Báo cáo Tổng hợp kết quả điều tra năng lực dạy học của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở tại huyện Mai Châu và Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Báo cáo Tổng hợp kết quả điều tra năng lực dạy học của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở tại huyện Mai Châu và Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

Tự đánh giá của giáo viên:

Nội dung 1: Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học. Đánh giá về mức độ đạt được của bản thân về năng lực này 43 GV (chiếm 43%) tự đánh giá mức tốt; 57 GV (chiếm 57%) tự đánh giá ở mức độ đạt; không có tự đánh giá là chưa đạt.

Nội dung 2: Thực hiện đúng, đầy đủ và linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã thiết kế, đảm bảo yêu cầu về phân hóa. Đánh giá về mức độ đạt được của bản thân về năng lực này 37 GV (chiếm 37%) tự đánh giá mức tốt; 53 GV (chiếm 53%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 10 GV (chiếm 10%) tự đánh giá là chưa đạt.

Đánh giá của cán bộ quản lý:

Nội dung 1: Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học. Đánh giá về mức độ đạt được của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số về năng lực này: 8 CBQL (chiếm 40%) đánh giá ở mức tốt; 12 CBQL (chiếm 60%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá là chưa đạt.

Nội dung 2: Thực hiện đúng, đầy đủ và linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã thiết kế, đảm bảo yêu cầu về phân hóa. Đánh giá về mức độ đạt được của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số về năng lực này: 3 CBQL (chiếm 15%) đánh giá ở mức tốt; 15 CBQL (chiếm 75%) đánh giá ở mức độ đạt; 2 CBQL (chiếm 10%) đánh giá là chưa đạt.

Đánh giá qua giờ dạy:

Đánh giá về năng lực đảm bảo chương trình môn học thông qua dự giờ kết quả thu được như sau: Các ý kiến đều đánh giá hầu hết giáo viên đã đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học. Tuy nhiên còn hạn chế trong việc thực hiện linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã thiết kế, khả năng đảm bảo yêu cầu về phân hóa còn thấp.

Đánh giá chung: Tổng hợp kết quả khảo sát từ 3 kênh thông tin, có thể nhận thấy đa số giáo viên đều đã đảm bảo dạy học theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ theo đúng qui định trong chương trình môn học. Tuy nhiên một số giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo thực hiện kế hoạch dạy học đã thiết kế, yêu cầu về dạy học phân hóa còn yếu. Qua xin ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên thì hầu hết đều đánh giá năng lực đảm bảo chương trình dạy học là rất cần thiết và có đề xuất cần phải bồi dưỡng thêm năng lực dạy học phân hóa cho đội ngũ giáo viên.

 

doc 60 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tổng hợp kết quả điều tra năng lực dạy học của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở tại huyện Mai Châu và Đà Bắc tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động, sáng tạo của học sinh. Đánh giá về mức độ đạt được của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số về năng lực này: 4 CBQL (chiếm 20%) đánh giá ở mức tốt; 12 CBQL (chiếm 60%) đánh giá ở mức độ đạt; 4 CBQL (chiếm 20%) đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực tự học và tư duy phát triển của học sinh. Đánh giá về mức độ đạt được của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số về năng lực này: 3 CBQL (chiếm 15%) đánh giá ở mức tốt; 10 CBQL (chiếm 10%) đánh giá ở mức độ đạt; 7 CBQL (chiếm 35%) đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa. . Đánh giá về mức độ đạt được của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số về năng lực này: 1 CBQL (chiếm 5%) đánh giá ở mức tốt; 7 CBQL (chiếm 35%) đánh giá ở mức độ đạt; 12 CBQL (chiếm 60%) đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá qua giờ dạy:
Qua dự giờ đánh giá về năng lực sử dụng các phương pháp dạy học thu được kết quả như sau: Nói chung giáo viên đã vận dụng được các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học, đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng phương pháp vào dạy học nhiều giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể: 
- Đa phần giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, nói nhiều, giảng giải nhiều, chưa tạo được hứng thú cho người học, chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm môn học (môn Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội).
- Chưa kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, chưa sửa lỗi cho học sinh (lỗi phát âm).
- Một số môn chưa sử dụng các phương pháp chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm nên không tìm được phương pháp dạy học phù hợp (môn Âm nhạc).
- Chưa biết cách tổ chức nhóm học tập (theo mô hình VNEN) để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Do hạn chế về vốn từ tiếng Việt (chủ yếu là giáo viên người H’Mông) nên một số giáo viên còn lúng túng khi sử dụng từ ngữ để hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp.
- Giáo viên còn yếu trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân hóa.
Đánh giá chung: Kết quả thu được từ 3 kênh thông tin có sự phân hóa rõ rệt. Đa số giáo viên đều cho rằng bản thân đã vận dụng hợp lí, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giáo viên đã đạt yêu cầu trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực tự học của học sinh, trong khi đó theo đánh giá cán bộ quản lý và kết quả dự giờ thì chưa đánh giá cao năng lực này của giáo viên. Nhiều giáo viên còn chưa nắm chắc và chưa linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, chưa phát huy được tính tích cực chủ động và năng lực tự học và tư duy của học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho người học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa của hầu hết giáo viên còn nhiều hạn chế.
Qua tìm hiểu chúng tôi đã xác định nguyên nhân của những hạn chế này là: một số giáo viên còn có trình độ chuyên môn thấp (9+3), được phân công dạy những bộ môn không thuận tay hoặc không có năng khiếu (VD giáo viên môn Âm nhạc, môn TN-XH ở trường tiểu học Mường Chiềng); cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nên khó có thể thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nguyên nhân còn đến từ phía người học. Các em học sinh còn rụt rè, nhút nhát, thiếu chủ động trong các hoạt động học tập, mặt bằng kiến thức thấp. Chính vì những lí do trên mà nhiều giáo viên (42 %) và cán bộ quản lý (65%) đề xuất cần bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp dạy học theo đặc thù môn học cho giáo viên. 
* Năng lực sử dụng phương tiện dạy học:
Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học có 3 nội dung. Qua khảo sát thu được kết quả như sau: 
Tự đánh giá của giáo viên:
Nội dung 1: Sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học qui định trong chương trình môn học: 21 GV (chiếm 21%) tự đánh giá mức tốt; 64 GV (chiếm 64%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 15 GV (chiếm 15%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Kết hợp sử dụng hợp lí các đồ dùng và phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với phương tiện hiện đại làm tăng hiệu quả giờ học: 16 GV (chiếm 16%) tự đánh giá mức tốt; 54 GV (chiếm 54%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 30 GV (chiếm 30%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới. 10 GV (chiếm 10%) tự đánh giá mức tốt; 48 GV (chiếm 48%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 52 GV (chiếm 52%) tự đánh giá là chưa đạt
Đánh giá của cán bộ quản lý:
Nội dung 1: Sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học qui định trong chương trình môn học: 2 CBQL (chiếm 10%) đánh giá ở mức tốt; 12 CBQL (chiếm 60%) đánh giá ở mức độ đạt; 6 CBQL (chiếm 30%) đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Kết hợp sử dụng hợp lí các đồ dùng và phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với phương tiện hiện đại làm tăng hiệu quả giờ học: 1 CBQL (chiếm 5%) đánh giá ở mức tốt; 11 CBQL (chiếm 55%) đánh giá ở mức độ đạt; 8 CBQL (chiếm 40%) đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới. 0 CBQL (chiếm 0%) đánh giá ở mức tốt; 11 CBQL (chiếm 55%) đánh giá ở mức độ đạt; 9 CBQL (chiếm 45%) đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá qua giờ dạy:
Qua dự giờ chúng tôi có những đánh giá cụ thể như sau:
- Giáo viên đã sử dụng tranh ảnh, phiếu học tập tuy nhiên chưa hiệu quả, chưa gây hứng thú cho học sinh.
- Đồ dùng dạy học chưa thực sự tốt và chưa có tính thẩm mĩ (tranh ảnh quá bé không nhìn thấy nội dung). 
- Một số giáo viên đã có ý thức chuẩn bị đồ dùng dạy học nhưng chưa khai thác hiệu quả (môn Tiếng Việt lớp 1), một số giờ học cần có đồ dùng dạy học thì giáo viên lại không chuẩn bị (môn TN-XH), hoặc có đồ dùng nhưng giáo viên không biết sử dụng (môn Âm nhạc).
- Giáo viên đã sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu nhưng khai thác chưa hiệu quả để làm tăng hiệu quả dạy học. 
- Nhiều môn còn dạy chay không có đồ dùng minh họa, chủ yếu là trình bày bảng (môn Đạo đức, môn Tiếng Việt).
Đánh giá chung: Kết quả thu được ở 3 kênh thông tin có sự tương đồng, nhiều giáo viên tự đánh giá bản thân còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện dạy học đặc biệt là năng lực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại hoặc năng lực sáng tạo các phương tiện dạy học mới, chưa thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học hoặc sử dụng không hiệu quả dẫn đến chất lượng các giờ dạy chưa cao. Kết quả đánh giá cán bộ quản lý trùng với quan điểm của giáo viên và trùng với đánh giá từ dự giờ.
Nguyên nhân của những hạn chế trên có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau: một số giáo viên chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện trong dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục, còn ngại thiết kế và sử dụng vì mất thời gian hoặc tốn kém tiền bạc; nhiều nhà trường còn thiếu phương tiện dạy học, nhiều điểm trường còn xa trung tâm (không có phòng học chức năng, không có máy chiếu, máy tính nối mạng internet..), điều kiện kinh tế của địa phương khó khăn (không có điện). Với những hạn chế trên, ngoài yêu cầu về tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho các nhà trường, thì nhu cầu được bồi dưỡng cũng được cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm. 51 giáo viên (chiếm 51%) và 16 cán bộ quản lý (chiếm 80%) đề xuất cần bồi dưỡng năng lực sử dụng phương tiện và sáng tạo những phương tiện mới trong dạy học cho đội ngũ giáo viên.
* Năng lực xây dựng môi trường dạy học:
 Năng lực xây dựng môi trường dạy học có 2 nội dung. Qua khảo sát thu được kết quả như sau: 
Tự đánh giá của giáo viên:
Nội dung 1: Tạo bầu không khí dạy học thân thiện, lành mạnh, không khí hăng say học tập, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. 42 GV (chiếm 42%) tự đánh giá mức tốt; 51 GV (chiếm 51%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 7 GV (chiếm 7%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Tôn trọng ý kiến của học sinh, đảm bảo điều kiện học tập an toàn: 61 GV (chiếm 61%) tự đánh giá mức tốt; 39 GV (chiếm 39%) tự đánh giá ở mức độ đạt; không có tự đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá của cán bộ quản lý:
Nội dung 1: Tạo bầu không khí dạy học thân thiện, lành mạnh, không khí hăng say học tập, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập; 12 CBQL (chiếm 60%) đánh giá ở mức tốt; 7 CBQL (chiếm 55%) đánh giá ở mức độ đạt; 1 CBQL (chiếm 5%) đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Tôn trọng ý kiến của học sinh, đảm bảo điều kiện học tập an toàn: 13 CBQL (chiếm 65%) đánh giá ở mức tốt; 7 CBQL (chiếm 75%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá thông qua giờ dạy:
Qua quan sát các biểu hiện về năng lực xây dựng môi trường học tập chúng tôi nhận thấy giáo viên đã tạo được bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh, không khí hăng say học tập, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. Giáo viên đã khai thác không gian lớp học, công cụ lớp học tiết kiệm hiệu quả, có tương tác với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh và đảm bảo điều kiện học tập an toàn. 
Nhận xét chung: Năng lực xây dựng môi trường học tập của giáo viên được đánh giá đạt yêu cầu ở mức khá trở lên. Đa số các thầy cô đã xây dựng được môi trường học tập an toàn, thân thiện, hiệu quả cho học sinh. Nguyên nhân của những điểm mạnh này là phần lớn giáo viên là người dân tộc thiểu số bản địa, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng người học, có sự tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán với học sinh chính vì vậy tạo được niềm tin lớn cho người học, giúp các em yên tâm, tự tin, hăng say học tập. Tuy nhiên nhiều giáo viên (31%) vẫn có nhu cầu được bồi dưỡng thêm năng lực này.
* Năng lực quản lí hồ sơ dạy học:
Tự đánh giá của giáo viên:
Nội dung 1: Xây dựng hồ sơ dạy học theo đúng qui định: 52 GV (chiếm 52%) tự đánh giá mức tốt; 47 GV (chiếm 47%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 01 GV ( chiếm 1%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Các tài liệu, tư liệu trong hồ sơ dạy học được sắp xếp khoa học dễ sử dụng: 50 GV (chiếm 50%) tự đánh giá mức tốt; 48GV (chiếm 48%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 02 GV (chiếm 2%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Thường xuyên bổ sung tư liệu dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu trữ hồ sơ phục vụ việc day học. 37 GV (chiếm 37%) tự đánh giá mức tốt; 38 GV (chiếm 38%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 25GV (chiếm 25%) tự đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá của cán bộ quản lý:
Nội dung 1: Xây dựng hồ sơ dạy học theo đúng qui định: 9 CBQL (chiếm 45%) đánh giá ở mức tốt; 11 CBQL (chiếm 75%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Các tài liệu, tư liệu trong hồ sơ dạy học được sắp xếp khoa học dễ sử dụng: 6 CBQL (chiếm 35%) đánh giá ở mức tốt; 13 CBQL (chiếm 65%) đánh giá ở mức độ đạt; 01 CBQL (chiếm 5 %) đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Thường xuyên bổ sung tư liệu dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu trữ hồ sơ phục vụ việc day học: 8 CBQL (chiếm 40%) đánh giá ở mức tốt; 8 CBQL (chiếm 40%) đánh giá ở mức độ đạt; 04 CBQL (chiếm 20 %) đánh giá là chưa đạt.
Nhận xét chung: Các ý kiến tự đánh giá của giáo viên và đánh giá của cán bộ quản lý đều thống nhất với nhau. Đa số giáo viên đều có kỹ năng quản lí hồ sơ ở mức đạt trở lên. Tuy nhiên khả năng thường xuyên bổ sung tư liệu dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin và việc xây dựng, lưu trữ hồ sơ dạy học của giáo viên còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là các nhà trường và bản thân giáo viên còn thiếu cơ sở vật chất, máy tính và chưa chủ động trong việc phát triển năng lực này. 
* Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Năng lực năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có 4 nội dung. Qua khảo sát bằng 3 kênh thông tin thu được kết quả như sau: 	
Tự đánh giá của giáo viên:
Nội dung 1: Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, một số năng lực và phẩm chất để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo qui định: 55 GV (chiếm 55%) tự đánh giá mức tốt; 40 GV (chiếm 40%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 05 GV (chiếm 5%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp. 39 GV (chiếm 39%) tự đánh giá mức tốt; 55 GV (chiếm 55%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 06 GV (chiếm 6%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác và công bằng trong kiểm tra, đánh giá: 40 GV (chiếm 40%) tự đánh giá mức tốt; 54 GV (chiếm 54%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 06 GV (chiếm 6%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 4: Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh: 30 GV (chiếm 30%) tự đánh giá mức tốt; 62 GV (chiếm 62%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 8 GV ( chiếm 8%) tự đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá của cán bộ quản lý:
Nội dung 1: Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, một số năng lực và phẩm chất để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo qui định: 7 CBQL (chiếm 35%) đánh giá ở mức tốt; 13 CBQL (chiếm 65%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp: 5 CBQL (chiếm 25%) đánh giá ở mức tốt; 15 CBQL (chiếm 75%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 3: Đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác và công bằng trong kiểm tra, đánh giá: 10 CBQL (chiếm 50%) đánh giá ở mức tốt; 10 CBQL (chiếm 50%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 4: Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh: 7 CBQL (chiếm 35%) đánh giá ở mức tốt; 9 CBQL (chiếm 45%) đánh giá ở mức độ đạt; 4 CBQL (chiếm 20 %) đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá qua giờ dạy:
Qua quan sát sư phạm và tổng hợp kết quả điểm số từ các phiếu dự giờ (63/80 giáo viên đều đạt điểm từ 0,5 - 1,0 trong đó điểm tối đa là 1,0 cho nội dung này), đa số giáo viên đều được đánh giá năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đều ở mức đạt trở lên. Giáo viên đã có kĩ năng vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, lựa chọn cách phương pháp phù hợp để kiểm tra, đánh giá học sinh. 
Đánh giá chung: Nhìn chung năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên đều đạt yêu cầu. Giáo viên đã biết vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và một số phẩm chất để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo qui định. Cơ bản đã đảm bảo tính công khai, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu CBQL để tìm hiểu những hạn chế, khó khăn về năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên, đặc biệt là giáo viên người dân tộc thiểu số tại các nhà trường đã chỉ ra những điểm yếu sau: tính chính xác trong đánh giá học sinh còn chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân là do việc chuyển đổi hình thức kiểm tra đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét (theo Thông tư 30 và Thông tư 22). Giáo viên gặp khá nhiều khó khăn trong việc nhận xét học sinh, các nhận xét còn chung chung, chưa đánh giá chính xác được kiến thức, năng lực, phẩm chất người học và khó trong việc phân hóa được học sinh. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập ma trận kiểm tra, đánh giá. 
* Năng lực giáo dục qua môn học:
Năng lực giáo dục qua môn học có 2 nội dung. Qua khảo sát bằng 3 kênh hông tin thu được kết quả như sau: 
Tự đánh giá của giáo viên:
Nội dung 1: Khai thác được nội dung bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh: 40 GV (chiếm 40%) tự đánh giá mức tốt; 51 GV (chiếm 51%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 09 GV (chiếm 9%) tự đánh giá là chưa đạt.
Nội dung 2: Khai thác được những trải nghiệm của học sinh từ cuộc sống, vốn kinh nghiệm có sẵn để liên hệ, khai thác bài học: 24 GV (chiếm 24%) tự đánh giá mức tốt; 66 GV (chiếm 66%) tự đánh giá ở mức độ đạt; 10 GV (chiếm 10%) tự đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá của cán bộ quản lý:
Nội dung 1: Khai thác được nội dung bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh: 6 CBQL (chiếm 30%) đánh giá ở mức tốt; 14 CBQL (chiếm 70%) đánh giá ở mức độ đạt; không có đánh giá chưa đạt.
Nội dung 2: Khai thác được những trải nghiệm của học sinh từ cuộc sống, vốn kinh nghiệm có sẵn để liên hệ, khai thác bài học: 6 CBQL (chiếm 30%) đánh giá ở mức tốt; 10 CBQL (chiếm 50%) đánh giá ở mức độ đạt; 04 CBQL (chiếm 20%) đánh giá là chưa đạt.
Đánh giá qua thông qua giờ dạy:
Nói chung giáo viên đã khai thác được nội dung bài học để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh. Tuy nhiên, việc liên hệ với thực tế cuộc sống, khai thác trải nghiệm của học sinh và vốn kinh nghiệm sẵn có để giáo dục học sinh còn yếu. Nặng về sách vở thiếu việc gắn với thực tế. 
Đánh giá chung: Số liệu thống kê cho thấy có sự tương đồng giữa đánh giá của cán bộ quản lý và tự đánh giá của cán bộ giáo viên và đánh giá thông qua giờ dạy. Phần lớn giáo viên được đánh giá có năng lực giáo dục qua môn học từ mức đạt trở lên. Số ít được đánh giá còn yếu về năng lực liên hệ thực tế để giáo dục học sinh.
3.2. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên dân tộc thiểu số cấp THCS 
 a) Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS người dân tộc thiểu số (Thái, Tày, Dao, H'Mông):
Qua kết quả khảo sát 100 giáo viên người dân tộc thiểu số cấp THCS tại 2 huyện Mai Châu và Đà Bắc chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Về trình độ đào tạo 
Bảng 2.5 Trình độ đào tạo về chuyên môn của giáo viên người dân tộc thiểu số
Tổng số giáo viên
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp (12+2)
Trung cấp (9+3)
Khác
100
33
60
0
0
7
Qua bảng thống kê, 93% giáo viên có trình độ đào tạo về chuyên môn đạt chuẩn. Trong số 100 giáo viên được xin ý kiến có 33 giáo viên (chiếm tỉ lệ 33%) có trình độ đại học; 60 giáo viên ( chiếm tỉ lệ 60%) có trình độ cao đẳng sư phạm, 07 có trình độ khác ( Có bằng cao đẳng không phải ngành sư phạm). Như vậy 100% giáo viên đã đạt chuẩn về bằng cấp. Đó chính là cơ sở để chúng ta tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chăm lo bồi dưỡng, giúp đỡ của chính quyền và của nhân dân đội ngũ giáo viên trên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của huyên Mai Châu, huyện Đà Bắc nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung. Tuy nhiên trong tình hình mới, để thay đổi căn bản giáo dục đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng thì số giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học vẫn cần được đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên để có thể cập nhật kiến thức mới và nâng cao năng lực dạy học của bản thân. 
* Về cơ cấu đội ngũ:
Theo số liệu thống kê, tuổi đời của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số cấp THCS được xin ý kiến thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6 Thống kê tuổi đời của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp THCS
Tổng số giáo viên
dưới 30
từ 31-40
Từ 41-50
Từ 51-55
Từ 56-60
100
21
46
30
3
0
Kết quả khảo sát, thông kê theo bảng cho thấy số giáo viên số giáo viên có tuổi đời dưới 67 chiếm tỉ lệ khá cao (67%), từ 41 đến 50 chiếm tỉ lệ 30%; trên 50 chiếm tỉ lệ 3%. Như vậy tuổi đời của giáo viên THCS được khảo sát còn tương đối trẻ. 
Theo số liệu thống kê, tuổi nghề của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số cấp THCS được xin ý kiến thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7: Thống kê tuổi nghề của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp THCS
Tổng số giáo viên
< 5 năm
5 - 10 năm
11-20 năm
21-30 năm
trên 30 năm
100
17
18
38
26
1
Qua bảng thống kê có thể nhận thấy tuổi nghề của giáo viên trải đều dưới 5 năm đến 30 năm công tác. Trong đó số giáo viên có tuổi nghề từ 10 năm trở xuống là 35 GV (chiếm tỉ lệ 35%), đây là số giáo viên trẻ mới tham gia giảng dạy nhung thực tế họ đang là lực lượng đi đầu trong phong trào đổi mới giảng dạy, tiếp cận tri thức hiện đại và đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục học sinh THCS. Tuy nhiên số giáo viên này có thể còn thiếu kinh nghiệm, phương pháp trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh; số giáo viên có tuổi nghề 11 năm trở lên chiếm 65%. Qua đó cho thấy số giáo viên lâu năm tích lũy được lượng kiến thức và 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tong_hop_ket_qua_dieu_tra_nang_luc_day_hoc_cua_giao.doc