Các Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 8 - Phần: Hình học

Các Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 8 - Phần: Hình học

1. Sử dụng phương pháp phản chứng

 Ví dụ 11. Trên mặt phẳng cho n điểm (n > 3) và bất kì đường thẳng nào đi qua hai trong những điểm đó đều chứa một điểm đã cho. Chứng minh rằng tất cả các điểm đã cho cùng nằm trên một đường thẳng.

Lời giải

 Giả sử tất cả các điểm không cùng nằm trên một đường thẳng. Qua mỗi cặp điểm đã cho vẽ một đường thẳng (có một số hữu hạn đường này) và chọn khoảng cách khác 0 từ các điểm đã cho đến các đường thẳng này.

 Giả sử khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC, trong đó A, B, C là các điểm đã cho là khoảng cách nhỏ nhất. Trên đường thẳng BC còn có một điểm D nào đó.

 Từ A kẻ AQ vuông góc với BC tại Q. Hai trong các điểm B, C, D nằm cùng một phía đối với điểm Q, chẳng hạn C và D như hình vẽ, khi đó ta có CQ < dq.="" hạ="" ch="" vuông="" góc="" với="" ad="" tại="" h.="" dễ="" thấy="" ch="">< aq.="" điều="" này="" mâu="" thuẫn="" với="" việc="" chọn="" điểm="" a="" và="" đường="" thẳng="" bc.="" từ="" đó="" ta="" có="" điều="" phải="" chứng="">

 

doc 9 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 744Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 8 - Phần: Hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1
Chứng minh các điểm thẳng hàng
1. Sử dụng tiên đề Ơcơlit và hệ quả
	- Tiên đề Ơcơlit : Qua một điểm A nằm ngoài đường thẳng a kẻ được duy nhất một đường thẳng song song với a.
- Hệ quả : Qua một điểm A nằm ngoài đường thẳng a kẻ được duy nhất một đường thẳng vuông góc với a.
E
A
BQ
C
M
N
F
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC với hai trung tuyến BD và CE. Gọi M và N theo thứ tự thuộc các tia đối của các tia EC và DB sao cho EC = EM và DB = DN. Chứng minh rằng A, M, N thẳng hàng.
Lời giải
	Tứ giác AMBC có EA = EB, EM = EC (gt) nên là hình bình hành. Suy ra AM // BC. (1)
	Chứng minh tương tự ta có AN // BC. (2)
	Từ (1) và (2) suy ra ba điểm A, M, N thẳng hàng (tiên đề Ơcơlit).	
DQ
AQ
BQ
IQ
FQ
EQ
CQ
OQ
KQ
 	Ví dụ 2. Cho hình chữ nhật ABCD (AB < CD) có O là giao điểm của hai đường chéo. Trên tia đối của tia CD lấy điểm E sao cho CE = CD. Gọi F là hình chiếu của của D trên BE ; I là giao điểm của AB và CF ; K là giao điểm của AF và BC. Chứng minh rằng ba điểm O, K, I thẳng hàng.
Lời giải
ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD, AC = BD và OA = OB = OC = OD. 
Ta có CB ^ AI (vì ABCD là hình chữ nhật) ị CB là đường cao của DCAI. (1)
DFBD vuông tại F (vì F là hình chiếu của D lên BE) có FO là trung tuyến ứng với cạnh huyền BD nên OF = BD ị OF = AC.
DFAC có FO là đường trung tuyến ứng với cạnh AC mà FO = AC nên DFAC vuông tại F. Suy ra AF ^ CI hay AF là đường cao của DCAI. (2)
K là giao điểm của AF và CB nên từ (1) và (2) suy ra K là trực tâm của DCAI. Do đó IK ^ AC. (3)	
Mặt khác, tứ giác ABEC có AB = CE (cùng bằng CD) và AB // CE (vì AB // CD) nên là hình bình hành ị BE // AC ị BF //AC ị ABFC là hình thang.
Lại có DFDE vuông tại F, FC là trung tuyến ứng với cạnh DE (vì CD = CE) nên
CF = CD ị CF = AB (vì AB = CD). Suy ra BAC = FCA (cạnh huyền – cạnh góc vuông) ị AF = BC.
	Hình thang ABFC có hai đường chéo AF và BC bằng nhau nên là hình thang cân. Suy ra ị DIAC cân tại I ị IO là trung tuyến đồng thời là đường cao. Hay IO ^ AC. 	(4)
	Từ (3) và (4) suy ra I, K, O thẳng hàng (đpcm).
2. Sử dụng tính chất cộng đoạn thẳng
- Tính chất : Nếu AM + BM = AB thì M nằm giữa A và B.
BQ
AQ
CQ
DQ
MQ
IQ
NQ
Ví dụ 3. Cho tứ giác ABCD. Gọi M, I và N theo thứ tự là trung điểm của AB, AC và CD. Chứng minh rằng nếu thì M, I, N thẳng hàng và ABCD trở thành hình thang.
Lời giải
Giả sử . (1)
Vì MA = MB, IA = IC nên MI là đường trung bình của tam giác ABC. Suy ra MI // BC và MI = BC.
Chứng minh tương tự ta có IN // AD và IN = AD.
Mà hay MN = MI + IN. Từ đó suy ra I nằm giữa M và N, hay M, I, N thẳng hàng.
Lúc đó ta có BC // AD vì cùng song song với MN. Do đó ABCD trở thành hình thang.
Vậy nếu thì M, I, N thẳng hàng và ABCD trở thành hình thang.
AQ
OQ
BQ
CQ
3. Sử dụng tính chất của hai góc kề bù và hai góc đối đỉnh
- Nếu thì A, O, B thẳng hàng.
AQ
OQ
CQ
DQ
BQ
- Nếu C và D nằm ở hai nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB mà (O ẻ AB) thì C, O, D thẳng hàng.
BQ
CQ
AQ
OQ
O’Q
DQ
Ví dụ 4. Đường tròn tâm O và đường tròn tâm O’ cắt nhau tại A và B. Gọi C, D lần lượt đối xứng với B qua O và O’. Chứng minh rằng C, A, D thẳng hàng.
Lời giải
Vì C đối xứng với B qua O nên O là trung điểm của BC. Suy ra BC là đường kính của (O).
Ta có OA = OB = OC = nên tam giác ABC vuông tại A ị .
Chứng minh tương tự ta có .
Do đó : ị C, A, D thẳng hàng.
4. Sử dụng sự đồng quy của các đường trung tuyến, các đường cao, các đường phân giác trong tam giác
Ví dụ 5. Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo ; E là điểm đối xứng của A qua B ; F là giao điểm của BC và ED ; G là giao điểm của BC và OE ; H là giao điểm của EC và OF. Chứng minh rằng A, G, H thẳng hàng.
Lời giải
Vì O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD nên OA = OC
AQ
BQ
CQ
DQ
OQ
GQ
EQ
FQ
HQ
 suy ra EO là trung tuyến của DEAC.
 E đối xứng với A qua B nên B là trung điểm của EA suy ra CB là trung tuyến của DEAC.
 G là giao điểm của CB và EO nên G là trọng tâm của DEAC. (1)
 Mặt khác, ABCD là hình bình hành nên CD // AB, CD = AB, mà B là trung điểm của AE nên suy ra CD // BE, CD = BE. Do đó tứ giác BECD là hình bình hành. Từ đó F là trung điểm của hai đường chéo ED và BC của hình bình hành BECD.
 Ta có OF là đường trung bình của DCAB nên OF // AB ị OH // AE ị HE = HC. Do đó AH là trung tuyến của DEAC. (2)
 Từ (1) và (2) suy ra A, G, H thẳng hàng (đpcm).
Sử dụng tính chất về đường chéo của hình bình hành
 Ví dụ 6. Cho hình bình hành ABCD. Trên đường chéo BD lấy hai điểm E và F sao cho BE = DF. Kẻ EH ^ AB, FK ^ CD (H ẻ AB, K ẻ CD). Gọi O là trung điểm của EF. Chứng minh rằng ba điểm H, O, K thẳng hàng.
Lời giải
 Vì EH ^ AB, FK ^ CD và AB // CD nên EH // FK (1)
OQ
DQ
BQ
CQ
AQ
EQ
HQ
KQ
FQ
 Xét HBE và KDF có BE = DF, , 
 ị HBE = KDF (cạnh huyền – góc nhọn)
 ị HE = KF	(2)
 Từ (1) và (2) suy ra HEKF là hình bình hành 
 ị trung điểm của EF cũng là trung điểm của HK.
 Vậy E, H, K thẳng hàng (đpcm).
Sử dụng phương pháp diện tích
AQ
DQ
CQ
IQ
JQ
BQ
K’Q
MQ
NQ
EQ
FQ
KQ
 Ví dụ 7. Cho tứ giác ABCD. Các đường thẳng AB và CD cắt nhau tại M, các đường thẳng AD và BC cắt nhau tại N. Gọi I, J, K theo thứ tự là trung điểm của BD, AC, MN. Chứng minh rằng I, J, K thẳng hàng.
Lời giải
 Gọi K’ là giao điểm của IJ với MN. Gọi E, F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ N, M tới đường thẳng IJ. Dễ thấy M, N nằm về hai phía của IJ.
 Ta có : 
 Chứng minh tương tự ta có 
 Do đó SNIJ = SMIJ hay ị ME = NF ị SNKJ= SMKJ.
 Hai tam giác NKJ và MKJ có chung chiều cao hạ từ J nên từ trên suy ra NK’ = MK’. Mà MK = NK (gt) nên K º K’. Vậy ba điểm I, J, K thẳng hàng. 
Sử dụng định lí Talet, định lí Ta lét đảo và hệ quả của định lí Ta let
AQ
BQ
PQ
NQ
MQ
OQ
CQ
 Ví dụ 9. Ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng a, điểm O không thuộc a. Chứng minh rằng nếu ba điểm M, N, P thỏa mãn hệ thức thì M, N, P thẳng hàng.
Lời giải
 Thật vậy, theo định lí Talet đảo thì từ ta suy ra MN // AB. Tương tự MP // AC. Nhưng A, B, C thẳng hàng nên M, N, P thẳng hàng (tiên đề Ơcơlit).
AQ
MQ
BQ
CQ
NQ
DQ
JQ
IQ
 Ví dụ 10. (Bổ đề hình thang) : Trong hình thang có hai đáy không bằng nhau. Chứng minh rằng giao điểm của hai đường thẳng chứa hai cạnh bên, giao điểm của hai đường chéo và trung điểm của hai đáy nằm trên cùng một đường thẳng.
Lời giải
 Giả sử hình thang đã cho là ABCD (AB // CD, AB < CD) có I, J tương ứng là giao điểm của hai đường thẳng chứa hai cạnh và của hai đường chéo ; 
 Gọi M và N lần lượt là giao điểm của IJ với AB và CD.
Do AB // CD nên áp dụng hệ quả của định lí Talet ta có : và hay .
Sử dụng phương pháp phản chứng
AQ
BQ
QQ
DQ
CQ
HQ
 Ví dụ 11. Trên mặt phẳng cho n điểm (n > 3) và bất kì đường thẳng nào đi qua hai trong những điểm đó đều chứa một điểm đã cho. Chứng minh rằng tất cả các điểm đã cho cùng nằm trên một đường thẳng.
Lời giải
 Giả sử tất cả các điểm không cùng nằm trên một đường thẳng. Qua mỗi cặp điểm đã cho vẽ một đường thẳng (có một số hữu hạn đường này) và chọn khoảng cách khác 0 từ các điểm đã cho đến các đường thẳng này.
 Giả sử khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC, trong đó A, B, C là các điểm đã cho là khoảng cách nhỏ nhất. Trên đường thẳng BC còn có một điểm D nào đó. 
 Từ A kẻ AQ vuông góc với BC tại Q. Hai trong các điểm B, C, D nằm cùng một phía đối với điểm Q, chẳng hạn C và D như hình vẽ, khi đó ta có CQ < DQ. Hạ CH vuông góc với AD tại H. Dễ thấy CH < AQ. Điều này mâu thuẫn với việc chọn điểm A và đường thẳng BC. Từ đó ta có điều phải chứng minh.
Sử dụng các tính chất sau
Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì thẳng hàng.
Ba điểm cùng cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng (cùng thuộc đường trung trực của một đoạn thẳng) thì thẳng hàng.
Ba điểm cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ a và cùng cách đều a thì thẳng hàng.
Ba điểm cùng cách đều hai đường thẳng song song thì thẳng hàng.
Ba điểm cùng cách đều hai cạnh của một góc (cùng thuộc đường phân giác của góc) thì thẳng hàng.
Bài tập
Cho ∆ABC, đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C dựng hình vuông ABDE ; trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B dựng hình vuông ACMN. Dựng hình bình hành AEIG. Gọi K là giao điểm của CD và BM. Chứng minh rằng bốn điểm I, A, K, H thẳng hàng.
Trên các cạnh AB, BC, CD, DA của hình vuông ABCD ta lấy lần lượt các điểm M, N, P, Q sao cho AM = BN = CP = DQ. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng M, O, P thẳng hàng.
Cho góc vuông xAy. Một điểm B cố định trên Ax, còn một điểm C chuyển động trên Ay. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh AB và AC lần lượt ở M và N. Chứng minh rằng MN luôn đi qua một điểm cố định khi điểm C chuyển động trên Ay.
Trong hình vuông ABCD lấy điểm E sao cho Trên nửa mặt phẳng bờ CD không chứa điểm E vẽ tam giác đều CDF. Chứng minh rằng B, E, F thẳng hàng.
Cho hình thang ABCD, đáy lớn AB. Đường thẳng kẻ từ C song song với AD cắt BD và AB lần lượt tại E và F. Đường thẳng kẻ từ D song song với BC cắt AC và AB lần lượt tại P và Q. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q thẳng hàng.
Trên một đường thẳng lấy bốn điểm theo thứ tự là A, E, F, B. Dựng các hình vuông ABCD, EFGH sao cho chúng nằm cùng ở một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng đã cho. Gọi O là giao điểm của AG và BH. Chứng minh rằng :
C, O, E thẳng hàng.
D, O, F thẳng hàng.
Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm E. Lấy điểm F điểm đối xứng với C qua E. Từ điểm F kẻ Fx và Fy lần lượt song song với AD và AB. Gọi I là giao điểm của Fx và AB ; K là giao điểm của FI và AD. Chứng minh rằng I, K, E thẳng hàng.
Cho ∆ABC vuông tại A, cạnh huyền BC = 2AB. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho ; trên cạnh AB lấy điểm E sao cho . Gọi F là giao điểm của BD và CE ; G và H theo thứ tự là các điểm đối xứng của F qua các cạnh BC và AC. Chứng minh rằng :
Ba điểm H, D, G thẳng hàng.
Tam giác EDF cân.
Cho góc vuông xOy tam giác. M thuộc Ox; A, B thuộc Oy. Đường thẳng đi qua A và vuông góc với AM cắt đường thẳng đi qua B và vuông góc với BM tại P. Gọi H là giao điểm của AP với MB ; K là giao điểm của AM với BP ; I, K, E lần lượt là trung điểm của MP, AB và KH. Chứng minh rằng I, E, N thẳng hàng.
Cho hình vuông EFGH. Một góc vuông xEy quay quanh đỉnh E có cạnh Ex cắt FG và GH theo thứ tự tại M và N, còn cạnh Ey cắt các đường FG và GH theo thứ tự tạ P và Q. Gọi I và K theo thứ tự là trung điểm của PN và QM. Chứng minh rằng bốn điểm F, H, K, I thẳng hàng.
Cho tứ giác ABCD và một điểm O nằm bên trong tứ giác sao cho các tam giác ABO, BCO, CDO, DAO có diện tích bằng nhau. Chứng minh rằng hoặc ba điểm A, O, C thẳng hàng, hoặc ba điểm B, O, D thẳng hàng.
Cho tam giác ABC và ba điểm A’, B’, C’ lần lượt nằm trên các đường thẳng BC, CA, AB (A’, B’, C’ không trùng với các đỉnh của tam giác sao cho trong ba điểm đó có đúng một điểm hoặc cả ba điểm nằm ngoài tam giác). Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để ba điểm A’, B’, C’ thẳng hàng là : .
 (Định lí Mê – nê – la uýt)
Cho DABC có ba góc nhọn, các đường cao BD và CE. Gọi I là điểm thuộc đoạn BC ; H là giao điểm của BD và CE ; N thuộc đoạn AH ; M thuộc đoạn DE. Chứng minh rằng M, I, N thẳng hàng.
Cho hình vuông EFGH. Một góc vuông Exy quay quanh đỉnh E. Cạnh Ex cắt các đường thẳng FG và GH theo thứ tự tại M và N ; cạnh Ey cắt các đường thẳng FG và GH theo thứ tự ở P và Q. Gọi I và K theo thứ tự là trung điểm của PN và QM. Chứng minh rằng 4 điểm F, H, K, I thẳng hàng.
Cho . Lấy điểm M thuộc Ox, A và B cùng thuộc Oy. Đường thẳng đi qua A và vuông góc với AM cắt đường thẳng đi qua B và vuông góc với BM tại P. Gọi H là giao điểm của AP và MB ; K là giao điểm của AM và BP ; I, E, N lần lượt là trung điểm của MP, AB và KH. Chứng minh rằng I, E, N thẳng hàng.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_toan_lop_8_phan_hinh_h.doc