Cấu trúc của 01 bản sáng kiến kinh nghiệm

Cấu trúc của 01 bản sáng kiến kinh nghiệm

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm : Trình bày căn cứ lý thuyết mà tác giả đưa ra SKKN, có lập luận chắc chắn và có trích dẫn nguồn tài liệu

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : Trình bày kết quả khảo sát thực trạng, phân tích các tài liệu, số liệu, những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả gặp phải cần tìm cách giải quyết, khắc phục

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : Trình bày những biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề, có phân tích, nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp đó; trình bày các sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đã được rút ra.

 

doc 2 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 11927Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc của 01 bản sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu M1
CẤU TRÚC CỦA 01 BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Cấu trúc này sẽ được thực hiện từ năm học 2015-2016 cho đến khi có thông báo thay đổi mới)
Bìa chính
Phụ bìa
Mục lục
1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài
:
Tác giả cần trình bày các ý sau đây:
+ Nêu rõ các hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục, gây cản trở hoạt động của bản thân hoặc của nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
+ Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết.
+ Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
+ Từ đó, tác giả khẳng định các lí do mình lựa chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh nghiệm là cấp thiết.
- Mục đích nghiên cứu
: Tác giả cần trả lời cầu hỏi: Nghiên cứu đề tài để làm gì?
- Đối tượng nghiên cứu
: Tác giả cần trả lời câu hỏi: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề gì?
- Phương pháp nghiên cứu
: Mô tả cụ thể các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong đề tài: PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
: Trình bày căn cứ lý thuyết mà tác giả đưa ra SKKN, có lập luận chắc chắn và có trích dẫn nguồn tài liệu
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
: Trình bày kết quả khảo sát thực trạng, phân tích các tài liệu, số liệu, những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả gặp phải cần tìm cách giải quyết, khắc phục
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
: Trình bày những biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề, có phân tích, nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp đó; trình bày các sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đã được rút ra.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
: Phân tích theo các ý: Tác dụng của SKKN đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân, của đồng nghiệp, trong đó đặc biệt cần phân tích đến những tiến bộ của học sinh; ảnh hưởng của SKKN đến phong trào giáo dục trong nhà trường và ở địa phương.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
: Trình bày ngắn gọn những bài học kinh nghiệm đã tổng kết được; nhận định khả năng ứng dụng SKKN vào thực tế nhà trường và địa phương; nhận định khả năng phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu của SKKN.
- Kiến nghị
: Nêu kiến nghị với Sở, phòng GD&ĐT, nhà trường và đồng nghiệp về việc ứng dụng của sáng kiến và hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển mở rộng của sáng kiến; kiến nghị với các cơ quan quản lý giáo dục về các điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện SKKN.
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.
Lưu ý: Trong SKKN phải có các minh chứng cụ thể ở mục Nội dung của SKKN (các bảng biểu số liệu, các hình ảnh...)

Tài liệu đính kèm:

  • docMẫu M1- Cấu trúc SKKN.doc