Phương pháp hợp tác trong nhóm:
- Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với học sinh mới bắt dầu vào lớp 1, bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để khám phá và diễn đạt ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm. Điều đó làm phát triển kĩ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn.
Cách tiến hành: Bao gồm các bước sau:
+) Chuẩn bị:
- Tổ chức các nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm.
+) Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập theo sự phát triển của nhóm.
- Tập hợp kết quả làm việc của từng cá nhân thành sản phẩm chung của nhóm.
+) Làm việc chung cả lớp:
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý,
- GV kết luận.
Phương pháp trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là:
- Trò chơi có nội dung gắn liền với hoạt động học tập của học sinh.
- Giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học.
Vai trò của trò chơi học tập
- Làm thay đổi hình thức hình thức học tập.
- Làm không khí trong lớp học thoải mái, dễ chịu hơn.
- Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
- HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn.
- HS tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn.
- HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
Các yêu cầu của trò chơi học tập:
- Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia.
- Phải thu hút được đa số mọi người tham gia.
- Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện.
- Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian , sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến tiết học khác.
- Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuẩn chỉ là trò chơi giải trí.
TN&XH lớp 1 Gồm 3 chủ đề: Chủ đề 1: Con người và sức khỏe - Cơ thể người và các giác quan (các bộ phận chính, vai trò, nhận biết thế giới xung quanh của các giác quan, vệ sinh răng miệng). Ăn đủ no, uống đủ nước. - Gồm 10 bài, từ bài 1 -> bài 10. Chủ đề 2: Xã hội - Gia đình: Các thành viên trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột). Nhà ở và đồ dùng trong nhà (địa chỉ nhà ở, chỗ ăn, ngủ, làm việc, học tập, tiếp khách,và các đồ dùng cần thiết trong nhà). Giữ nhà ở sạch sẽ, an toàn khi ở nhà (phòng tránh đứt tay, chân, bỏng và điện giật). - Lớp học: Các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp học, giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Thôn, xóm, xã, phường nơi đang sống: Phong cảnh và hoạt động sinh sống của nhân dân. An toàn giao thông. - Chủ đề này gồm: 11 bài, từ bài 11-> bài 21. Chủ đề 3: Tự nhiên - Thực vật và động vật: Một số cây và một số con vật phổ biến (tên gọi, đặc điểm và ích lợi hoặc tác hại đối với con người). - Hiện tượng tự nhiên: Một số cây phổ biến của thời tiết (nắng, mưa, gió, nóng, rét). - Chủ đề này gồm 14 bài, từ bài 22 -> bài 35. - Bài TN&XH hôm nay “Bài 27: Con Mèo” nằm trong chủ đề tự nhiên. - Nội dung kiến thức trong mỗi chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe một cách hợp lí, nhuần nhuyễn, đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề “Con người và sức khỏe” đến môi trường và sức khỏe cộng đồng trong chủ đề “xã hội” và trong chủ đề “tự nhiên ”. 4. Phương pháp dạy học môn TN&XH lớp 1 Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, GV cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, động não, đóng vai, thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ, tham quan, giảng giải, Mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh riêng và GV cần khai thác hợp lí, không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào và coi nó như phương pháp độc tôn. Tuy nhiên, với tính chất đặc trưng của môn học GV cần chú trọng hướng dẫn HS biết cách quan sát, nên thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em. Đối tượng quan sát là tranh, ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình, là khung cảnh gia đình, lớp học, cuộc sống địa phương, là cây cối, con vật và một số hiện tượng thời tiết diễn ra hằng ngày. Giáo viên cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực tế để HS biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Những PPDH cơ bản thường dùng trong giảng dạy môn TN&XH lớp 1 là: *Phương pháp quan sát - Phương pháp quan sát được dùng để dạy HS cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội, mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các đối tượng đó. - Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các bài học môn Tự nhiên và Xã hội. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, cuộc sống hàng ngày. - Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức tư duy và hình tượng của HS. Trong quá trình quan sát, GV cần đặt ra các câu hỏi ngắn và rõ ràng, để hướng dẫn học sinh tập trung vào các kiến thức cần tìm kiếm. - GV có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường,). Cách tiến hành: - Xác định mục đích quan sát: Trong một bài học, không phải mọi kiến thức HS cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát. Vì vậy, GV cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát nhằm đạt được mục tiêu kiến thức hay kĩ năng nào. - Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ diễn tả các sự vật hiện tượng đó Khi lựa chọn đối tượng quan sát, GV cần lựa chọn tối đa các vật thật. - Tổ chức: Có thể tổ chức cho học sinh quan sát độc lập, quan sát theo nhóm hay cả lớp tùy theo số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lí của GV và kĩ năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm của học sinh. - Hướng dẫn: Tùy theo mục đích và đối tượng được sử dụng cho học sinh quan sát, GV cần chỉ dẫn cho các em sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,). Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan trọng. Ví dụ: GV cần hướng dẫn các em bắt đầu bằng sự quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào quan sát các bộ phận, chi tiết; quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong. *Phương pháp hợp tác trong nhóm: - Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với học sinh mới bắt dầu vào lớp 1, bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để khám phá và diễn đạt ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm. Điều đó làm phát triển kĩ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn. Cách tiến hành: Bao gồm các bước sau: +) Chuẩn bị: - Tổ chức các nhóm. - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm. +) Làm việc theo nhóm: - Từng cá nhân làm việc độc lập theo sự phát triển của nhóm. - Tập hợp kết quả làm việc của từng cá nhân thành sản phẩm chung của nhóm. +) Làm việc chung cả lớp: - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý, - GV kết luận. *Phương pháp trò chơi học tập: Trò chơi học tập là: - Trò chơi có nội dung gắn liền với hoạt động học tập của học sinh. - Giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học. Vai trò của trò chơi học tập - Làm thay đổi hình thức hình thức học tập. - Làm không khí trong lớp học thoải mái, dễ chịu hơn. - Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. - HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. - HS tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn. - HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Các yêu cầu của trò chơi học tập: - Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia. - Phải thu hút được đa số mọi người tham gia. - Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện. - Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian , sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến tiết học khác. - Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuẩn chỉ là trò chơi giải trí. Cách xây dựng một trò chơi học tập: - GV có thể tổ chức bất kì hoạt động nào thành trò chơi bằng cách vận dụng các nhân tố cơ bản của trò chơi: - Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm. - Có quy định về sự thưởng, “phạt”. - Có cách chơi rõ ràng. - Có cách tính điểm. Cách tổ chức một trò chơi: - Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử. - Chơi thật. - Nhận xét kết quả của trò chơi, nhận xét thái độ của người tham gia chơi và rút kinh nghiệm. - Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được những gì qua trò chơi hoặc GV tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi. *Các PPDH được sử dụng trong bài TN&XH này là: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp giảng giải, thuyết minh. - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp hợp tác nhóm. 5. Các hình thức tổ chức dạy học thường sử dụng ở môn TN&XH lớp 1. - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm. - Hoạt động cả lớp. 6. Quy trình dạy học một tiết môn TN&XH Bài cũ: Gọi HS kiểm tra kiến thức bài trước. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Nêu tên hoạt động : Cách tiến hành : - Bước 1:.. - Bước 2:.............................................. - Bước 3 :. Hoạt động 2: Nêu tên hoạt động : Cách tiến hành : - Bước 1 :. - Bước 2 : ... - Kết luận của giáo viên. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò : Tóm tắt lại nội dung chính Nhận xét giờ học, hướng dẫn về nhà. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua quá trình dạy tự nhiên xã hội lớp 1 với các phương pháp dạy học tích cực theo hướng chú trọng vào đối tượng người học, chúng tôi nhận thấy: - HS nắm chắc kiến thức trọng tâm của mỗi bài học. - HS tích cực học tập, tiếp thu kiến thức một cách sâu, rộng hơn. - HS hào hứng, hoạt động hiệu quả hơn trong các hoạt động. - Kích thích được sự ham thích tìm hiểu về môi trường tự nhiên, cuộc sống xung quanh,... - HS tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập, từ đó các em yêu thích môn học hơn. Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề của chúng tôi về “Đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1”. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các đồng chí Cán bộ quản lí và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! TM. Ban giám hiệu Nhóm viết chuyên đề Tập thể giáo viên tổ lớp 1 BÀI SOẠN MINH HỌA Tự nhiên và xã hội CON MÈO I. Mục tiêu: - Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. - Nói về một số đặc điểm của con mèo ( Lông, móng, vuốt, ria, mắt, đuôi...) - Nêu ích lợi của việc nuôi mèo - HS có ý thức chăm sóc mèo ( Nếu nhà em có nuôi mèo) II. Đồ dùng dạy và học: Hình ảnh minh họa, phiếu thảo luận nhóm, 1con mèo III. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của con gà? - Nuôi gà mang lại lợi ích gì? - Nhận xét 2. Bài dạy: * Giới thiệu bài: - Cho hs hát bài "Chú mèo con" - Bài hát, hát về con vật nào? - Gv giới thiệu bài học tiết 27: Con mèo * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của con mèo *Hoạt động1.1: Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của con mèo - Hướng dẫn hs Quan sát con mèo - Phát phiếu thảo luận nhóm - Gv nhận xét. - Gv kết luận - Gv hướng cho hs những đặc điểm ngoại hình đặc trưng của mèo như: Màu lông đa dạng, mắt tinh, bộ vuốt sắc nhọn,... - Gv cho hs quan sát con mèo thực tế - Yêu cầu hs mô tả về con mèo bằng một câu ngắn *Hoạt động1.2: Tìm hiểu về các hoạt động của con mèo - Con mèo có những hoạt động gì? - Khi bắt chuột con mèo làm như thế nào? -Con mèo còn có hoạt động nào khác không? -Gv kết luận * Hoạt động 2: Liên hệ thực tế * Hoạt động 2.1: Tìm
Tài liệu đính kèm: