Nằm ở trung tâm của thành phố Thanh hoá, trung tâm GDTX tỉnh cũng có nhiều thuận lợi.
Là đơn vị hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp về chuyên môn của sở GD&ĐT Thanh hoá, với 47 cán bộ giáo viên, nhân viên (17 nữ, 30 nam). Trong đó trình độ thạc sĩ 13 đại học 23 cao đẳng 6, trung cấp và lao động phổ thông 4. Tuổi đời trung bình 43; tuổi nghề trung bình 23. Đây là đội ngũ nhiệt tình và có kinh nghiệm trong công tác cũng như cuộc sống, nhiệt tình trong công việc, gương mẫu trong công tác giáo dục. mọi người trong cơ quan đoàn kết, tương thân tương ái, cùng với ban Giám đốc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của TT và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế của Trung tâm đề ra.
nhiệm thường xuyên theo dõi việc kiểm tra nội TTGDTX. Giám đốc có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nội bộ, đặc biệt kiểm tra công việc của giáo viên hàng tuần, hàng tháng. Mỗi năm kiểm tra toàn diện một phần ba số giáo viên, khi kiểm tra phải có kết luận, có biên bản kiểm tra và lưu giữ hồ sơ kiểm tra. 1.3.2. Nội dung kiểm tra nội bộ TTGDTX: là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm trung tâm, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo trong trung tâm. Nội dung kiểm tra bao gồm: + Việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục. Thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp và toàn trung tâm. Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục từng khối lớp và toàn trung tâm. + Việc thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo. Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đào tạo nội dung chương trình dạy - học. Chất lượng giáo dục đạo đức lối sống; thực hiện đúng chương trình giáo dục công dân ở các khối lớp thông qua các giờ lên lớp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác chủ nhiệm lớp; thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp dạy học: Thực hiện thời khoá biểu, kiểm tra, chấm bài, cho điểm; việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên. Chất lượng giáo dục lao động kĩ thuật hướng nghiệp, dạy nghề; chất lượng giáo dục sức khoẻ thể dục, vệ sinh và quốc phòng. + Việc xây dựng đội ngũ. Hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn: sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ thăm lớp, hội giảng; sử dụng và phân công giáo viên, nhân viên. Công tác bồi dưỡng chuyên môn- nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ, nhóm chuyên môn; vấn đề thực hiện chế độ chính sách, quy chế chuyên môn, cải thiện đời sống giáo viên giúp đỡ họ khi gặp khó khăn trong công tác và trong cuộc sống. Giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, ý thức trách nhiệm thực hiện quy chế chuyên môn, đảm bảo kết quả giảng dạy và giáo dục; tham gia đầy đủ các mặt công tác khác. + Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Lớp học phải đảm bảo các tiêu chuẩn bàn ghế, hệ thống ánh sáng, vệ sinh; sử dụng và bảo quản hợp lí cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học,.... 1.3.3. Công tác tự kiểm tra của Giám đốc. + Công tác kế hoạch hoá: Xây dựng và chỉ đạo kế hoạch chung và từng bộ phận, gồm 4 loại kế hoạch chính: Kế hoạch dạy và học, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch giáo dục lao động- hướng nghiệp-dạy nghề, kế hoạch phổ cập giáo dục. Giám đốc tự kiểm tra, đánh giá công tác kế hoạch của mình thông qua việc thu thập và sử lí thông tin. + Công tác tổ chức nhân sự, Giám đốc tự kiểm tra, đánh giá việc sử dụng cơ cấu bộ máy, quy định chức năng quyền hạn, nhiệm vụ và sự phối hợp của từng bộ phận, mối quan hệ từng bộ phận, cá nhân,... + Công tác chỉ đạo: Giám đốc tự kiểm tra, đánh giá về việc nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hoà phối hợp, kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ giáo viên trong hoạt động chỉ đạo các công tác cụ thể trong trung tâm: Chỉ đạo dạy học, giáo dục trong và ngoài lớp; công tác lao động, hướng nghiệp, dạy nghề; công tác phổ cập giáo dục. Chỉ đạo công tác hành chính quản trị trong trung tâm; chỉ đạo thi đua điểm và điển hình. Việc thực hiện dân chủ hóa quản lí, công khai về quản lí tài sản, tài chính. Chỉ đạo và thực hiện kết hợp Đảng, đoàn thể và huy động cộng đồng tham gia quản lí trung tâm. + Thực hiện dân chủ hoá quản lý TTGD TX công khai về quản lý tài sản, tài chính vốn tự có, tuyển sinh lên lớp... + Thực hiện kết hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể và huy động tham gia xây dựng và quản lý trung tâm. + Thực hiện kiểm tra nội bộ TTGD TX và tự kiểm tra một cách thường xuyên định kỳ theo kế hoạch để phát hiện theo dõi kiểm soát...giám đốc cần tự kiểm tra lề lối phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực của chính mình tực điều chỉnh với yêu cầu, chuẩn mực của người quản lý TTGDTX. 1.3.4. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ TTGDTX: Yêu cầu phải tuân theo một số các nguyên tắc: + Nguyên tắc tính pháp chế + Tính kế hoạch, + Tính khách quan + Tính hiệu quả + Tính giáo dục => Tuỳ tình huống cụ thể khi kiểm tra giám đốc sử dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt và sáng tạo. 1.3.5. Hình thức và phương pháp kiểm tra nội bộ TTGDTX.: Hình thức kiểm tra nội bộ TTGDTX. + Kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một giáo viên... + Kiểm tra từng mặt có thể chỉ kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, kiểm tra giờ dạy trên lớp... Phương pháp kiểm tra nội bộ TTGDTX: gồm 02 phương pháp chủ yếu: + Phương pháp kiểm tra kết quả, phương pháp kiểm tra phòng ngừa, phương pháp tự kiểm tra. + Phương pháp kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên: Dự giờ, kiểm tra tài liệu, đàm thoại với giáo viên. + Phương pháp kiểm tra chất lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh. + Phương pháp kiểm tra giáo dục học sinh. 1.3.6. Nghiệp vụ kiểm tra TTGD TX: Xây dựng kế hoạch nội bộ TTGD TX khi xây dựng kế hoạch phải phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể của trung tâm. Kế hoạch kiểm tra nội bộ được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và cần công bố đầu năm học. Nội dung kiểm tra cần có tính thuyết phục và hình thức kiểm tra không gây tâm lý nặng nề, kế hoạch kiểm tra theo thời gian theo học kỳ, hàng tháng, hàng tuần. * Sau đây là những biểu mẫu xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ TTGDTX theo năm học: Biểu mẫu 1 (KHKT công việc theo tuần và tháng) Tuần Tháng Tuần 1/công việc Tuần 2/công việc Tuần 3/công việc Tuần 4/công việc 9 ổn định tổ chức KT sĩ số các lớp KT thực hiện KT chất lượng dạy và học 10 11 12 ... Biểu 2 (KHKT tuần theo công việc chi tiết, cụ thể) Tuần Thứ Nội dung kiểm tra Các mặt khác Ghi chú Dự giờ Hồ sơ Môn, bài Lớp Giáo viên Lớp Tổ Giáo viên 1 2 3 4 5 6 7 2 ... Trên đây là 2 biểu mẫu sử dụng làm kế hoạch kiểm tra nội bộ trong một trung tâm GDTX. 1.3.7 Tổ chức kiểm tra và tiến hành kiểm tra nội bộ TTGDTX : Sau khi lập kế hoạch theo tuần theo tháng.... + Trước hết xây dựng lực lượng kiểm tra: Giám đốc ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, quyết định trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra. + Phân cấp trong kiểm tra: Giám đốc có thể kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp phải uỷ nhiệm cho người cấp dưới, phân cấp rõ ràng cho phó giám đốc, tổ trưởng chuyên môn hoặc cán bộ giáo viên có uy tín. + Xây dựng chế độ kiểm tra: Giám đốc quy định thể thức làm việc nhiệm vụ cụ thể thời gian quy trình tiến hành quyền lời cho mỗi đợt kiểm tra hoạc kiểm tra viên. + Cung cấp kịp thời nhưng điều kiện vật chất tinh thần tâm lí cho hoạt kiểm tra khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra. Giám đốc tiến hành kiểm tra nội bộ: + Kiểm tra toàn diện một giáo viên. Việc kiểm tra phải đánh giá toàn diện một giáo viên dựa vào 4 nội dung sau: + trình dộ chuyên môn- nghiệp vụ: Thông qua dự giờ trên lớp các hạot động giáo dục học sinh trong giờ ngoại khoá và chính khoá. + Thực hiện quy chế chuyên môn: Việc thực hiện quy định của trung tâm, tham gia các hoạt động cải phương pháp dạy học.... + Kết quả giảng dạy giáo dục thông qua kiểm tra chất lượng học sinh, thường xuyên, định kỳ, đột xuất. + Tham gia các hoạt động giáo dục khác: Công tác chủ nhiệm, đoàn đội, tự bồi dưỡng... Sau đây là một biểu số biểu mẫu Giám đốc TTGDTX thực hiện kế hoạch kiểm tra một giáo theo chuyên đề: Biểu 1: Kiểm tra giáo viên theo chuyên đề Tên Nội dung Thời gian Được kiểm tra Bộ phận kiểm tra Chuyên đề 1 KT giáo án 10/2009 – 4/2010 Giáo viên TrPhòng &PGĐ TT Chuyên đề 2 KT giờ dạy trên lớp 10-11/2009 – 02-3/2010 Giáo viên TrPhòng, TTCM Chuyên đề 3 KT việc chấm bài và thực hiện điểm số 01 -5/2010 Giáo viên TTCM Chuyên đề 4 KT việc thực hiện chương trình Hàng tháng Giáo viên PGĐ& TTCM Chuyên đề 5 KT việc thực hiện quy chế 11/2009 – 3/2010 Giáo viên CNVC Ban GĐ Giám đốc cần kiểm tra nhiều nội dung khác như: Kiểm tra giờ dạy của giáo viên; kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn; kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính... Sau đây chúng tôi đưa ra biểu mẫu kế hoạch kiểm tra theo các bộ phận trong trung tâm: Biểu mẫu 2: ( kiểm tra các bộ phận ) Tên Nội dung Thời gian Được kiểm tra Bộ phận kiểm tra Chuyên đề 1 Kiểm tra quỹ tiền mặt Hàng tháng Kế toán thủ quỹ BGĐ- TTND Chuyên đề 2 Thu tiền đầu năm cuối 9/09 KT- TQuỹ BGĐ- TTND Chuyên đề 3 Đối tượng miễn giảm 10/2009 kế toán BGĐốc Ch/đề 4 6 loại h/sơ học vụ 10/09 Giáo vụ BGĐ Chuyên đề 5 Việc xếp loại ghi học bạ 1->5/09/2010 Giáo vụ BGĐ Chuyên đề 6 H/sơ,quản lí Hviên 11->3/09,2010 Tổ giám thị BGĐ Chuyên đề 7 Sử dụng bảo quản thiết bị, đồ dùng... 12->4/09,2010 Thiết bị BGĐ- Tphòng Chuyên đề 8 Tài sản nhà trường 12/2009 Tất cả các bộ phận BGĐ- Trưởng phòng Chuyên đề 9 cấp phát thuốc, kinh phí, chữ thập đỏ 11->5/09,2010 ytế BGĐ Chuyên đề 10 Bảo quản và công tác giới thiệu sách 01/2009 Thư viện BGĐ chuyên đề 11 Bảo quản và khai thác phòng tin học 01/2009 Phòng tin học BGĐ- Trưởng phòng Biểu mẫu trên thể hiện kế hoạch kiểm tra theo thời gian đã định. Tiện lợi cho việc theo dõi nội bộ TTGDTX trong quá trình thực hiện quy chế. Tóm lại: Là người lãnh đạo trung tâm GDTX tỉnh hay bất cứ trung tâm cơ sở nào cũng cần phải tiến hành kiểm tra nội bộ thường xuyên theo các nội dung như đã nêu ở trên. Bởi vì kiểm tra nội bộ là chức năng cơ bản quan trọng của giám đốc nhăm làm cho trung tâm giữ vững được kỉ cương nề nếp, tạo được uy tín cho cấp trên, tạo được thương hiệu cho trung tâm và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Trên đây là những cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của biện pháp kiểm tra tra nội bộ TTGDTX. Tuy nhiên kiểm tra nội bộ TTGDTX là một hoạt động nghiệp vụ quản lí của giám đốc trung tâm GDTX không thể tuỳ tiện và hình thức mà phải thực hiện nghiệm túc. Nắm được cơ sở khoa học, nắm được những phương pháp, biện pháp kĩ thuật để khi tiến hành kiểm tra không sai phạm, giữ được tính pháp chế và kết quả kiểm tra có hiệu quả hơn. Chương 2 Thực trạng của việc kiểm tra nội bộ trung tâm gdtx tỉnh thanh hoá 2.1. Đặc điểm chung của trung tâm gdtx tỉnh thanh hoá 2.1.1.Những thuận lợi Nằm ở trung tâm của thành phố Thanh hoá, trung tâm GDTX tỉnh cũng có nhiều thuận lợi. Là đơn vị hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp về chuyên môn của sở GD&ĐT Thanh hoá, với 47 cán bộ giáo viên, nhân viên (17 nữ, 30 nam). Trong đó trình độ thạc sĩ 13 đại học 23 cao đẳng 6, trung cấp và lao động phổ thông 4. Tuổi đời trung bình 43; tuổi nghề trung bình 23. Đây là đội ngũ nhiệt tình và có kinh nghiệm trong công tác cũng như cuộc sống, nhiệt tình trong công việc, gương mẫu trong công tác giáo dục... mọi người trong cơ quan đoàn kết, tương thân tương ái, cùng với ban Giám đốc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của TT và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế của Trung tâm đề ra. Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở, ban nghành trong tỉnh và các đơn vị liên kết đào, thừa kế những kinh ngiệm về công tác quản lí GD & ĐT. đã tạo điều kiện, tạo cơ hội cho việc tập hợp lực lượng, làm nên sức mạnh tổng hợp, thức đẩy trung tâm ngày càng ổn định và phát triển. Trung tâm GDTX tỉnh Thanh hoá có 2 cơ sở (cơ sở 1 tại thành phố Thanh hoá, cơ sở 2 tại thị xã Sầm sơn). Nằm ở trunng tâm tỉnh lị do đó sự tiếp cận các thông tin, việc đi lại giao dịch và tổ chức công tác học tập, rất thụân tiện. Trung tâm đã phát huy tích cực cơ số các phòng học với 47 phòng, máy vi tính, trang bị cho dạy và học đầy đủ với hơn 50 máy và các trang thiết bị khác hỗ trợ cho dạy và học. Trong năm học 2008 - 2009 Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá đã cố gắng khắc phục đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ. Nêu cao ý thức pháp chế. Tăng cường công tác kiểm tra làm cho nội bộ đoàn kết, thực thiện tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. Xây dựng TT có một nề nếp, kỉ cương, thống nhất trong các hoạt động. Khắc phục được những thiếu sót trong quản lí. Nhờ vậy TT ngày càng phát triển. Nhanh chóng tìm ra biện pháp ổn định nề nếp, tạo điều kiện mua thêm cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Bên cạnh đó cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên hết mình vì sự nghiệp Giáo dục chung. Chính vì tăng cường tính pháp chế, kiểm tra kịp thời trong TT mà trong năm học gần đây TTGDTX tỉnh Thanh hoá đã đạt được những kết quả tốt. Trung tâm GDTX mở được nhiều lớp liên kết với các trường Đại học trong nước, đào tạo các lớp cao đẳng, đại học, sau đại học. Với nhiều hình thức học khác nhau. Đều đạt hiệu quả tốt trong công tác giáo dục và đào tạo. Kết quả này chứng minh sự cố gắng của lãnh đạo TT trong việc đôn đốc cán bộ công nhân viên nghiêm túc chấp hành pháp chế và thường xuyên tăng cường kiểm tra nội bộ TT. * Sau đây là danh sách các lớp liên kết đào tạo nhằm thể hiện tình hình hoạt động của trung tâm trong năm học 2008 - 2009: Các trường liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, Đại học với TTGDTX tỉnh Thanh hoá. TT Đơn vị liên kết đào tạo Lớp liên kết đào tạo Số HV Ghi chú 1 Trường ĐHGTVT Đại học cầu đường K41 80 năm T4 2 Trường ĐHKTQD HN Đại học kế toán 130 tốt nghiệp 2008 3 nt ĐHKT- kế hoạch K38 65 Năm T4 4 nt ĐH kế toán K39 79 Năm T4 5 nt ĐHKT- TChính 82 Năm T4 6 nt ĐHQL- KTế K39 54 Năm T4 7 nt Đại học kế toán K40 98 Năm T3 8 Trường ĐHNN ĐH tiếng Anh K2 56 Năm T3 9 nt Đại học tiếng Anh sau CĐ K3 52 TNghiệp 2008 10 nt Văn bàng 2 Tiếng Anh 54 Năm 1 11 Trường ĐHKT- ĐHQG Hà Nội ĐHTC- NH K16 (kinh tế) 53 Tnghiệp 2009 12 Trường ĐHVinh ĐH kế toán, K46 86 Tnghiệp 2008 13 nt ĐH kế toá K47 75 năm T3 14 nt ĐH xây dựngK46 71 Năm T4 15 nt ĐH xây dựng K47 45 Năm T3 16 nt ĐH công nghệ 97 Năm T3 17 nt ĐHKT- ngân hàng 43 Năm T3 18 nt ĐH tiểu học K1 71 Năm T3 19 nt Đại học tiểu họcK2 56 Năm T2 20 nt ĐH mầm nonK47 100 Năm T4 21 nt ĐH mần non K48 112 năm T3 22 nt ĐH Văn –SửK47 78 Năm T4 23 nt ĐH Toán – Lí 66 Năm T4 24 nt ĐH Tiểu họcK49 76 Năm T2 25 nt ĐH tiểu học K48D1 82 Năm T3 26 nt ĐH tiểu học K48 D2 98 Năm T3 27 nt ĐH GD mầm non K48 88 Năm T3 28 nt ĐH văn sử D2 Mầm non K49 97 Năm T3 29 nt ĐH Toán lý K48 98 Năm T3 30 nt ĐH Văn sử K49 98 Năm T2 31 nt ĐH Toán lý K49 55 Năm T3 32 nt ĐH Toán lý K49 78 Năm T1 33 nt ĐH GD mầm non K50 91 Năm T2 34 nt ĐH Địa lý K12 80 Năm T2 35 nt ĐH Sinh- Hoá K12 70 Năm T2 36 nt ĐH Tin học Khoá 4 77 Năm thứ 2 37 nt ĐH Ngoại ngữ Khoá 4 70 Năm thứ 2 38 nt ĐH Xây dựng K4 42 Năm thứ 2 39 ĐHSP HNội ĐH Mầm non KI 54 Năm thứ 4 40 ĐHSP HNội ĐH Mầm non K2 64 Năm thứ 4 41 ĐH Mỏ Điạ chất ĐH cơ điện K50 48 Năm T5 42 Viện Đại học Mở ĐH Kế toán K11 60 Năm T3 43 Viện Đại học Mở ĐH Kế toán K11 60 Năm T3 44 Viện Đại học Mở ĐH Điện cơ K6 34 Năm T3 45 Viện Đại học Mở ĐH Lọc hoádầu K2 60 Năm T3 46 ĐH ĐNẵng ĐHQTKD(hệ từ xa) 67 Năm T2 47 nt ĐH kế toán 56 Năm thứ 4 48 nt ĐH QT kinh doanh 45 Năm thứ 3 49 nt ĐHKT K2 87 Năm thứ 4 50 Đại học Huế Đại học Luật 56 Năm T3 51 ĐHKH&NV ĐHTTin – Thư viện 98 Năm T2 Tổng 11 trường liên kết đào tạo 51 lớp/ 19 chuyên ngành Trung tâm đã liên kết đào tạo các nghành nghề, nhiều hình thức đào tạo từ trung cấp đến đại học. Trung tâm cũng đã đạt được mục tiêu đào tạo trong nhiều năm gần đây. 2.1.2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đã đạt được như trên trung tâm GDTX tỉnh Thanh hoá gặp không ít những khó khăn: Về cơ sở vật chất: Phương tiện, thiết bị cho việc dạy và học một số nghành như xây dựng, giao thông, hoá chất; máy móc cho thực hành và nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ, chất lượng phòng làm việc cho cán bộ giáo viên chưa thật sự đáp ứng đúng yêu cầu và quy mô đào tạo của trung tâm trong giai đoạn hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển hiện đại. Các công trình điện nước, khu vệ sinh, cảnh quan môi trường chưa được cải thiện hoàn toàn... nhìn chung còn thiếu thốn. Do trung tâm đóng tại địa bàn có liên quan đến nhà thờ công giáo, có sự tranh chấp đất đai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trung tâm. Một số phòng học đang xây dựng phải ngừng lại...do thiếu phòng nên trung tâm hạn chế việc tiếp nhận học viên. Nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế, chủ yếu mới đủ trả lương cho cán bộ giáo viên và 1 phần nhỏ dùng để mua sắm, cải tạo, sửa chữa nhỏ. Chủ yếu TT tự vận động từ nguồn lực của mìmh là chính. Đội ngũ giáo viên cán bộ còn bất cập về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên ngành được đào tạo chưa phù hợp, trình độ chuyên môn còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ được giao làm cho một số hoạt động chưa đồng đều; công tác quản lí sự phối hợp giữa các phòng, các bộ phận công tác còn chưa thật nhịp nhàng. Khó khăn trong quản lí nội bộ TT. Học viên đa số là cán bộ công chức,viên chức, các doanh nghiệp thành phần kinh tế vừa làm vừa học do đó gặp không ít khó khăn trong việc đi học đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc duy trì nề nếp học tập của TT, thời gian học, tập và thực hiện quy chế còn lỏng lẻo. Việc xây dựng kế hoạch với các trường đại học trung ương cũng như với lãnh đạo tỉnh về chỉ tiêu đào tạo liên kết trong năm còn nhiều khó khăn. Cùng lúc trên địa bàn tỉnh có nhiều tổ chức liên kết đào tạo, dưới nhiều hình thức vẫn chưa tập trung về một mối. Việc duyệt kế hoạch đào tạo của tỉnh thường xuyên chậm so với quy định của các trường đại học; việc ấn định 2 kì thi tuyển cho hệ vừa làm vừa học là chưa hợp lí... Đặc biệt do sự một số sự việc xảy ra trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của trung tâm bị gián đoạn. Chưa thực sự đưa trung tâm phát triển như mục tiêu đề ra. Trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất, tập trung thiết bị dạy và học, trung tâm GDTX Tỉnh Thanh hoá sẽ cải thiện những khó khăn, tiếp tục phát triển những thuận lợi. Tăng cường giám sát các hoạt động dạy và học. Thường xuyên kiểm tra nội bộ để trung tâm đi vào quỹ đạo chung của nền giáo dục đất nước đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế tri thức hiện nay. 2.2. Thực trạng của việc kiểm tra nội bộ TTGDTX tỉnh thanh hoá. Trong năm học vừa qua TTGDTX tỉnh Thanh hoá đã bám sát chương trình kế hoạch kiểm tra của bộ của ngành của tỉnh ban giám đốc TT đã thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ. Thể hiện qua kế hoạch hoá kiểm tra nội dung kiểm tra. 2.2.1. Kế hoạch kiểm tra nội bộ TTGDTX tỉnh thanh hoá. Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ TT trình sở giáo dục phê duyệt và làm cơ sở để theo dõi và kiểm tra nội bộ trung tâm. Giám đốc trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch từ đầu năm học dựa trên tình hình thực tế của trung tâm. Là một TTGDTX cấp tỉnh tình hình có nhiều phức tạp. Loại hình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... đều có quy mô lớn hơn so với các trung tâm GDTX cấp huyện việc lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trung tâm được giám đốc quan tâm quán xuyến sát sao chặt chẽ hành tuần hàng tháng. Kiểm tra việc thực hiện văn bản chỉ đạo dạy và học của TT. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện và phối hợp với các sở ban ngành ban hành các chính sách biện pháp phù hợp cho việc day và học + Kiểm tra cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng học, thư viện. + Kiểm tra chế độ chính sách về việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ. Kiểm tra việc hướng dẫn chỉ đạo chương trình dạy và học của TTGDTX năm học 2009- 2010: + Hồ sơ quản lí + Nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy + Các biện pháp bồi dưỡng cho giảng viên + Việc thực hiện quy chế trung tâm + Việc ứng dụng công nghệ thông tin + Thao giảng dự giờ sinh hoạt tổ chuyên môn + Thiết bị dạy dạy học + Viết giáo trình giảng dạy Giám đốc tự kiểm tra. 2.2.2. Nội dung kiểm tra nội bộ TTGDTX . + Kiểm tra toàn diện giáo viên trong năm học 2008- 2009. Yêu cầu kiểm giáo án, giờ dạy trên lớp. Thực hiện chương trình, chấm bài;
Tài liệu đính kèm: