Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu
a. Giáo viên cần chú trọng mục tiêu, yêu cầu môn học. Có tinh thần tâm huyết thật sự, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp.
+ Đối với dạng bài mở rộng vốn từ theo chủ đề, chủ điểm và từ loại:
- GV cần trang bị cho bản thân mình vốn kiến thức thật phong phú (tìm hiểu qua sách báo, từ điển )
- GV cần định hướng trước sẽ cho HS nào tìm từ ngữ nào (HS yếu, HS khá giỏi)
+ Đối với dạng bài về đặt dấu câu và đặt câu theo mẫu:
- GV cần chủ động chuẩn bị các mẫu câu để sữa chữa, bổ sung cho HS.
- GV phải hiểu tâm lý HS, nhất là HS yếu các em muốn nói những gì? và có thể nói được những gì? Không yêu cầu các em phải nói thành câu văn hay, đúng cú pháp mà chỉ cần các em có thể thể hiện được điều các em nghĩ, dần dần uốn nắn, bổ sung, sửa chữa tạo cho các em sự tự tin ở bản thân mình khi học.
b. Tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho tiết học.
Khi dạy phân môn này GV chủ động chuẩn bị về CSVC, chẳng hạn: Khi dạy bài từ ngữ về thời tiết, sông biển, cây cối, con vật GV liên hệ bằng thực tiễn cuộc sống hàng ngày và cho HS quan sát trực tiếp tại lớp học, sân trường, cho HS xem qua băng hình, phương tiện thông tin.
c. Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho nội dung bài học.
GV sưu tầm, photo tranh ảnh, tự chuẩn bị những vật dụng có thể phục vụ cho việc dạy học. (Chẳng hạn: Khi dạy các bài về mở rộng vốn từ ở các chủ đề, chủ điểm: Sông biển, cây cối, loài vật, thời tiết .GV tự chuẩn bị tranh ảnh, vật thật). Những bài học không thể chuẩn bị bằng tranh ảnh, vật thật, giáo viên phải có sẵn hệ thống nội dung liên hệ từ thực tiễn giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, chính xác.
d. Xây dựng nề nếp lớp học phù hợp với đặc trưng môn học.
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 không có lý thuyết mà chủ yếu thông qua các bài tập hình thành kiến thức mới. Vì vậy đặc trưng môn học mang tính thực hành: Mỗi HS đều phải làm việc. HS làm việc theo tổ, nhóm đôi, cá nhân. HS nhỏ rất hay bỏ quên trách nhiệm (làm chưa xong đã chơi) nên GV xây dựng cho các em nề nếp: Khi làm việc với bạn thì làm những gì? Khi làm việc cá nhân thì làm những gì? Khi nào báo cáo kết quả? khi nào kết thúc công việc?
tốt phân môn Luyện từ và câu” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Mục tiêu dạy học phân môn Luyện từ và câu: - Mở rộng vốn từ và cung cấp những hiểu biết sơ giản về từ loại (từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất) - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu theo một số mẫu câu phổ biến: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? và biết sử dụng một số dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp có văn hoá và các em thích học Tiếng Việt. 2. Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu Chương trình Tiếng Việt được xây dựng mang tính đồng tâm cho toàn bậc tiểu học. Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 được xây dựng gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Các em có thể vận dụng vốn sống, hiểu biết của bản thân để lĩnh hội kiến thức mới. Chương trình phân môn Luyện từ và câu được giảng dạy 1tiết/ tuần. Cả năm học có 31 bài học mới và 4 bài ôn tập theo các tuần ôn tập kiểm tra của môn Tiếng Việt. Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 2 được xây dựng theo chủ đề, chủ điểm của môn Tiếng Việt. Cụ thể như sau: * Lớp 2: Gồm có các chủ điểm: Em là học sinh (tuần 1, 2); Bạn bè (tuần 3, 4); Trường học (tuần 5, 6); Thầy cô (tuần 7, 8); Ông bà (tuần 10, 11); Cha mẹ (tuần 12, 13); Anh em (tuần 14, 15); Bạn trong nhà (tuần 16, 17); Bốn mùa (tuần 19, 20); Chim chóc (tuần 21, 22); Muông thú (tuần 23, 24); Sông biển (tuần 25, 26); Cây cối (tuần 28, 29); Bác Hồ (tuần 30, 31); Nhân dân (tuần 32, 33, 34) 3. Biện pháp dạy học chủ yếu a. Cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản vể từ, câu và dấu câu. + Về vốn từ: Từ trong các bài tập đọc, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hệ thống từ ngữ theo chủ điểm. + Về từ loại: Nhận biết và sử dụng các từ chỉ người, con vật, đồ vật, hoạt động, trạng thái, đặt điểm để đặt câu. Bước đầu có ý thức viết hoa danh từ riêng. + Về dấu câu: Có ý thức và biết đặt dấu câu vào câu văn sao cho đúng chỗ, đúng nghĩa vâu văn. b. Hướng dẫn học sinh giải bài tập luyện từ và câu. * Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài tập. - Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Giáo viên giảng giải thêm. * Tổ chức cho học sinh thực hành bài tập. - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm. - Học sinh trao đổi, nhận xét, rút ra kết luận về kiến thức. - HS đọc lại các bài tập đã hoàn chỉnh. - GV chốt lại kiến thức từng bài tập. * Ghi bảng: - GV ghi lại kiến thức các bài tập. (Ngắn gọn, chính xác, đảm bảo đầy đủ nội dung cơ bản cần ghi nhớ). 4. Các phương pháp dạy học chủ yếu - Phương pháp quan sát - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp luyện tập thực hành 5. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu a. Giáo viên cần chú trọng mục tiêu, yêu cầu môn học. Có tinh thần tâm huyết thật sự, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp. + Đối với dạng bài mở rộng vốn từ theo chủ đề, chủ điểm và từ loại: - GV cần trang bị cho bản thân mình vốn kiến thức thật phong phú (tìm hiểu qua sách báo, từ điển) - GV cần định hướng trước sẽ cho HS nào tìm từ ngữ nào (HS yếu, HS khá giỏi) + Đối với dạng bài về đặt dấu câu và đặt câu theo mẫu: - GV cần chủ động chuẩn bị các mẫu câu để sữa chữa, bổ sung cho HS. - GV phải hiểu tâm lý HS, nhất là HS yếu các em muốn nói những gì? và có thể nói được những gì? Không yêu cầu các em phải nói thành câu văn hay, đúng cú pháp mà chỉ cần các em có thể thể hiện được điều các em nghĩ, dần dần uốn nắn, bổ sung, sửa chữa tạo cho các em sự tự tin ở bản thân mình khi học. b. Tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho tiết học. Khi dạy phân môn này GV chủ động chuẩn bị về CSVC, chẳng hạn: Khi dạy bài từ ngữ về thời tiết, sông biển, cây cối, con vật GV liên hệ bằng thực tiễn cuộc sống hàng ngày và cho HS quan sát trực tiếp tại lớp học, sân trường, cho HS xem qua băng hình, phương tiện thông tin. c. Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho nội dung bài học. GV sưu tầm, photo tranh ảnh, tự chuẩn bị những vật dụng có thể phục vụ cho việc dạy học. (Chẳng hạn: Khi dạy các bài về mở rộng vốn từ ở các chủ đề, chủ điểm: Sông biển, cây cối, loài vật, thời tiết.GV tự chuẩn bị tranh ảnh, vật thật). Những bài học không thể chuẩn bị bằng tranh ảnh, vật thật, giáo viên phải có sẵn hệ thống nội dung liên hệ từ thực tiễn giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, chính xác. d. Xây dựng nề nếp lớp học phù hợp với đặc trưng môn học. Phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 không có lý thuyết mà chủ yếu thông qua các bài tập hình thành kiến thức mới. Vì vậy đặc trưng môn học mang tính thực hành: Mỗi HS đều phải làm việc. HS làm việc theo tổ, nhóm đôi, cá nhân. HS nhỏ rất hay bỏ quên trách nhiệm (làm chưa xong đã chơi) nên GV xây dựng cho các em nề nếp: Khi làm việc với bạn thì làm những gì? Khi làm việc cá nhân thì làm những gì? Khi nào báo cáo kết quả? khi nào kết thúc công việc? e. Tổ chức các hoạt động học tập tích cực, phù hợp mục tiêu bài học. Tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, thích thú khi học phân môn luyện từ và câu. Khi dạy phân môn luyện từ và câu giáo viên xác định: Sẽ dạy cho các em những gì? HS học được những gì qua bài học? HS có muốn học hay không? Các em học với tâm trạng như thế nào? Khi xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tiết học, giáo viên sẽ rất dễ dàng hướng HS tham gia vào tiết học và mọi hoạt động sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao. g. Xây dựng cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống, tạo thành thói quen ứng dụng thực tiển, khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng sống tích cực. Chương trình phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 được xây dựng rất gần gũi với đời sống thường ngày của HS, đó cũng là một thuận lợi cho việc học tập của các em, chính vì thế GV phải biết tận dụng vốn kiến thức của HS để chuyển tải kiến thức một cách linh hoạt. h. Giáo viên tạo điều cho học sinh phát huy tối đa vốn hiểu biết cá nhân trong từng lĩnh vực kiến thức. Thường trong một lớp có HS khá, giỏi, trung bình, yếu. Những HS yếu sẽ rất ngại khi nói, bởi đôi khi các em nói không đúng yêu cầu. Nên khi hướng dẫn thực hành bài tập giáo viên sẽ dành cho HS yếu được nói trước những gì các em nghĩ được, tránh để HS khá giỏi nói trước, HS yếu sẽ mất tự tin, sợ giống ý kiến của bạn, sợ sai. 6. Quy trình dạy học phân môn Luyện từ và câu 6.1. Kiểm tra bài cũ: - GV tổ chức kiểm tra kiến thức tiết học trước, kiến thức có liên quan đến bài học mới. (Hình thức kiểm tra: cá nhân, lớp - thực hiện trên bảng lớp, bảng con). - Nhận xét, đánh giá. 6.2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài trên bảng lớp. (dùng tranh minh hoạ - giới thiệu trực tiếp - gián tiếp). b/ Hướng dẫn luyện tập: * GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài tập theo các bước: + HS đọc và xác định yêu cầu bài tập (quan sát tranh minh hoạ- nếu là bài tập quan sát tranh, trả lời câu hỏi). + GV giải một phần bài làm mẫu (nếu bài khó). + Tổ chức cho HS thực hiện lần lượt (cá nhân, cặp, nhóm). - HS nêu ý kiến về những ý tưởng đã suy nghĩ được, những nội dung bài đã làm được theo yêu cầu. * GV ghi bảng những nội dung cần thiết, quan trọng cần ghi nhớ. - HS ghi bài vào vở những nội dung chính của bài tập. 6. 3. Củng cố – dặn dò - HS đọc lại nội dung bài tập. (nội dung cần ghi nhớ trong bài). - GV chốt lại nội dung chính trong tiết học. - Nhận xét tinh thần học sinh tham gia tiết học. Vận dụng vào bài giảng: Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU PHẢY I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về cây cối. - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì”. - Ôn luyện cách dùng dấu chấm và dấu phẩy. - HS có thái độ yêu quý thiên nhiên qua việc tìm hiểu về cây cối. II. Đồ dùng dạy học - 2 bông hoa để chơi trò chơi - Phiếu bài tập - Bảng phụ - 3 hộp giấy và một số loại quả III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: - GV mời một HS lên tổ chức trò chơi cho lớp - Trò chơi Chuyền hoa 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2. Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài tập 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài - GV gọi một hs nhắc lại 5 nhóm cây - Bài tập yêu cầu các em làm gì? - GVHD phần a - Gọi 1HS đọc phần a. ? Em hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm? - Gọi HS nối tiếp trả lời. - GVNX, kết luận. - Các phần b, c, d, đ làm phiếu theo nhóm 4 (trong 5 phút) - GVNX, kết luận. - GV đưa thêm một số cây và trình chiếu. - Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, vừng, ... - Cây ăn quả: cam, quýt, xoài, táo, ổi, na, mận. - Cây lấy gỗ: xoan, lim, gụ, sến, táu - Cây bóng mát: bàng, phượng vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ... - Cây hoa: Cúc, đào, hồng, lan, huệ, lay ơn, thược dược, đồng tiền GV nói thêm: có những loại cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát, cho gỗ. VD: Cây dâu, cây sấu * Bài tập 2: - GV gọi 2HS đọc bài tập. - Bài tập yêu cầu các em làm gì? - Gọi 2HS đọc mẫu, 1HS đọc câu hỏi, 1HS đọc câu trả lời. - Bài tập yêu cầu các em dựa vào kết quả của BT1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “để làm gì?” - YCHS thực hành hỏi đáp. - Gọi các nhóm lên bảng hỏi - đáp. -GVNX, tuyên dương. * Bài tập 3: - GV gọi HS đọc bài tập. - Bài tập yêu cầu các em làm gì? - Yêu cầu HS làm cá nhân vào VBT, 1HS làm phiếu lớn. - Chấm, nhận xét. - GV treo phiếu lớn lên bảng, chữa bài. - Vì sao em đặt dấu phẩy vào ô trống thứ nhất? - Vì sao em đặt dấu phẩy vào ô trống thứ hai? - GV chiếu đáp án đúng. Đáp án: Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!” - GV gọi một HS đọc lại đoạn văn sau khi đó điền đúng các dấu. - 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm - 1 HS nhắc, cả lớp theo dõi - Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm. - Cây lương thực, thực phẩm. - Cây lương thực, thực phẩm
Tài liệu đính kèm: