Báo cáo Một số giải pháp nâng cao chất lượng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ 4-5 tuổi

Báo cáo Một số giải pháp nâng cao chất lượng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ 4-5 tuổi

Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. tôi kể cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ xem băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện.

VD: Câu chuyện “Chuyện của dê con”

 - Tiến hành: Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện “Chuyện của dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật trong truyện. trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ về các nhân vật và tính cách của các nhân vật trong truyện. VD:

+ Các con thấy chú Dê con trong câu chuyện như thế nào?

+ Dê mẹ dặn Dê con điều gì?

+ Điều gì đã sảy ra với Dê con?

+ Ai đã cứu Dê con?

+ Dê con được cứu như thế nào?

+ Sâu đó Dê con đã rút ra bài học như thế nào?

 Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho trẻ lên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nội dung truyện. Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn kể. Kể truyện theo tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, trẻ được thoải mái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi kể không bị gò bó như ở trong tiết học. Qua hoạt động ở góc văn học, trẻ được đàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ của trẻ được sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống.

 

doc 34 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 85Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số giải pháp nâng cao chất lượng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh phát triển tư duy, cảm thụ các tác phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch, tôi cho trẻ ôn luyện lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhớ lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. VD: trong truyện “Chú dê đen”, tôi cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê den, tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động điệu bộ của nhân vật cho quen, thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Nhiệm vụ của cô giáo lúc này là người dẫn chuyện và trẻ diễn theo nội dung câu tuyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình, từ đó trẻ xác định được thái độ của nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.
 Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học và phát triển ngôn ngữ một cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa trang cho trẻ rất quan trọng, với câu truyện “ Nhổ củ cải” Tôi cho trẻ đóng vai từng nhân vật và biểu diễn.
Hình ảnh: Trẻ đóng kịch.
Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm 
 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở các lứa tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Đó là một trong những phương pháp rèn luyện phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Khi đọc thuộc lòng thơ trẻ sẽ làm cho ngôn ngữ của mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm giúp trẻ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
 Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện pháp tốt nhất để trẻ phát âm và diễn đạt được mạch lạc. 
 Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ hóm hỉnh...nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng việt và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm.
 Để trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ của câu thơ, điều quan trọng nhất là phải đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm điệu và sắc thái của bài thơ. Tôi tập đọc diễn cảm và thuộc bài thơ trước khi đọc cho trẻ nghe
 Để trẻ cảm thụ tốt bài thơ, nên trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, giải thích nghĩa của môt số từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, kết hợp với tranh minh họa hoặc làm các động tác minh họa. Tôi đọc cho trẻ nghe nhiều lần, đọc thơ theo cá nhân, theo nhóm, luyện tập cách đọc diễn cảm. 
 Hình ảnh: Trẻ đọc thơ theo nhóm.
Để thu hút trẻ đọc thơ hơn thì việc chuẩn bị đồ dùng trực quuan trong dạy học để gây hứng thú cho trẻ cũng rất quan trọng, trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi sử dụng các bức tranh thơ, sa bàn, con rối, vật thật 
 Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi “ Bé yêu thơ”, câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh đẹp và nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập và hóa thân vào từng nhân vật.
 Ví dụ : Dạy trẻ đọc thơ bài “ Tình bạn ”
*Hoạt động 1: Cô cùng trẻ hát bài bát” Lớp chúng mình ” trò chuyện với trẻ về bài hát, giới thiệu cho trẻ bai thơ “ tình bạn 
* Hoạt động 2: Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ:
+ Các bạn đến lớp thấy điều gì khác thường?
+ Các bạn đã làm gì khi thấy bạn thỏ nâu ốm?
+ Các con có nhận xét gì về các bạn trong lớp của bạn thỏ nâu?
* Hoạt động 3; Trẻ đọc thơ, cô hướng dẫn trẻ đọc sao cho đúng từ thể hiện được nhịp điệu của bài thơ.
 Khi dạy trẻ đọc thơ giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. 
 Khi dạy trẻ đọc thơ tôi chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như tôi đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “ Con đọc gần giỏi rồi” thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để nhiều trẻ đọc tốt.
 Dạy trẻ nói đủ câu, tôi nói trước trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn.
 Trong giờ học tôi luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn.
Giải pháp 5: Phương pháp đàm thoại và sử dụng đồ dùng dạy học:
Tôi nhận thấy đưa đồ dùng dạy học và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết học là rất quan trọng. Vì vậy, tôi đã tìm tòi sưu tầm tranh ảnh về néi dung c©u chuyÖn, bài thơ, các băng đĩa băng hình, sử dụng tivi, rối để minh hoạ néi dung chuyÖn gây hứng thú cho trẻ.
Sau kể chuyện lần 1, lần 2 cô cho trẻ xem ,nội dung câu chuyện bằng hình ảnh động trên máy chiếu, sau đó cô trích dẫn làm rõ ý qua hình ảnh và ở cuối truyện cô cho trẻ đóng kịch hoặc xem rối. 
Hoặc khi kể chuyện “Thỏ dọn nhà”. Cô trẻ cùng trò chuyện về một số con vật sau đó cô sẽ giới thiệu: “Gia đình nhà thỏ mới làm được một ngôi nhà rất đẹp bố mẹ thỏ đã rất vất vả để chuyển đồ đạc về nhà mới. Thấy bố mẹ vất vả nên anh em thỏ đó giúp bố mẹ chuyển nhà đấy, liệu với tầm vóc nhỏ nhắn của các chú thỏ đó giúp bố mẹ làm được việc gì? Các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Thỏ dọn nhà”. Bằng nhiều phương pháp tạo có thể tạo nhiều tình huống khác nhau để tạo ra khả năng khám phá những điều trẻ muốn biết, muốn nghe.
Khi đó lựa chọn được tác phẩm, để thu hút trẻ vào nội dung tác phẩm vai trò giọng đọc, kể của cô giáo hết sức quan trọng, trẻ có những hứng thú nhận thức được tác phẩm hay không phụ thuộc vào lời đọc, kể của cô. Giáo viên phải đọc kể một cách diễn cảm nhưng để làm tốt được điều này trước tiên mình phải đọc kỹ tác phẩm, cân nhắc nội dung nghệ thuật, hiểu thấu đáo ý chí của người viết và phải có các kỹ năng kỷ xảo kể diễn cảm tác phẩm. Từ đó mình xác định giọng điệu của tác phẩm có khi hài hước hóm hỉnh, có khi tình cảm trìu mến, vui tươi khi thì hụt hửng, mỉa mai, châm biếm đã kích. Trên cơ sở giọng điệu cơ bản ấy mình vận dụng những sắc thái đa dạng của giọng mình để vận dụng, các loại ngữ điệu để làm cho tình tiết được sinh động và có sức thuyết phục,lôi cuốn trẻ vào bài học một cách tự nhiên. 
Hay trong chuyện “chú dê đen”, giọng hơi hống hách, hung hăng, quát nạt, dê trắng nhút nhát yếu đuối, nhưng cũng con sói đó lại tỏ ra sợ sệt trước dê đen gan dạ dũng cảm, giọng chó sói quát nạt đến yếu dần và tỏ ra hốt hoảng sợ hãi. 
Với đặc điểm tâm lý nhận thức quá trình tổ chức cho trẻ “đọc thơ, kể chuyện”, phương pháp gợi mở trò chuyện với trẻ về tác phẩm nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ. Phương pháp này lôi cuốn trẻ tham gia bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình cô giáo cần khuyến khích đến mức độ tối đa sự trao đổi giữa trẻ với nhau. Với hệ thống câu hỏi thông minh và khéo léo và đưa ra những hình ảnh phù hợp với nội dung cô định hỏi để kích thích thu hút trẻ tranh luận, 
Ví dụ: câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”
Cảnh 1: Hình ảnh bác Gấu đen đang đi trong một khu rừng có nhiều cây cối, mưa rơi như trút nước, gió thổi ào ào làm nghiêng ngả cây cối và xa xa là ngôi nhà với ánh lửa bập bùng của thỏ nâu.
Câu hỏi: Bác gấu đang đi trong rừng thì điều gì xảy ra?
Cảnh 2: Bác gấu đứng trước ngôi nhà của thỏ nâu run lên vì rét, mưa vẫn rơi lộp bộp, gió vẫn thổi ào ào bác gấu lập cập gõ cửa
Câu hỏi: Bác gấu dến nhà thỏ nâu làm gì và thỏ nâu đã nói gì với bác gấu?
 Tranh 3: Bác gấu và bạn thỏ trắng đang ngồi sưởi và ăn bánh vui vẻ
Câu hỏi: Bạn thỏ trắng đã làm gì khi bác gấu đến gõ cửa?
Tranh 4: Bác gấu và thỏ trắng cùng sửa lại nhà cho thỏ nâu
Câu hỏi? Ai đã dựng lại nhà cho thỏ nâu?
Thỏ nâu đã làm gì khi được giúp đỡ.
Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu rừng nhỏ, có hoa, cỏ, cây.. nhân vật trong truyện được cách điệu hoá, thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân
Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện
Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt.
Giải pháp 6. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
* Về phía lớp:
	Ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với cha mẹ học sinh khuyến khích sưu tầm và đóng góp các loại băng đĩa ghi hình, ghi tiếng về các bài thơ câu chuyện, sách chuyện, tranh chuyện, họa báo, tạp chí, để xây dựng góc sách truyện mang những nội dung giúp trẻ làm quen văn học, để các giờ hoạt động góc trẻ được xem tranh vẽ về các câu chuyện, bài thơ.Trong giờ hoạt động góc này cô giúp trẻ, hướng dẫn trẻ dần dần chi giác và đọc kể được những bài thơ câu chuyện
Hình ảnh: Góc sách
	Trong giờ đón và trả trẻ tôi mở đĩa ghi hình và tiếng những bài thơ câu chuyện cho trẻ xem nhằm giúp trẻ tri giác dần dần nội dung những bài thơ câu chuyện đó.
	- Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
Trong lớp tôi trang trí những mảng tranh chuyện thể hiện nội dung những bài thơ, câu chuyện theo từng chủ điểm. VD: Với chủ diểm thế giới thực vật tôi trang trí mảng tranh truyện “ Cây thìa là” hoặc thơ “Cây dây leo” hoặc tôi hướng dẫn các cháu cùng làm những quyển tranh về những câu chuyện, bài thơ trẻ đã được làm quen để tăng thêm phần phong phú cho góc sách chuyện và tận dụng khả năng tối đa nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ.
	- Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: Than

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cam_thu_cac_tac.doc