Báo cáo Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp

Báo cáo Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp

 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nhu cầu hoạt động của HS, phù hợp với đặc điểm, điều kiện các nhà trường hiện nay như : giao lưu văn nghệ; giao lưu hát dân ca; chơi các trò chơi dân gian; kể chuyện, diễn tiểu phẩm; làm thơ và đọc thơ, làm đèn ông sao; tổ chức các ngày hội; thi HS thanh lịch, thi vẻ đẹp đội viên; thi hùng biện; viết thư cho các chiến sỹ ở biên giới , hải đảo; thăm các gia đình thương binh liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng; viết thư kết bạn với thiếu nhi quốc tế; ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó; làm vệ sinh và trang trí lớp học .

 Ngoài ra, GV còn có thể tổ chức cho HS tham gia các câu lạc bộ tự chọn theo sở thích của các em và điều kiện của trường như:

- Câu lạc bộ bóng đá, bóng bàn, võ thuật .

- Câu lạc bộ khéo tay , hay làm.

- Câu lạc bộ hát dân ca.

- Câu lạc bộ vẽ tranh, làm thơ.

- Câu lạc bộ Toán học/Tiếng Anh

- Câu lạc bộ văn nghệ

Các CLB này được tổ chức dựa trên sự đăng kí tự nguyện tham gia của HS và điều kiện thực tế của nhà trường, GV và PHHS. Các CLB nên tổ chức theo quy mô trường, sinh hoạt khoảng 2 lần/ tháng. Mỗi CLB nên có một Ban chủ nhiệm (gồm GV, đại diện HS, đại diện PHHS) để điều hành các hoạt động, một ban cố vấn để hỗ trợ các vấn đề chuyên môn cho các em.

 

docx 23 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 58Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là một trường nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường với dân số hơn 9000 người, sống chủ yếu là nghề làm ruộng, dịch vụ buôn bán ít. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất đủ phòng học 1 ca. Nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình với công việc được giao,yên tâm với nghề nghiệp, luôn học hỏi kinh nghiệm để giảng dạy; các em học sinh ngoan, chịu khó học tập, phụ huynh học sinh phần lớn quan tâm đến chất lượng học tập của con em. Chất lượng nhà trường cũng ngày một nâng cao.
 - Được sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT trong việc triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 - Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo thực hiện HĐNGLL để đạt hiệu quả tốt nhất.
 - Giáo viên và phụ huynh học sinh có nhận thức chuyển biến đối với hoạt động này.
 - 100% HS được học 2 buổi/ngày, thời lượng dành cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( Ban hành kèm theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ GD & ĐT) 
b) Khó khăn
* Thực trạng của nhà trường
 Quy mô trường lớp:
- Tổng số học sinh: 993 em; nữ 474 em, chiếm tỷ lệ 47.7 %; chia làm 28 lớp. Trong đó:
KHỐI
SỐ LỚP
SỐ HỌC SINH
NAM
NỮ
I
6
212
110
102
II
7
247
130
117
III
5
184
108
76
IV
5
182
93
89
V
5
169
79
90
Tổng số
28
993
519
474

Đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ CB - GV, NV: 48 người
Trong đó:
	+ Nữ: 42 người, chiếm tỷ lệ: 87,5 %
	+ BGH: 03 người; Giáo viên: 41 người (GVVH: 31 ,GV Âm nhạc:01; GV Mĩ thuật: 02; GV thể dục: 01; GV T.Anh: 05, tin học :1); Nhân viên:04 (01 kế toán, 01thư viện, 01 nhân viên văn phòng, 01 văn thư); TPT: 01 kiêm nhiệm.
	+ Đảng viên: 25 đ/c. Chiếm tỷ lệ 52,1% .
	+ Trình độ GV: 100% trình độ trên chuẩn.
 +Tỷ lệ HS /lớp = 993/28= 35,5%
 + Tổ chuyên môn : có 5 tổ
 - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HSTH việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động này ở các nhà trường nói chung và trường TH Chấn Hưng nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn , dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao. 
- Các điều kiện phương tiện tổ chức các hoạt động còn thiếu, chưa được đầu tư nhiều.
- Số ít giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
- Nhận thức và sự ủng hộ của PHHS về HĐGDNGLL còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu cụ thể: Thiếu các phòng chức năng như phòng Mĩ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ... 
- Kinh kế của địa phương chủ yếu là nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng đến công tác xã hội hoá giáo dục.
- HS Tiểu học còn nhỏ, ham chơi hơn ham học; một số phụ huynh đi làm ăn xa nên chưa thực sự quan đến con em mình. Trình độ nhận thức một số em chậm phát triển.
- Hằng năm tỉ lệ giáo viên hợp đồng còn nhiều (năm học 2018-2019 có 13 GV hợp đồng, năm học 2019-2020 có 7 GV hợp đồng, ) nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng làm việc theo nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt.
Khảo sát thực tế năm 2018(Phỏng vấn trực tiếp)
Mức độ hứng thú
(Bổ ích, được trau dồi kiến thức)

Số học sinh

Tỉ lệ
%
Thích 
205
 41,0
Bình thường
195
39,0
Không thích
100
20,0

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí hết sức quan trọng. Tuy nhiên vấn đề là cầntổ chức các hoạt động này như thế nào?Nội dung hoạt động là gì? Hình thức tổ chức hoạt động ra sao?... để thực hiện được mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Để góp phần tháo gỡ các khó khăn trên, tôi chọn chuyên đề “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học”
7.1.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
7.1.3.1 Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo:
Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục- Đào tạo về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. 
Đảm bảo sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì cầnphối kết hợp thật tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
7.1.3.2 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội giáo viên và học sinh trong trường về việc xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 
- Bồi dưỡng về nhận thức: 
Mỗi cán bộ, giáo viên cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh. 
Mỗi giáo viên làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn để họ có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng tốt mục tiêu, kế hoạch hoạt đông, chọn lựa tốt hình thức tổ chức, cách thức tiến hành, đảm bảo được chất lượng hiệu quả của từng hoạt động. 
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
Duy trì tốt công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên dưới hình thức chuyên đề. Khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên cần được triển khai có hiệu quả. 
Quá trình bồi dưỡng phải đi sâu vào việc cung cấp cho giáo viên các kinh nghiệm thực tế về tổ chức, quản lí, thực hiện hoạt động giáo dục học sinh có hiệu quả của các đồng nghiệp, tổ chức triển khai cho giáo viên áp dụng vào thực tiễn công tác của bản thân. 
7.1.3.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường, của các khối lớp trong suốt năm học: 
Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát kế hoạch chỉ đạo chung của cấp trên, phải phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của trường. 
Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, về thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện và phải được quán triệt đến tất cả giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh trong trường. 
Tất cả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm đều phải được xác định rõ thời gian triển khai, mục tiêu giáo dục; xây dựng kế hoạch cho một hoạt động, phải chọn lựa hình thức hoạt động thật cụ thể, mang tính khả thi. 
Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác lập kế hoạch hoạt động, chọn lựa hình thức phù hợp với nội dung giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể lớp mình phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung của trường, của khối.
Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ đạo quản lí và tổ chức thực hiện. 
7.1.3.4 Xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo chủ điểm: 
Cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm trong chỉ đạo, quản lí,: 
+ Về nguyên tắc tổ chức:
Bám sát vào các văn bản, chỉ đạo của các cấp.
Xác định rõ yêu cầu của hoạt động .
Các hình thức tổ chức phải chọn lựa phù hợp với nội dung giáo dục, với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn phát triển ở tiểu học (Nhi đồng khối 1,2,3 ; Đội viên khối 4,5). 
Đảm bảo được tích tập thể và phát huy tốt tính tự giác, chủ động của học sinh. 
Cần đảm bảo tính kế hoạch và sự cân đối với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 
+ Về hình thức và phương pháp tổ chức:
Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, hấp dẫn học sinh. Để tránh gây tâm lí nhàm chán trong HS thì không nên lặp đi, lặp lại quá nhiều lần một hình thức tổ chức,.
Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức các ngày lễ kỉ niệm trong năm. Hạn chế những bài thuyết giảng quá dài dòng, bắt học sinh phải nghe mà không đọng lại nhiều trong nhận thức của các em, dẫn đến việc các em nói chuyện riêng, gây mất trật tự trong giờ sinh hoạt và không còn hứng thú với hoạt động tiếp theo. 
Việc chọn lựa hình thức, phương thức tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần có sự xem xét đến nhu cầu và đặc điểm tâm lí của từng đối tượng học sinh của mình. 
+ Về nội dung giáo dục:Nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL.
 * Nội dung:
 HĐGDNGLL bao gồm 9 chủ đề lớn ( được thực hiện đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 5) theo từng tháng, từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau. Đó là :
 Chủ đề tháng 9 : Mái trường thân yêu của em
 Chủ đề tháng 10 : Vòng tay bạn bè.
 Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy giáo,cô giáo .
 Chủ đề tháng 12 : Uống nước nhớ nguồn.
 Chủ đề tháng 1 : Ngày Tết quê em
 Chủ đề tháng 2 : Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
 Chủ đề tháng 3 : Yêu quý mẹ và cô giáo .
 Chủ đề tháng 4 : Hòa bình và hữu nghị.
 Chủ đề tháng 5: Bác Hồ kính yêu .
 Mỗi chủ đề bao gồm 3-4 hoạt động . Ví dụ đối với lớp 5 cụ thể là:
Tháng
Chủ đề
Các hoạt động

9

Mái trường thân yêu của em
1.Lễ khai giảng
2.Xây dựng Sổ truyền thống lớp em
3.Bày cỗ Trung thu
4.Giao lưu tuyên truyền viên giỏi về ATGT

10

Vòng tay bạn bè
1.Trò chơi : Trái bóng yêu thương
2.Tiểu phẩm “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
3.Kết bạn cùng tiến
4.Tham gia các hoạt động nhân đạo. 

11

Biết ơn thầy giáo,cô giáo
1. Viết thư,gửi thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ.
2.Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam
3.Hát về thầy cô giáo em.
4.Ngày hội môi trường

12

Uống nước nhớ nguồn.
1. Tìm hiểu về ngày thành lập QĐNDVN và ngày Quốc phòng toàn dân 22/12( Giải ô chữ) 
2. Giao lưu với các cựu chiến binh ở địa phương.
3. Em làm công tác Trần Quốc Toản.

..
 ..
*) Hình thức.
 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nhu cầu hoạt động của HS, phù hợp với đặc điểm, điều kiện các nhà trường hiện nay như : giao lưu văn nghệ; giao lưu hát dân ca; chơi các trò chơi dân gian; kể chuyện, diễn tiểu phẩm; làm thơ và đọc thơ, làm đèn ông sao; tổ chức các ngày hội; thi HS thanh lịch, thi vẻ đẹp đội viên; thi hùng biện; viết thư cho các chiến sỹ ở biên giới , hải đảo; thăm các gia đình thương binh liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng; viết thư kết bạn với thiếu nhi quốc tế; ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó; làm vệ sinh và trang trí lớp học.
 Ngoài ra, GV còn có thể tổ chức cho HS tham gia các câu lạc bộ tự chọn theo sở thích của các em và điều ki

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_cac_hoat.docx