Báo cáo tóm tắt SKKN Ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy ở trường Tiểu học Vĩnh Trung 4

Báo cáo tóm tắt SKKN Ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy ở trường Tiểu học Vĩnh Trung 4

Nội dung: Ngày nay, các sản phẩm công nghệ đã đi vào cuộc sống của mỗi con người chúng ta, mà đặt biệt là đối với thế hệ trẻ được xem là một công cụ để học tập, giải trí và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả nhất. Từ đó, bản thân nhận thấy việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh là nhu cầu rất cần thiết, có tác dụng to lớn nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm, kĩ năng xã hội. Vì vậy, bản thân đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy đạt hiệu quả cao.

* Giải pháp 1: Làm quen tiến tới làm chủ sản phẩm công nghệ

+ Muốn ứng dụng được các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của của các sản phẩm ấy, đòi hỏi người giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo các sản phẩm công nghệ để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục học sinh như: Máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi, máy chiếu, Bên cạnh đó, giáo viên cần có kỹ năng tìm kiếm thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm soạn giảng và các công cụ hỗ trợ như: Phần mềm Violet, MS PowerPoint, Phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy Mindjet MindManager; Sách giáo khoa điện tử Classbook; Tích cực tự học và học hỏi đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; tổ chuyên môn nhà trường là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.

 

doc 2 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 878Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt SKKN Ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy ở trường Tiểu học Vĩnh Trung 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị công nhận giải pháp cấp huyện năm học 2020-2021
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Lê Thiện Năm.
- Năm sinh:	1976.	- Giới tính: Nam
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Vĩnh Trung 4.
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp 4A1
II. Nội dung:
1. Tên sáng kiến: Ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy ở trường Tiểu học Vĩnh Trung 4.
2. Thời điểm áp dụng: năm học 2020-2021.
3. Cơ quan, đơn vị áp dụng: Trường Tiểu học Vĩnh Trung 4.
4. Mô tả sáng kiến: 
- Nội dung: Ngày nay, các sản phẩm công nghệ đã đi vào cuộc sống của mỗi con người chúng ta, mà đặt biệt là đối với thế hệ trẻ được xem là một công cụ để học tập, giải trí và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả nhất. Từ đó, bản thân nhận thấy việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh là nhu cầu rất cần thiết, có tác dụng to lớn nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm, kĩ năng xã hội. Vì vậy, bản thân đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy đạt hiệu quả cao.
* Giải pháp 1: Làm quen tiến tới làm chủ sản phẩm công nghệ
+ Muốn ứng dụng được các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của của các sản phẩm ấy, đòi hỏi người giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo các sản phẩm công nghệ để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục học sinh như: Máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi, máy chiếu, Bên cạnh đó, giáo viên cần có kỹ năng tìm kiếm thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm soạn giảng và các công cụ hỗ trợ như: Phần mềm Violet, MS PowerPoint, Phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy Mindjet MindManager; Sách giáo khoa điện tử Classbook; Tích cực tự học và  học hỏi đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; tổ chuyên môn nhà trường là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
* Giải pháp 2: Ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào thực tiễn
+ Thực hiện cài đặt ứng dụng Google Drive để lưu trữ dữ liệu; Sử dụng Sách giáo khoa điện tử Classbook thay cho bộ sách giáo khoa truyền thống; Dùng phần mềm soạn bài giảng Violet để thiết kế các tiết dạy hàng ngày; Cá nhân tự trang bị các thiết bị công nghệ như: Điện thoại thông minh, Laptop, Máy chiếu, phục vụ giảng dạy; Tạo nhóm chat Zalo của lớp, tổ chuyên môn để trao đổi thông tin và thông báo tình hình học tập của học sinh,
* Giải pháp 3: Phối hợp phụ huynh hướng dẫn học sinh sử dụng các sản phẩm công nghệ đúng cách và an toàn
+ Chia sẻ tới các bậc phụ huynh phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả. Để các bậc phụ huynh biết quan tâm đến việc chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho con trong tương lai. Đặc biệt là từ khi trẻ còn ở độ tuổi tiểu học, bởi đây là giai đoạn duy nhất phát triển nền tảng tư duy cho trẻ hiệu quả và giúp hình thành thế giới quan phù hợp. Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính, tivi, điện thoại thông minh để tìm tư liệu học tập phù hợp thay vì cấm các em sử dụng để chơi để rồi các em lén lút chơi. Giúp phụ huynh nhận thấy thế giới đang thay đổi cách thức giáo dục trẻ em, nhưng phụ huynh Việt Nam vẫn nuôi con kiểu đút từng thìa cơm tận miệng. Chính vì thế ba mẹ cần phải chủ động tìm kiếm phương pháp mới trước khi bị bỏ lại phía sau. 
- Tính mới, sáng tạo: Giúp giáo viên có những tiết dạy sinh động mang tính tương tác cao giữa học sinh với bài giảng và với giáo viên. Ưu điểm của việc ứng dụng này là tích hợp nguồn tài nguyên phong phú được cung cấp miễn phí giúp giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian trong việc soạn giảng và học sinh hứng thú tiếp thu bài học hơn. Khi sử dụng sách giáo khoa điện tử sẽ không cần đến sách giáo khoa truyền thống vừa tốn kém lại nặng nề khó mang theo mọi lúc mọi nơi
- Tính khả thi: Các phần mềm cũng dễ sử dụng, nên tất cả các giáo viên điều thực hiện được bởi hầu hết các giáo viên đều có điện thoại thông minh, đặt biệt là giúp giáo viên không còn dùng đến sách giáo khoa giấy truyền thống góp phần giảm ngân sách mua sách giáo khoa, giúp tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Hơn nữa có thể áp dụng rộng rãi trong trường học ở các cấp học, phù hợp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy của giáo viên.
- Hiệu quả mang lại: Qua thời gian sử dụng để giảng dạy, bản thân nhận thấy học sinh học tập rất hứng thú, tiếp thu kiến thức nhanh, giáo viên không tốn tiền photo tranh ảnh, phiếu bài tập,.. Giáo viên đã soạn giáo án trên máy vi tính, dùng Power Point và một số phần mềm khác để trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, biết vào Internet tìm kiếm thông tin, hình ảnh, hình mẫu đưa vào bài giảng
* Kết quả khảo sát giáo viên:
Nội dung
Trước khi áp dụng
Khi áp dụng
Ghi chú
- Vào Internet tìm kiếm thông tin, hình ảnh
8/19 
Tỉ lệ 42,1%
19/19
Tỉ lệ 100%
- Sử dụng email
4/19 Tỉ lệ 21%
19/19 Tỉ lệ 100%
- Soạn bài giảng bằng PowerPoint
3/19
Tỉ lệ 15,8%
19/19
Tỉ lệ 100%
- Soạn bài giảng E-Learning
2/19
Tỉ lệ 10,5%
15/19
Tỉ lệ 79%
Vĩnh Trung, ngày 10 tháng 4 năm 2021.
	NGƯỜI BÁO CÁO
	 Lê Thiện Năm

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tom_tat_skkn_ung_dung_cac_san_pham_cong_nghe_vao_gia.doc