Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn Lớp 5 ở trường Tiểu học, THCS Hồng Phương

Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn Lớp 5 ở trường Tiểu học, THCS Hồng Phương

Để giờ học Tập làm văn đạt hiệu quả cao, giáo viên cần xây dựng kế hoạch giảng dạy, thực hiện bài soạn và chỉ đạo học sinh tự học. Giáo viên cần chuyển tải hết nội dung kiến thức bài học tới học sinh. Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, tích cực trong giờ học thì người thầy phải hiểu ý tưởng của người viết sách, chứa đựng trong nội dung bài. Nó không mang tính áp đặt cho giáo viên; với bài mới thường không nên cho cái kiến thức có sẵn mà chỉ là tính hướng gợi vấn đề để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên cùng sự hỗ trợ đúng mức của đồ dùng học tập.

 Vì vậy với mỗi bài dạy, giáo viên cần tự nghiên cứu bài để đổi mới ngay từ khâu soạn bài. Trong mỗi bài soạn, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy đó để phân tích cụ thể các hoạt động của thầy, của trò và PPDH cho từng hoạt động. Bên cạnh đó, người thầy cần nắm được khả năng nhận thức của từng học sinh để có PPDH phù hợp. Thầy phải nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh để thiết kế một quy trình dạy học cho cả lớp, quỹ thời gian phù hợp cho một tiết dạy. Vì vậy ở mỗi bài cụ thể giáo viên phải biết khai thác, tạo cơ hội để học sinh bộc lộ mình thông qua hệ thống câu hỏi, bài luyện thực hành.

 Như chúng ta đã biết, thể loại văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn lớp 5, giáo viên lưu ý giúp học sinh có khái niệm về văn miêu tả nói chung. Sau đó các em cần lần lượt đi sâu từng kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả con vật.

 Mặc dù đây là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với các em song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ để diễn tả, vụng về diễn đạt hoặc dùng từ tối ý hoặc không gợi cảm, gợi tả khiến bài văn mang tính kể lể, sự việc là chính. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải cung cấp cho các em vốn từ ngữ miêu tả, dễ hiểu và mang tính ngây thơ, ngộ nghĩnh qua hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa với các sự vật hiện tượng gần gũi với các em. Đặc biệt quan tâm đến bố cục, cách sắp xếp ý trong mỗi bài văn.

 Trong chuyên đề này chúng tôi đề cập đến một dạng bài văn miêu tả con vật. Các con vật nuôi trong gia đình rất gần gũi với các em học sinh. Tuy nhiên việc miêu tả các con vật ấy như thế nào đề bài văn miêu tả phải rõ 2 phần: Một là tả hình dáng bên ngoài của con vật, hai là tả hoạt động thói quen của con vật đó. Trong 2 phần này thì việc tả ngoại hình học sinh thường làm tốt hơn phần tả các hoạt động. Khi tả hình dáng lưu ý chọn tả những nét tiêu biểu như đầu, mình, mắt, đuôi, Xem mỗi bộ phận đó có màu sắc gì, nó giống cái gì ở xung quanh các em.

 

doc 9 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 17Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn Lớp 5 ở trường Tiểu học, THCS Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu học về tất cả mọi mặt. Đây là môn học không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. Môn tập làm văn là chìa khóa, là phương tiện giao tiếp, nó là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống giúp các em khám phá ra những hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của mỗi bài học. Từ đó các em có niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
	Để giờ học Tập làm văn đạt hiệu quả cao, giáo viên cần xây dựng kế hoạch giảng dạy, thực hiện bài soạn và chỉ đạo học sinh tự học. Giáo viên cần chuyển tải hết nội dung kiến thức bài học tới học sinh. Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, tích cực trong giờ học thì người thầy phải hiểu ý tưởng của người viết sách, chứa đựng trong nội dung bài. Nó không mang tính áp đặt cho giáo viên; với bài mới thường không nên cho cái kiến thức có sẵn mà chỉ là tính hướng gợi vấn đề để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên cùng sự hỗ trợ đúng mức của đồ dùng học tập.
	Vì vậy với mỗi bài dạy, giáo viên cần tự nghiên cứu bài để đổi mới ngay từ khâu soạn bài. Trong mỗi bài soạn, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy đó để phân tích cụ thể các hoạt động của thầy, của trò và PPDH cho từng hoạt động. Bên cạnh đó, người thầy cần nắm được khả năng nhận thức của từng học sinh để có PPDH phù hợp. Thầy phải nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh để thiết kế một quy trình dạy học cho cả lớp, quỹ thời gian phù hợp cho một tiết dạy. Vì vậy ở mỗi bài cụ thể giáo viên phải biết khai thác, tạo cơ hội để học sinh bộc lộ mình thông qua hệ thống câu hỏi, bài luyện thực hành.
	Như chúng ta đã biết, thể loại văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn lớp 5, giáo viên lưu ý giúp học sinh có khái niệm về văn miêu tả nói chung. Sau đó các em cần lần lượt đi sâu từng kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả con vật.
	Mặc dù đây là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với các em song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ để diễn tả, vụng về diễn đạt hoặc dùng từ tối ý hoặc không gợi cảm, gợi tả khiến bài văn mang tính kể lể, sự việc là chính. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải cung cấp cho các em vốn từ ngữ miêu tả, dễ hiểu và mang tính ngây thơ, ngộ nghĩnh qua hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa với các sự vật hiện tượng gần gũi với các em. Đặc biệt quan tâm đến bố cục, cách sắp xếp ý trong mỗi bài văn. 
	Trong chuyên đề này chúng tôi đề cập đến một dạng bài văn miêu tả con vật. Các con vật nuôi trong gia đình rất gần gũi với các em học sinh. Tuy nhiên việc miêu tả các con vật ấy như thế nào đề bài văn miêu tả phải rõ 2 phần: Một là tả hình dáng bên ngoài của con vật, hai là tả hoạt động thói quen của con vật đó. Trong 2 phần này thì việc tả ngoại hình học sinh thường làm tốt hơn phần tả các hoạt động. Khi tả hình dáng lưu ý chọn tả những nét tiêu biểu như đầu, mình, mắt, đuôi,  Xem mỗi bộ phận đó có màu sắc gì, nó giống cái gì ở xung quanh các em. 
	Ví dụ: "Đôi mắt chú mèo sáng long lanh như có nước, đưa đi đưa lại trông ngồ ngộ ghê. Gắn trên đầu chú gà trống là một chiếc mào lắc lư đỏ chót hệt như bông hoa mào gà vậy. Đuôi cong cong uốn lượn như chiếc cầu vồng đủ sắc màu." Còn khi tả hoạt động của con vật các em phải biết phối hợp với nghệ thuật nhân hóa để thấy được tính cách đáng yêu của con vật. 
	Ví dụ: "Chú mèo mướp này khôn thật: chả là biết lũ chuột hay đến bồ thóc tìm ăn nên chú ta ngồi thu mình lại nghe ngóng, bọn chuột thấy im lặng bò ra ngay lập tức chú ta dở chiêu “tóm gọn” thế là con chuột xấu số đã nằm gọn trong móng vuốt của chú." Để bài văn tả con vật giàu tình cảm nên chú ý đến những chi tiết như chăm sóc con vật, thưởng cho chúng khi chúng lập “ thành tích ” đôi khi đề cao vai trò của chúng trong cuốc sống. Vì vậy, một bài văn miêu tả con vật thường có bố cục như sau: 
1. Mở bài: Giới thiệu con vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).
2. Thân bài: a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật. 
 b. Tả hoạt động thói quen của con vật .
3. Kết bài: Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật.
Cái khó trong văn miêu tả con vật là các em phải đặt các hoạt động của con vật trong sự suy đoán của con người bằng cách nhân hóa lên. 
Ví dụ : “Chú gà trống này rất hay tán tỉnh láo khoét, chú ta mời bọn gà mái ra bờ tre để chú đãi giun nhưng bắt được con giun nào chú ta lấy mỏ kẹp ra giữa đất kêu tục tục mời bọn gà mái tới xơi, bọn này vừa xô tới là chú đã nuốt chửng con giun vào bụng.” vì thế tôi nêu một số tình huống cụ thể để học sinh có điểm tựa viết bài.
Như vậy qua phân tích ở trên tôi thấy để học sinh hứng thú viết văn giáo viên không chỉ có vai trò dẫn dắt cho các em nắm được bố cục yêu cầu của từng dạng bài mà còn phải thường xuyên gần gũi các em, tiếp cận với bài viết của học sinh để uốn nắn, bổ sung cho các em giúp các em thấy tự tin trong quá trình làm bài. Đồng thời thông qua các bài văn nhằm giáo dục cho học sinh biết yêu thiên nhiên, cây cỏ, loài vật ở xung quanh các em. 
Ngoài sự hướng dẫn cụ thể từng bước như trên, trong giảng dạy tôi dùng nhiều hình thức và tổ chức cho các em học tập cá nhân, thảo luận nhóm cùng nhau hợp tác để tìm được nhiều ý hay, trò chơi học tập để tạo sự hứng thú vui vẻ học mà chơi, chơi mà học.
Việc khuyết khích các em tham khảo các đoạn văn, bài văn hay để vận dụng vào bài văn của mình một cách sáng tạo tránh học thuộc lòng mà không hiểu gì cả cũng hay được sử dụng trong phân môn tập làm văn.
 Bên cạnh đó, việc học tập làm văn khâu chuẩn bị bài ở nhà rất quan trọng. Do vậy sau mỗi tiết học tôi thường hướng dẫn các em chuẩn bị bài sau để học tốt hơn.
III. PHẦN ÁP DỤNG VÀO BÀI DẠY CỤ THỂ.
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Học sinh củng cố hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật, nắm được nghệ thuật quan sát, các biện pháp nghệ thuật được vận dụng trong viết văn miêu tả con vật.
2. Kĩ năng :
- Học sinh vận dụng các kĩ năng quan sát vào viết đoạn văn miêu tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
3. Thái độ
- Học sinh vun đắp tình yêu với thế giới loài vật, cuộc sống thông qua phân môn tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Tên hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Dạy - học bài mới.
4.Củng cố, dặn dò

Những dạng bài văn miêu tả nào các em đã được học?
- Gv nhận xét.
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật.
- Nêu mục tiêu cần đạt của tiết học.
* Bài tập 1:
- Yêu cầu 2 hs đọc nối tiếp nội dung và yêu cầu của bài tập 1.
- Phát phiếu, yêu cầu hs thực hiện bài tập theo nhóm đôi trên phiếu.
+ Phần a) Bài văn gồm mấy đoạn? nội dung chính mỗi đoạn là gì?
- Dựa vào đâu nhóm em phân chia bài văn thành các đoạn như vậy?
- Gọi hs nhóm khác nhận xét, gv nhận xét.
- Căn cứ nội dung chính từng đoạn, hãy nêu đại ý của toàn bài?
- Bài văn Chim họa mi hót thuộc dạng văn miêu tả nào?
àGV chốt cấu tạo của bài văn tả con vật:
- Mở bài của bài văn miêu tả con vật cần nêu được nội dung gì?
- Thân bài cần nêu những ý nào?
- Kết bài cần nêu ý nào?
àNhư vậy để viết đúng dạng bài văn tả con vật chúng ta cần bám sát cấu tạo 3 phần đã nêu ở trên. Nhưng để viết hay chúng ta cần có óc quan sát tinh tế thông qua nhiều giác quan khác nhau.
+ Phần b) Tác giả quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?
- Yêu cầu hs nêu một vài chi tiết minh họa.
- Yêu cầu hs nhận xét câu trả lời.
à GV nhân xét:
Nhà thơ Phạm Hổ đã viết: Nếu như ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
Cái mới, cái riêng đó không chỉ nằm ở các chi tiết miêu tả bằng nhiều giác quan mà còn ở những hình ảnh so sánh, nhân hóa. Chính điều đó mới để lại ấn tượng sâu trong lòng người đọc.
Phần c) Trong bài Chim hoa mi hót, em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
àGV nhận xét.
* Bài tập 2:
Hướng dẫn
- Gọi 1 hs đọc to yêu cầu bài.
- Em xác định dạng bài tập làm văn mình cần thực hiện trọng bài tập 2.
- Đoạn văn thuộc phần nào trong cấu tạo bài văn miêu tả con vật?
- Đoạn văn này cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Cần lưu ý điều gì khi trình bày đoạn văn?
- Yêu cầu HS nêu một số ý tưởng viết đoạn văn.
- Yêu cầu hs là bài cá nhân, viết đoạn văn vào vở.
Chữa bài
- GV chiếu một số đoạn văn của HS, yêu cầu HS nhận xét, sửa lỗi (nếu có).
GV nhận xét, lưu ý HS cách viết để tránh mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Yêu cầu HS hoàn thành phần ghi nhớ sau.
1.Bài văn tả con vật gồm 3 phần:
Mở bài:
.
Thân bài:.
.
Kết bài:
.
2. Khi làm bài văn tả con vật cần:
- 
..
- 
..
- GV nhận xét, yêu cầu lớp đồng thanh đọc ghi nhớ.
- GV lưu ý, dặn dò HS.

Kể nối tiếp: bài văn miêu tả người, miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, tả con vật, tả cảnh.
Ghi tên bài, mở SGK trang 123.
- 2 hs đọc, lớp theo dõi SGK trang 123.
- Hs làm bài tập.
Hs báo cáo kết quả làm việc nhóm:
Đoạn 1: câu đầu của bài (giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào mỗi buổi chiều).
Đoạn 2: tiếp theo đến “rủ xuống cây cỏ” ( tả tiếng hót đặc biệt của chim họa mi vào buổi chiều).
Đoạn 3: tiếp theo đến “cuộc viễn du trong bóng đêm dày”
(tả cách ngủ của chi họa mi trong đêm).
Đoạn 4: đoạn còn lại ( tả cách hót chào nắng sớm của chim họa mi).
- Dựa vào nội dung bài và hình thức tác giả trình bày các đoạn.
- HS nhận xét.
- Bài văn miêu tả tiếng hót của con chim họa mi.
- Bài văn thuộc dạng văn miêu tả con vật (chủ yếu là tả hoạt động).
- Mở bài cần giới thiệu con vật định tả.
- Thân bài cần miêu tả hình dáng, một vài hoạt động chủ yếu của con vật.
- Kết bài cần nêu tình cảm, suy nghĩ về con vật đó.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến nối tiếp
Bằng thị giác: nhìn thấy chim họa mi đậu trên bụi tầm xuân; chim họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ ngủ, họa mi xù lông rũ hết những giọt sương đêm, chuyền từ cành nọ sang cành kia
Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của chim họa mi vào mỗi buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch)
- Hs nêu ý kiến cá nhân: chim họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im l

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_phan_mon_tap_lam_van_l.doc