Biện pháp Sử dụng trò chơi học tập trong dạng bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2

Biện pháp Sử dụng trò chơi học tập trong dạng bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2

 Bài kiểm tra trước tác động là kết quả bài thi học kì I môn Toán, do chuyên môn nhà trường ra đề . Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài về “Tìm một thừa số của phép nhân” và “ Tìm số bị chia”, do 2 giáo viên dạy lớp 2B, 2D và nhóm nghiên cứu đề tài ra đề. Bài kiểm tra sau tác động gồm có 3 bài tập nội dung về dạng toán “Tìm một thừa số của phép nhân” và “ Tìm số bị chia”.

 Thang đo: Sử dụng bằng điểm số với các mức điểm từ 1 đến 10, chúng tôi cùng chấm bài theo đáp áp đã xây dựng.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 1511Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Sử dụng trò chơi học tập trong dạng bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
8
14
IV. PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
9
18
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
11
19
1. Kết luận
11
20
2. Khuyến nghị
11
21
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
22
VII. PHỤ LỤC
13
 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
 Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng ở nhân cách con người. Trong đó môn Toán có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng vào học tập, nó cần thiết để học các môn học khác và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. 
 Hiện nay trong các trường tiểu học nói chung và trường Tiểu học Việt Tiến nói riêng đã áp dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học như: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo nhóm và dạy học thông qua các trò chơi học tập...
 Thực tế chất lượng môn Toán ở khối 2, tại trường Tiểu học Việt Tiến học sinh có ý thức trong học tập nhưng chất lượng học tập của học sinh còn chưa cao.
 Giải pháp của chúng tôi là “Sử dụng phương pháp Trò chơi” để giúp học sinh nhớ lâu, khắc sâu kiến thức bài học thay thế cho cách hướng dẫn theo sách thiết kế và sách giáo viên trong việc giảng dạy các bài học về “Tìm thành phần chưa biết của phép tính lớp 2”.
 Nghiên cứu được chúng tôi tiến hành giảng dạy ở lớp 2B thực nghiệm, tại Trường Tiểu học Việt Tiến. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, sau khi sử dụng phương pháp Trò chơi dạy học trong dạng bài “Tìm thành phần chưa biết của phép tính” có kết quả học tập cao hơn trước khi sử dụng phương pháp Trò chơi.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p = 0,014 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng học tập môn Toán của lớp thực nghiệm kết quả học tập đã được nâng lên. 
Kết quả nghiên cứu: Để nâng cao kết quả học toán của học sinh qua các bài kiểm tra ở những khoảng thời gian khác nhau đã khẳng định phương pháp tác động trên có hiệu quả.
 II. GIỚI THIỆU:
 1. Hiện trạng:
 Qua quá trình tìm hiểu và quan sát học sinh học bài trên lớp, chúng tôi thấy các em học sinh trong lớp có khả năng tập trung nhận thức tiếp thu kiến thức bài học khác nhau, giáo viên cần phải hỗ trợ giúp đỡ từng em mất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập chưa cao, một số em chưa có hứng thú với tiết học, thiếu tập trung, không hiểu bài. Giáo viên chấm bài các em thường được điểm thấp từ việc không hiểu bài ngày càng làm cho các em mai một đi kiến thức, chán nản không có hứng thú với môn học.
 2. Nguyên nhân:
 Khi dạy học giáo viên thường chỉ sử dụng các phương pháp cho học sinh quan sát hình minh họa trong sách giáo khoa, hỏi đáp, gợi mở... theo định hướng của sách giáo viên cho học sinh học thuộc quy tắc rồi áp dụng vào giải bài tập. Chính vì học thuộc lòng không hiểu được nội dung của quy tắc có những em học thuộc quy tắc nhưng không biết áp dụng vào để làm bài tập nên lâu ngày các em dễ bị quên, nhầm lẫn và khi kiểm tra kết quả bài làm còn thấp.
 Để thay đổi tình trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã dùng phương pháp Trò chơi để dạy các bài học về “Tìm thành phần chưa biết của phép tính” thay cho cách dạy quan sát hình minh họa trong sách giáo khoa, hỏi đáp và gợi mở.
 3. Giải pháp thay thế.
 Đưa biện pháp “ Sử dụng trò chơi học tập trong dạng bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2” nhằm tìm ra giải pháp để thu hút sự chú ý, tạo được hứng thú cho các em trong giờ học mà không nhàm chán hay gò ép các em tạo cho các em chủ động, tích cực tự thấy được nhiệm vụ của mình trong giờ học.
 4. Vấn đề nghiên cứu.	
 Việc sử dụng trò chơi học tập trong bài dạy tìm thành phần chưa biết của phép tính có giúp học sinh lớp 2 tiếp thu tốt kiến thức bài học hay không ?	
 Trong vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ trả lời cho những câu hỏi sau:
Tổ chức trò chơi học tập trong giờ học toán có hiệu quả như thế nào trong việc tập trung tiếp thu kiến thức bài học của học sinh?
 Giáo viên tổ chức như thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động của các em trong giờ học?
 Học sinh có tự giác hứng thú với bài học không?
 Học sinh có tiếp thu tốt kiến thức bài học hay không?
 Sử dụng trò chơi học tập trong dạng bài “Tìm một thành phần chưa biết của phép tính” giúp cho học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức mới và kết hợp với việc giáo viên theo dõi quá trình học tập của học sinh trong tiết học, việc làm bài tập ở nhà của các em.
 5. Giả thuyết nghiên cứu.
 Dùng phương pháp Trò chơi để dạy các bài học về tìm thành phần chưa biết của phép tính sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Việt Tiến.
 Việc tổ chức trò chơi học tập trong bài dạy “Tìm một thành phần chưa biết của phép tính cho học sinh lớp 2” và việc theo dõi kết quả làm bài tập ở nhà của học sinh cho thấy đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hứng thú tự giác học tập và giúp cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức bài học ở môn Toán trong dạng bài tìm một thành phần chưa biết của phép tính. 
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 1. Khách thể nghiên cứu.
 Chúng tôi lựa chọn lớp 2 trường Tiểu học Việt Tiến, lớp 2 có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài. 
 Giáo viên: 
 Hai cô giáo giảng dạy hai lớp.
 - Hà Thị Diên – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2B ( Lớp thực nghiệm)
 - Nguyễn Thị Ươm – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2D ( lớp đối chứng)
 Học sinh: 
 Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc và học lực của học sinh lớp 2 trường
 tiểu học Việt Tiến. 
 Số học sinh 
 các nhóm
 Dân tộc
Học lực
TS
Nam
Nữ
Kinh
Tày
Nùng
Giỏi
Khá
TB
Y
Lớp 2B
10
7
3
2
7
1
0
4
6
0
Lớp 2D
10
5
5
3
6
1
1
3
5
1
 Về thành tích học tập của học sinh cả hai lớp năm học trước tương đương nhau về điểm số ở các môn học.
 2. Thiết kế nghiên cứu:
 Để thực hiện được nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành chọn hai nhóm nguyên vẹn lớp 2B là lớp thực nghiệm, lớp 2D là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế trong bài “Tìm một thừa số của phép nhân” và “ Tìm số bị chia” các bài được dạy từ tuần 22 đến tuần 25.
 Chúng tôi dùng bài kiểm tra học kỳ I môn Toán làm bài kiểm tra trước tác động với hai lớp 2B và lớp 2D.
 Căn cứ vào kết quả khảo sát môn Toán giữa học kì I do chuyên môn nhà trường ra đề, kết quả khảo sát giữa hai nhóm là khác nhau. Sau đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
 Kết quả:
 Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương.
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6.1
6.3
p =
0.36
 p = 0,36 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
 Bảng 3: Bảng thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm
01
Dạy học có sử dụng trò chơi học tập
03
Đối chứng
02
Dạy học không sử dụng trò chơi học tập
04
N1: Nhóm thực nghiệm lớp 2B.
N2: Nhóm đối chứng lớp 2D.
 3. Quy trình nghiên cứu: 
 Lớp đối chứng 2D do cô Nguyễn Thị Ươm tổ chức dạy học theo phương pháp thông thường (chỉ sử dụng sách giáo khoa, hình ảnh trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học thông thường).
 Lớp thực nghiệm 2B do cô Hà Thị Diên tổ chức dạy học theo phương pháp Trò chơi kết hợp với sách giáo khoa, hình ảnh và đồ dùng dạy học. 
 Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khoá biểu, lịch báo giảng, kế hoạch năm học.
 Cụ thể vào thời gian:
	Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Môn/lớp
Tiếp theo PPCT
Tên bài dạy
Thứ sáu
21/2/2012
Toán
111
Tìm một thừa số của phép nhân.
(SGK trang116)
Thứ hai
24/2/2012
Toán
112
Luyện tập
(SGK trang 117)
Thứ năm
27/2/2012
Toán
115
Luyện tập
( Trang 120)
Thứ ba
11/3/2012
Toán
120
Tìm số bị chia
( Trang 128)
Thứ Tư
12/3/2012
Toán
124
Luyện tập
( Trang 129)
Thứ sáu
14/3/2012
Toán
126
Luyện tập
( trang 131)
 Quá trình thực hiện được soạn giảng theo phân phối chương trình dạy kiến thức mới kết hợp tổ chức lồng ghép trò chơi học tập vào tiết dạy, trong quá trình dạy học giáo viên tập trung theo dõi sự chuyển biến của từng em về tinh thần tự giác, chủ động và kiểm tra kiến thức của các em trong giờ học và sau bài học bằng cách giao bài tập về nhà kết hợp với phụ huynh học sinh trao đổi, theo dõi việc học tập làm bài của các em ở nhà.
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
 Bài kiểm tra trước tác động là kết quả bài thi học kì I môn Toán, do chuyên môn nhà trường ra đề . Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài về “Tìm một thừa số của phép nhân” và “ Tìm số bị chia”, do 2 giáo viên dạy lớp 2B, 2D và nhóm nghiên cứu đề tài ra đề. Bài kiểm tra sau tác động gồm có 3 bài tập nội dung về dạng toán “Tìm một thừa số của phép nhân” và “ Tìm số bị chia”.
 Thang đo: Sử dụng bằng điểm số với các mức điểm từ 1 đến 10, chúng tôi cùng chấm bài theo đáp áp đã xây dựng.
 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
 Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7,0
7,9
Độ lệch chuẩn
0,94
0,73
Giá trị p của T-test
0,014
Chênh lệch giá trị 
Trung bình chuẩn SMD
0,9
 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,14, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
 7,9 – 7,0
	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 0,9
 0,94
 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9
Cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng trò chơi học tập đến kết quả của nhóm thực nghiệm là lớn.
 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
 1. Kết luận: Dạy toán ở Tiểu học nói chung và áp dụng trò chơi học tập trong dạy học ở môn Toán lớp 2 nói riêng là cả một quá trình kiên trì, đầy sự sáng tạo cho nên khi áp dụng trò chơi vào tiết học toán chúng ta cần phải tạo được hứng thú và sự say mê giải toán cho học sinh, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp.
 Trong quá trình học tập, sử dụng trò chơi Toán học, học sinh hỗ trợ lẫn nhau thu hút sự tham gia của học sinh giúp các em tiếp thu bài nhanh, tích cực và chủ động trong học tập không bị lúng túng trước lớp. 
 2. Khuyến nghị:
 Đối với các cấp lãnh đạo: Khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích học sinh tích cực, chủ động trong từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
 Đối với giáo viên: Không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng linh hoạt và hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
 Việt Tiến, ngày 4 tháng 4 năm 2014
 Đồng tác giả: 
 Hoàng Minh Điệp
 Nguyễn Thị Định
 Hà Thị Sứ
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
STT
 Nội dung
1
 - Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
2
 - Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ GD&ĐT.
3
- Sách giáo viên và sách giáo khoa lớp 2 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
4
- 200 câu hỏi về dạy Toán ở tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục – 2008.
5
- Toán bồi dưỡng học sinh lớp 2 – Nhà xuất bản giáo dục - 2011
6
- Tuyển tập các dạng Toán cơ bản và nâng cao Tiểu học – Nhà xuất bản dân trí – 2012.
7
- Luyện tập Toán tiểu học – Nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2006 
 VII. PHỤ LỤC
 * KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 BÀI 111: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
 I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Học sinh biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
 2. Kĩ năng: Biết cách trình bày bài giải.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực chủ động trong học tập.
 II. Đồ dùng: Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
 Các tấm bìa có gắn nam châm ghi số, dấu và kết quả của ba phép tính
Bài tập 3. 
 III. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học sinh đọc bảng nhân và bảng chia từ 2 đến 3.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Nhận xét
MT: Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
GV cho học sinh quan sát các tấm bìa và nêu:
Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn?
Giáo viên ghi bảng:
 2 x 3 = 6
Thừa số Thừa số Tích thứ nhất thứ hai
- Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép tính tương ứng.
6 : 2 = 3 Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3).
6 : 3 = 2 Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2).
Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Nhận xét:
*Quy tắc: Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
b. Hoạt động 2: Tìm thừa số X chưa biết.
MT:Giới thiệu cách tìm thừa số X chưa biết.
HS biết tìm thừa số X chưa biết.
GV nêu: X x 2 = 8
Giải thích: Số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm X.
Từ phép nhân X x 2 = 8 ta có thể lập phép chia theo nhận xét “ Muốn tìm thừa số X ta lấy 8 chia cho thừa số 2”
Gọi 1 học sinh lên thực hiện.
Tương tự giáo viên giải thích với 
 3 x X = 15
Gọi 1 HS lên thực hiện.
GV nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
C. Hoạt động 3: Thực hành.
MT: biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
 Biết cách trình bày bài giải.
Bài 1: Tính nhẩm.
Chơi trò chơi “Xì điện”
Cách chơi: Cán sự lớp điều khiển.
Cán sự lớp nêu yêu cầu của bài.
Tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
Cán sự hô: Xì điện, xì điện. Lớp hỏi: Xì ai? Xì ai?
Cán sự: Xì bạn A 2 x 4 = ?
Bạn A: 2x4 = 8 tiếp tục thực hiện các phép tính tương tự.
Nhận xét.
Bài 2: Tìm X (Theo mẫu)
Học sinh thực hiện vào vở.
Nhận xét.
Bài 3: Tìm Y
Trò chơi: Câu cá
GV dùng các tấm bìa gắn nam châm ở mặt sau, mặt trước của tấm bìa có ghi sẵn các con số và dấu của từng phép tính để vào 2 ao cá bằng hộp giấy, mỗi ao có đủ các con số, dấu phép tính và kết quả của 3 phép tính.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi.
Cách chơi: Dùng cần câu có gắn nam châm ở đầu dây, học sinh câu và ghép thành phép tính và các bước thực hiện, kết quả.
Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi câu cá.
Thời gian thực hiện xong cả 3 phép tính là 5 phút.
GV quan sát nhận xét, ghi điểm cho 2 nhóm.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Bài 4: Giải bài toán.
Cán sự lớp điều khiển đọc bài, phân tích bài toán và giải bài toán.
Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố:
Nêu lại quy tắc muốn tìm thừa số chưa biết.
Dặn dò – nhận xét tiết học.
- Học sinh nêu:
- Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
- 3 tấm bìa có 6 chấm tròn.
Học sinh thực hiên phép nhân để tìm số chấm tròn, nêu phép tính và kết quả.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Học sinh học thuộc quy tắc.
- HS chú ý.
 X x 2 = 8
 X = 8 : 2
 X = 4
 3 x X = 15
 X = 15 : 3
 X = 5
- 2 nhóm thực hiện chơi trò chơi câu cá ghép được phép tính và cách thực hiện như sau:
 - Cán sự lớp điều khiển cho lớp chơi trò chơi, nêu kết quả, nhận xét.
2x4= 3x4= 3x1=
8:2= 12:3= 3:3 =
8:4= 12:4= 3:1=
X x 3 = 12 3 x X = 21
 X = 12 : 3 X = 21 : 3
 X = 4 X = 7
Y x 2 = 8 Y x 3 = 15 2 x Y = 20 
Y x 2 = 8 Yx3=15 2xY=20
 Y = 8:2 Y =15:3 Y=20:2
 Y = 4 Y= 5 Y=10
 Bài giải:
 Số bàn học là:
 20 : 2 = 10 ( bàn)
 Đáp số: 10 bàn học
 * ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG:
ĐỀ KIỂM TRA. 
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng X + 5 = 10
A. X = 15 B. X = 5 C. X = 20
Câu 2: Hãy nối phép tính với kết quả đúng.
15 – X = 10
 X = 27
 X – 9 = 18
 X = 5
 X + 3 = 9
 X = 6
Câu 3: Tìm X
 a. X : 2 = 6 b.Y + 8 = 19
Câu 4: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. Y – 7 = 5 +8 
 A. Y = 25 B. Y = 20 C. Y = 18
Câu 5: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. X x 3 = 12
 A. X = 4 B. X = 6 C. X = 9
Câu 6: Lớp 2A có 35 học sinh, trong đó có 20 học sinh trai. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh gái?
Câu 7: Tìm X 
 X x 6 = 18 + 12
2. ĐÁP ÁN:
Câu 1:(1 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng X + 5 = 10
 B. X = 5
Câu 2: ( 1,5 điểm) Hãy nối phép tính với kết quả đúng.
15 – X = 10
 X = 27
 X – 9 = 18
 X = 5
 X + 3 = 9
 X = 6
Câu 3: ( 2 điểm) Tìm x
a. X : 2 = 6 b. X + 8 = 19
 X = 6 x 2 X = 19 - 8
 X = 12 X = 11
Câu 4:(1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. 
 Y – 7 = 5 + 8 
 B. Y = 20 
 Câu 5:( 0,5) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng X x 3 = 12
 A. X = 4 
Câu 6: ( 3 điểm)
 Tóm tắt: ( 0,5 điểm)
 Lớp 2A : 35 bạn
 Bạn trai : 20 bạn
 Bạn gái : ... bạn ?
Bài giải: 
 Lớp 2A có số học sinh gái là: ( 1 điểm)
 35 – 20 = 15 ( bạn) ( 1 điểm)
 Đáp số: 15 bạn gái ( 0,5 điểm)
Câu 7: (1 điểm)
X x 6 = 18 + 12
 X x 6 = 30
 X = 30 : 6
 X = 5
 * BẢNG ĐIỂM:
 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
 Nhóm thực nghiệm: Lớp 2B
STT
Họ và tên học sinh
Kiểm tra
trước tác động
Kiểm tra
sau tác động
1
Nguyễn Khương Duy
6
7
2
Nguyễn Văn Hưởng
7
8
3
Hà Thảo Ly
6
8
4
Nông Thị Ly
6
7
5
Nguyễn Thiện Nhân
7
9
6
Hoàng Thị Ánh Phương
5
9
7
Bùi Minh Quân
7
8
8
Triệu Nhật Tân
6
7
9
Phạm Hoàng Tùng
5
8
10
Nguyễn Hùng Vĩ
8
8
Nhóm đối chứng: Lớp 2D
STT
Họ và tên học sinh
Kiểm tra
trước tác động
Kiểm tra
sau tác động
1
Hoàng Thị Ngọc Ánh
5
6
2
Nguyễn Duy Bằng
7
7
3
Hoàng Minh Đại
5
7
4
Hà Huy Hoàng
6
8
5
Nguyễn Việt Hùng
7
7
6
Lại Thị Huế
7
8
7
Nguyễn Mai Liễu
9
8
8
Bùi Thị Hải Lý
4
5
9
Phạm Thúy Nga
5
6
10
Cao Ngọc Quý
6
8
 PhiÕu ®¸nh gi¸ ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc s­ ph¹m øng dông
1. Tên đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong môn Toán lớp 2 với dạng bài "Tìm thành phần chưa biết của phép tính" có giúp cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức bài học hay không?
2. Nh÷ng ng­êi tham gia thùc hiÖn:
 Hoµng Minh §iÖp
 Nguyễn Thị Định
 Hà Thị Sứ
3. Hä tªn ng­êi ®¸nh gi¸:..................................................................
4. §¬n vÞ c«ng t¸c:.........................................................................
5. Ngµy häp: ...............................................................................
6. §Þa ®iÓm häp:...........................................................................
7. Ý kiÕn ®¸nh gi¸:
 Tiªu chÝ ®¸nh gi¸
§iÓm tèi ®a
§iÓm ®¸nh gi¸
NhËn xÐt
1. Tªn ®Ò tµi
- ThÓ hiÖn râ néi dung, ®èi t­îng vµ t¸c ®éng.
- Cã ý nghÜa thùc tiÔn.
5
2. HiÖn tr¹ng
- Nªu ®­îc hiÖn tr¹ng
- X¸c ®Þnh ®­îc nguyªn nh©n g©y ra hiÖn tr¹ng
- Chän mét nguyªn nh©n t¸c ®éng ®Ó gi¶i quyÕt
5
3. Gi¶i ph¸p thay thÕ
- M« t¶ râ rµng gi¶i ph¸p thay thÕ
- Gi¶i ph¸p kh¶ thi vµ hiÖu qu¶
- Mét sè nghiªn cøu gÇn ®©y liªn quan ®Õn ®Ò tµi
10
4. VÊn ®Ò nghiªn cøu, gi¶ thuyÕt nghiªn cøu
- Tr×nh bµy râ rµng vÊn ®Ò nghiªn cøu d­íi d¹ng c©u hái.
- X¸c ®Þnh ®­îc gi¶ thuyÕt nghiªn cøu
5
5. ThiÕt kÕ
 Lùa chän thiÕt kÕ phï hîp, ®¶m b¶o gi¸ trÞ cña nghiªn cøu
5
6. §o l­êng
- X©y dùng ®­îc c«ng cô vµ thang ®o phï hîp ®Ó thu thËp d÷ liÖu
- D÷ liÖu thu ®­îc ®¶m b¶o ®é tin cËy vµ ®é gi¸ trÞ 
5
7. Ph©n tÝch d÷ liÖu vµ bµn luËn
- Lùa chän phÐp kiÓm chøng thèng kª phï hîp víi 
thiÕt kÕ.
- Tr¶ lêi râ ®­îc vÊn ®Ò nghiªn cøu.
5
8. KÕt qu¶
- KÕt qu¶ nghiªn cøu: ®· gi¶i quyÕt ®­îc c¸c vÊn ®Ò ®Æt ra trong ®Ò tµi ®Çy ®ñ, râ rµng, cã tÝnh thuyÕt phôc.
- Nh÷ng ®ãng gãp cña ®Ò tµi nghiªn cøu: Mang l¹i hiÓu biÕt míi vÒ thùc tr¹ng, ph­¬ng ph¸p, chiÕn l­îc...
- ¸p dông c¸c kÕt qu¶: TriÓn väng ¸p dông t¹i ®Þa ph­¬ng, c¶ n­íc, quèc tÕ.
20
9. Minh chøng cho c¸c ho¹t ®éng nghiªn cøu cña ®Ò tµi:
KÕ ho¹ch bµi häc, bµi kiÓm tra, b¶ng kiÓm , thang ®o. b¨ng h×nh, ¶nh, d÷ liÖu th«...
( §Çy ®ñ, khoa häc, mang tÝnh thuyÕt phôc) 
35
10. Tr×nh bµy 

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_dang_bai_tim_thanh.doc