Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6

IV- LÁ

1-Nêu các đặc điểm bên ngoài của lá ?

- Các bộ phận của lá: cuống, phiến lá , trên phiến có nhiều gân lá.

-Diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống: có dạng bản dẹn, rộng hơn.=>giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- Đặc điểm bên ngoài của lá (Phiến lá):

 Hình dạng (tròn,bầu dục, tim, kim, dải, mũi mác, thận.). Ví dụ

 Kích thước (to, nhỏ, trung bình).Ví dụ

 Màu sắc:thường có mầu xanh lục, Ví dụ

 Gân lá (hình mạng, song song, hình cung): Ví dụ

-Giới thiệu một số thực vật có bẹ lá: ví dụ: cau, chuối, lúa, ngô

-Các loại gân lá trên phiến lá:

 Gân hình mạng: Ví dụ: lá dâu

 Gân song song: Ví dụ: lá rẻ quạt

 Gân hình cung: Ví dụ: lá địa liền

-Phân biệt lá đơn, lá kép dựa vào các dấu hiệu:

(Sự phân nhánh của cuống chính

Thời điểm rụng của cuống và phiến lá)

+Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, khi lá già cả cuống và phiến cùng rụng một lúc. Ví dụ: lá mùng tơi, ổi roi, lúa

+Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở trên cuống chính, không có ở cuống con, khi lá già thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. Ví dụ: lá phượng, xà cừ, nhãn

-Các kiểu xếp lá trên cành:

Mọc cách: Trên mỗi mấu thân có 1 lá, ví dụ : lá cây dâu

Mọc đối: Trên mỗi mấu thân có 2 lá mọc đối nhau, Ví dụ: lá cây dừa cạn

Mọc vòng: Trên mỗi mấu thân có 3 lá trở lên, Ví dụ: lá cây trúc đào, lá cây hoa sữa

- Ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây: Lá ở 2 mấu gần nhau xếp so le nhau, giúp cho tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào cây.

2- Nêu cấu tạo trong của phiến lá ?

* Biểu bì:

 - Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ và cho ánh sáng xuyên qua.

- Trên biểu bì (mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

* Thịt lá.

 - Lớp tế bào thịt lá phía trên là những tế bào xếp sát nhau, có chứa nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ.

- Lớp tế bào thịt lá phía dưới là những tế bào xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp có chức năng chứa và trao đổi khí.

* Gân lá:

 Gân lá nằm giữa phần thịt lá, có mạch rây và mạch gỗ. Chức năng vận chuyển các chất.

 

docx 16 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muối khoáng ):
Lông hút ->vỏ®mạch gỗ® các bộ phận của cây.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút nước và muối khoáng: Thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau
-Ứng dụng trong thực tiễn: Nước rất cần cho cây, nhưng cần ít hay nhiều phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính: Đạm, Lân, Kali
=>Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng tốt.
6-Phân biệt các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng, cho ví dụ?
-Dấu hiệu nhận biết rễ biến dạng: Không mang lá
-Nêu các loại rễ biến dạng:
1. Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt 
2. Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh. 
3. Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD : bụt mọc, mắm, bần. 
4. Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi.
III- THÂN
1-Cấu tạo ngoài của thân:
* Vị trí, hình dạng:
-Vị trí thân: Thường trên mặt đất
-Hình dạng: Thường có hình trụ
*Cấu tạo ngoài: Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa. 
* Phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách (chồi lá, chồi hoa) dựa vào:
Vị trí :
Đặc điểm:
chức năng:
2- Phân biệt các loại thân:
 Dựa vào: Cách mọc của thân. Có những loai thân sau: 
-Thân đứng : 
+ Thân gỗ : cứng, cao, có cành. Ví dụ: cây đa, cây mít, cây cà phê 
+ Thân cột : cứng, cao, không cành. Ví dụ : cây dừa, cây cau, cây cọ  
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Ví dụ: cây lúa, cây ngô, cây sả  
 -Thân leo : Leo bằng nhiều cách : 
+ Leo bằng thân quấn. Ví dụ : mùng tơi, đậu leo
+ Leo bằng tua cuốn. Ví dụ : đậu Hà Lan, mướp hương
 -Thân bò : mềm yếu, bò lan sát đất. Ví dụ : khoai lang, rau má, thài lài  
3-Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở một số loài)
-Bộ phận làm cho thân dài ra:
+ Phần ngọn
+ Phần ngọn và lóng
-Tại sao phần ngọn lại làm cho thân dài ra? Do sự phân chia của mô phân sinh.
-Ứng dụng thực tế: Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
+Bấm ngọn những loại cây lấy thân, lá, quả, hạt. Ví dụ mồng tơi, bông, cà
+Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, sợi. Ví dụ: cây đay, bạch đàn
4- Phân biệt các bộ phận của thân non dựa trên:
- Vẽ sơ đồ cấu tạo của thân non
Các bộ phận của thân non.
Cấu tạo từng bộ phận.
Chức năng chính từng bộ phân.
Vỏ
- Biểu bì
-Thịt vỏ 
-Biểu bì: Gồm 1 lớp tế bào trong suốt, xết sát nhau.
Bảo vệ các bộ phận bên trong
-Gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn
-Một lớp tế bào chứa diệp dục
Có khả năng quang hợp 
Trụ giữa
-Các bó mạch
-Ruột
-Mạch rây: Gồm những tế bào sống có vách mỏng.
Chuyển chất hữu cơ nuôi cây.
-Mạch gỗ: Gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào.
Chuyển nước & muối khoáng.
-Ruột: Gồm những tế bào có vách mỏng.
Chứa chất dự trữ.
- So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.
* Giống nhau: 
-Đều có cấu tạo bằng tế bào.
-Gồm các bộ phận tương tự: vỏ ( biểu bì, thịt vỏ) . Trụ giữa ( các bó mạch, ruột).
* Khác nhau: 
- Ở Rễ: thì biểu bì có lông hút. Thân non không có.
 - Ở rễ: Mạch gỗ , mạch rây sếp xen kẽ. Ở thân mạch gỗ sếp vòng trong còn mạch dây sếp ở vòng ngoài.
5-Bộ phận làm cho thân to ra: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào: (Vị trí, Chức năng)
*Tầng sinh vở: Nằm trong lớp thịt vở. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp thịt vở, phía trong một lớp thịt vở.
*Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch dây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch dây, phía trong một lớp mạch gỗ.
Kĩ năng
1-Thí nghiệm mô tả chứng minh về sự dài ra của thân ?
- Chuẩn bị thí nghiệm: Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất.
-Tiến hành thí nghiệm: Chọn 6 cây đậu bằng nhau: ngắt ngọn 3 cây , 3 cây không ngắt ngọn. Sau 3 ngày đo chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn.
- Kết quả: Cây ngắt ngọn cao trung bình 5 cm, cây không ngắt ngọn cao trung bình 10 cm.
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: Cây ngắt đã cắt bỏ phần mô phân sinh ngọn nên cây không cao thêm được chỉ 5 cm, còn cây không cắt ngọn có mô phân sinh ngọn phát triển là cho thân non dài ra và cây cao 12 cm.
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên cho ta thấy thân cây dài da là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2- Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? 
-Chuẩn bị thí nghiệm: 1 cốc thủy tinh đựng nước có pha màu đỏ, dao con, kính lúp, 1 cành hoa hồng trắng. 
-Tiến hành thí nghiệm: Cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng một thời gian.
- Kết quả: Sau một thời gian , cánh hoa hồng trắng chuyển thành màu đỏ, cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát thấy bó mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ. 
-Giải thích Kết quả thí nghiệm: Cánh hoa hồng trắng chuyển thành màu đỏ do nước mầu đỏ ở cốc đã đi lên cánh hoa, còn khi cắt ngang cành hoc dùng kích lúp quan sát thấy bó mạch gỗ mầu đỏ chứng tỏ bó mạch gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nước mầu ở cốc lên cánh hoa. 
 -Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ nước và muối khóang được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.
IV- LÁ
1-Nêu các đặc điểm bên ngoài của lá ?
- Các bộ phận của lá: cuống, phiến lá , trên phiến có nhiều gân lá.
-Diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống: có dạng bản dẹn, rộng hơn.=>giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
- Đặc điểm bên ngoài của lá (Phiến lá):
Hình dạng (tròn,bầu dục, tim, kim, dải, mũi mác, thận...). Ví dụ
Kích thước (to, nhỏ, trung bình).Ví dụ
Màu sắc:thường có mầu xanh lục, Ví dụ
Gân lá (hình mạng, song song, hình cung): Ví dụ
-Giới thiệu một số thực vật có bẹ lá: ví dụ: cau, chuối, lúa, ngô
-Các loại gân lá trên phiến lá:
Gân hình mạng: Ví dụ: lá dâu
Gân song song: Ví dụ: lá rẻ quạt
Gân hình cung: Ví dụ: lá địa liền
-Phân biệt lá đơn, lá kép dựa vào các dấu hiệu:
(Sự phân nhánh của cuống chính
Thời điểm rụng của cuống và phiến lá)
+Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, khi lá già cả cuống và phiến cùng rụng một lúc. Ví dụ: lá mùng tơi, ổi roi, lúa
+Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở trên cuống chính, không có ở cuống con, khi lá già thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. Ví dụ: lá phượng, xà cừ, nhãn
-Các kiểu xếp lá trên cành:
Mọc cách: Trên mỗi mấu thân có 1 lá, ví dụ : lá cây dâu
Mọc đối: Trên mỗi mấu thân có 2 lá mọc đối nhau, Ví dụ: lá cây dừa cạn
Mọc vòng: Trên mỗi mấu thân có 3 lá trở lên, Ví dụ: lá cây trúc đào, lá cây hoa sữa
- Ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây: Lá ở 2 mấu gần nhau xếp so le nhau, giúp cho tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào cây.
2- Nêu cấu tạo trong của phiến lá ?
* Biểu bì:
 - Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ và cho ánh sáng xuyên qua. 
- Trên biểu bì (mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
* Thịt lá.
 - Lớp tế bào thịt lá phía trên là những tế bào xếp sát nhau, có chứa nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ.
- Lớp tế bào thịt lá phía dưới là những tế bào xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp có chức năng chứa và trao đổi khí.
* Gân lá:
 Gân lá nằm giữa phần thịt lá, có mạch rây và mạch gỗ. Chức năng vận chuyển các chất.
3-Thí nghiệm về hiện tượng quang hợp:
1) Mô tả thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng ?
-Chuẩn bị thí nghiệm: Chậu cây, băng giấy đen, cốc thuỷ tinh, cồn, thuốc thử tinh bột.
-Tiến hành thí nghiệm: Để chậu cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày, sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt -> Đem chậu cây đó để ra chỗ có ánh nắng gắt từ 4-6 giờ.->Ngắt lá đó, bỏ băng giấy đen->cho vào cồn 90 độ đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá -> Rửa sạch chong nước ấm ->cho lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột.
- Kết quả: Khi cho lá làm thí nghiệm vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thấy phần lá không bị bịt có mầu xanh nam(Tím đen), còn phần bịt có mầu nâu (Vàng nhạt).
-Giải thích Kết quả thí nghiệm: Phần bịt có mầu vàng nhạt mầu của iot chứng tỏ ở phần lầy không cố tinh bột đực tạo thành do bịt băng giấy đen án sáng không vào được lá không tạo được tinh bột, còn phần không bịt lá có mầu xanh nam chứng tỏ có tinh bột được tạo thành là nơi có anh sáng chiếu vào và quá trình quang hợp diễn ra để tạo ra tinh bột.
 -Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ lá cây tạo ra chất tinh bột khi có ánh sáng.
2) Mô tả thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột là khí Oxy ?
-Chuẩn bị thí nghiệm: Cốc, ống nghiệm thuỷ tinh, bật lửa, que đóm, cây rong đuôi chó.
-Tiến hành thí nghiệm: Lấy vài cành rong đuôi chó, cho vào hai ống thuỷ tinh A và B đựng đầy nước rồi úp vào 2 cốc sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối, cốc B ra chỗ ánh nắng. 
- Kết quả: Sau khoảng 6 giờ quan sát 2 cốc: Từ cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng không dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong ống nghiệm A không có hiện tượng đó. Lấy ống nghiệm B lật lại để xác định chất khí do cây rong tạo ra bằng cách đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống nghiệm, ta thấy que đóm lại bùng cháy.
-Giải thích Kết quả thí nghiệm: Ở ống nghiệm A ta thấy không có hiện tượng gì do để trong bóng tối cây không quang hợp. Ở chậu B ta thấy có các bóng khí ở trên lá, bóng khí nổi nên chiếm khoảng không ở đáy ống nghiệm và khi lấy ra đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống ta thấy que đóm bùng cháy điều này chứng tỏ trong ống nghiệm có khí Oxy khí duy trì sự cháy. Khí này cho lá cây rong tạo ra khi có ánh sáng. 
-Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ khi cây tạo ra tinh bột thải ra khí oxy.
3) Mô tả thí nghiệm lá cây cần chất khí Cácbonic của không khí để chế tạo tinh bột ?
- Chuẩn bị thí nghiệm: Cốc, ống nghiệm thuỷ tinh, bật lửa, que đóm, cây rong đuôi chó.
- Tiến hành thí nghiệm: Đặt hai chậu cây vào chỗ tối trong hai ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết. -> Sau đó đặt đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt (Mâm). -> Dùng hai chuông thuỷ tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. Trong chậu A có thêm cốc đựng nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cacsbonic của không khí trong chuông. -> Đặt cả hai chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng.
- Kết quả: Sau khoảng 6 giờ ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iot lõng
+Lá của cây trong chuông A có mầu vàng nhạt.
+Lá của cây trong chuông B có mầu tím đen 
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: +Lá của cây trong chuông A có mầu vàng nhạt. Chứng tỏ lá không đực tạo ra tinh bột vì trong chuông A có cốc nước vôi trong đã hút hết khí Cacsbonic khí cần cho quang hợp để tạo thành tinh bột.
+Lá của cây trong chuông B có mầu tím đen. Chứng tỏ lá cây đã có quá trình qung hợp lấy khí cacsbonic trong chuông và đồng thời tạo ra tinh bột. Lá có tinh bột lên khi cho dung dịch iot lõng chuyển mầu tím đen. 
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ khi cây tạo ra tinh bột khi có khí cácbonic
4) Nhận xét:
-Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp: lá cây
-Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp:
 Ánh sáng
 Nước + CO2 Tinh bột + O2
(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (Trong lá) (Lá nhả ra môi trường ngoài)
-Điều kiện: Có ánh sáng
-Các chất tham gia: H2O. CO2.
-Các chất tạo thành: tinh bột, khí O2
-Khái niệm quang hợp: Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục khi có năng lượng ánh sáng mặt trời đã sử dụng nước, khí cacsbonic để chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxy.
-Ý nghĩa của quá trình quang hợp: Các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người.
4-Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ.
- Chú ý đến mật độ vì:
Cây cần ánh sáng để quang hợp.
Nếu trồng quá dày ®cây thiếu ánh sáng®Năng suất thấp
Ví dụ: Chú ý đến mật độ khi trồng cây ăn quả
- Chú ý đến thời vụ vì nhu cầu:
Ánh sáng
Nhiệt độ
Độ ẩm
5-Giải thích được ở cây hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ôxy để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 , H2O và sản sinh năng lượng.
-Cơ quan hô hấp: Mọi cơ quan của cây
-Thời gian: suốt ngày đêm
- Trình bày các thí nghiệm: chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây:
1)Thí nghiệm chứng minh sản phẩm hô hấp là CO2.(Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải)
- Chuẩn bị thí nghiệm: Tấm kính, chuông thuỷ tinh, cốc nước vôi trong, chậu cây.
- Tiến hành thí nghiệm: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên hai tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào. Trong huông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào bóng tối.
- Kết quả: Sau khoảng 6 giờ ngắt thấy cốc nước vôi trong ở chuông A có váng dày và đục hơn ở chuông B.
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: Cả 2 cốc nước vôi trong ở 2 chuông đều đục là bởi vì trong không khí có khí cacbonic khi tác động với dung dịch nước vôi trong tạo chất kết tủa là váng. Cốc B váng mỏng hơn là do chỉ có cacbonic của không khí còn ở cốc A váng dầy và đục hơn là mởi vì ngoài cacbonic trong không khí còn có khí cacbonic của cây nhả ra.
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ khi cây hô hấp thì nhả ra khí cácbonic
2)Thí nghiệm chứng minh một trong những nguyên liệu hô hấp là O2(Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng)
- Chuẩn bị thí nghiệm: Túi giấy đen, cốc thuỷ tinh to, cây trồng trong cốc, diêm, đóm, tấm kính.
- Tiến hành thí nghiệm: Đặt chậu cây vào tấm kính ướt rồi úp cốc thuỷ tinh to lên, sau đó dùng túi đen phủ kín bên ngoài. 
- Kết quả: Sau khoảng 6 giờ hé mở cốc thuỷ tinh lớn đưa que đóm đang cháy vào thì thấy que đóm bị tắt nhanh.
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: Khi đưa quye đóm đang cháy vào cốc thuỷ tinh que đóm bị tắt nhanh là bởi vì trong cốc thuỷ tinh có cây đã lấy khí oxi khí truy trì sự cháy và thải ra khí cacbonic khí không duy trì sự cháy nên que đóm nhanh chóng bị tắt đi.
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ khi cây hô hấp đã lấy khí oix và nhả ra khí cácbonic.
-Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp:
Chất hữu cơ + Khí ôxi Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.
-Khái niệm hô hấp: Là quá trình cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
-Ý nghĩa hô hấp:
+Các cơ quan của cây có hô hấp được thì cây mới phát triển bình thường.
+Hạt mới gieo và rễ cây chỉ hô hấp tốt khi đất thoáng -> khi trồng cây phải xới đất.
6-Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.
- Giải thích: Khi Đất thoáng rễ cây hô hấp tốt dễ dàng lấy khí oxi loại thải khí cacbonic ®Kết quả: Rễ cây hút nước và muối khoáng mạnh mẽ -> cây sinh trửng phát triển tôt.
- Liên hệ thực tế: 
+Phải làm đất tơi xốp khi gieo hạt, trồng cây.
+Phải phát quang, loại bỏ cành sâu bệnh, già yếu ->Cây được thông thoáng.
7-Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
*Nêu thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá :
- Chuẩn bị thí nghiệm: hai chậu cây, túi linong, dây buộc.
- Tiến hành thí nghiệm: Chậu cây A ngắt hết lá, chậu B để nguyên lá. Sáu đó trùm túi linon vào vào mỗi cây buộc kín ở gốc. Để ra ngoài nắng 
- Kết quả: Sau khoảng 1 giờ ở tuý B mờ không nhìn rõ lá và có nước đọng túi linon, còn ở cây A túi linon vân trong nhìn rõ thân cành.
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: Ở túi linong A nhìn thân cành vì không có hơi nước đọng trên tui linong do cây đã vặt hết lá. Còn ở túi linong B mờ nhìn không rõ lá là do có hơi nước đọng lại từ lá cây thoát ra.
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ cây đã thoát hơi nước qua lá.
*Trình bày cấu tạo lỗ khí phù hợp chức năng thoát hơi nước.
Lỗ khí được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu có thành phía ngoài mỏng phía trong dầy có thể đóng mở. Lỗ khí lại thông với khoang chứa khí của lá. 
- Hơi nước thoat ra ngoài qua: lỗ khí
- Sơ đồ đường đi của nước trong cây: Từ lông hút ®vỏ rễ® mạch dẫn của rễ ®mạch dẫn của thân ® lá ® thóat ra ngoài (qua lỗ khí)
-Ý nghĩa của sự thóat hơi nước:
+Tạo ra sức hút làm nước và MK hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
+Làm lá dịu mát để cây khỏi bị ánh nắng và nhiết độ cao đốt nóng.
8-Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.
- Dấu hiệu nhận biết lá biến dạng: phần mọc ra từ lá chính hoặc từ thân.
-Các dạng biến dạng của lá: 
Tên lá biến dạng
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
Chức năng của lá biến dạng
Tên vật mẫu
1-Lá biến thành gai
Lá có dạng gai nhọn
Làm giảm sự thoát hơi nước
Xương rồng
2-Tua cuốn
Lá chét có dạng tua cuốn
Giúp cây leo lên cao
Lá đậu Hà lan
3-Tay móc
Lá ngọn có dạng tay có móc
Giúp cây bám để leo lên cao
Lá mây
4-Lá vảy
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ
Củ dong ta
5-Lá dự trữ
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Củ hành
6-Lá bắt mồi
Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hóa ruồi
Bắt và tiêu hóa ruồi
Cây bèo đất
7-Lá bắt mồi
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa được sâu bọ
Bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình
Cây nắp ấm
- Ý nghĩa của sự biến dạng của lá: Lá biến đổi hình thái thích hợp với chức năng khác nhau ở những điều kiện sống khác nhau. Ví dụ: ở bảng trên
Kĩ năng
- Học sinh phải sưu tầm được các dạng, các kiểu phân bố lá:
-Bảo vệ môi trường
-Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước, quang hợp và hô hấp 
- Yêu cầu qua từng thí nghiệm học sinh nêu được:
Mục đích thí nghiệm:
Đối tượng thí nghiệm:
Thời gian thí nghiệm:
Các bước tiến hành:
Kết quả:
Giải thích kết quả:
Kết luận:
V- SINH SẢN SINH DƯỠNG
1-Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân, lá).
-Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
-Điều kiện: nơi ẩm
-Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+Sinh sản sinh dưỡng từ rễ: củ khoai lang
+Sinh sản sinh dưỡng từ thân bò, thân rễ: cây rau má, rau muống
+Sinh sản sinh dưỡng từ lá: lá bỏng
2-So sánh sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người 
*Giống nhau: 
Đều tạo ra cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng.
*Khác nhau:
-Sinh sản sinh dưỡng dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) diễn ra trong tự nhiên. Vi dụ: 
- Sinh sản sinh dưỡng do người là quá trình tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng, bằng cách giâm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_6.docx