá học sinh cho cha mẹ học sinh.
Nội dung và hình thức của biện pháp
Biện pháp thứ nhất:
Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về mục đích, yêu cầu đánh giá học sinh theo quy định mới và vai trò tham gia đánh giá học sinh của mình.
Biện pháp thứ hai:
Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về cách đánh giá theo quy định mới.
Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp thứ nhất:
Giúp cha mẹ học sinh hiểu mục đích, yêu cầu và vai trò tham gia đánh giá của mình đối với học sinh, từ đó thay đổi ý thức, thái độ, đồng thuận và tham gia đánh giá học sinh theo đúng vai trò của mình. 
Biện pháp thứ hai:
Giúp cha mẹ học sinh hiểu cách đánh giá, có kĩ năng đánh giá học sinh đúng quy định, biết cách động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để học sinh có động lực học tập và được phát triển năng lực phù hợp với bản thân, đồng thời giúp giáo viên có nhiều kênh thông tin đánh giá để việc đánh giá được hiệu quả hơn, góp phần đạt mục đích yêu cầu đổi mới cách đánh giá đã đề ra.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Biện pháp thứ nhất:
Làm cho cha mẹ học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu đánh giá theo quy định, hiểu được vai trò tham gia đánh giá của mình.
Cách thực hiện biện pháp này là thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, đường lối về đổi mới giáo dục của Đảng; Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho cha mẹ học sinh trong các tình huống, hoàn cảnh cụ thể như: 
* Tuyên truyền thông qua thông qua lúc gặp mặt, trao đổi trực tiếp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. 
Chẳng hạn: 
Như tình huống thứ nhất (đã trích dẫn ở phần thực trạng): Tôi phân tích cho cha mẹ học sinh thấy được với cách đánh giá cũ thông tin đánh giá chỉ là ký hiệu Đúng / Sai và điểm số. Nếu điểm yếu thì học sinh sẽ không chỉ bị áp lực mà còn không biết cách khắc phục tồn tại. Với cách đánh giá mới, học sinh vừa biết ưu điểm đạt được, tồn tại còn mắc phải vừa được tư vấn cách khắc phục tồn tại hoặc cách phát huy ưu điểm. 
Với tình huống thứ hai(đã trích dẫn ở phần thực trạng): Tôi giải thích cho cha mẹ học sinh hiểu biết được họ đã nhìn nhận sai về mục đích đánh giá đồng thời tôi phân tích cho họ hiểu được quy định đánh giá mới có nhiều ưu điểm phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Còn Thông tư số 22/ 2016 là kế thừa của Thông tư 30/ 2014 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số điều. 
* Tuyên truyền, kết hợp thông tin đánh giá qua sổ liên lạc; phần mềm Vnedu; qua điện thoại;
*Tuyên truyền qua các buồi họp cha mẹ học sinh với nhà trường. Trong trường hợp này, ta có các điều kiện thuận lợi như: Tập trung được số đông phụ huynh, chủ động được thời gian, Vì vậy, cần tuyên truyền nội dung rộng, phân tích sâu trọng tâm và đưa ví dụ thật cụ thể.
* Tuyên truyền vào trong các cuộc họp, sinh hoạt của địa phương (thường là các buổi tối cuối tuần ) bằng cách tham gia trực tiếp hoặc tuyên truyền qua tài liệu với nội dung tập trung vào trọng tâm vấn đề, lời lẽ ngắn gọn, có phân tích ví dụ để minh họa.
Một số khẩu hiệu cũng cần tuyên truyền như là:
Học để biết
Học để làm
Học để thể hiện mình
Học để cùng chung sống
Giải quyết được công tác tư tưởng, ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh về việc đổi mới đánh giá thì đó chính là điều kiện tiên quyết cho việc cha mẹ học sinh thực hành đánh giá học sinh và tham gia các hoạt động giáo dục khác.
Biện pháp thứ hai:
Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh hiểu về cách đánh giá, kĩ năng nhận xét, đánh giá, cách giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
Các cách thực hiện biện pháp:
Một là: Hướng dẫn thông qua các buổi tuyên truyền đã thực hiện cho biện pháp thứ nhất. Trong trường hợp này giáo viên nên tư vấn cho cha mẹ học sinh một số nội dung như:
* Để kiểm tra kết quả học tập trên lớp:
Bỏ cách dùng câu hỏi “Hôm nay con được mấy điểm?” Mà nên dùng câu “Hôm nay con học được điều gì?” 
* Để động viên, khuyến khích học sinh học tập:
Nên dùng các câu như “Bố (mẹ) tin là con làm được, hãy cố gắng.” Không nên giúp bằng cách “Con hãy nhờ anh/ chị giải cho.”
* Để phát triển phẩm chất trung thực: 
Có thể dùng tình huống như “Bố buồn vì con mắc lỗinhưng bố vui vì con đã tự nhận lỗi.”
* Để nâng cao năng lực tự phục vụ:
Có thể dùng tình huống như “Mẹ thấy con chọn cái áo rất hợp, nếu con biết giữ gìn nó sẽ đẹp được rất lâu.”
Hai là: Sử dụng phiếu bài tập hoạt động trải nghiệm ở cộng đồng cho học sinh có sự đánh giá, nhận xét của cha mẹ học sinh. Trong đó phần nhận xét của cha mẹ học sinh có gợi ý bằng cách dẫn lời đánh giá hoặc cho lời nhận xét để lựa chọn chẳng hạn:
Phiếu bài tập trải nghiệm:
Học sinh:.Thời gian thực hiện:
Em hãy chia sẻ kiến thức đã học ở lớp và trao đổi, tìm hiểu thêm với cha mẹ về kĩ thuật chăn nuôi gà.
Nhận xét đánh giá của cha (mẹ ) sau khi thực hiện hoạt động:
Con đã nắm được.và biết cách..
Con còn cần tìm hiểu thêm về..
Con hãy giúp cha mẹ chăm sóc đàn gà cho tốt.
Ba là: Tăng cường tổ chức các tiết dạy, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có sự tham gia của cộng đồng. Trong trường hợp này ta trực tiếp thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả học sinh. Đồng thời cũng nhờ cộng đồng tham gia đánh giá ở một số nội dung.
Bốn là: Phát cho cha mẹ học sinh tài liệu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của một số mạch kiến thức trọng tâm trong chương trình để cha mẹ học sinh tìm hiểu, có cơ sở để nhận xét học sinh.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Hai biện pháp mà đề tài đưa ra có quan hệ cả về ngoại diện lẫn nội hàm, cần phải thực hiện tốt. Trong đó, biện pháp thứ nhất như là biện pháp tiền đề ta cần phải thực hiện trước để làm thay đổi về mặt tư tưởng, thái độ của cha mẹ học sinh sau đó thực hiện biện pháp thứ hai là biện pháp quan trọng, then chốt quyết định hiệu quả đánh giá học sinh của cha mẹ học sinh mà đề tài cần đạt trong khảo nghiệm cũng như trong thực tế.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
* Kết quả khảo sát ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh sau khi được tuyên truyền về quy định đánh giá mới.
 Lần 1
Thời điểm khảo sát : Cuối học kì I năm học 2014- 2015.
Đối tượng khảo sát: 136 cha mẹ học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
Kết quả:
- Có ý thức, thái độ đồng thuận: 128= 94,2 %.
- Không đồng thuận với quy định mới: 0= 0 %
- Không thể hiện rõ thái độ: 8= 5,8 %.
Lần 2
Thời điểm khảo sát: Tháng 1 năm 2017 
Đối tượng khảo sát: 135 cha mẹ học sinh khối lớp 5, trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
Kết quả:
- Thái độ đồng thuận: 133 = 98,5 %.
- Không đồng thuận: 0= 0 %
- Không thể hiện rõ thái độ: 2= 1,5 %.
* Kết quả khảo sát về kiến thức và kĩ năng thực hiện nhận xét đánh giá học sinh sau khi đã được hướng dẫn, tư vấn.
Lần 1
Thời điểm khảo sát: Học kì I năm 2015- 2016.
Đối tượng khảo sát: 136 cha mẹ học sinh Khối lớp 4 trường TH Lê Hồng Phong.
Kết quả khảo sát theo các tiêu chí:
- Thường xuyên nhận xét kết quả học sinh ( ≥ 3 lượt/ tuần) : 68= 50 %)
- Ít tham gia nhận xét học sinh: 37= 27,2 %
- Không tham gia nhận xét học sinh: 31= 22,8 %
Trong số cha mẹ thường xuyên tham gia nhận xét học sinh có: 
Số nhận xét đúng cách: 41/ 68= 60,2 %
Số nhận xét chưa đúng cách, chỉ mặc định đúng hoặc sai, chưa có biện pháp tư vấn: 27/ 68= 39,8 %.
 Lần 2
Thời điểm khảo sát : Tháng 1 năm 2017
Đối tượng 135 cha mẹ học sinh khối lớp 5.
Kết quả:
- Thường xuyên tham gia nhận xét: 101= 74,8 %
- Ít tham gia: 27 = 20 %
- Không tham gia: 7= 5,2 %.
* Trong số cha mẹ thường xuyên tham gia nhận xét học sinh có:
-Nhận xét đúng cách: 83/ 101= 82,2 %
-Nhận xét chưa đúng cách: 18/101= 17,8 %.
Bảng tổng hợp, so sánh hiệu quả ứng dụng:
Tiêu chí so sánh
Kết quả trước khi áp dụng biện pháp
Kết quả khi áp dụng biện pháp
Ý thức, thái độ với 
quy định mới
Hầu hết là 
không đồng thuận
100% đồng thuận và biết rõ vai trò tham gia đánh giá học sinh.
Nhận thức về mục đích, yêu cầu, cách đánh giá
Không nắm được 
kiến thức
Hiều được cách đánh giá 
nhằm phát triển năng lực.
Kĩ năng đánh giá 
đúng cách
Chỉ đánh giá kiểu 
mặc định Đúng hay Sai
82,2 % biết thực hiện 
nhận xét đúng cách
Kết quả qua khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra có hiệu quả, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn phù hợp; Xác định các điều kiện thực hiện đúng đắn, mâu thuẫn của vấn đề được giải quyết theo hướng triệt để, đã làm thay đổi ý thức, thái độ, nhận thức của cha mẹ học sinh với việc đổi mới đánh giá học sinh. Biết cách đánh giá theo hướng phát triển năng lực phù hợp cá nhân học sinh, góp phần thành công của việc đổi mới đánh giá học sinh, tạo động lực để tiếp tục đổi mới các thành tố khác. Như vậy, vấn đề được nghiên cứu có giá trị khoa học- Khoa học giáo dục.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tiếp cận với Thông tư quy định đánh giá mới, bản thân tôi đã phát hiện vấn đề mâu thuẫn giữa tư tưởng, thái độ, nhận thức của cha mẹ học sinh với mục đích yêu cầu và cách đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo quan điểm chỉ đạo của Đảng. Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, đề tài đã đưa ra được biện pháp hiệu quả giải quyết được mâu thuẫn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá học sinh.
Thực trạng cho thấy, mâu thuẫn của vấn đề là phổ biến, việc áp dụng các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh là vô cùng cần thiết và phù hợp với điều kiện của giáo viên. Nhằm đạt được thành công của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh- yếu tố căn bản trong giáo dục. Để tiến tới thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thành công, đề tài lại mở ra hướng phát triển là nghiên cứu mối quan hệ cộng hưởng giữa công tác kiểm tra đánh giá với các thành tố khác trong quá trình dạy học.
Trong quá trình áp dụng biện pháp, bản thân cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý:
Một là: Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xác định lập trường tư tưởng vững vàng.
Hai là: Học tập làm theo Tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tận tụy trong công việc, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm theo đường lối của Đảng.
2. Kiến nghị
Với trường, cụm chuyên môn: 
Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về nội dung đánh giá học sinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm.
Với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lý chuyên môn Giáo dục Tiểu học:
Tổ chức tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng công tác kiểm tra đánh giá học sinh cho giáo viên, đồng thời qua các phương tiện thông tin, qua các cuộc họp giao ban liên ngành có bài tuyên truyền sâu rộng hơn về việc đổi mới đánh giá học sinh.
Ea Na, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Người viết
Phan Văn Quản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam: 
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI.
Chính phủ nước CHXHCNVN Việt Nam: 
Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ thướng Chính phủ về chiến lược phát triển gi

Tài liệu đính kèm:

  • docth_38_5425_2021911.doc