Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 9

Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 9

Câu 3: Trình bày hoàn cảnh, quá trình ra đời của Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử và những hạn chế của ba tổ chức này?

*Hoàn cảnh lịch sử:

 - Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo .

 - Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

 - Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.

*Qúa trình thành lập:

Đông dương Cộng Sản Đảng:

 - Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản.

 - Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

An Nam Cộng Sản Đảng:

 - Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc và Trung kỳ.

 - Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.

 Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn:

 - Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

*Ý nghĩa:

 - Đó là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.

 - Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

*Hạn chế:

Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.

 

doc 38 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 745Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các dân tộc?
Gợi ý trả lời:
- Năm 1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus và Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại Man - Ta (Địa Trung Hải), hai bên cùng bàn và đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh.
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
- Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 
- Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Tuy vậy Mĩ tìm mọi cách duy trì thế một cực nhưng thất bại.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Thế giới luôn xảy ra các cuộc xung đột, khủng bố và li khai.
- Xu thế chung: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX, trong đó có Việt Nam.
* Nói: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. 
- Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT vào sản xuất...
- Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ bị hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
* Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: Tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
BÀI 12 NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CM KH KT
Câu 1: Trình bày nguồn gốc, nội dung và những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT từ sau CTTG II? Ý nghĩa, tác động của cách mạng KHKT?
Gợi ý trả lời:
a. Nguồn gốc
- Do nhu cầu của cuộc sống, của sản xuất.
- Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...
- Dựa trên những thành tựu to lớn về KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
b. Thành tựu chủ yếu
- Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học, con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gien người... 
- Hai là, có những phát minh lớn về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt.
- Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.
- Bốn là, sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Pôlime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
- Năm là, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đó tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.
- Sáu là, có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao, tàu biển có trọng tải hàng triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại...
- Trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.
c. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
* Tích Cực
- Cách mạng khoa học-kĩ thuật đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hoá cao.
* Tiêu cực:
- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.
- Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
BÀI 14: VIỆT NAM SAU CTTG THỨ NHẤT
CÂU 1: EM HÃY CHO BIẾT THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ KHẢ NĂNG CÁCH MẠNG CÁC GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH.
- Giai cấp địa chủ phong kiến:
     + Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
     + Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Giai cấp nông dân: do bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:
     + Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
     + Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
- Tầng lớp tiểu tư sản: nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
- Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
CÂU 2: XÃ HỘI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐÃ PHÂN HÓA NHƯ THẾ NÀO?
 - Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân, bộ phận nhỏ yêu nước.
- Tầng lớp tư sản:
     + Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.
     + Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
CÂU 3: SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT, THỰC DÂN PHÁP ĐÃ THI HÀNH Ở VIỆT NAM NHỮNG THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC NÀO?
- Về chính trị:
     + Pháp thực hiện các chính sách "chia để trị", chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau. Chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, chia rẽ tôn giáo.
     + Triệt để lợi dụng bộ máy của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn để củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng.
Về văn hóa, giáo dục: chúng triệt để thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học, xuất bản các sách báo công khai để tuyên truyền cho chính sách khai hóa của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với bọn thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
Mục đích:
Để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa.
- Nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, ... truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn.
CÂU 4: TRÌNH BÀY CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC VIỆT NAM LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP TẬP TRUNG VÀO NHỮNG NGUỒN LỢI NÀO?
Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.
- Trong nông nghiệp:
     + Pháp đẩy mạnh đầu tư vào việc cướp đất để lập đồn điền (1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng) mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta năm 1930. Tính đến 1929, các chủ đồn điền Pháp chiếm tới,2 triệu ha đất đai, bằng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền.
     + Chúng thành lập các công ty lớn: Công ty cao su đất đỏ, công ty cây trồng nhiệt đới, Công ti Misơlanh. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh.
- Trong công nghiệp:
     + Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới: Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long. Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than tăng gấp 3 lần.
     + Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn.
TẠI SAO THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC VIỆT NAM VÀ ĐÔNG DƯƠNG NGAY SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT?
 Vì tuy Pháp là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VN SAU CTTG THỨ NHẤT(1919-1925)
CÂU 1; CUỘC BÃI CÔNG BA SON (8-1925) CÓ ĐIỂM GÌ MỚI TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NƯỚC TA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT?
Phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.
CÂU 2 CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ KHẲNG ĐỊNH PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NƯỚC TA PHÁT TRIỂN LÊN MỘT BƯỚC CAO HƠN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT?
Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh, cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
CÂU 3: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NƯỚC TA TRONG MẤY NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐÃ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH NÀO?
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải...
- Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.
CÂU 4 TRÌNH BÀY NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA PHONG TRÀO TRÊN.
- Tích cực: mang tính chất dân chủ, yêu nước, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng gây áp lực với thực dân Pháp, chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.
- Hạn chế: giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.
CÂU 5 CUỘC BÃI CÔNG BA SON (8-1925) CÓ ĐIỂM GÌ MỚI TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NƯỚC TA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT?
Phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 9- HỌC KÌ 2
Câu 1:Lập biểu bản quá trình hoạt động ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925? (Thời gian / Sự kiện / Ý nghĩa, tác dụng)
Thời gian
Sự kiện
Ý nghĩa, tác dụng
6/1919
Gửi tối hậu thư Vec-xai “ Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam.
Như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân, như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ
7/1920
Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ khảo lần I những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ đó người hoàn tin Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ III.
12/1920
Người tán thánh Quốc tế thứ III của Lênin. Tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Đánh dấu bứt ngoặc trong quá trình hoạt động cách mạng của mình tù chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác – Lênin.
1921
Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết nhiều bài báo “Người cùng  khổ”, “Đời sống công nhân”, “nhân đạo”,...
Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức truyền bà chũ nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc đến các dân tộc thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đứng dậy đấu tranh.
6/1923
Dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin qua những bài báo “Sự thật” và “Thư tín” .
1924
Dự đại hội Quốc tế cộng sản làn V.
Tại đây người trình bày tham luận nêu rõ quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ của cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.
6/1925
Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
Chuẩn bị về mặc tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 2: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930 đối với dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới?
*Đối với dân tộc Việt Nam:
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam:
      + Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Nhân đạo, người cùng khổ, Đường Kách Mệnh,....
      + Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925).
- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930).
- Đề ra đường lối cơ ban cho cách mạng Việt Nam, Vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
     *Đối với cách mạng thế giới:
- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...
- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.
- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chũ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh, quá trình ra đời của Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử và  những hạn chế của ba tổ chức này?
*Hoàn cảnh lịch sử:
    - Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo .
    - Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
    - Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.
*Qúa trình thành lập:
Đông dương Cộng Sản Đảng:
    - Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản.
   - Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
An Nam Cộng Sản Đảng:
     -  Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc và Trung kỳ.
     - Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
    Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn:
       - Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
*Ý nghĩa:
    - Đó là xu thế khách quan  của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở  Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.
    - Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Hạn chế:  
Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này  hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
Câu 4: Tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập? Nội dung và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng?
*Sỡ dĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập là vì:
- Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính đảng duy nhất .
- Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.
à Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
*Nội dung hội nghị:
    - Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    - Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
à Hội nghị thống nhất Đảng có giá trị lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng
*Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
    - Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.
    - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
    - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN:
+ Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
+ Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN
+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 5: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
  *Sau khi lật đổ chính quyền phong kiến – đế quốc ở một số huyện xã, thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết thì các chi bộ đảng lãnh đạo chính quyền về mọi mặc:
Kinh tế: Xóa thuế, chia lại ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ,....
Chính trị: Ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,...
Văn hóa – xã hội: Tuyên truyền chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội,....
Quân sự: Trấn áp bọn phản động cách mạng, thành lập đội tự vệ đỏ,...
 *Lần đầu tiên nhân dân được nắm quyền về chính trị và hưởng quyền lợi về mọi mặc. àChứng tỏ đây là chính quyền của dân – vì dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 6:Hãy chứng tỏ rằng: “Phong trào đấu tranh trong những năm 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”?
Đây là cuộc diễn tập thứ hai do Đảng lãnh đạo bởi vì:
Vào năm 19301931 đã diển ra cuộc diễn tập thứ nhất.
Phong trào dân chủ 19361939 là một cao trào dân chủ rộng lớn, quân chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh,...
Các tổ chức Đảng được củng cố, phát triển. Thử nghiệm chủ trương, sách lược đấu tranh trong hoàn cảnh cụ thể. Vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh.
Góp phần chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 7:So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939?
Nội dung
1930 - 1931
1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến
Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
Mục ti

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9.doc