- Các nhóm trình bày sản phẩm theo câu hỏi khái quát. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- Đánh giá quá trình thực hiện dự án và sản phẩm theo bảng tiêu chí đánh giá, chọn sản phẩm hoàn thành xuất sắc nhất.
- Giáo viên tổng kết dự án,đánh giá và nhận xét quá trình thực hiện dự án.
DỰ ÁN : NƯỚC VÀ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA. KẾ HOẠCH DỰ ÁN A. TỔNG QUAN BÀI DẠY I.Tiêu đề dự án: THẾ GIỚI CỦA NƯỚC - Lĩnh vực bài dạy :Khoa học lớp 4 - Các bài : + Bài 20 : Nước có những tính chất gì? + Bài 21 :Ba thể của nước. + Bài 24 :Nước cần cho sự sống. + Bài 25 : Nước bị ô nhiễm. + Bài 26 : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. + Bài 28 :Bảo vệ nguồn nước. + Bài 29 :Tiết kiệm nước. - Thời gian dự kiến:7 tiết(Vì có 7 bài)/mỗi tiết 40 phút. - GV thông báo đến phụ huynh nhờ họ hỗ trợ cho công việc tìm kiếm thông tin của HS. II.Mục tiêu bài dạy: - Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về nước. : Tính chất, các thể tồn tại của nước, hiểu về sự chuyển thể của nước, vai trò của nước trong tự nhiên. - GD HS có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước,vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. - Phát triển năng lực hợp tác, phẩm chất trách nhiệm. III. Bộ câu hỏi định hướng: 1. Câu hỏi nội dung 1.1. Nước có tính chất gì ? Nước tồn tại ở những thể nào ? Hình dạng của nước khi ở các thể đó. 1.2.Thế nào là nước bị ô nhiễm ? Thế nào là nước sạch ? Nguyên nhân và tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. 1.3. Nêu tình trạng nước sạch hiện nay tại Việt Nam và TPHCM.. 1.4.Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Kể những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? 2. Câu hỏi bài học: - Nêu tính chất và vai trò của nước trong cuộc sống. - Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? 3. Câu hỏi khái quát: - Em hãy trình bàynhững hiểu biết của em về nước và việc sử dụng nước hợp lí. IV. Chia nhóm, phân vai: Đối tượng : HS lớp 4. Thời gian : Các tiết Khoa học của lớp. (2 tiết/1tuần) Địa điểm : Tại lớp học. Nhóm 8 4 vai : + Chuyên gia nghiên cứu. + Chuyên gia khảo sát. + Phóng viên. + Tuyên truyền viên. B. CHI TIẾT BÀI DẠY I. Các bước tiến hành bài dạy 1. Tiết 1: Chuẩn bị cho dự án - Giới thiệu về dự án. - Sử dụng phương pháp động não kích thích nhu cầu tìm hiểu của học sinh bằng câu hỏi khái quát như : Em biết gì về nước và em sử dụng nước như thế nào cho hợp lí ? - Chia sẻ với HS về dự án, về cách thu thập thông tin, định hướng cho HS cách tiến hành. - Phân vai. (Theo năng lực và sở thích của HS). Số lượng các vai bằng nhau. - GV nêu câu hỏi nội dung cho từng vai HS biết để HS biết mình sẽ tìm hiểu về nội dung nào và cung cấp địa chỉ trang web. + Chuyên gia nghiên cứu : Tìm hiểu về nước. + Chuyên gia khảo sát : Tìm hiểu về nước bị ô nhiễm. + Phóng viên : Tìm hiểu về nước sạch ở VN và TPHCM. + Tuyên truyền viên : Chuẩn bị nội dung về bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước. - GV nêu yêu cầu: + HS chuẩn bị sổ ghi chép. + Khi tìm hiểu và trả lời câu hỏi thì cần phải sưu tầm hình ảnh. - GV cung cấp các trang web cho các chuyên gia để HS tìm hiểu. - GV giải đáp những thắc mắc của HS đưa ra. (Nếu GV thông qua các tiêu chí đánh giá ở tiết 1 thì cần phải chia nhóm ngay từ đầu. Nhóm có 8 HS, HS tự chọn tên nhóm, chọn biểu tượng cho nhóm và bầu nhóm trưởng.Đây là nhóm chính thức của HS. Các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận rồi phân công chọn vai. GV sẽ lắng nghe và điều chỉnh lại cho hợp lý. Biểu tượng cho nhóm có thể là lôgô các em tự vẽ rồi gắn lên áo, hoặc nón đội đầu tự thiết kế, hoặc vòng tay...) 2. Tiết 2:Thực hiện dự án - Các chuyên gia tìm hiểu và trả lời các câu hỏi nội dungvào sổ ghi chép. + Chuyên gia nghiên cứu: Nước có tính chất gì ? Nước tồn tại ở những thể nào ? Hình dạng của nước khi ở các thể đó. + Chuyên gia khảo sát: Thế nào là nước bị ô nhiễm ? Thế nào là nước sạch ? Nguyên nhân và tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. + Phóng viên: Nêu tình trạng nước sạch hiện nay tại Việt Nam và TPHCM. +Tuyên truyền viên:Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.Kể những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? - Các chuyên gia họp nhóm 4 để trả lời cho bộ câu hỏi nội dung dựa trên sách giáo khoa và những tài liệu HS đã chuẩn bị sẵn. (Vì các em đã được phân vai ở tiết 1)(Lưu ý đây là họp nhóm theo chuyên gia) - Các nhóm chuyên gia có thể gặp nhau trao đổi ý kiến. -GV theo dõi đánh giá thái độ học sinh làm việc cá nhân thông qua quan sát. 3. Tiết 3:Thực hiện dự án - GV hệ thống lại những việc mà HS thực hiện trong tiết 1 và 2. - HS nêu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tìm câu trả lời. - GV nêu lại những việc các em sẽ thực hiện trong tiết 3 là :Các chuyên gia báo cáo phần thông tin mình tìm kiếm được trong nhóm mới này. - GV cùng HS thông qua các tiêu chí đánh giá. - Chia lớp thành nhóm 8, mỗi nhóm đều có 4 cặp chuyên gia khác nhau và đồng đều về học lực (mỗi nhóm đều có học sinh giỏi và học sinh yếu).→HS tự bầu nhóm trưởng, chọn tên nhóm, chọn biểu tượng cho nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận rồi phân công chọn vai cho việc trình bày sản phẩm của nhóm. GV sẽ lắng nghe và điều chỉnh lại cho hợp lý. Biểu tượng cho nhóm có thể là lôgô, có thể là khẩu hiệu, các em tự vẽ rồi gắn lên áo, hoặc nón đội đầu tự thiết kế, hoặc vòng tay...) - Các chuyên gia báo cáo thông tin tìm được trong nhóm của mình. Các thành viên trong nhóm bổ sung cho nhau. - Nhóm tổng hợp kiến thức để chuẩn bị trả lời cho câu hỏi bài học. - Giáo viên có thể tư vấn, định hướng cho các nhóm trong việc trình bày sản phẩm như vẽ tranh, báo tường, ... 4. Tiết 4: Thực hiện dự án - GV nêu lại những việc các em thực hiện trong tiết 4. - Các nhóm HS (nhóm 8) thảo luận trả lời theo câu hỏi bài học : + Nêu tính chất và vai trò của nước trong cuộc sống. +Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? - Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. - HS làm bảng nhóm, trả lời nhanh bằng các gạch đầu dòng hay sơ đồ mạng. - HS lên ý tưởng cho sản phẩm dự án. - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm chuẩn bị thực hiện sản phẩm của dự án . 5. Tiết 5:Thực hiện dự án - Hoàn thành sản phẩm theo câu hỏi khái quát: Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nước và việc sử dụng nước hợp lí. - HS xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. - HS liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. - Giáo viên có thể tư vấn, định hướng cho các nhóm trong việc trình bày sản phẩm như vẽ tranh, báo tường, ... - GV lưu ý HS phải có hình ảnh minh chứng. - GV theo dõi, hỗ trợ và đánh giá tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm. 6. Tiết 6 &7:Hoàn tất dự án - Các nhóm trình bày sản phẩm theo câu hỏi khái quát. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi. - Đánh giá quá trình thực hiện dự án và sản phẩm theo bảng tiêu chí đánh giá, chọn sản phẩm hoàn thành xuất sắc nhất. - Giáo viên tổng kết dự án,đánh giá và nhận xét quá trình thực hiện dự án. II. Các tài liệu mà giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh: - Nguồn tư liệu ở thư viện. - Sách Khoa học lớp 4. - Các trang web liên quan: Chuyên gia khảo sát +https://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_nhiễm_nước + Phóng viên + + + * GV cần chuẩn bị sẵn thông tin để cung cấp cho các em nếu các em không tìm kiếm đủ thông tin. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC NHÓM Tên nhóm : ...................................................................... Đánh giá nhóm : ............................................................. 1. Nội dung: Nhóm bạn nêu đầy đủ tính chất của nước. Nhóm bạn nêu đầy đủ các thể của nước. Nhóm bạn nêu được ít nhất 3 việc sử dụng nước hợp lí. 2. Hình thức: Nhóm bạn có lô gô của nhóm trên sản phẩm. Nhóm bạn trình bày hợp lí, phù hợp với nội dung. Nhóm bạn trình bày có tính sáng tạo, tính thẩm mĩ cao. 3. Phần thuyết trình: Nhóm bạn trình bày dễ nghe, to rõ, rành mạch. Phần trình bày có lời mở đầu, lời kết hợp lí. Nhóm bạn trả lời tốt các câu hỏi chất vấn. = Rất tốt = Tương đối tốt = Cần phải làm tốt hơn 4. Nhóm được yêu thích nhất: Trong các nhóm trình bày, nhóm bạn thích nhất nhóm nào? Vì sao? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... (Ta cũng có thể chuẩn bị 2 bảng đánh giá. Một bảng dùng cho các nhóm đánh giá lẫn nhau. Một bảng dùng để tự các thành viên trong nhóm đánh giá bản thân mình đã tham gia tích cực hay đã đóng góp được gì cho hoạt động chung của nhóm.) MỘT SỐ BÀI CÓ THỂ LÀM DỰ ÁN Ở CÁC KHỐI LỚP (tham khảo) Khối 1 : - Bài 4 → bài 9 : Sức khỏe của em. - Bài 1, 2, 5, 8, 9 : Em đã lớn khôn. - Bài 11→ bài 14 : Tổ ấm yêu thuơng. - Bài 15→ 17 : Lớp chúng mình. - Bài 22→ 24 : Vườn cây của ba. - Bài 25→ 28 : Trang trại của mẹ. Khối 4 : - Bài 4→ 10 : Chuyên gia dinh dưỡng. - Bài 12→ 16 : Bác sĩ gia đình. - Bài 20→ 29 : Thế giới của nước. - Bài 30, 31, 32, 37, 38 : Thở cùng thiên nhiên. - Bài 57→ 61 : Lá phổi xanh. Khối 5 : - Bài 1, 4, 5, 6, 7 : Vòng đời. - Bài 11→ 15 : Bệnh truyền nhiễm. - Bài 2, 3, 8, 18 : Tự bảo vệ. - Bài 12→ 16 : Sức khỏe cộng đồng. Khối 3 : - Bài 1→ 16: Con người và sức khỏe. - Bài 19→ 23; 24→ 26; 33 : Trường học và gia đình. - Bài 27→ 32; 36→ 39: Xã hội. - Bài 40→ 48: Thực vật. - Bài 49→ 56: Động vật. - Bài 58→ 68: Cuộc sống quanh ta. Khối 2 : - Hệ cơ – cơ quan vận động. - Gia đình. - Động vật – Thực vật.
Tài liệu đính kèm: