Cô chuẩn bị cô và mỗi trẻ một hình tròn bằng nhựa hoặc bằng bìa cát tông
Cô chuẩn bị cô và mỗi trẻ một hình tròn bằng nhựa hoặc bằng bìa cát tông có màu sắc rõ nét để cho trẻ được quan sát, sờ và chơi với hình.
Cô cho trẻ quan sát và chơi với hình tròn ( Trải nghiệm với hình tròn)
Cho trẻ nói những đặc điểm cuả hình tròn: Về tên hình, màu sắc.
Các con có hình gì đây ?( Hình tròn )
Các con cùng chơi với hình tròn nào.
Các con cất hình vào rổ và cùng quan sát vật mẫu của cô
Cô có hình gì đây? ( Hình tròn )
Hình tròn có màu gì? ( Màu xanh )
Các con cùng cầm hình tròn và lăn xem hình tròn có lăn được không ?
Các con lăn hình tròn giống cô nào?
Vì sao hình tròn lăn được nhỉ ? (Vì hình tròn không có cạnh và không có góc lên hình tròn lăn được đấy các con ạ)
Ví dụ: Nhận biết: “Quả dưa hấu”
Cô phải chuẩn bị một quả dưa thật, quả dưa có hình dạng và màu sắc rõ nét để cho trẻ được quan sát. Trẻ được sử dụng các giác quan như: Sờ, nhìn, ăn, nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khẳ năng ghi nhớ có mục đích cho trẻ.
Sau khi cho trẻ được quan sát, được sờ quả dưa, được ăn để cảm nhận hương vị . giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần cho trẻ được nói về quả dưa hấu theo sự hiểu biết của trẻ sau đó cô mới đưa ra hệ thống câu hỏi:
Đây là quả gì? (Quả dưa hấu)
Quả dưa hấu của cô có dạng hình gì? (Hình tròn)
Vỏ quả dưa có màu gì? (Màu xanh)
Vừa rồi các con đã được sờ vào quả dưa hấu, con thấy vỏ quả dưa hấu như thế nào? (Vỏ nhẵn)
Và đây là một miếng dưa hấu đã cắt sẵn. Cô chỉ vào phần ruột của quả dưa hấu và hỏi trẻ đây là gì của quả dưa? (Phần ruột)
Ruột có màu gì? (Màu đỏ)
Cô chỉ vào hạt dưa hấu và hỏi trẻ. Đây là gì của quả dưa hấu? (Hạt dưa)
Hạt dưa hấu có màu gì ? (Màu đen)
Hạt dưa có ăn được không ? (Không)
Khi ăn dưa hấu vỏ và hạt dưa hấu phải bỏ vào đâu? (Thùng rác)
g cần thiết cho cơ thể để trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ để làm được điều này đòi hỏi các cô phải khéo nhằm tạo cho trẻ có nề nếp, có hiểu biết về các món ăn, tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia ăn uống. Ví dụ: Tổ chức giờ ăn trưa cho các cháu ở độ tuổi từ 24-36 tháng tuổi . Sau khi cho trẻ đi rửa tay và ngồi vào bàn ăn để tạo hứng thú cho trẻ tôi cho các con đọc bài thơ “Giờ ăn” và hỏi trẻ: - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Khi ngồi ăn cơm các con cần làm gì? - Trước khi chia ăn cô cần giới thiệu về các món ăn cho trẻ để trẻ được quan sát và biết được tên gọi của món mà trẻ ăn. Ví dụ như hôm nay các con ăn món “Cá thu sốt cà chua” rất ngon, cá thu là cá biển rất giàu iốt nó giúp các con thông minh hơn, cà chua có màu đỏ giàu vitamin A ăn vào giúp sáng mắt đẹp da. Bằng các hình thức như đọc thơ, hát, nghe cô giới thiệu và trò chuyện về các món ăn mà trẻ có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, trẻ thêm hiểu biết về những món ăn mà trẻ được ăn. Khi được trò chuyện cùng cô và các bạn thì vốn từ của trẻ sẽ phong phú và đa dạng hơn. b. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động học. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ nhận biết : Ở giờ học này đã hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, biểu tượng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mỗi một biểu tượng mà trẻ được lĩnh hội được đều phải củng cố ngay bằng ngôn ngữ, từ đó đã tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Nhận biết: “ Hình tròn” Cô chuẩn bị cô và mỗi trẻ một hình tròn bằng nhựa hoặc bằng bìa cát tông Cô chuẩn bị cô và mỗi trẻ một hình tròn bằng nhựa hoặc bằng bìa cát tông có màu sắc rõ nét để cho trẻ được quan sát, sờ và chơi với hình. Cô cho trẻ quan sát và chơi với hình tròn ( Trải nghiệm với hình tròn) Cho trẻ nói những đặc điểm cuả hình tròn: Về tên hình, màu sắc.... Các con có hình gì đây ?( Hình tròn ) Các con cùng chơi với hình tròn nào. Các con cất hình vào rổ và cùng quan sát vật mẫu của cô Cô có hình gì đây? ( Hình tròn ) Hình tròn có màu gì? ( Màu xanh ) Các con cùng cầm hình tròn và lăn xem hình tròn có lăn được không ? Các con lăn hình tròn giống cô nào? Vì sao hình tròn lăn được nhỉ ? (Vì hình tròn không có cạnh và không có góc lên hình tròn lăn được đấy các con ạ) Ví dụ: Nhận biết: “Quả dưa hấu” Cô phải chuẩn bị một quả dưa thật, quả dưa có hình dạng và màu sắc rõ nét để cho trẻ được quan sát. Trẻ được sử dụng các giác quan như: Sờ, nhìn, ăn, nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khẳ năng ghi nhớ có mục đích cho trẻ. Sau khi cho trẻ được quan sát, được sờ quả dưa, được ăn để cảm nhận hương vị. giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần cho trẻ được nói về quả dưa hấu theo sự hiểu biết của trẻ sau đó cô mới đưa ra hệ thống câu hỏi: Đây là quả gì? (Quả dưa hấu) Quả dưa hấu của cô có dạng hình gì? (Hình tròn) Vỏ quả dưa có màu gì? (Màu xanh) Vừa rồi các con đã được sờ vào quả dưa hấu, con thấy vỏ quả dưa hấu như thế nào? (Vỏ nhẵn) Và đây là một miếng dưa hấu đã cắt sẵn. Cô chỉ vào phần ruột của quả dưa hấu và hỏi trẻ đây là gì của quả dưa? (Phần ruột) Ruột có màu gì? (Màu đỏ) Cô chỉ vào hạt dưa hấu và hỏi trẻ. Đây là gì của quả dưa hấu? (Hạt dưa) Hạt dưa hấu có màu gì ? (Màu đen) Hạt dưa có ăn được không ? (Không) Khi ăn dưa hấu vỏ và hạt dưa hấu phải bỏ vào đâu? (Thùng rác) * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động làm quen với văn học: Giời học này có tác dụng làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ , bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học. Ví dụ: Truyện: “Cây táo” Qua câu truyện “Cây táo” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn giúp trẻ phát âm chuẩn để trẻ không nói ngọng, nói lắp, trẻ nói đủ câu. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, tôi đã chuản bị một hệ thống câu hỏi. Các con vừa được nghe cô kể câu truyện gì? Trong câu truyện có những nhân vật nào? Ai đã trồng cây táo? (Ông) Ai tưới nước cho cây?(Bé) Ai sưởi ấm cho cây? (Ông mặt trời) Gà trống đi qua nói thế nào với cây? (Cây ơi, cây lớn mau) Khi nghe gà trống nói những gì đã bật ra? Lá non) Những con bướm bay qua nói gì? (Cây ơi, cây lớn mau) Thế là cây như thế nào? (Cây ra đầy hoa) Và cuối cùng quả gì hiện ra?(Quả táo) Khi quả táo chín thì bé đã làm gì? (Giơ áo ra) Qủa táo đã dụng vào đâu? (Lòng bé) Ví dụ: Bài thơ “Con voi” Ngoài hệ thống câu hỏi thì tôi còn chuẩn bị tranh ảnh minh họa giúp trẻ hứng thú hơn. Hệ thống câu hỏi: - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Con voi cái vòi đi ở đâu? - Hai chân trước đi thế nào? - Hai chân sau đi ở đâu? - Còn cái đuôi đi phía nào? * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các giờ học khác: Các giờ học: “Tạo hình”, “Hoạt động với đồ vật”, “Thể chất”, “Âm nhạc” qua các giời học này trẻ đã rèn luyện về mặt phát âm, có thêm nhiều từ mới và hiểu được ý nghĩa của từ. Trẻ được rèn thêm về mặt ngữ pháp. Giáo viên còn sử dụng các giờ học này như một phương tiện để củng cố những ngôn ngữ mà trẻ đã thu nhận được. Ví dụ: Giờ: “ Tạo hình ”- Đề tài: Tô bông hoa hồng (Mẫu) Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, cô cùng trò chuyện với trẻ về bức tranh để giúp trẻ pháp triển ngôn ngữ và phát âm chuẩn một số từ mới: Cô có bức tranh vẽ về gì đây ? (Bông hoa hồng) Bông hoa hồng của cô có màu gì? (Màu đỏ) Lá hoa của cô có màu gì? (Màu xanh) Thân cây có màu gì? (Màu xanh) Khi trẻ bắt đầu thực hiện tô, cô hỏi trẻ: Con sẽ tô cái gì trước? và cái đó con tô màu gì? Con cầm bút bằng tay nào?.... Ví dụ: Giờ: “Hoạt động với đồ vật” – Đề tài: “Xâu vòng màu đỏ tặng bạn búp bê” Cô và trẻ quan sát vật mẫu cùng trò chuyện về vật mẫu. Cô có cái gì đây? (Cái vòng) Cái vòng của cô màu gì? (Màu đỏ) Trong khi trẻ thực hiện cô hỏi trẻ: Đan ơi! Con có cái gì? (Cái dây), còn đây (Hạt vòng) Linh ơi! Hạt vòng có màu gì? (Màu đỏ) Nhi xâu vòng để làm gì vậy? (Tặng búp bê) Khi xâu vòng xong con phải làm gì? (Buộc 2 đầu dây vào nhau) Khi hoàn thiện xong chiếc vòng thì các con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay để lên tặng bạn búp bê nhé ! (Vâng ạ) Tôi và trẻ cùng trò chuyện và tôi đặt cho trẻ một hệ thống câu hỏi để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: Giờ “ Thể chất”- VĐCB: Đi theo hiệu lệnh - TC: Dung dăng dung dẻ Trong vận động cơ bản trẻ nghe và đã hiểu được lời nói của cô, trẻ đã thực hiện được đúng theo hiệu lệnh của cô như: - Khi cô hô đi nhanh thì trẻ đi nhanh theo yêu cầu của cô. - Khi cô hô đi chậm hoặc dừng lại thì trẻ đi theo yêu cầu của cô. Trong trò chơi “Dung dăng dung dẻ” trẻ vừa chơi vừa đọc bài đồng dao cùng cô từ đó đã phát triển được ngôn ngữ cho trẻ. “ Dung dăng dung dẻ, Dắt trẻ đi chơi. Đến cửa nhà trời, Lạy cậu lạy mợ, Cho cháu về quê, Cho dê đi học, Cho cóc ở nhà, Cho gà bới bếp, Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây”. Ví dụ: Giờ: Âm nhạc: NDTT: Dạy hát bài: “Chú mèo” NDKH:TCÂN:“Bắt trước tiếng kêu của các con vật” Để pháp triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi hỏi trẻ: Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì? (Chú mèo) Cô cho trẻ đọc lời bài hát cùng cô. Cô cho trẻ hát theo lời bài hát. Cô cho trẻ được hát nhiều dưới các hình thức khác nhau như: Tổ, nhóm, cá nhân. (Cô chú ý rèn cho trẻ hát rõ lời, đúng nhạc.) Hình ảnh minh họa Đối với trò chơi, khi cô nói tên con vật nào thì trẻ sẽ bắt trước tiếng kêu của con vật đấy. Con chó - trẻ nói: Gâu gâu Con mèo - trẻ nói: Meo meo Con gà trống - trẻ nói: Ò ó o Con vịt - trẻ nói: Cạc cạc Con gà con - trẻ nói: Chiếp chiếp Qua tiết học đã giúp trẻ phát triển tai nghe, tư duy, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ phát âm chuẩn ngữ pháp, không nói ngọng, nói đủ câu. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc dạy trẻ tập nói. Trẻ 24-36 tháng tuổi đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đặc điểm phát triển và như cầu giao tiếp mà vào giai đoạn này lời nói của trẻ phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất. Phát triển lời nói cần phát triển ở trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật, hiện tượng khác nhau, đồng thời cho trẻ làm quen với các hoạt động lao động của người lớn. Kết quả là sẽ phát triển được cho trẻ mặt hiểu ý nghĩa của lời nói, khả năng phát âm, các chức năng giao tiếp và khái quát hóa. Dạy nói cho trẻ trong các tiết học và trong toàn bộ cả ngày sinh hoạt, vui chơi của trẻ. Quan sát thế giới xung quanh một cách có tổ chức được mở rộng hơn, trẻ không chỉ được quan sát các phương tiện giao thông khác nhau mà còn được phân biệt chúng theo bề ngoài. Ví dụ: Khi học về ô tô . Cô cho trẻ quan sát có nhiều loại ô tô khác nhau như: Ô tô tải, xe buýt, xe ca.chỉ cho trẻ biết chúng được cấu tạo từ những phần: cabin, vô lăng, cửa ra vào. Trong quá trình quan sát các đối tượng trẻ được chính xác hóa các biểu tượng đã về các đồ vật, hiện tượng mà trẻ được quan sát. Những quan sát được tiến hành cả trong trường, ngoài trường, khi dạo chơi tham quan. Những tiết học sử dụng tranh có chủ đề ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều mặt của trẻ: Làm phong phú các biểu tượng đạo đức, phát triển năng lực trò chơi tự lập, phát triển lời nói như một phương tiện giao tiếp giữa cô giáo và trẻ, tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Một phương tiện trực quan nữa là lời nói nghệ thuật cũng được sử dụng trong các tiết học. Trẻ được nghe và kể lại những câu chuyện, bài thơ, đồng dao ngắn. Giáo viên cần tổ chức kể chuyện một cách có hệ thống và bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Bài thơ “ Đôi dép” Cô có thể cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Đọc thơ diễn cảm. Đọc thơ cùng động tác minh họa. Việc phát triển lời nói cho trẻ không chỉ được thực hiện ở các tiết học với những phương tiện trược quan mà còn được phát triển trong trò chơi tự lập của trẻ. Để phát triển giao tiếp ngôn ngữ, việc tổ chức cho trẻ chơi cùng nhau cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Cô cần dạy trẻ dần dần, không áp đặt. Bắt đầu quan sát bạn chơi
Tài liệu đính kèm: