Ở những bài học có nội dung mà chúng ta có thể khai thác lồng ghép, khi
chỉ đạo giảng dạy, bản thân tôi nghiên cứu và hướng giáo viên tìm đặt câu hỏi để trang bị kiến thức hoặc liên hệ thực tế để học sinh biểu hiện thái độ, hành vi về giáo dục môi trường.
Ví dụ :
1. Bài Những người bạn tốt (Bài 7, tiếng Việt 1A trang 112).
Hướng giáo viên đặt những câu hỏi ví dụ:
- Chú cá heo có đáng yêu không ?
- Em có sợ cá heo bị tiệt chủng không?
- Em muốn nói gì với những người làm nghề biển?
2. Bài Đất Cà Mau (Bài 9, tiếng Việt 1A trang 158) tương tự giáo viên cũng nên đặt những câu hỏi để học sinh khắc sâu hơn kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường như:
- Rừng Đước có tác dụng gì?
- Em nghĩ, người đất Cà Mau cần phải làm gì để rừng đước phát huy tác dụng?
iảng dạy ở khối 5 VNEN. 4. Phạm vi nghiên cứu Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp phân tích – Tổng hợp tài liệu. - Phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Trong chương trình Tiểu học, vấn đề giáo dục môi trường đã được đề cập đến, có môn đã dành hẳn một chương nói về môi trường như môn Khoa học hoặc có bài đề cập đến môi trường như: Tiếng Việt Bài 11A trang 9, Bài 13C tập 1B trang 54. Một số bài có một phần nội dung liên quan đến môi trường nhưng SGK chưa yêu cầu đi sâu khai thác. Ví dụ bài “ Khí hậu và Sông ngòi” môn Khoa học Bài 3 tập 1 trang 105, “Đất và rừng ” môn Địa lý Bài 4 tập1 trang 116, Tuy nhiên kiến thức về môi trường vẫn còn mờ nhạt, giáo dục môi trường chưa được tách ra như một môn học, một số kiến thức chưa thật sự gần gũi với đời sống xung quanh của các em như khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đa dạng sinh học do đó việc tiếp thu của học sinh còn nhiều khó khăn. Gần đây nhất, ngay từ đầu các năm học Sở Giáo dục Đắk Lắk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã triển khai lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt, môn Khoa học, Địa lí,... đã được giáo viên tiếp thu và ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành. Nhà trường hằng năm cũng đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo lồng ghép Bảo vệ môi trường trong cuộc sống qua các tiết học, các Hoạt động ngoài giờ lên lớp,Điều đó chứng tỏ rằng môi trường và giáo dục môi trường là vấn đề nóng mang tính sống còn của xã hội hiện nay và tương lai của đất nước. 2. Thực trạng * Ưu điểm: Trong những năm qua các cấp các ngành từ Trung ương tới địa phương luôn coi trọng việc Bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana cũng luôn quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép giảng dạy giáo dục Bảo vệ môi trường trong các tiết học, tiết sinh hoạt để giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường ngay từ lúc còn học sinh. Đối với nhà trường trong quá trình chỉ đạo lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường trong những năm qua đã triển khai bằng nhiều hình thức đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường cùng chung tay giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường. Có thể nói với sự nổ lực của các cấp lãnh đạo, nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng được việc dạy và học. Môi trường các lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho học sinh một môi trường học tập tốt. Nhà trường có phòng Tin học có trang thiết bị hỗ trợ dạy học với các ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp ích rất nhiều cho việc học sinh tiếp xúc với thông tin liên quan đến việc Bảo vệ môi trường. Chúng tôi luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho giáo dục cho học sinh. - Bên cạnh đó vài giáo viên đứng lớp cũng không ngừng sáng tạo các đồ dùng dạy học từ nhiều vật liệu khác nhau để đa dạng các đồ dùng dạy học đồng thời tích hợp giáo dục học sinh biết chung tay Bảo vệ môi trường. - Tất cả giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề. Thêm vào đó, đa số học sinh biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ giáo viên và bạn bè. - Một số giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trao dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. - Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để giáo dục học sinh đạt kết quả tốt. Một số Cha mẹ học sinh phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình cho các hoạt động của lớp. * Tồn tại: Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ đất, nước, đến không khí, từ bề mặt đến các lớp sâu của đất. Nguyên nhân của của nạn ô nhiễm là các sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người từ trồng trọt, chăn nuôi, do ý thức của người dân còn bỏ rác ở những nơi chưa đúng quy định, ngoài ra không kể đến việc ý thức Bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa cao, - Một số học sinh đôi khi sơ ý để lại những mẩu giấy vụn trong lớp sau những giờ học thủ công, ... - Hiện tượng học sinh còn viết vẽ bậy trên tường, trên bàn học, - Việc một số học sinh bẻ cành cây cảnh, chạy nhảy vào bồn hoa cũng cũng còn diễn ra. Một số học sinh chưa tích cực trong lao động dọn vệ sinh trường, lớp. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em của mình, các em thường ăn sáng trước cổng trường nên việc xả rác chưa đúng nơi quy định còn nhiều. - Hiện tượng học sinh mang quà vặt vào trường ăn và vứt rác chưa đúng nơi quy định vẫn còn. - Một số gia đình gần trường chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, chất thải chăn nuôi làm ảnh hưởng nhiều học sinh và nhân dân. - Một số hộ dân bơm thuốc trừ sâu ở gần trường trong thời gian học sinh đang học làm ảnh hưởng đến môi trường không khí,. - Một số người dân thiếu ý thức phá hoại các cây bóng mát được trồng ở trước cổng trường làm ảnh hưởng đến môi trường xanh – sạch – đẹp. * Nguyên nhân chủ quan: - Công tác giáo dục môi trường đối với một số giáo viên thực hiện chưa thường xuyên, còn đối phó chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, dự giờ... - Giáo viên chưa tuân thủ cung cấp những kiến thức mà sách giáo khoa và sách giáo viên đặt ra, chưa mạnh dạn khai thác những vấn đề có liên quan đến môi trường vì sợ lệch mục tiêu bài dạy, chưa giúp các em nêu được những việc làm thực tế của trường của lớp để các em tự giác trong việc Bảo vệ môi trường. Ví dụ: Bài 3: “ Khí hậu và Sông ngòi” SGK Địa lí tập 1 trang 105, giáo viên không dám khai thác sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác một cách hợp lý vì phần mục tiêu bài học không yêu cầu. - Giáo viên còn chú trọng dạy kiến thức, còn xem nặng việc học kiến thức cơ bản của chương trình hơn là những vấn đề môi trường. - Việc lồng ghép giáo dục môi trường đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, suy nghĩ nên phần lớn giáo viên ngại khó vì không có thời gian. * Nguyên nhân khách quan: Qua thực tế nhiều năm giảng dạy cũng như chỉ đạo chuyên môn khối 5 bản thân tôi được gần gũi tiếp xúc trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp trong trường để đi đến kết luận. Tình trạng học sinh lớp 5 chưa quan tâm đên việc Bảo vệ môi trường là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Do phần lớn là các em ở vùng nông thôn. - Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học Bảo vệ môi trường. - Do các em chưa nắm vững được cách Bảo vệ môi trường là những công việc gì?. - Do các em chưa hiểu thế nào là Bảo vệ môi trường? - Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, các em ít có điều kiện để tìm hiểu về môi trường. - Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức còn hạn chế trên địa bàn. - Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít. - Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan những nơi có tác động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác lớn của khu đông dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Vấn đề môi trường không phải là môn học chính nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian vì vậy giáo viên bỏ qua khâu này. Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm tòi số liệu, tranh ảnhđể minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Bước đầu khảo sát 127 em khối 5 kết quả đầu năm cho thấy: TSTT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 001 Biết chăm sóc và bảo vệ cây và các loài động vật thân thuộc. 78 61,4% 49 38,6% 002 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp. 81 63,7% 46 36,3% 003 Biết cất dọn đồ dùng, sách vở đúng nơi quy định. 87 68,5% 40 31,5% 004 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác, ... 83 65,3% 44 34,7% 005 Phân biệt được những hành động đúng - sai đối với môi trường. 74 58,2% 53 41,8% 606 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng, 67 52,7% 60 47,3% Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng học sinh có kiến thức trong việc Bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống; là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Từ thực tế trên, tôi đã bàn bạc với giáo viên dạy khối 5 thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh một cách hiệu quả nhất. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Mục tiêu của việc lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường trong chương trình lớp 5 VNEN là: + Bảo vệ môi trường xung quanh là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội. + Trong trường học ngoài việc dạy kiến thức ra giáo viên còn phải dạy cho học sinh biết Bảo vệ môi trường, biết làm một số việc cụ thể như: quét dọn vệ sinh trường, lớp; tiểu tiện, đổ rác đúng nơi quy định... + Giáo dục môi trường mang tính chất tích hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về môi trường. Ngoài ra còn rèn kỹ năng sống cho học sinh khi tham gia Bảo vệ môi trường từ đó hình thành nhân cách cho học sinh luôn có ý thức và biết cách Bảo vệ môi trường. b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp b.1. Lồng ghép giáo dục môi trường thông qua một số bài học cụ thể b.1.1. Xác định tên bài và mức độ tích hợp trong từng bài: Tuỳ theo chương trình từng khối lớp để thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tài liệu tập huấn 109 của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 25-27/5/2008 để giáo viên thực hiện lồng ghép vào một số bài và căn cứ vào tài liệu tập huấn năm 2013 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Lăk để giáo viên thực hiện lồng ghép vào một số bài cụ thể. Môn Tên bài học Nội dung của từng bài Mức độ (phương thức ) tích hợp Tiếng Việt - Bài 7A: Những người bạn tốt (TV1A/112). - Bài 7B: Vịnh Hạ Long (TV1A/122). - Bài 7C: Luyện tập tả cảnh (TV1A/128). - Bài 8A: Kỳ diệu rừng xanh (TV1A/131). - Bài 8B: Trước cổng trời (TV1A/138). - Bài 9B: Đất Cà Mau (TV1A/158). - Bảo vệ động vật hoang dã - Môi trường biển - Môi trường rừng - Môi trường rừng - Môi trường cây xanh - Môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau. Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp Gián tiếp - Bài 11A: Đất lành chim đậu. Mở rộng vốn từ: - Luật Bảo vệ môi trường (TV1B/9). - Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm. Bảo vệ môi trường (TV1B, trang 43). - Bài 13B: Trồng rừng gặp mặn (TV1B, trang48). - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh về Bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng. - Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường. - Giúp học sinh biết được nguyên nhân, hậu quả của việc phá rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Trực tiếp Trực tiếp Trực tiếp Khoa học - Phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt ( Bài 7/33/tập 1). - Tre, mây, song ( Bài 12/58/tập 1). - Sắt, đồng, nhôm ( Bài 13/62/tập 1). - Đá vôi, xi măng ( Bài 14/67/tập 1). - Gạch, ngói ( Bài 15/73/tập 1). - Thủy tinh ( Bài 16/77/tập 1). - Cao su, chất dẻo ( Bài 17/81/tập 1). - Tơ sợi ( Bài 18/86/tập 1). - Môi trường xung quanh. Tài nguyên thiên nhiên Bộ phận Bộ phận Bài 33: Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (trang 86 tập 2). - Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với đời sống con người? (trang 92 tập 2). - Con người tác động đến môi trường như thế nào? (trang 98 tập 2). - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? (trang 103 tập 2). - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Vai trò của môi trường đối với đòi sống con người. - Nắm được một số biện pháp bảo vệ môi trường. Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Địa lý - Việt Nam – Đất nước chúng ta (Bài 1 trang 86 tập 1). - Khí hậu và sông ngòi (Bài 3 trang 105 tập 1). - Đất và rừng (Bài 4 trang 117 tập 1). - Dân số nước ta (Bài 5 trang 126 tập 1). - Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (Bài 6 trang 134 tập 1). - Công nghiệp (Bài 7 trang 145 tập 1). - Giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ (Bài 8 trang 155 tập 1). - Môi trường biển, đảo Môi trường rừng, nước. - Môi trường đất và rừng. - Môi trường sống - Môi trường đất, rừng, nước, động vật. - Môi trường đất, không khí - Môi trường tiếng ồn, không khí. Toàn phần Toàn phần Toàn phần Toàn phần Bộ phận Liên hệ Liên hệ Lịch sử - Chiến thắng Việt Bắc (1947) và Biên giới (1950) (Bài 6 trang 58 tập 1). - Từ sau chiến tháng biên giáo đến chiến thắng Điện Biên Phủ (Bài 7 trang 71 tập 1). - Môi trường rừng - Môi trường rừng Liên hệ Liên hệ Đạo đức - Em là học sinh lớp 5 (Bài 1). - Hợp tác với những người xung quanh (Bài 8). - Em yêu quê hương (Bài 9). - Em yêu tổ quốc Việt Nam (Bài 11). - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do lớp, trường, địa phương tổ chức. - Hợp tác và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do lớp, trường, địa phương tổ chức. - Bảo vệ môi trường là thể hiện lòng yêu quê hương. - Bảo vệ và giữ gìn môi trường là thể hiện lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam. Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Giáo dục môi trường thông qua các môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhận thức về môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, nhưng những kiến thức đó sẽ không vững chắc nếu không được củng cố, rèn luyện thông qua các hoạt động bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. b.1.2. Xây dựng các hình thức lồng ghép Trong mô hình dạy học theo dự án Mô hình trường học mới Việt Nam học sinh chủ yếu học theo nhóm, học sinh tự tìm tòi đưa ra ý kiến cũng như câu hỏi về nội dung nhoặc một chủ đề nào đó, .. giáo viên là người theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ để học sinh hoàn thành bài học và nhớ được lâu. Bênh cạnh đó giáo viên cũng đưa ra các tình huống, câu hỏi, hướng dẫn tổ chức các trò chơi, ... nhằm khắc sâu thêm kiến thức của học sinh qua các phương pháp dạy học vào các bài học khác nhau như: * Lồng ghép bằng hệ thống câu hỏi: Ở những bài học có nội dung mà chúng ta có thể khai thác lồng ghép, khi chỉ đạo giảng dạy, bản thân tôi nghiên cứu và hướng giáo viên tìm đặt câu hỏi để trang bị kiến thức hoặc liên hệ thực tế để học sinh biểu hiện thái độ, hành vi về giáo dục môi trường. Ví dụ : Bài Những người bạn tốt (Bài 7, tiếng Việt 1A trang 112). Hướng giáo viên đặt những câu hỏi ví dụ: - Chú cá heo có đáng yêu không ? - Em có sợ cá heo bị tiệt chủng không? - Em muốn nói gì với những người làm nghề biển? 2. Bài Đất Cà Mau (Bài 9, tiếng Việt 1A trang 158) tương tự giáo viên cũng nên đặt những câu hỏi để học sinh khắc sâu hơn kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường như: - Rừng Đước có tác dụng gì? - Em nghĩ, người đất Cà Mau cần phải làm gì để rừng đước phát huy tác dụng? 3. Bài Phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt ( Bài 7 trang 33 tập 1 Khoa học lớp 5). - Các em làm gì để phòng những bệnh trên? 4. Bài Chiến thắng Việt Bắc (1947) và Biên giới (1950), (Bài 6 trang 58 tập 1 Lịch sử lớp 5). - Từ sau chiến tháng biên giáo đến chiến thắng Điện Biên Phủ (Bài 7 trang 71 tập 1). (Lịch sử lớp 5 tiết phân phối chương trình 14-19 ) - Rừng góp phần quan trọng như thế nào trong những chiến thắng oanh liệt đó? - Con người cần làm gì để bảo vệ rừng ? * Lồng ghép dưới dạng bài tập trắc nghiệm: Ví dụ : Khi dạy bài Đất và rừng (Bài 4 trang 117 tập 1 Địa lí lớp 5). Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng : Chặt phá rừng sẽ o Mở rộng được nhiều đất đai trồng lúa o Có nhiều gỗ để đóng đồ đạc. o Làm xói mòn đất màu. Dạy bài Sắt, đồng, nhôm ( Bài 13 trang 62 tập 1 Khoa học lớp 5). Giáo viên nên đặt những câu hỏi ví dụ: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây, chọn và ghi chữ cái trước ý đó vào bảng con A. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái. B. Tài nguyên trên trái đất là có hạn phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. * Lồng ghép dưới dạng trò chơi học tập: Thông qua một số trò chơi tôi chỉ đạo giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu thêm về môi trường như sau: Ví dụ 1: Trò chơi " Tôi ở đâu? " - Giáo viên phát cho học sinh 1 mảnh giấy nhỏ, học sinh dùng bút ghi vào mảnh giấy tên loài cây, 1 loài động vật hoặc 1 loại rác thải ( vỏ kẹo, bao thuốc....). Hướng dẫn học sinh cách chơi: 4 học sinh trên đứng vào các góc lớp, một số học sinh còn lại đứng thành vòng tròn giữa lớp học, trên tay mỗi em cầm tờ giấy của mình. Khi giáo viên phát lệnh các em nhanh chóng đọc tờ giấy của mình và chạy về 1 trong 4 nhân vật trên cụ thể là: Em có tờ giấy ghi "cá" chạy về em đóng vai “nước”, em có tờ giấy ghi "vỏ kẹo" chạy về em đóng vai "thùng rác", ..... Yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Mọi vật đều phải ở đúng vị trí của nó, như vậy môi trường sẽ tốt. * Đóng vai, diễn kịch: Sau khi dạy xong bài tập đọc“ người gác rừng tí hon” và kể xong câu chuyện “Người đi săn và con nai ” giáo viên nên tổ chức cho học sinh đóng vai từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường rừng, môi trường động vật thông qua một số việc làm cụ thể. Ví dụ 1: Khi dạy bài " Người gác rừng tí hon" (Tập đọc 5 tuần 14/124) Việc làm của bạn nhỏ có tác dụng gì cho đất đai, khí hậu, động vật. -Từ đó giáo dục HS biết bảo vệ rừng, dũng cảm, đối đầu với những kẻ trộm gỗ để cứ lấy cánh rừng - Qua đó giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường rừng và động vật hoang dã. b.2. Chỉ dạo lồng ghép Giáo dục môi trường thông qua tiết sinh hoạt tập thể, các hoạt đông ngoài giờ lên lớp. Trong những tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần hoặc các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tôi chỉ đạo cho giáo viên dành khoảng 10 - 15 phút để tổ chức cho HS tìm hiểu về môi trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường như : Trò chơi, đóng vai, triển lãm tranh, đọc thơ, hát... Để tổ chức thành công tiết sinh hoạt tôi đã hướng cho giáo viên tiến hành một số hình thức lồng ghép, tích hợp sau: b.2.1. Xây dựng góc môi trường: Giáo viên dùng tờ rô ky có đóng khung viền giao cho lớp treo ở bức tường cuối lớp với tên gọi “Góc môi trường lớp...” Trong quá trình học tập, tham khảo sách báo, các em có thể trưng bày vào góc môi trường của tổ mình những gì mà mình sưu tầm được, đó có thể là: - Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc tác động của con người đến môi trường và hậu quả của nó, ... - Những bài báo, câu thơ, bài hát, bài văn có liên quan đến môi trường. Hoặc các em có thể tự sáng tác bằng nhiều cách : - Tự vẽ tranh cổ động về chủ đề môi trường - Viết khẩu hiệu cổ động về môi trường với lời lẽ ngắn gọn, cô đọng và ý nghĩa. b.2.2. Tổ chức biểu diễn tuyên truyền về môi trường trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp Tận dụng thời gian 15 phút đầu giờ hoặc tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết Sinh hoạt cuối tuần nhà trường cũng đã hướng cho giáo viên và Liên đội tổ chức cho các em sinh hoạt dưới nhiều hình thức: - Tổ chức các buổi nói chuyện vệ việc Bảo vệ môi trường. - Tổ chức các buổi đi tuyên truyền, các trò chơi, các hoạt động thực tiễn như: Phối hợp với Liên đội tổ chức cho học sinh các hoạt động như: Lượm giấy vụn
Tài liệu đính kèm: