Chuyên đề Phương pháp dạy, học phân môn Địa lí Lớp 4 theo hướng tích cực

Chuyên đề Phương pháp dạy, học phân môn Địa lí Lớp 4 theo hướng tích cực

Phương pháp hình thành các biểu tượng địa lí

 + Thành phần quan trọng nhất trong hệ thống kiến thức địa lí Tiểu học là các biều tượng địa lí.Vì vậy, một trong những mục đích chủ yếu của dạy học Địa lí ở trường Tiểu học là phải làm cho các em tích lũy đựơc càng nhiều biểu tượng địa lí cụ thể càng tốt.

 + Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với học sinh Tiểu học là làm cho các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như núi, rừng, lễ hội, thị trấn,.ở địa phương hoặc quan sát qua tranh ảnh, băng hình qua các bước cụ thể sau:

Bước 1:Lựa chọn đối tượng quan sát:Tùy theo nội dung học tập, giáo viên sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện địa phương.

Bước 2:Xác định mục đích quan sát:Trong quá trình quan sát, không phải lúc nào học sinh cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng địa lí, giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát (Ví dụ:Khi hình thành biểu tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh thì đặc điểm “động” của nó như hiện tượng nước chảykhông nên là mục đích quan sát của học sinh.Tuy nhiên, học sinh có thể quan sát được nó nếu các em tiếp xúc với một dòng sông thực hoặc xem trong băng hình,.)

Bước 3:Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập này xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh nhằm:

 + Hướng cho học sinh đến đối tượng quan sát.

 + Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết (quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong,.)

 + Giúp học sinh tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa học.

Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. Sau đó giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp cho học sinh có biểu tượng đúng về đối tượng.

 

docx 11 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 10Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy, học phân môn Địa lí Lớp 4 theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bắt vấn đề một cách nhanh chóng.
b. Khó khăn:
 + Các em gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm địa lí vì nó khá trừu tượng.
 + Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ của các em hầu như chưa có nên rất khó khăn cho việc học phân môn địa lí lớp 4.
 + Đa số các em và cả phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng phân môn Địa lí.Vì vậy nên chưa đầu tư đúng mức vào việc học phân môn Địa lí.
4. Các giải pháp trong quá trình thực hiện:
a. Đối với giáo viên:
 + Nhận thức được vấn đề:Trong giảng dạy luôn lấy học sinh làm trung tâm, đầu tư thiết kế giờ dạy khoa học sao cho tất cả học sinh cùng làm việc để lĩnh hội kiến thức, làm cho khoảng cách về nhận thức giữa các đối tượng ngày càng thu hẹp.
 + Giáo viên phải vững về chuyên môn, phải tự học, tự bổ sung về kiến thức Địa lívà những kiến thức chuyên môn.
 + Phải là người có trình độ sư phạm lành nghề, biết khai thác những mặt tích cực của các phương pháp, hình thức đó. Mặt khác giáo viên cũng phải biết sử dụng các thiết bị dạy học phân môn Địa lí lớp 4 trong việc hướng dẫn học sinh học tập, biết phát hiện cái sai của học sinh và đưa ra những biện pháp sửa chữa, uốn nắn kịp thời.
b. Đối với học sinh:
 + Xây dựng nếp làm việc khoa học, tích cực, nhanh nhẹn, biết tự học và biết cách học phân môn Địa lí lớp 4; biết sử dụng sách giáo khoa (Kênh hình và kênh chữ) một cách hợp lí và hiệu quả.
 + Tất cả học sinh làm việc dưới sự kiểm tra, nhắc nhở của giáo viên.
 + Chuẩn bị: Sách và các phương tiện học tập cần thiết khác như : tranh, ảnh, bản đồ, phiếu học tập, vở bài tập,....
 + Tâm lý:Thoải mái, cởi mở nhưng tập trung, tránh căng thẳng thái quá. Biết mạnh dạn trao đổi với giáo viên những điều vướng mắc.
5. Phương pháp, hình thức tổ chức
 Để đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lý ở lớp 4 theo hướng Dạy-học tích cực, ngoài việc vận dụng các phương pháp dạy học mang tính chất chung cho nhiều môn học, giáo viên cần nắm vững một số phương pháp dạy- học Địa lí cụ thể như sau:
a. Phương pháp hình thành các biểu tượng địa lí
 + Thành phần quan trọng nhất trong hệ thống kiến thức địa lí Tiểu học là các biều tượng địa lí.Vì vậy, một trong những mục đích chủ yếu của dạy học Địa lí ở trường Tiểu học là phải làm cho các em tích lũy đựơc càng nhiều biểu tượng địa lí cụ thể càng tốt.
 + Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với học sinh Tiểu học là làm cho các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như núi, rừng, lễ hội, thị trấn,...ở địa phương hoặc quan sát qua tranh ảnh, băng hình qua các bước cụ thể sau:
Bước 1:Lựa chọn đối tượng quan sát:Tùy theo nội dung học tập, giáo viên sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện địa phương.
Bước 2:Xác định mục đích quan sát:Trong quá trình quan sát, không phải lúc nào học sinh cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng địa lí, giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát (Ví dụ:Khi hình thành biểu tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh thì đặc điểm “động” của nó như hiện tượng nước chảykhông nên là mục đích quan sát của học sinh.Tuy nhiên, học sinh có thể quan sát được nó nếu các em tiếp xúc với một dòng sông thực hoặc xem trong băng hình,...)
Bước 3:Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập này xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh nhằm:
 + Hướng cho học sinh đến đối tượng quan sát.
 + Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết (quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong,...)
 + Giúp học sinh tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa học.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. Sau đó giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp cho học sinh có biểu tượng đúng về đối tượng. 
Ví dụ: Việc hình thành biểu tượng về Rừng rụng lá mùa khô (Rừng khộp) cho học sinh lớp 4 qua tranh ảnh (H 7 – Bài 8/ SGK Lịch sử và Địa lí 4- phần Địa lí). Những nơi có điều kiện có thể cho học sinh quan sát trực tiếp rừng khộp hoặc qua băng hình, qua tranh, ảnh do giáo viên sưu tầm.
 + Những đặc điểm của rừng rụng lá mùa khô (rừng khộp) mà học sinh có thể quan sát từ tranh ảnh là:
 . Rừng thưa.
 . Chỉ có một loại cây.
 + Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích làm việc với tranh sẽ như sau:
Câu 1:Em hãy đọc nhan đề bức tranh và nhắc lại mục đích làm việc với ảnh(H.7).
(Nhan đề của bức tranh : “Rừng khộp”.Mục đích làm việc với tranh:Nhận xét đặc điểm của rừng khộp vào mùa khô).
Câu 2:Đánh dấu x vào ô trống sau những ý em cho là đúng:
 +Rừng rậm.
 + Rừng thưa.
 Rừng khộp là +Rừng chỉ có một loại cây.
 +Rừng có nhiều loại cây.
Câu 3:
 a)So sánh kích thước của các cây trong rừng khộp.(gần như nhau)
 b)Các cây trong rừng khộp vào mùa khô trông xanh tốt hay xơ xác?Vì sao?(xơ xác vì rụng gần hết lá)
 Câu 4:Cảnh rừng khộp khác với cảnh rừng rậm nhiệt đới ở những điểm nào?
Với hệ thống câu hỏi, bài tập này thì:
 + Khi học sinh trả lời được câu hỏi 1 tức là học sinh nắm được mục đích quan sát.
 + Khi học sinh trả lời được câu hỏi 2 tức là học sinh đã quan sát được toàn bộ rừng khộp.
 + Khi học sinh trả lời được câu hỏi 3 tức là học sinh đã quan sát chi tiết từng cây, từng lá và suy nghĩ để tìm ra cảnh rừng khộp về mùa khô.
 + Khi học sinh trả lời được câu hỏi 4 tức là học sinh đã biết liên hệ đối chiếu và sơ bộ so sánh cảnh rừng khộp với rừng nhiệt đới đã học, để từ đó củng cố về biểu tượng về rừng khộp.
 Như vậy, để có biểu tượng về rừng khộp, các em phải thực hiện 4 bước của kĩ năng quan sát.
b.Phương pháp hình thành khái niệm địa lí
* Hình thành khái niệm địa lí chung
 Việc hình thành khái niệm địa lí chung có thể tiến hành theo các bước sau:
 + Bước 1: Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát (trực tiếp hay gián tiếp) các đối tượng định hình thành khái niệm, đồng thời khai thác những hiểu biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát.
 + Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra những dấu hiệu chung, bản chất của đối tượng.
 + Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm.
 + Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó, giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng, nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng.
Ví dụ: Hình thành khái niệm về đảo (Biển, đảo và quần đảo-SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 149)
 - Giáo viên cho học sinh quan sát hòn đảo (bằng tranh ảnh, băng hình)
 - Giáo viên khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt một số câu hỏi:
 + Trong lớp ta, em nào đã nhìn thấy đảo? Các em thấy khi nào? Ở đâu?
 + Em hãy tả hoặc vẽ một hòn đảo mà em đã nhìn thấy?
 - Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, giáo viên đặt tiếp câu hỏi để các em phát hiện các dấu hiệu chung và bản chất của đảo: Đất nổi, có nước biển bao bọc xung quanh.
 -Nêu khái niệm:Đảo là bộ phận đất nổi xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
*Hình thành khái niệm địa lí riêng
 Việc hình thành khái niệm địa lí riêng được tiến hành theo các bước sau:
 + Bước 1: Giáo viên cần:
 - Hình dung trước những dấu hiệu riêng của đối tượng.
 - Lựa chọn nguồn tri thức liên quan đến đối tượng.
 Trên cơ sở đó, xác định những dấu hiệu nào của những đối tượng có thể tổ chức cho học sinh tìm tòi, phát hiện; những dấu hiệu nào giáo viên phải cung cấp cho các em.
 + Bước 2:Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên soạn một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh làm quen với các nguồn tri thức đã lựa chọn để phát hiện ra những dấu hiệu riêng của đối tượng.
 + Bước 3:Tổ chức cho học sinh làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu hỏi, bài tập đã chuẩn bị trước (theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nội dung, trang thiết bị vật chất) để phát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng.
 + Bước 4:Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu riêng của đối tượng, thông qua nguồn tri thức. Trên cơ sở, giáo viên bổ sung những dấu hiệu mà học sinh không thể tự tìm ra được bằng lời mô tả sinh động của mình nhằm hoàn thiện khái niệm cho học sinh và yêu cầu học sinh nêu khái niệm riêng.
Ví dụ: Khi dạy bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”
 - Bài dạy minh họa hôm nay, ta thấy yêu cầu học sinh cần nắm nguổn tri thức của bài như sau: 
 Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái; nuôi trồng và chế biến thủy sản; chế biến lương thực...
 Tổ chức cho học sinh tích cực tìm tòi những dấu hiệu riêng của đối tượng, qua đó các em nắm được những điều kiện thuận lợi để dồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động...
c. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ, lược đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh phân tích.
Ví dụ:
 Tây Nguyên-Bài 5/SGK Lịch sử và Địa lí 4
 - Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ:
 + Phân biệt vị trí của Tây Nguyên.
 + Nêu tên các cao nguyên ở Tây 

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_phuong_phap_day_hoc_phan_mon_dia_li_lop_4_theo_huo.docx