Đề tài Biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập ở trường Tiểu học Nguyên Bình

Đề tài Biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập ở trường Tiểu học Nguyên Bình

Dạy cho Binh ở trong lớp đã khó nhưng ra sân còn khó hơn. Binh thích chạy đùa một cách tự do thích đi lung tung khắp nơi. Mạnh phải luôn xin ra ngoài để dẫn Binh vào lớp. Cứ kiên trì như vậy cho đến vài tuần đầu đã Binh chịu ngồi yên trong lớp. Binh rất ngoan và làm việc theo tất cả các bạn trong lớp.

 Giờ chính tả bao giờ tôi cũng viết bài mẫu ở nhà vào vở luyện viết của giáo viên và cho em nhìn chép vì em không thể nghe viết như các bạn bình thường. Những lúc em viết tôi thường tranh thủ đến bên động viên nhắc nhở em. Sau một thời gian, chữ em tiến bộ rõ rệt hẳn lên, em viết không hề sai lỗi chính tả nữa.

 Trong các giờ học tôi thường chia nhóm học tập để em được hoạt động cùng các bạn. Em rất nhiệt tình và luôn chịu khó học tập. Mỗi lần làm được việc gì tốt hoặc có biểu hiện tiến bộ tôi đều khen và khuyến khích em. Những lúc đó tôi thấy em rất vui và khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên.

 Trong giờ học toán, sau khi dạy cho học sinh trên lớp nắm được kiến thức, tôi giao bài cho các em và tranh thủ đến bên Binh. Tôi hướng dẫn em từng li từng tí, có thể phải dùng cả ngôn ngữ bằng cử chỉ, điệu bộ để em hiểu. Tôi viết một số phép tính ra giấy và yêu cầu em tính toán và em tính rất nhanh, chứng tỏ em cũng hiểu bài rất nhiều.

 Em rất thích được phát sách vở cho các bạn sau khi thầy đã nhận xét. Mà tôi để ý thấy em phát rất nhanh chứng tỏ em đọc nhãn vở cũng rất nhanh. Và để rèn luyện cách đọc thầm cho em, tôi thường xuyên giao cho em phát vở cho các bạn. Binh rất vui khi được làm việc thầy giáo giao cho.

 Còn đối với Thảo bước đầu tôi cho em tập viết từng chữ, từng đoạn rồi cả trang. Tôi phân công em Quỳnh ngồi cạnh giúp đỡ bạn.

 Giờ tập đọc cũng vậy: Tôi cho em đọc từng chữ, từng câu rồi cả đoạn. Dần dà mỗi ngày một ít em cũng đã tiến bộ lên rất nhiều. Đến nay em đã đọc chậm nhưng tương đối chính xác.

 

doc 14 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 14002Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập ở trường Tiểu học Nguyên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh khuyết tật được tạo điều kiện tốt hơn khi đến lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Những thiệt thòi của trẻ khuyết tật.
+ Tâm, sinh lí của trẻ khuyết tật.
+ Những khó khăn mà trẻ khuyết tật phải đương đầu.
+ Một số hoạt động nhằm giáo dục học sinh giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
+ Định hướng một số hoạt động phù hợp để các trẻ khuyết tật tham gia.
+ Những việc làm không thể thiếu của giáo viên chủ nhiệm khi dạy lớp có học sinh khuyết tật.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phân tích tài liệu, số liệu.
+ thống kê, xử lí số liệu.
+ Một số phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể.
+ Đối thoại, quan sát đối tượng.
Thầy và trò lớp 4A – Năm học : 2015 – 2016 nay là lớp 5A
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:	
 Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, việc quan tâm tới GD nói chung và giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng đang được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Ở một số nơi đã có trường học riêng, lớp học riêng đầy đủ các điều kiện cho trẻ khuyết tật học và tiếp thu tốt. Tuy nhiên ở một số vùng nông thôn thì yêu cầu này chưa đáp ứng được. Hơn nữa trong trường chỉ có vài bốn trẻ khuyết tật, vậy để làm sao các em vẫn được học và tiếp thu bài một cách tốt nhất đó chính là những câu hỏi đặt ra cho GV dạy trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật các em chỉ khiếm khuyết về một mặt nào đó chứ không phải tất cả. Chúng ta phải nhìn nhận để phát huy cái mà em có, khắc phục những cái hạn chế ở các em.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực trạng chung:
	Đa số trẻ khuyết tật hay mặc cảm không gần gũi bạn bè. Việc học hành của trẻ khuyết tật ít được cha mẹ quan tâm.
- Thực trạng của nhà trường:	
	 Năm học 2016- 2017 trường Tiểu học Nguyên BìnhB có tới 4 trẻ khuyết tật. Đa số trẻ khuyết tật của trường đều sinh ra trong gia đình nông thôn nghèo. Một số gia đình nhận thức kém nên việc học hành của các em ít được quan tâm. Rất nhiều trẻ khuyết tật ở nông thôn không được tới lớp, tới trường. Thực tế ở Nguyên Bình quê tôi có những em chỉ chậm phát triển về trí tuệ một ít còn thể lực vẫn bình thường mà gia đình vẫn cho em là: “ngu ngơ - biết gì mà học”. Như thế các em bị cắt luôn cái quyền mà đáng lẽ ra bất cứ trẻ em nào cũng được hưởng đó là: “quyền học, quyền vui chơi”.
. Học sinh:
	 Bên cạnh đó một số trẻ khuyết tật được đến lớp thì khiếm khuyết mặt này, mặt kia nên một số học sinh có nhận thức chưa đúng vẫn hay xa lánh các em. Không gần gũi, không vui chơi cùng và như thế các em vốn đã thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn và càng bi quan chán nản hơn.
Một góc lớp 5A – Năm học 2016 - 2017
. Giáo viên
	 Là một giáo viên Tiểu học, cụ thể trực tiếp giảng dạy lớp học có học sinh khuyết tật, thực tế tôi thấy các em đều xuất thân từ những gia đình nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc chăm lo học hành cho con em còn nhiều hạn chế. Đa số là giao phó cho thầy cô giáo ở trường.
	 Với thực trạng như vậy, giáo dục trẻ khuyết tật đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao. Lòng say mê yêu nghề mến trẻ. Thế nhưng đối với trẻ khuyết tật thì các em lại chậm tiếp thu. Sự hồn nhiên ngây thơ cộng với trí nhớ máy móc và sự nhận thức một cách cụ thể, phiến diện trong trẻ đã là rào cản cực kỳ khó khăn để người dạy có thể giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng các môn học.
- Kết quả, hiệu quả của thực trạng:
Đầu năm học, với đề khảo sát lớp 5. Lớp tôi đó thu được kết quả như sau:
Môn
Số HS
Kết quả đạt được
T
H
C
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Toán
20
10
50%
8
40%
2
10%
T.Việt
20
12
60%
6
30%
2
10%
Với kết quả khảo sát như trên so với đầu năm học thì không phải là quá thấp. Nhưng chính những học sinh năng lực CCG lại chính là những học sinh khuyết tật. Điều đó luôn làm cho bản thân tôi băn khoăn trăn trở. Dựa trên kết quả khảo sát. Tôi đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu và rút ra những vướng mắc cần giải quyết trong quá trình dạy học đối với những lớp có học sinh khuyết tật. Làm gì và làm như thế nào để học sinh chiếm lĩnh được tri thức một cách tốt nhất và vận dụng được kiến thức vào cuộc sống có hiệu quả luôn là câu hỏi thúc dục bản thân tôi.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	2.3.1. Công tác phối hợp với phụ huynh:
 Để khắc phục những nguyên nhân trên ngay từ đầu năm học tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cuộc họp phụ huynh đầu năm. Trong cuộc họp này nhiều nội dung quan trọng mà bản thân tôi cần truyền đạt tới cha mẹ học sinh. Nhưng cần và quan trọng hơn là nề nếp chuyên cần, đây là yếu tố then chốt giúp các em học tốt. Bản thân tôi đã phân tích để phụ huynh thấy được tác hại của việc nghỉ học và động viên các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em đi học chuyên cần không tự ý bỏ học.
 Cùng với chuyên cần học tập là việc mua sắm đồ dùng học tập cũng rất cần thiết, đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, giáo viên tạo điều kiện để cho các em mượn sách của các em học sinh năm trước.
 Trong cuộc họp tôi tuyên truyền và nhờ tất cả các bậc phụ huynh về nhắc nhở con em mình là tích cực giúp đỡ những bạn không may bị khiếm khuyết và sống chan hoà với bạn. Bên cạnh những nguyên nhân trên khi đã được phụ huynh đồng tình giúp đỡ và khắc phục được thì việc quan trọng đối với bản thân tôi là suy nghĩ tìm tòi ra phương pháp, cách thức để giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật sao cho có hiệu quả.
 2.3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp:
 Dựa trên kết quả khảo sát và kiểm tra xác xuất quá trình học tập hằng ngày của học sinh, tôi phân loại chất lượng, phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn cũng như nguyên nhân dẫn tới kết quả học sinh mà tôi có được để từ đó lên kế hoạch cho công tác giảng dạy của mình.
 Từ kế hoạch đã xây dựng một cách cụ thể, tôi đề ra giải pháp cũng như biện pháp tổ chức thực hiện nhằm khắc phục yếu kém, tồn tại và hình thành, khắc sâu kiến thức mới cho học sinh.
 Tôi đặc biệt quan tâm tới bài giảng của mình. Đối với mỗi tiết dạy, tôi luôn xác định rõ mục tiêu cần đạt ở mức độ chuẩn kiến thức, yêu cầu đối với học sinh đạt. Kỹ năng tối thiểu đối với học sinh chưa đạt và nhất là đối với học sinh khuyết tật, để lựa chọn bài tập phù hợp với từng nội dung, đơn vị kiến thức, từng đối tượng, giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức và đặc biệt là phát triển khả năng vốn có trong các em. 
 Phát huy tác dụng của đồ dùng dạy học, đối với mỗi tiết học tôi tạo mọi khả năng và điều kiện có thể để thao tác trên đồ dùng sao cho thiết thực, gần gũi và đặc biệt là cụ thể hoá đối với học sinh. Đầu năm tôi đã phối hợp với phụ huynh hỗ trợ mua 1 tivi 60 inh để dạy bằng bài giảng điện tử. Mạng intenets phủ sóng Wi-fi được BGH nhà trường quan tâm bắc trực tiếp vào phòng học. Nhìn chung lớp học được trang bị đảm bảo cho việc dạy và học, đặc biệt là dạy học sinh khuyết tật.
 Sau mỗi đơn vị kiến thức tôi giúp học sinh rút ra kết luận ngắn gọn, đầy đủ và dễ ghi nhớ.
 Để kiểm tra kiến thức học sinh đạt được, sau mỗi phần tôi đều có hệ thống bài tập phù hợp và hoạch định thời gian hợp lý trong dạy buổi hai để đánh giá các em. Từ đó, phát hiện điểm yếu, chỗ hổng của các em ngay trong từng chương, từng phần, thậm chí là trong từng tiết học để khắc phục trình trạng học sinh không đạt được yêu cầu. 
 2.3.3. Lập kế hoạch cụ thể để dạy trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt.
 Thông qua kết quả đạt được và đặc biệt là qua theo dõi thường xuyên học sinh, tôi sẽ lập kế hoạch, chương trình cụ thể để kèm cặp, phụ đạo học sinh khuyết tật.
 * Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình 
 Năm học 2016- 2017. Ngay từ khi nhận lớp lại có 2 học sinh khuyết tật. Tôi tìm đến nhà Binh và được biết gia đình em rất nghèo. Thật khổ tâm cho em, không có cha, mẹ lại bị tâm thần. Em lại rất hiếu động không mấy khi ngồi yên một chỗ. Qua tâm sự với bà ngoại Binh tôi được biết mọi sinh hoạt cá nhân và cầm bút viết đối với em thật khó khăn. Nhưng được đến trường học đối với em là niềm vui lớn nhất. Tôi cảm nhận được điều đó qua hành vi cử chỉ của em. Song sức em yếu quá, em lại mắc chứng viêm phổi nên trái gió trở trời lại phải nghỉ học vì vậy việc học gặp không ít khó khăn.
 Còn em Trần Thị Thảo ở thôn Phú Quang thì gia cảnh của em cũng không khá hơn Binh là bao. Em Thảo học theo lớp nhưng đã quá độ tuổi. Em bị thiểu năng trí tuệ nên chậm nhớ, viết chữ không chuẩn. Hoàn cảnh gia đình em nghèo cha mẹ em lo kiếm từng đồng để sinh nhai nhưng vẫn quan tâm đến em, nhất là mẹ của Thảo. Tôi cũng tư vấn cho chị về vấn đề nuôi dạy con và bồi dưỡng cho em, kèm cặp thêm cho em luyện tập ở nhà.
 Như thế là cơ bản tôi đã hiểu phần nào về hai em.Vậy làm thế nào để trên lớp các em tiếp thu được bài tốt nhất tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch cho mình.
 Em : Trần Thị Thảo Em : Nguyễn Văn Binh
 * Giúp các em chiếm lĩnh tri thức bằng cách dạy riêng dành cho trẻ khuyết tật.
 Những ngày đầu vào lớp rất Binh hiếu động, em không chịu ngồi yên trong lớp. Thích đi lung tung chọc ghẹo bạn này, chọc phá bạn kia. Đôi lúc muốn diễn đạt gì đó nhưng nói không được em hét lên ú ớ. Vì thế tôi phải xếp em ở dãy bàn đầu tiên, ngay cửa lớn bước vào, bên cạnh bạn Mạnh học tốt để em có thể quan sát và bắt chước các bạn ngồi phía trước, gần gũi các bạn ngồi phía sau. Mạnh thật sự vất vả nhưng em luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn.
(Em Binh được các bạn kèm đọc vào đầu buổi học)
 Dạy cho Binh ở trong lớp đã khó nhưng ra sân còn khó hơn. Binh thích chạy đùa một cách tự do thích đi lung tung khắp nơi. Mạnh phải luôn xin ra ngoài để dẫn Binh vào lớp. Cứ kiên trì như vậy cho đến vài tuần đầu đã Binh chịu ngồi yên trong lớp. Binh rất ngoan và làm việc theo tất cả các bạn trong lớp.
 Giờ chính tả bao giờ tôi cũng viết bài mẫu ở nhà vào vở luyện viết của giáo viên và cho em nhìn chép vì em không thể nghe viết như các bạn bình thường. Những lúc em viết tôi thường tranh thủ đến bên động viên nhắc nhở em. Sau một thời gian, chữ em tiến bộ rõ rệt hẳn lên, em viết không hề sai lỗi chính tả nữa.
 Trong các giờ học tôi thường chia nhóm học tập để em được hoạt động cùng các bạn. Em rất nhiệt tình và luôn chịu khó học tập. Mỗi lần làm được việc gì tốt hoặc có biểu hiện tiến bộ tôi đều khen và khuyến khích em. Những lúc đó tôi thấy em rất vui và khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên.
 Trong giờ học toán, sau khi dạy cho học sinh trên lớp nắm được kiến thức, tôi giao bài cho các em và tranh thủ đến bên Binh. Tôi hướng dẫn em từng li từng tí, có thể phải dùng cả ngôn ngữ bằng cử chỉ, điệu bộ để em hiểu. Tôi viết một số phép tính ra giấy và yêu cầu em tính toán và em tính rất nhanh, chứng tỏ em cũng hiểu bài rất nhiều.
 Em rất thích được phát sách vở cho các bạn sau khi thầy đã nhận xét. Mà tôi để ý thấy em phát rất nhanh chứng tỏ em đọc nhãn vở cũng rất nhanh. Và để rèn luyện cách đọc thầm cho em, tôi thường xuyên giao cho em phát vở cho các bạn. Binh rất vui khi được làm việc thầy giáo giao cho.
 Còn đối với Thảo bước đầu tôi cho em tập viết từng chữ, từng đoạn rồi cả trang. Tôi phân công em Quỳnh ngồi cạnh giúp đỡ bạn.
 Giờ tập đọc cũng vậy: Tôi cho em đọc từng chữ, từng câu rồi cả đoạn. Dần dà mỗi ngày một ít em cũng đã tiến bộ lên rất nhiều. Đến nay em đã đọc chậm nhưng tương đối chính xác.
(Em Thảo trong hoạt động nhóm)
 Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức nhanh hơn, tốt hơn. Đồ dùng dạy học đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. Nó đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh khả năng tiếp cận nội dung bài học, đồng thời nó tạo điều kiện cho học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
(Lớp học có tivi màn hình lớn và được phủ mạng Wi-fi)
 Đặc biệt đối với trẻ khuyết tật, đồ dùng dạy học là con đường giúp trẻ khuyết tật khắc phục những đặc điểm khó khăn của mình để tham gia vào các hoạt động học tập. Đặc trưng của trẻ khuyết tật là chậm nhớ, mau quên, ghi nhớ một cách máy móc nên việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học lại càng quan trọng. Đồ dùng dạy học kích thích khả năng nhận thức của trẻ khuyết tật. Chính vì vậy để giúp trẻ khuyết tật tiếp thu bài tốt tôi thường xuyên sử dụng đồ dùng học tập trong các tiết dạy. Đặc biệt các bài dạy phần lớn là bài giảng điện tử. Ngoài ra các tư liệu khai thác trực tiếp trên mạng làm các em đặc biệt hứng thú. 
 * Tổ chức kiểm tra đánh giá trẻ khuyết tật.
 Kiểm tra là khâu không thể thiếu đối với việc giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo viên cần phải đi sâu, đi sát kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của học sinh dưới nhiều hình thức nhằm phát hiện điểm yếu, điểm mạnh cũng như khả năng tiếp thu bài học của học sinh. Đồng thời, cũng thông qua kiểm tra, đánh giá giáo viên cũng đúc rút được kinh nghiệm, tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả.
 Việc kiểm tra đánh giá trẻ khuyết tật cũng không giống trẻ bình thường. Có thể cho các em đề bài ngắn gọn hơn, đơn giản hơn.
	Trong các tiết kiểm tra luôn gần gũi động viên các em để các em làm bài một cách tốt nhất.Có thể đưa ra các hình ảnh trực quan để các em có thể tiếp thu bài dễ dàng và làm bài nhanh hơn.
Ví dụ: Bài chính tả nghe viết ở tuần 32. Bầm ơi
	 Giờ viết chính tả này là chính tả nghe đọc. Đối với em Binh em không thể nghe được nên tôi đã chuẩn bị bài viết này trong vở luyện viết của giáo viên và cho em nhìn chép nên em viết theo cũng rất tốt.
Đối với giờ viết chính tả tập chép hay nghe đọc tôi đều cho các em nhìn vào bài mẫu của cô để tập chép bởi vì đối với các em thì không thể nghe viết theo các bạn khác được. Mỗi ngày cố gắng một ít thôi nhưng các em cũng đã tiến bộ lên rất nhiều.
 Đối với giờ kiểm tra do đề của Phòng hay của Sở tôi đều cho các em kéo dài thời gian làm bài hơn các bạn bình thường một chút. Có thể cho các em kéo dài đến 60 phút và cơ bản các em cũng đạt điểm trung bình.
 *Xã hội hoá giáo dục trẻ khuyết tật.
Nhiều đêm tôi hằng trăn trở, việc giáo dục trẻ khuyết tật không chỉ ngày một, ngày hai, cũng không chỉ bản thân mình cố gắng mà được mà phải vận động mọi người cùng làm. Tôi nảy ra sáng kiến: Cùng với các cô giáo trong trường lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng để giáo dục trẻ khuyết tật của lớp mình. Bởi vì trong lớp còn có giáo viên dạy Ngoại ngữ, Thể dục, Hát nhạc. Các môn học đó trẻ khuyết tật cũng rất cần thiết được học như tất cả các bạn. Chúng em cần được giáo dục đồng đều tất cả mọi mặt.
Đề xuất với Ban giám hiệu có những khen thưởng kịp thời đối với sự tiến bộ của trẻ khuyết tật.
Thông qua cuộc họp phụ huynh tuyên truyền tới tất cá phụ huynh cùng chung tay giúp đỡ, giáo dục trẻ khuyết tật.
Bên cạnh những tổ chức trên là tổ chức Hội Chữ thập đỏ ,là một tổ chức luôn gần gũi động viên các em trong những dịp lễ tết. Hội Chữ thập đỏ luôn có những xuất quà ý nghĩa dành cho các em động viên tinh thần để các em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Dành thời gian tư vấn cho các gia đình có trẻ khuyết tật cách dạy con cái học tập ở nhà sao cho có hiệu quả và cũng gây hứng thú học tập cho các em.
Ví dụ: Đối với em Thảo nhà rất nghèo nên ngay từ đầu năm học tôi đã đề xuất với nhà trường cho em mượn một bộ sách giáo khoa. Còn bộ đồ dùng thì tôi xin của những em học sinh năm trước cho em mượn để em có đủ đồ dùng học tập. Lớp còn quyên góp mua đồ dùng học tập cho em. Tôi được gặp mẹ Thảo trong buổi họp phụ huynh, chị rơi nước mắt và nói với tôi rằng: “Cháu tiến bộ nhiều hơn nhờ thầy giáo”. Tôi thật sự sung sướng khi nghe những lời nói ấy. Việc đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi con người thiệt thòi thực sự là động lực thúc đẩy tôi tham gia giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngày một tốt hơn.
Đối với Binh cũng luôn gần gũi nhẹ nhàng bảo ban em từng li, từng tí. Có hôm tóc em tốt tôi xoa đầu em và bảo: “Tóc em tốt rồi, chiều nay thầy cắt tóc cho Binh đẹp trai nhé!” ( Tôi có mua một bộ đơ cắt tóc để trên lớp cắt cho học sinh vì nhà các em đều xa trung tâm nên đi cắt rất bất tiện). Thế là em đồng ý cho thầy cắt ngay. Chứng tỏ Binh là một học sinh rất ngoan và biết nghe lời. Có hôm bà ngoại em lên tâm sự với tôi rằng: “Cảm ơn thầy đã quan tâm và nhẹ nhàng với cháu nên cháu đi học đều và học rất tiến bộ. Về nhà cháu còn biết làm bài tập rất tốt. Còn trước đây cháu đi học, bữa đi, bữa bỏ mà bảo mấy cũng không được, nhưng năm nay không cần nhắc cháu luôn thích đến trường thầy ạ.” Nghe bà cháu nói thế tôi rất vui và càng nhận thấy trách nhiệm của một người giáo viên chủ nhiệm thật là lớn lao và cao cả. Tôi luôn tâm sự và hướng dẫn bà cách dạy cháu ở nhà.
 Giáo dục trẻ khuyết tật là một sự phối hợp, gia đình, nhà trường và xã hội. Tết đến tôi đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tặng em một suất quà học sinh vượt khó. Khi lên nhận quà tôi thấy em rất vui. Tôi thiết nghĩ những việc làm tuy nhỏ nhặt ấy nhưng nó có ý nghĩa rất lớn. Nó làm thay đổi suy nghĩ trong tâm hồn trẻ, các em cảm thấy được quan tâm, được ưu ái và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui để các em tránh đi những mặc cảm về thiệt thòi của bản thân.
 2.4: Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, vói bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 Với kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Hai học sinh khuyết tật trong lớp tôi đều là học sinh ngoan có năng lực ở mức hoàn thành. Một em được khen là học sinh vượt khó của hiệu trưởng, một em khiếm khuyết nặng hơn thì đạt ở mức hoàn thành. Không em nào rơi vào tình trạng năng lực CCG. Làm được việc này tôi thiết nghĩ mỗi người giáo viên cần có tâm huyết với nghề nghiệp thực sự yêu thương học sinh.
Em Thảo giao lưu văn nghệ với các bạn ở trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ trẻ em thiệt thòi.
(Em Thảo tham gia quyên góp ủng hộ các bạn khuyết tật)
Nhờ áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên nên kết quả kiểm tra giữa học kì II vừa rồi lớp tôi đã đạt được kết quả sau:
Môn
Số HS
Kết quả đạt được
T
H
C
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Toán
20
16
80%
4
20%
T.Việt
20
14
70%
6
30%
3. Kết luận – kiến nghị
3.1. Kết luận:
 Dạy học là một quá trình lao động với tinh thần và trách nhiệm của bản thân. cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp. Qua quá trình dạy học nhiều năm, bản thân tôi đã kiên trì tìm hiểu nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và áp dụng có hiệu quả sáng kiến giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập. Tôi thiết nghĩ mỗi con kiến dù ốm đau què quặt nhưng cứ tha mồi chăm chỉ thì ngại gì không có thức ăn dự trữ. Hơn nữa con kiến đó lại có sự giúp đỡ của bạn bè thì nguồn dự trữ của kiến càng nhiều. Giáo dục cũng thế mỗi ngày các em chỉ cần góp nhặt được một ít kiến thức nhỏ thì hàng năm, hay nhiều năm học các em sẽ thu nhặt được nguồn kiến thức lớn hơn đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của mình. Mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm, bằng những cách khác nhau, tìm tòi, sáng tạo, làm cho năng lực còn tiềm ẩn của trẻ khuyết tật có cơ hội được bừng sáng và ngày một phát triển nhiều hơn nữa.
	 Giáo dục trẻ khuyết tật muốn gặt hái được nhiều thành công trước hết người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em phải có lòng nhiệt tình, nhiệt tâm. Yêu thương học sinh hết mực bằng tình thương và trách nhiệm của một nhà giáo. Huy động sức mạnh tổng hợp cùng tham gia giáo dục trẻ khuyết tật. Tổng hợp sự giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Cần theo dõi phát hiện khả năng học sinh khuyết tật vốn có khắc phục những hạn chế mà các em không may mắc phải để có kết quả giáo dục tốt nhất.
	Với tinh thần chỉ đạo của BGH nhà trường, chú trọng công tác giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập, bản thân mỗi đồng chí giáo viên luôn quan tâm đến nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đặc biệt sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục đích, đúng yêu cầu tiết dạy sẽ tạo hứng thú cho học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật.
	Qua các giờ học có ý nghĩa, có hiệu quả, các em được tham gia các hoạt động học tập cùng bạn bè, các em càng cảm thấy mến trường, mến bạn hơn. Các em cảm nhận được niềm vui sau mỗi ngày đến trường, vì vậy tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật học hoà nhập của trường Tiểu học Ngu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giao_duc_tre_khuyet_tat_hoa_nhap_o_truong_tieu_hoc_8065_2045765.doc