Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh
Đây là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng của phân môn Tập đọc. Trong phân môn Tập đọc quan điểm giao tiếp không phải chỉ tập trung ở việc lựa chọn văn bản mà còn ở cả việc giúp học sinh hình thành những kỹ năng thực hành tương ứng với “Lý thuyết”.
Nếu như trước đây, khi dạy tập đọc chúng ta chỉ dừng lại ở việc luyện cho các em cách đọc diễn cảm, cách đọc của một “học trò”, thì nay dưới dưới góc độ giao tiếp, chúng ta lại còn đòi hỏi các em phải biết đọc thầm, đọc nhanh, đọc hiểu nữa.Vì đây chính là những kỹ năng cần rèn cho học sinh.Việc đưa vào dạy cho các em cách đọc thầm, đọc hiểu như vậy chính là cách dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp.
Trẻ em thường phát âm một cách tự nhiên theo cách phát âm địa phương. Mỗi vùng có những nhược điểm riêng khi phát âm các phụ âm đầu, vần và phụ âm cuối, thanh Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi quá trình luyện đọc lâu dài.
Ví dụ: Các em thường đọc sai phụ âm đầu: tr/ch; r/d/gi, n/l., đọc sai vần uyên, ., đọc sai phụ âm cuối: n/ng; t/c
Do vậy, trong khi dạy các em đọc thì chúng tôi chú ý uốn nắn, sửa sai kịp thời, đúng lúc, dần dần tạo cho các em có ý thức tự giác khi phát âm để đọc thật chuẩn. Nếu chúng ta không chú ý uốn nắn sửa sai ngay từ đầu, thì càng lên lớp trên sửa lại càng khó khăn, các em nhỏ càng dễ học, dễ luyện hơn.
Giáo viên phải phát âm cho thật chuẩn từng từ rồi gọi một vài em đọc lại, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh.
Cùng với việc rèn luyện cho học sinh đọc rõ ràng, chúng tôi cùng rèn luyện kỹ năng đọc thầm , đọc hay các bài học thuộc lòng để học sinh có cơ sở vững chắc trong việc đọc diễn cảm sau này .
ực xây dựng bài và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. Giáo viên Tiểu học còn lúng túng các bước khi dạy tập đọc, vận dụng quy trình còn máy móc, dạy còn theo sách giáo viên, sách thiết kế bài soạn chứ không chú ý đến đặc thù của địa phương. Cần đọc bài tập đọc như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, diễn cảm hơn. Làm sao để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc. Với những hạn chế trên đây, chúng tôi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 2. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Phân loại và theo dõi học sinh yếu, kém Đây cũng là việc không kém phần quan trọng. Chúng ta không nên lầm rằng phân loại chỉ có trong môn toán hoặc văn. Ở rèn đọc giáo viên cần phân loại học sinh ra thành 3 loại để rèn. Loại 1: Đọc kém. Loại 2: Đọc bình thường. Loại 3: Đọc tốt. Chính vì lẽ đó mà giáo viên cần phải rèn luyện và theo dõi học sinh đọc. - Đối với học sinh kém: Tâm lý các em rất ngại đọc, nhất là các bài dài, vì thế không nên ép các em đọc nhiều.Trong phương pháp của phân môn tập đọc có đọc nối tiếp câu, đây là lúc rèn tốt nhất cho học sinh. Giáo viên động viên các em đọc tốt từng câu của mỗi bài, sau đó nâng dần lên đọc đoạn. Mặt khác thi đọc trong nhóm các em khá kèm cặp các em yếu, làm vậy từ đó các em sẽ tự tin hơn. - Đối với học sinh đọc bình thường: Tâm lý các em này ngại thể hiện, các em nghĩ biết đọc là được. Giáo viên cần khuyến khích như khen, tuyên dương để các em mạnh dạn hơn. - Đối với các em đọc tốt: Tâm lý các em thích bộc lộ, tự tin. Giáo viên cần đòi hỏi ở các em mức độ cao hơn như là đọc hay, đọc theo phân vai. Lấy các em là nhân tố tích cực, từ đó phát triển thêm các em khác. Cách giải quyết tốt nhất là coi lớp đang dạy như là một “Lớp ghép” và vận dụng cách dạy của lớp ghép để phù hợp với từng loại đối tượng trong lớp. Giáo viên cần điều chỉnh tốc độ giảng dạy để học sinh kém có thể theo kịp. Không nên chỉ chú ý đến học sinh khá - giỏi để bài trôi chảy, sinh động. Nhưng cũng không vì chú ý đến số học sinh kém mà hạ thấp giờ học khiến học sinh trung bình, khá - giỏi chán nản. 2. Bố trí chỗ ngồi hợp lý Sắp xếp chỗ ngồi trong lớp như sau: Em học giỏi ngồi cạnh em đọc yếu kém, em đọc khá ngồi kế em đọc trung bình, các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Trong cách sắp xếp này rất hợp lý và qua thời gian các em đọc yếu kém đã tiến bộ rất nhiều. 3. Gây hứng thú trong giờ học Muốn rèn đọc tốt thì việc gây hứng thú trong tiết học là quan trọng nhất. Nhất là đối với các em đọc kém phải kích thích cho các em thích đọc. Các em thấy tiết học như một sân chơi, các em được tâm sự, được nghe, được học hỏi, được bộc lộ không gò bó, nặng nề. Việc gây hứng thú trong tiết học chính là việc đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm, thật có hồn trong lời đọc để lột tả được cái hay, cái đẹp của văn bản, từ đó cuốn hút học sinh nghe để các em thấy được cái hay riêng trong mỗi bài văn, câu chuyện, các em thấy thích đọc ngay, thích khám phá và thích đọc giống như cô. Một việc khác cũng gây hứng thú tiết học, đó là việc tổ chức tiết học với nhiều hình thức, phương pháp mới.Việc này đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững phương pháp, nhạy bén và sáng tạo, sử dụng linh hoạt các hình thức cho phù hợp với học sinh của lớp mình. Như là: hình thức nhóm, hình thức thi đọc, đọc phân vaitất cả tạo nên một không khí vui nhộn trong giờ học (học mà như chơi). 4. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập Trong giảng dạy môn Tiếng Việt, muốn “phát huy tính tích cực học tập của học sinh” giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho học được tự do bộc lộ năng lực nhận thức và hành động,được thực hành luyện tập các kỹ năng đọc, nghe, viết, nói với sự hỗ trợ của thầy cô. Ở phân môn Tập đọc, giáo viên cần tổ chức cho học sinh được tiếp xúc trực tiếp với bài đọc nhiều lượt qua cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm để rèn kỹ năng hiểu và cảm nhận tốt bài đọc. 5. Dạy Tập đọc phải dựa trên ngôn ngữ học Phương pháp dạy Tập đọc chỉ dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, nó liên quan mật thiết đến văn học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết của học sinh, vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn bàiNếu các vấn đề này tách rời ra thì sẽ không đảm bảo hiệu quả dạy học, cho nên thực tế mỗi tiết học Tập đọc bao 3 phần chính: + Luyện đọc. + Tìm hiểu bài. + Luyện đọc lại. Trong phần tìm hiểu bài, giáo viên tổ chức điều khiển, hướng dẫn học sinh hoạt động theo các phương pháp: + Phương pháp vấn đáp. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp giảng giải. + Phương pháp trò chơi học tập... Phải sử dụng phối hợp thật linh hoạt các phương pháp và luôn luôn sáng tạo, gợi mở thu hút học sinh, dẫn dắt các em tìm hiểu bài qua các tranh ảnh minh họa. 6. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Đây là nhiệm vụ có tính chất đặc trưng của phân môn Tập đọc. Trong phân môn Tập đọc quan điểm giao tiếp không phải chỉ tập trung ở việc lựa chọn văn bản mà còn ở cả việc giúp học sinh hình thành những kỹ năng thực hành tương ứng với “Lý thuyết”. Nếu như trước đây, khi dạy tập đọc chúng ta chỉ dừng lại ở việc luyện cho các em cách đọc diễn cảm, cách đọc của một “học trò”, thì nay dưới dưới góc độ giao tiếp, chúng ta lại còn đòi hỏi các em phải biết đọc thầm, đọc nhanh, đọc hiểu nữa.Vì đây chính là những kỹ năng cần rèn cho học sinh.Việc đưa vào dạy cho các em cách đọc thầm, đọc hiểu như vậy chính là cách dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp. Trẻ em thường phát âm một cách tự nhiên theo cách phát âm địa phương. Mỗi vùng có những nhược điểm riêng khi phát âm các phụ âm đầu, vần và phụ âm cuối, thanhKỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi quá trình luyện đọc lâu dài. Ví dụ: Các em thường đọc sai phụ âm đầu: tr/ch; r/d/gi, n/l..., đọc sai vần uyên, ..., đọc sai phụ âm cuối: n/ng; t/c Do vậy, trong khi dạy các em đọc thì chúng tôi chú ý uốn nắn, sửa sai kịp thời, đúng lúc, dần dần tạo cho các em có ý thức tự giác khi phát âm để đọc thật chuẩn. Nếu chúng ta không chú ý uốn nắn sửa sai ngay từ đầu, thì càng lên lớp trên sửa lại càng khó khăn, các em nhỏ càng dễ học, dễ luyện hơn. Giáo viên phải phát âm cho thật chuẩn từng từ rồi gọi một vài em đọc lại, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh. Cùng với việc rèn luyện cho học sinh đọc rõ ràng, chúng tôi cùng rèn luyện kỹ năng đọc thầm , đọc hay các bài học thuộc lòng để học sinh có cơ sở vững chắc trong việc đọc diễn cảm sau này . 7. Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài và luyện đọc: Giáo viên phải thấy rằng bước tìm hiểu bài không chỉ hướng dẫn trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa mà thông qua tìm hiểu bài còn rèn luyện kỹ năng đọc thầm, đọc thành tiếng cho học sinh. Đối với nội dung tìm hiểu bài, thông thường giáo viên dựa vào những câu hỏi cuối bài đọc. Tuy nhiên trong thực tế không phải học sinh nào cũng có thể nắm và trả lời đúng theo yêu cầu. Do vậy giáo viên cần chú ý dẫn dắt, gợi mở, điều chỉnh cho sát với đối tượng học sinh đều được làm việc. Có như vậy, giáo viên dành một ít thời gian để một vài học sinh đọc lại bài Tập đọc. 8. Sử dụng tốt đồ dùng trực quan Các phương tiện hướng dẫn thường được sử dụng trong giờ Tập đọc là: Tranh minh họa bài dạy, bảng phụ, đồ chơi phục vụ, phấn màu, máy tính, máy chiếu. Đồ dung dạy học góp phần không nhỏ để tạo ra hiệu quả giờ dạy Tập đọc khi chuẩn bị đồ dung dạy học. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 được trình bày đẹp, trang nhã với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Giáo viên cần xác định mục đích của đồ dùng là gì? Được sử dụng vào lúc nào? Cách sử dụng nó ra sao? Để giải nghĩa từ ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Dùng các bức tranh minh họa kích thích hứng thú học tập của học sinh: Thông thường mỗi bức tranh sẽ minh họa chi tiết chính của nội dung bài học. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho bức minh họa, nội dung chi tiết chính đó tạo niềm thích thú tìm hiểu ở các em. 9. Giáo viên cần có kỹ năng đọc Muốn học sinh đọc tốt thì giáo viên phải đọc tốt. Giáo viên tiểu học phải là người phát âm đúng, đọc hay vì chúng ta là những người thầy đầu tiên đặt nền móng, trang bị cho trẻ có ý thức về chuẩn ngôn ngữ. Chúng ta cần có ý thức quan tâm đến cách phát âm của mình tự quan sát và tự đánh giá đến cách nói, đọc của mình để dạy có hiệu quả. IV. QUY TRÌNH DẠY HỌC TIẾT TẬP ĐỌC LỚP 2. 1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài tập đọc hoặc học thuộc lòng bài học ở tiết trước và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài Giáo viên có thể dùng tranh ảnh, đoạn vi deo, đặt câu hỏi nêu vấn,....để giới thiệu bài dạy và gây hứng thú cho học sinh khi vào bài học. b. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài: Yêu cầu đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, tốc độ vừa phải và diễn cảm. + Khi đọc mẫu, giáo viên cầm sách đúng quy cách. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm để theo dõi bài đọc. - Luyện đọc từng câu (kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ ngữ). + Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài (có thể đọc khoảng 2 lượt bài). + Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh. + Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Luyện đọc đoạn, bài. + Giáo viên cho HS chia đoạn bài đọc. + Gọi 1 nhóm đọc trước lớp (mỗi em 1 đoạn), kết hợp hướng dẫn đọc các câu khó và hướng dẫn thể hiện tình cảm qua giọng đọc. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong sách giáo khoa. d. Luyện đọc lại/học thuộc lòng (Nếu sách giáo khoa yêu cầu). - Luyện đọc lại (thi đọc cá nhân), HS đọc trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. e. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét về giờ học - Dặn học sinh việc cần làm ở nhà. V. VẬN DỤNG DẠY THỰC HÀNH: Tập đọc Bài : SÔNG HƯƠNG (tuần 26) Ngô Quân Miện I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tiếng,từ ngữ khó - Đọc trôi chảy cả bài,ngắt giọng đúng. - Đọc diễn cảm cả bài.. - Hiểu nội dung,ý nghĩa của bài :Tác giả miêu tả
Tài liệu đính kèm: