Biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2

Biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2

Giải toán có lời văn được thực hiện chủ yếu là thực hành, luyện tập thường xuyên để ôn tập, củng cố, phát triển vận dụng trong học tập và trong đời sống. Trong quá trình dạy giải toán cho học sinh tôi thường thực hiện như sau :

 - Gọi học sinh đọc đề bài 1, 2 lần.

 - Tìm hiểu đề bài toán thông qua hệ thống câu hỏi : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên tóm tắt bài toán lên bảng.

 - Trước khi giải bài toán giáo viên gọi 1,2 học sinh nêu lại các bước giải một bài toán.

 + Bước 1 : Ghi câu lời giải của bài toán

 + Bước 2 : Viết phép tính của bài toán

 + Bước 3 : Ghi đáp số bài toán

 - Tiếp theo, giáo viên gọi 1,2 học sinh lên bảng giải bài toán.

 Ví dụ : Bài 3 (SGK/30) Lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn trai ?

 - Sau khi gọi 2 em đọc lại đề bài, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em tìm hiểu đề bài toán.

 + Bài toán cho biết gì ? Bài toán cho biết lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn.

 

doc 26 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 23604Lượt tải 16 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức đã học vào thực hành tính cộng các số trong phạm vi 100, cuối cùng là bài toán giải có liên quan đến phép cộng các số trong phạm vi 100.
 Việc thiết kế mỗi bài học như vậy sẽ giúp các em nắm được kiến thức và vận dụng vào làm được những bài toán có liên quan, nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh, làm cơ sở cho các em tiếp thu phương pháp và vận dụng học tốt hơn môn Toán ở những năm tiếp theo ở cấp Tiểu học.
 Biện pháp thứ hai: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học 
 Toán học là một môn khoa học mang tính trừu tượng cao. Để học sinh hiểu bài một cách sâu sắc, dễ tiếp thu ngoài việc sử dụng kiến thức, kĩ năng sư phạm thì giáo viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học. Đối với tâm lí học sinh lớp 2, tư duy nhận thức của các em chưa có chủ định, thiếu tập trung. Việc sử dụng đồ dùng dạy học là một giải pháp sư phạm tạo ra chỗ dựa ban đầu giúp học sinh nhận thức được những kiến thức trừu tượng, giải pháp này tác động vào các hoạt động nhận thức của trẻ theo đúng quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Do đó, khi sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học, không những học sinh hiểu sâu bài hơn mà còn làm cho các em thấy kiến thức toán học có mối quan hệ chặt chẽ với thực tiễn, tạo cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
 Ví dụ: Đối với bài: Giờ, phút/ SGK trang 125
 Khi dạy học bài này, ngoài việc giúp các em nhận biết được 1 giờ bằng 60 phút, cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6 thì tôi còn chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học đó là chiếc đồng hồ. Tôi quay một số giờ cụ thể về thời gian các em thức dậy, thời gian các em ăn sáng, thời gian các em đi học, Thông qua đó các em biết vận dụng thời gian vào thực tế và sử dụng thời gian khoa học để đạt hiệu quả công việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp.
 Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học là một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp. Nhưng trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết lựa chọn thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, tránh lạm dụng dẫn đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng dư thừa, không có mục đích. Vì vậy, khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần phải cân nhắc kĩ về mục đích, biện pháp để đồ dùng, thiết bị dạy học mang lại hiệu quả cao nhất.
 Biện pháp thứ ba: Phối hợp các phương pháp trong dạy học Toán
 Trong dạy học không có phương pháp nào là tối ưu hay vạn năng, việc kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của nguời thầy sẽ mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chiếc cầu nối giúp các em đến với tri thức của nhân loại. Khi xác định các phương pháp dạy học giáo viên phải biết tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học để thông qua đó giúp các em lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Như vậy việc vận dụng và phát huy có hiệu quả các phương pháp dạy học sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Bằng kinh nghiệm thực tế, tôi đã sử dụng các phương pháp như sau:
 Phương pháp 1: Phương pháp trực quan
 Trong môn Toán, phương tiện trực quan là chỗ dựa để giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, so sánh, đưa ra những nhận định, những hình ảnh đặc trưng nhằm minh họa, thể hiện các kiến thức trừu tượng của toán học.
 Ví dụ : Đối với bài: Thực hành xem đồng hồ (SGK/78)
 Sau khi học xong bài học, giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa hoạt động chào cờ đầu tuần và hỏi học sinh: Buổi sáng chúng ta thường tổ chức chào cờ vào lúc mấy giờ ? Học sinh sẽ trả lời được thời gian là 7 giờ. Tiếp đến giáo viên gọi học sinh lên quay thời gian đúng 7 giờ trên chiếc đồng hồ mà giáo viên chuẩn bị cho tiết học, tiếp theo cho các em quan sát và đọc thời gian đúng.
 Từ cách cách dạy học vận dụng và liên hệ thực tế như vậy các em sẽ hiểu bài tốt hơn và vận dụng được cách xem thời gian đúng cho hoạt động trong ngày. Qua đó, giáo viên giáo dục các em thực hiện đúng nội quy trường, lớp và sử dụng quỹ thời gian trong ngày phù hợp, có hiệu quả.
 Phương pháp 2 : Phương pháp gợi mở vấn đáp
 Khi sử dụng phương pháp dạy học này, đối với việc hướng dẫn học sinh làm toán bản thân giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức ở dạng hoàn chỉnh mà gợi mở để các em tư duy, tự tìm ra những kiến thức mới, suy luận để hiểu được nội dung của bài học. 
 Ví dụ : Đối với bài tập 4/ SGK trang 60: Cô giáo có 63 quyển vở, cô đã phát cho học sinh 48 quyển vở. Hỏi cô giáo còn bao nhiêu quyển vở ?
 Khi dạy bài tập này giáo viên đã sử dụng hệ thống câu hỏi như sau :
 - Bài toán cho biết gì ? Bài toán cho biết : Cô giáo có 63 quyển vở, cô đã phát cho học sinh 48 quyển vở.
 - Bài toán hỏi gì ? Bài toán hỏi : Cô giáo còn bao nhiêu quyển vở ? 
 - Để biết cô giáo còn bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ?
 Từ hệ thống câu hỏi gợi mở, học sinh tư duy và trả lời được cách làm bài toán (lấy 63 - 48) thông qua đó sẽ hiểu và nắm được cách giải của bài toán. Hình thức hỏi - đáp giữa giáo viên - học sinh giúp giáo viên nhận biết được việc tiếp thu bài của các em trong lớp và kịp thời uốn nắn, có biện pháp hỗ trợ kịp thời để các em cùng tiến bộ. 
 Phương pháp 3 : Phương pháp luyện tập
 Luyện tập có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt với môn Toán. Môn Toán là một môn học công cụ, được sử dụng rộng rãi trong các môn khoa học khác và trong đời sống. Học toán không chỉ để lĩnh hội một tri thức mà điều quan trọng hơn là phải biết vận dụng những tri thức đã học, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và đặc biệt là những phương thức tư duy cần thiết. Phương pháp luyện tập được sử dụng rộng rãi trong hoạt động dạy học của giáo viên, luyện tập ngay cả trong quá trình truyền thụ tri thức ; vừa giảng, vừa rèn luyện chính là đặc điểm của bộ môn Toán. Vận dụng giải các bài tập sau khi học xong lý thuyết ; giải các bài tập có nội dung thực tế ; giải các bài tập toán tổng hợp đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo các tri thức, kĩ năng đã học, đã biết.
 Ví dụ : Đối với bài : Ngày, tháng (SGK/79).
 Sau khi dạy cho học sinh nắm ngày tháng trong một tờ lich của tháng 11 trong sách giáo khoa, giáo viên tiến hành cho các em là các bài tập vận dụng 1,2. Tiếp theo giáo viên cho học sinh luyện tập thêm bằng cách điền các ngày còn thiếu trong tháng 12 của bài tập 2, rồi đặt thêm hệ thống câu hỏi nâng cao hơn : “Thứ bảy tuần này là ngày 27 thì thứ bảy tuần trước là ngày bao nhiêu ?” Qua đó các em hiểu và vận dụng xem được ngày, tháng trên tờ lịch tháng 12 mà giáo viên đã chuẩn bị.
 Phương pháp 4 : Phương pháp dạy học phân hóa nội tại 
 Học sinh trong một lớp, vừa có sự lựa chọn và sắp xếp, vừa có sự khác nhau về phát triển nhân cách, trong đó sự giống nhau là cơ bản. Nhưng bên cạnh đó do nhu cầu xã hội, môi trường sống của gia đình dẫn đến các em cũng có sự khác nhau nhiều về nhận thức. Đối với học sinh lớp tôi, tỷ lệ học sinh người đồng bào chiếm hơn 90% học sinh trong lớp, trong số đó có khoảng 40% các em theo kịp tiến độ tiếp nhận kiến thức của các em người Kinh. Chính vì vậy trong quá trình dạy học sinh môn Toán giáo viên tiến hành phân hóa đối tượng học sinh theo từng dạng bài tập.
 Ví dụ : Bài Luyện tập chung (SGK/105)
 Đây là bài tập ôn lại các dạng toán đã học về bảng nhân, tính giá trị biểu thức, đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc nên khi dạy bài này giáo viên dạy theo phương pháp phân hóa đối tượng học sinh như sau :
 - Đối với các em học sinh còn hạn chế về kiến thức Toán, giáo viên cho các em làm bài tập 1, 3, 5. Các em phải học thuộc được bảng nhân và vận dụng vào làm được bài tập 1 và nhận biết được về đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc, giúp các em rèn kĩ năng cộng các số.
 - Đối với học sinh nắm được kiến thức theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo viên cho các em làm các bài tập 1, 3, 4, 5. Thông qua cách tính nhẩm các em sẽ làm được bài tập tính giá trị của biểu thức có liên quan giữa phép nhân - phép cộng - phép trừ, rồi vận dụng vào giải được bài toán có lời văn và nắm được cách tính độ dài đường gấp khúc.
 - Đối với đối tượng học sinh khá giỏi sau khi các em làm xong những bài tập theo chuẩn kiến thức, giáo viên cho các em làm thêm bài tập 2 hoặc có thể ra một số bài tập vận dụng nhằm phát triển từ duy nhận thức cho các em : 
 + Tìm giá trị của M : 5 x 4 + 12 < 9 x 5 – M < 8 x 3 + 10
 + Mẹ có 46 cái kẹo, mẹ cho em 12 cái và cho anh 10 cái. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu cái kẹo ?
 Phương pháp 5 : Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 Kiểm tra, đánh giá là một hình thức nhằm phát hiện những thiếu sót của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong mỗi tiết học, theo định kì. Từ đó, giúp giáo viên và học sinh có kế hoạch dạy - học phù hợp. 
 Ví dụ : Vào đầu tiết học tôi thường gọi học sinh lên làm lại bài cũ để nắm bắt bắt tình hình tiếp thu bài ở tiết trước của các em. Sau mỗi tiết dạy giáo viên thường tổ chức cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng cách gọi các em lên bảng làm bài tương tự hoặc nêu lại quy tắc, kiến thức trọng tâm của bài học. Việc làm như vậy sẽ giúp giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá được quá trình tiếp thu bài của các em. Qua đó, giúp các em khác hiểu sâu nội dung bài học và khắc phục những thiếu sót của bản thân. Từ đó, bản thân có hình thức tổ chức dạy học phù hợp hơn.
 Qua việc kiểm tra sẽ đánh giá hiệu quả của việc nghiên cứu phối hợp một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh.
 Biện pháp thứ tư : Một số biện pháp cần làm giúp học sinh học tốt tuyến kiến thức Toán học lớp 2 :
 * Tuyến kiến thức về số học :
 Nội dung chủ yếu về số học trong chương trình môn Toán lớp 2 chủ yếu là cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 ; bảng nhân, chia trong phạm vi từ 2 đến 5. Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của mạch kiến thức thông qua việc dạy học và tăng cường luyện thực hành, kĩ năng tính toán cho học sinh, song cũng khuyến kích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính cho phù hợp. Học thuộc bảng cộng - trừ, bảng nhân - chia, nắm được các thuật tính sẽ giúp học sinh thực hiện nhanh, thành thạo các kiến thức của môn học và vận dụng vào đời sống thực tiễn có hiệu quả.
 Khi dạy học toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 giáo viên luôn yêu cầu các em tính bằng nhiều cách trong đó vận dụng tính nhẩm để tìm nhanh kết quả.
 Phép cộng :
 Các bài dạng 9 + 5 ; 29 + 5 ; 49 + 25
 Ví dụ : Đối với bài 9 cộng với một số : 9 + 5
 Trước tiên, giáo viên cho các em thực hiện tính bằng que tính, các em sẽ trả lời được kết quả 9 + 5 = 14.
 Tiếp theo, hướng dẫn các em đặt tính như sau :
 9 
 5 
 14 
+
 Viết phép tính theo hàng dọc 
 Dựa vào cách tính này, giáo viên hướng dẫn các em phân tích số ( 5 = 4 + 1), sau đó lấy 9 + 1 = 10 viết 1 sang hàng chục, 0 + 4 = 4 viết 4 ở hàng đơn vị. Với cách làm như vậy các em sẽ nắm được quy luật của phép cộng 9 cộng với một số và lập được bảng cộng và học thuộc nhanh bảng cộng 9 cộng với một số như sau :
 9 + 2 =
 9 + 3 =
 9 + 4 =
 9 + 9 =
 Thông qua việc học thuộc bảng cộng học sinh khắc sâu được kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan và vận dụng kiến thức cơ bản đã học để làm bài tập. Giáo viên cần khuyến kích tìm kết quả bằng nhiều cách, nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất.
 Bài tập 1 (SGK/15)
 9 + 3 = 9 + 6 = 9 + 8 = 9 + 7 = 9 + 4 = 
 3 + 9 = 6 + 9 = 8 + 9 = 7 + 9 = 4 + 9 = 
 Đối với bài tập này, các em sẽ dễ dàng điền được kết quả vào dòng thứ nhất sau khi các em đã học thuộc bảng cộng 9 (9 + 3 = 12, 9 + 6 = 15 ). Dựa vào cách tính nhẩm ở dòng thứ nhất giáo viên hướng dẫn các em làm dòng thứ hai và điền ngay được 3 + 9 = 12 (vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi).
 Bài tập 3 (SGK/ 15)
 9 + 6 + 3 = 9 + 9 + 1 = 9 + 4 + 2 = 9 + 5 + 3 =
 Sau khi các em làm đúng bài tập, giáo viên yêu cầu các em nêu cách làm và chọn cách giải nhanh nhất : 9 + 6 + 3 = 15 + 3 = 18 hay 9 + 9 = 18
 2 9 
 5 
 34 
+
 Đối với bài 29 + 5 ; 49 + 25 giáo viên hướng dẫn các em vận dụng bảng cộng 9 cộng với một số để làm tính cộng
 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 49 
 25 
 74 
+
 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
 * 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 Với các bảng cộng khác giáo viên cũng tiến hành tương tự. Thông qua đó các em nắm được bảng cộng và vận dụng vào thực hiện tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 nhanh nhất.
 Phép trừ :
 Các bài dạng 12 - 8 ; 32 - 8 ; 52 - 28
 Ví dụ : Đối với bài 12 trừ đi một số : 12 - 8
 Trước tiên, giáo viên cho các em thực hiện tính bằng que tính, các em sẽ trả lời được kết quả 12 - 8 = 4.
 Tiếp theo, hướng dẫn các em đặt tính như sau :
 12 
 8 
 4 
-
 Viết phép tính theo cột dọc 
 Dựa vào cách tính này, giáo viên hướng dẫn các em phân tích số ( 8 = 2 + 6), sau đó lấy 12 – 2 - 6 = 10 - 6 = 4 viết 4 ở hàng đơn vị.
 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tính theo thao tác sau :
 12 - 8 = (12 + 2) - (8 + 2)
 = 14 - 10 = 4
 Đây là phát hiện cách trừ nhẩm giáo viên đưa ra để giúp học sinh tư duy nhanh : Muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ ; khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy nhiêu đơn vị. Với cách tính như vậy các em sẽ vận dụng vào làm được những bài tập khó hơn.
 Bài tập 1 (SGK/52)
 9 + 3 = 8 + 4 = 7 + 5 = 6 + 6 = 
 3 + 9 = 4 + 8 = 5 + 7 = 12 - 6 = 
 12 - 9 = 12 - 8 = 12 - 7 =
 12 - 3 = 12 - 4 = 12 - 5 =
 Trên cơ sở học thuộc bảng cộng và bảng trừ, các em sẽ dễ dàng điền được kết quả vào phép tính. Thông qua đó các em điền đúng kết quả câu b.
 Dựa vào bảng trừ 12 trừ đi một số các em sẽ vận dụng và làm được các bài tập tiếp theo.
 Đối với bài 32 - 8 ; 52 – 28, giáo viên hướng dẫn các em vận dụng bảng trừ 12 trừ đi một số để làm tính trừ
 32 
 8 
 24 
-
 Thực hiện 32 - 8 cách 1 :
 * 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1.
 * 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
 Thực hiện 32 - 8 cách 2 nhẩm như sau : 
 32 - 8 = (32 + 2 ) - (8 + 2)
 = 34 - 10 = 24
 52 
 28 
 24 
+
 Thực hiện 52 - 28 cách 1 :
 * 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1.
 * 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
 Thực hiện 52 - 28 cách 2 nhẩm như sau : 
 52 - 28 = (52 + 2 ) - (28 + 2)
 = 54 - 30 = 24
 Với các bảng trừ khác giáo viên cũng tiến hành tương tự. Thông qua đó các em nắm được bảng trừ và vận dụng vào thực hiện tính trừ có nhớ trong phạm vi 100 nhanh nhất.
 Phép nhân - chia:
 Trong chương trình môn Toán lớp 2, phép nhân và chia được học từ 2 đến 5. Đây là cơ sở ban đầu để các em tiếp cận với mạch kiến thức nhân - chia thông dụng trong tuyến kiến thức Toán học. Tôi chủ động cho các em nắm được quy luật của từng bài học rồi hướng dẫn các em cách học thuộc và nhớ lâu kiến thức của các bảng nhân - chia. 
 Ví dụ : Bài bảng nhân 2
 Trước tiên, giáo viên cho học sinh nắm 2 x 1 = 2 (2 được lấy 1 lần), tiếp đến là các phép nhân 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6. Từ kết quả của các phép nhân trên giáo viên cho học sinh so sánh và nhận biết được tích của phép nhân liền kề hơn - kém nhau 2 đơn vị, rồi từ đó lập bảng nhân 2 thông qua cách trả lời câu hỏi 2 x 4 = 8 ; 2 x 5 = 10 ; . 2 x 10 = 20.
 Sau đó, giáo viên cho học sinh làm các bài tập vận dụng :
 Bài 1,3 (SGK/95)
 Học sinh sẽ dễ dàng tính nhẩm nhanh kết quả sau khi các em đã học thuộc bảng nhân 2. Từ bảng nhân 2 học sinh sẽ điền đúng kết quả khi đếm thêm 2 đơn vị.
 Các bảng nhân khác, giáo viên cũng tiến hành hướng dẫn các em tương tự.
 Ví dụ : Bài bảng chia 2
 Sau khi học sinh đã thuộc bảng nhân 2, giáo viên hướng dẫn các em lập bảng chia dựa vào bảng nhân. Khi các em đã nắm được phép nhân 2 x 6 = 12 thì các em sẽ trả lời được 12 : 2 = 6. 
 Khi các em đã thuộc bảng chia 2 sẽ vận dụng vào làm được bài tập liên quan.
 * Tuyến kiến thức về giải toán có lời văn :
 Giải toán có lời văn được thực hiện chủ yếu là thực hành, luyện tập thường xuyên để ôn tập, củng cố, phát triển vận dụng trong học tập và trong đời sống. Trong quá trình dạy giải toán cho học sinh tôi thường thực hiện như sau :
 - Gọi học sinh đọc đề bài 1, 2 lần.
 - Tìm hiểu đề bài toán thông qua hệ thống câu hỏi : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên tóm tắt bài toán lên bảng.
 - Trước khi giải bài toán giáo viên gọi 1,2 học sinh nêu lại các bước giải một bài toán.
 + Bước 1 : Ghi câu lời giải của bài toán
 + Bước 2 : Viết phép tính của bài toán
 + Bước 3 : Ghi đáp số bài toán
 - Tiếp theo, giáo viên gọi 1,2 học sinh lên bảng giải bài toán.
 Ví dụ : Bài 3 (SGK/30) Lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn trai ?
 - Sau khi gọi 2 em đọc lại đề bài, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em tìm hiểu đề bài toán. 
 + Bài toán cho biết gì ? Bài toán cho biết lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn.
 + Bài toán hỏi gì ? Bài toán hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai ?
 - Tiếp đến giáo viên tóm tắt bài toán bằng hình vẽ như sau : 
 15 học sinh
Học sinh gái
3 học sinh
Học sinh trai
? học sinh
 - Sau khi các em đã nắm được nội dung của bài toán, thông qua tóm tắt tôi hỏi học sinh 1 số câu hỏi gợi mở :
 + Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học ?
 + Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
 + Bài toán thuộc dạng toán ít hơn ta làm như thế nào ?
 + Bài toán về ít hơn ta làm phép tính trừ.
 - Cuối cùng giáo viên gọi 1 em lên bảng làm bài, dưới lớp các em làm vào vở nháp. Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên theo dõi và giúp đỡ các em kịp thời.
Bài giải
Số học sinh trai của lớp 2A là :
15 – 3 = 12 (học sinh)
 Đáp số : 12 học sinh
 - Giải bài toán có lời văn các em đã được làm quen ở học kì II của chương trình môn Toán lớp 1. Từ đó sau mỗi bài học luôn có 1 bài toán giải vận dụng giúp học sinh phát triển ngôn ngữ viết trong quá trình học Toán. Lên lớp 2 các em đã thành thạo dần với giải toán có lời văn, khi giáo viên áp dụng các giải pháp trên để giải toán có lời văn đã góp phần nâng cao chất lượng môn Toán của lớp.
 * Tuyến kiến thức về hình học :
 Tuyến kiến thức hình học ở lớp 2 chủ yếu là nhận biết được đường thẳng, đường gấp khúc, hình chữ nhật, hình tứ giác; tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 Khi dạy nhận biết các yếu tố hình học cho học sinh, việc đầu tiên là tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ. Hướng dẫn các em cách trình bày, lập luận thông qua các dạng toán về hình học.
Hình học về “đoạn thẳng, đường thẳng”.
Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ “đoạn thẳng” (đã được học ở lớp 1) như sau:
A
B
- Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB.
- Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB
A
B
Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng:
Ví dụ: Bài 4 (trang 49)
A
B
C
D
O
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?
 - Khi chữa bài tôi cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm bằng lời: “Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O”; “hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O”, hoặc “O là điểm cắt nhau của đoạn thẳng AB và CD”.
Nhận biết 3 điểm thẳng hàng:
Ví dụ: Bài 2( trang 73)
Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra):
O
M
N
P
Q
D
O
B
C
A
a)
b)
 - Giáo viên giới thiệu cho học sinh về ba điểm thẳng hàng (ba điểm phải cùng nằm trên một đường thẳng).
- Học sinh phải dùng thước kẻ kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng
 hàng rồi chữa bài.
Ví dụ như:
a. Ba điểm O, M, N thẳng hàng; Ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
b. Ba điểm B, O, D thẳng hàng; Ba điểm A, O, C thẳng hàng.
Nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác
Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được khái niệm, định nghĩa hình học dựa trên các đặc điểm, quan hệ các tỷ lệ của hình chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được hình ở dạng “tổng thể”, phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly)
Ví dụ: Dạy học b

Tài liệu đính kèm:

  • docth_59_0081_2021932.doc