Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non - Yên Lạc - Vĩnh Phúc

Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non - Yên Lạc - Vĩnh Phúc

Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng thường xuyên đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe, tăng cường tất cả các quá trình sinh lí trong cơ thể lại bị mệt mỏi, cho trẻ em sau khị ngủ dậy, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chẳng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ chợ cho trẻ những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhip nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa, tạo cho trẻ tâm trạng thỏa mải, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.

Vì vậy, tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ . Thời gian tập khoảng 10 - 15 phút. Trang bị dụng cụ như gậy nơ , vòng , hoa tua . cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thể đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lập lại 2 - 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4 - 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi,chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đứng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ.

 

doc 26 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non - Yên Lạc - Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ, vòngsử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài họcvà chủ đề đang thực hiện, hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cống thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa thanh nhựa có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc, bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Việc sử dụng đồ dùng cho trẻ vận động phải đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng các đồ dùng, dụng cụ để luyện tập, tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập, kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động.
* Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ phát triển vận động.
Tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là việc làm rất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của trẻ, vì thế tôi đã quan tâm tạo môi trường cho trẻ vận động ở cả trong và ngoài lớp.
 Đối với môi trường trong lớp: Tôi tạo ra góc vận động, trong góc vận động tôi trang bị các loại bóng, vòng, chai, gậy thể dục, nơ, hoa để trẻ được sử dụng theo ý thích. Trong góc tạo hình, tôi trang bị các loại bút, kéo, giấy màu, đất nặn. để trẻ tham gia vẽ, nặn, cắt xé dán các sản phẩm của trẻ từ đó 
trẻ được phát triển các vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay
( Hình ảnh trẻ chơi góc tạo hình)
Môi trường ngoài lớp học: Tôi đã cùng các cô giáo trong trường phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn; Sắp xếp đồ chơi ngoài trời hợp lý để tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ có không gian tập thể dục, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Tôi đã tạo ra các bước chân, những vòng tròn để trẻ vừa đi vừa nhảy vào những ao tròn như vậy sẽ giúp trẻ phát triển vận động đi, nhảy; hoặc dán những đường díc dắc để trẻ đi trong đường hẹp. Tôi đã dùng những lốp xe bị hỏng, phun màu và bố trí thành từng dãy để trẻ được bước trên các lốp xe như vậy trẻ rất hứng thú hoạt động.
	* Biện pháp 4: Trú trọng tổ chức cho trẻ vận động trong giờ hoạt động chung.
Trong quá trình tổ chức dạy vận động, tôi luôn phối hợp linh hoạt các phương pháp đặc trưng của bộ môn để thu hút trẻ tham gia hoạt động như: sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp đàm thoại giảng giải kết hợp với trình bày mẫu, Tôi đặt trẻ vào trung tâm của quá trình dạy học, chú ý đến khả năng nhận thức, khả năng vận động của từng cá nhân trẻ để có phương pháp tác động phù hợp giúp trẻ phát triển vận động một cách tốt nhất.
Tôi quan tâm đến khả năng của từng cá nhân trẻ, với trẻ có thể lực, sức khoẻ tốt, tôi tạo cơ hội cho trẻ được vận động nhiều hơn, với trẻ thể lực kém, tôi cho trẻ vận động phù hợp với khả năng và quan tâm tăng dần lượng vận động cho trẻ để không làm cho trẻ mệt.
(Hình ảnh trẻ tham gia tiết học “ Bò theo đường rich zắc”)
Tôi tạo các cơ hội để trẻ được tham gia hoạt động tập thể, hoạt động nhóm để tăng tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động.
Tôi luôn đổi mới hình thức tổ chức giờ hoạt động chung như: tổ chức dưới hình thức thi đua, dưới hình thức hội thi, tặng cờ, tăng hoa, tặng điểm để làm cho trẻ hứng thú và tham gia vận động một cách tích cực.
* Biện pháp 5: Tận dụng các cơ hội để giúp trẻ phát triển vận động:
- Trong giờ thể dục sáng:
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng thường xuyên đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe, tăng cường tất cả các quá trình sinh lí trong cơ thể lại bị mệt mỏi, cho trẻ em sau khị ngủ dậy, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chẳng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ chợ cho trẻ những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhip nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa, tạo cho trẻ tâm trạng thỏa mải, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Vì vậy, tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ . Thời gian tập khoảng 10 - 15 phút. Trang bị dụng cụ như gậy nơ , vòng , hoa tua . cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thể đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lập lại 2 - 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4 - 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi,chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đứng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ.
 ( Hình ảnh trẻ 5 tuổi tập thể dục sáng )
- Trong giờ hoạt động góc: Tôi hướng trẻ vào góc chơi vận động để trẻ được phát triển các vận động thô như chạy, nhảy, tung bắt bóngHướng trẻ 
vào chơi lắp ghép, cắt, nặn, xé dán.để trẻ được rèn luyện các vận động tinh, được rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
- Trong giờ hoạt động ngoài trời:
Tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời dưới sự giám sát của giáo viên như: Chui qua cổng, Trèo lên xuống thang, đua ngựa
 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: ô ăn quan, cắp của bỏ giỏ. Làm kèn bằng lá chuối, làm châu bằng lá bằng phát triển vận động tinh. Tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, nhặt lá cây, xếp hột hạt để giúp trẻ giúp trẻ phát triển cơ tay
( Hình ảnh trẻ chơi trò chơi dân gian)
- Trong giờ ăn, giờ ngủ: Tôi rèn trẻ biết lao động tự phục vụ như rửa tay, lau mặt, xếp bàn ghếđể giúp trẻ linh hoạt, nhanh nhẹn, rèn sự khéo léo của đôi tay.
- Sử dụng các bài tập giữa giờ để giúp trẻ thư dãn. Ví dụ sau khi ngủ dậy hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác cho trẻ tập một vận động nhẹ nhàng để chuẩn bị bước sang hoạt động tiếp theo.
* Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động phát triển vận động để làm cho hoạt động thêm sinh động:
Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục vận động: Nói đến giáo dục vận động? mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc. Thật đúng như vậy, nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo dục vận động khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Bản thân tôi sau khi được tham khảo một số bài hát vui nhộn và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất của trẻ em. Từ thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động như:
 Ví dụ: Ở chủ đề “ Thế giới động vật” tôi chọn nhạc bài: “ Con chuồn chuồn" hoặc các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh như bài “Trời nắng trời mưa", "Gà trống mèo con và cún con” để cho trẻ kết hợp khởi động hay bài hát“ Con rùa chậm chạp", kết hợp với trò chơi vận động, hoặc một số con vật khác phù hợp. Với phần hổi tĩnh, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Chim mẹ chim con; Chim bay , cò bay; hoặc bắt chước những chú Vịt lội dưới ao... nhẹ nhàng 1-2 phút .
Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động phát triển vận động: Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 không chỉ phát triển riêng về nội dung phát triển vận động mà còn giúp trẻ phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi để tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dụng nội dung bài học theo chủ đề một câu chuyện nhằm kích thích sự tò mò, tạo sự hấp dẫn giúp trẻ hoạt động được tốt hơn.
Hoặc khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc lời thơ: "Không có cánh mà bóng biết bay; Không có chân mà bóng biết chạy; Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo cùng nhau đua nào” hoặc lồng lời các bài đồng dao "Rồng rắn lên mây"; " Thả đỉa ba ba". .. Trẻ mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển.
Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục phát triển vận động: 
	Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, kéo léo, hoạt bát trong hoạt động. Đặc biệt trò chơi dân gian còn góp phần hình thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi dân gian đối với trẻ. Tôi đã sưu tầm để tìm ra một số trò chơi dân gian để thay thế trò chơi vận động và vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ. 
Ví dụ: Với trò chơi: Ai ném xa nhất, tôi có thể thay thế và đưa trò chơi dân gian "Ném còn " hay đối với các trò chơi vận động củng cố phát triển cơ tay tôi thay thế trò chơi " Kéo co"; trò chơi vận động "Ai nhanh nhất" thay thế trò chơi "Rồng rắn lên mây"...Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các trò chơi vận động trong các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ tôi thấy trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, từ đó kết quả giờ học của trẻ đạt cao hơn. 
(Ảnh trẻ 5 tuổi chơi trò chơi kéo co)
* Biện pháp 7: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng
Để thực hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_t.doc