Các động tác múa dân gian, dân tộc:
- Guộn cổ tay, ngón tay
+ Hái đào 1 tay ( Tính chất: Mềm, nhẹ nhàng):
Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 ( Kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống ngang thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác.
Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía trước, tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45o, giữ nguyên khuỷu tay.
Nhịp 2: Cổ tay guộn một vòng, sau đó dựng bàn tay.
Nhịp 3: cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi.
Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa.
Khi đứng vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm.
Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay.
+ Hái đào 2 tay (Tính chất: Nhẹ nhàng, mềm):
Phần tay: Hai tay để thế 6b ( Một tay đưa sang một bên cao ngang đầu, khuỷu tay hơi gập, cổ tay bẻ, lòng bàn tay ngửa. Một tay đưa vào cùng bên tay cao, bàn tay đỡ vào bên tay cao, khuỷu tay ngang ngực, lòng bàn tay cảm giác đỡ tay trên, hai tay đỡ cùng hàng với người), guộn cổ tay và ngón tay rồi vuốt xuống, bàn tay dựng, sau lại đưa lên vị trí cũ hoặc vuốt sang và đổi bên.
Phần chân: Đứng thế 5 (Kí- Một chân trụ, một chân sau đặt ngửa bàn chân – kiễng gót sát lòng bàn chân trụ), chân kí ngược bên tay làm động tác.
Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt ngẩng theo tay.
Động tác làm kết hợp nhún tại chỗ hoặc bước đi hư hái đào một tay.
+ Xốc tay - Dân tộc Khơ me (Tính chất: Dịu dàng, e lệ)
Gạt tay ở trước ngực hoặc trước chán.
Một tay ngửa, mũi ngón tay hướng thẳng ra trước, khuỷu tay khép, gốc bàn tay gần người hoặc gần chán. Một tay nằm ngang trên gốc bàn tay kia, lòng bàn tay hướng ra trước, khuỷu tay nâng. Từ từ gạt bàn tay từ gốc bàn tay ngửa ra ngoài hết một nhịp, trong khi đó, bàn tay ngửa hơi kéo từ ngoài vào sát người hoặc sát trán. Sau đó, cả hai bàn tay guộn và đổi ngược lại, bàn tay gạt để ở tư thế ngửa, bàn tay di chuyển để ở tư thế nằm ngang để gạt.
+ Đi chân vịt – Khơ me (Tính chất: Vui, ngộ nghĩnh)
Hai bàn chân đứng tư thế 2a (hai bàn chân song song cách nhau một bàn chân), chùng đầu gối. Hai tay thẳng xuôi theo người, bàn tay cong ngang hai bên. Bước đi theo phách, mỗi bước đi, một chân đá hất ngang bên cạnh bàn chân cong, hai đầu gối chụm nhau.
+ Nhích vai - Khơ me (Tính chất: Vui, nghịch)
Hai tay xuôi thẳng theo người, bàn tay cong ngang hai bên; Hoặc hai tay ngang vai, khuỷu tay thẳng - bàn tay cong: Một tay giữ nguyên vị trí, tay kia guộn cổ tay, gập khuỷu tay đưa ra tư thế ban đầu. Sau đó, chuyển sang tay kia guộn- hai tay đuổi nhau. Trong khi đó, hai vai nhích mẩy liên tục. Chú ý giữ sao cho không bị rụt cổ.
hàng sâu lắng, nhanh - chậm- cao trào,. - Bộ sưu tập các loại lá khác nhau - Những dải Ruy băng nhiều màu sắc Tiết học có nội dung trọng tâm là: Trò chơi âm nhạc(Tổ chức giờ học ở Khu phát triển vận động). Tháng 4 ( Nước và hiện tượng tự nhiên) Nhảy múa cùng gió Những bản nhạc không lời có âm thanh của các hiện tượng tự nhiên như: Suối chảy, mưa, sấm, chim hót, đặc biệt là tiếng gió thổi ở các mức độ khác nhau) - Khăn bung bay - Những dải Ruy băng - Những chiếc lá, hoa làm nơ tay, Tiết học có nội dung trọng tâm là: Trò chơi âm nhạc Tháng 5 ( Quê hương – Đất nước- Bác Hồ) Vũ điệu những khúc nhạc đồng quê Những bản nhạc không lời hay về quê hương, đất nước có các giai điệu nhanh – chậm,... khác nhau. Cờ, nơ, dây ruy băng, .... Trang phục: Những bộ quần áo của các vùng miền. Tiết học có nội dung trọng tâm là: Trò chơi âm nhạc * Biện pháp 2: Tìm kiếm - khai thác - làm nhạc theo ý tưởng đã định. - Một trong những điều kiện quyết định thành công của những trò chơi âm nhạc chính là hiệu quả của âm thanh. Việc thay đổi tốc độ nhanh - chậm, sắc thái vui tươi - sâu lắng hay sự xuất hiện mới lạ bởi những âm thanh trẻ thường bắt gặp hằng ngày sẽ khiến trẻ đặc biệt hứng thú. Tôi đã sưu tầm được một số bản nhạc trên mạng và cắt ghép theo ý tưởng của mình để phù hợp với từng trò chơi. - Việc cắt ghép phải thỏa mãn các yêu cầu: + Âm nhạc mới lạ, có các sắc thái và giai điệu thay đổi khác nhau đảm bảo để trẻ vận động từ nhẹ nhàng, nhanh dần rồi mạnh mẽ sau đó chậm dãi hơn để thả lỏng các cơ toàn thân (Tránh việc cho trẻ vận động nhanh mạnh ngay từ đầu vì dễ khiến trẻ nhanh mệt mỏi) + Phù hợp với nội dung và ý tưởng của trò chơi (Nếu như phù hợp với chủ đề - sự kiện thì càng tốt) + Thời gian hợp lý với độ tuổi của trẻ (Thời gian tối đa: 3 phút) * Biện pháp 3: Biên đạo một số động tác nhảy/ múa/ vận động phù hợp với trò chơi. Sau khi đã làm được nhạc phù hợp cho ý tưởng của mỗi trò chơi, tôi bắt đầu lên ý tưởng cho các động tác vận động phù hợp để gợi ý cho trẻ. Tùy thuộc vào từng sắc thái âm thanh, tôi sáng tạo ra các động tác vận động với các tính chất mềm dẻo/ vui tươi/ khỏe khoắn,... phù hợp theo luồng ý tưởng chủ đạo trong từng trò chơi của mình. Tôi thường áp dụng một số động tác sau: * Các động tác múa dân gian, dân tộc: - Guộn cổ tay, ngón tay + Hái đào 1 tay ( Tính chất: Mềm, nhẹ nhàng): Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 ( Kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống ngang thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác. Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía trước, tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45o, giữ nguyên khuỷu tay. Nhịp 2: Cổ tay guộn một vòng, sau đó dựng bàn tay. Nhịp 3: cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi. Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa. Khi đứng vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm. Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay. + Hái đào 2 tay (Tính chất: Nhẹ nhàng, mềm): Phần tay: Hai tay để thế 6b ( Một tay đưa sang một bên cao ngang đầu, khuỷu tay hơi gập, cổ tay bẻ, lòng bàn tay ngửa. Một tay đưa vào cùng bên tay cao, bàn tay đỡ vào bên tay cao, khuỷu tay ngang ngực, lòng bàn tay cảm giác đỡ tay trên, hai tay đỡ cùng hàng với người), guộn cổ tay và ngón tay rồi vuốt xuống, bàn tay dựng, sau lại đưa lên vị trí cũ hoặc vuốt sang và đổi bên. Phần chân: Đứng thế 5 (Kí- Một chân trụ, một chân sau đặt ngửa bàn chân – kiễng gót sát lòng bàn chân trụ), chân kí ngược bên tay làm động tác. Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt ngẩng theo tay. Động tác làm kết hợp nhún tại chỗ hoặc bước đi hư hái đào một tay. + Xốc tay - Dân tộc Khơ me (Tính chất: Dịu dàng, e lệ) Gạt tay ở trước ngực hoặc trước chán. Một tay ngửa, mũi ngón tay hướng thẳng ra trước, khuỷu tay khép, gốc bàn tay gần người hoặc gần chán. Một tay nằm ngang trên gốc bàn tay kia, lòng bàn tay hướng ra trước, khuỷu tay nâng. Từ từ gạt bàn tay từ gốc bàn tay ngửa ra ngoài hết một nhịp, trong khi đó, bàn tay ngửa hơi kéo từ ngoài vào sát người hoặc sát trán. Sau đó, cả hai bàn tay guộn và đổi ngược lại, bàn tay gạt để ở tư thế ngửa, bàn tay di chuyển để ở tư thế nằm ngang để gạt. + Đi chân vịt – Khơ me (Tính chất: Vui, ngộ nghĩnh) Hai bàn chân đứng tư thế 2a (hai bàn chân song song cách nhau một bàn chân), chùng đầu gối. Hai tay thẳng xuôi theo người, bàn tay cong ngang hai bên. Bước đi theo phách, mỗi bước đi, một chân đá hất ngang bên cạnh bàn chân cong, hai đầu gối chụm nhau. + Nhích vai - Khơ me (Tính chất: Vui, nghịch) Hai tay xuôi thẳng theo người, bàn tay cong ngang hai bên; Hoặc hai tay ngang vai, khuỷu tay thẳng - bàn tay cong: Một tay giữ nguyên vị trí, tay kia guộn cổ tay, gập khuỷu tay đưa ra tư thế ban đầu. Sau đó, chuyển sang tay kia guộn- hai tay đuổi nhau. Trong khi đó, hai vai nhích mẩy liên tục. Chú ý giữ sao cho không bị rụt cổ. + Đánh chiêng - Tây Nguyên (Tính chất: Vui, rộn ràng) Phân tích động tác: Tay trái, bàn tay nắm hờ cao bằng đầu, khuỷu tay gập góc vuông hơi xế trước (Tư thế cầm chiêng). Tay phải thấp ngang người, bàn tay nắm, khuỷu tay gập vuông góc. Bàn tay phải ngửa đánh vào khuỷu tay trái (Núm chiêng) sau đó vẽ một vòng tròn nhỏ úp bàn tay đưa thẳng khuỷu tay sang bên cạnh. Tiếp theo, lại vẽ một vòng tròn nhỏ ngửa bàn tay đánh vào, vẽ hai vòng tròn (vẽ hai vòng tròn giống động tác vòng khăn của dân tộc Mông). Chân đứng nhún bật tại chỗ hoặc vừa đi vừa nhún bật hoặc nhảy hất một chân ra sau, người hơi đổ về phía trước. + Sát coong - Tây nguyên (Tính chất: Vui tươi, nhịp nhàng, khỏe khoắn) Phân tích động tác: Hai tay để tư thế 6b (Một tay dơ lên cao, bàn tay ngang đầu - khuỷu tay gập; Một tay gập trước ngực, hai bàn tay nắm hờ, vị trí tay để chếch về đằng trước 45o. Hai khuỷu tay hơi nâng lên rồi nhấn xuống theo nhịp bật hoặc đi rung. * Một số động tác nhảy: - Nhảy đơn (Một mình trẻ thể hiện): Tùy sức sáng tạo và ý thích của trẻ - Nhảy đôi (Trẻ nhảy cùng bạn): Hai trẻ có thể khoác tay nhau-tay còn lại dơ cao vung những dải ruy băng hoặc khăn bung bay - chạy bật vòng tròn quanh nhau lắc đầu... sau đó đổi bên,.... => Thường áp dụng khi thể hiện vận động nhanh – mạnh với âm nhạc có tốc độ nhanh hơn ( Ví dụ: Với trò chơi “Nhảy múa cùng gió” tôi áp dụng khi âm nhạc nhanh - mạnh lên đến đỉnh điểm. Đó là lúc có bão đến - những làn gió thổi ào ào rất nhanh.thì các con cũng sẽ vận động nhảy đôi cùng nhau cũng rất nhanh- khỏe và ngộ nghĩnh. Chính sự nhanh nhẹn- khỏe khoắn và ngộ nghĩnh của các động tác nhảy đôi rất thu hút trẻ nên lúc này là thời điểm mang lại cho nhiều niềm vui và hứng thú nhất) * Một số động tác cổ điển châu âu, một số tư thế Ba- lê (Chủ yếu để trẻ hưởng ứng theo cô): Các tư thế tay, Bát- tơ- măng, Ba- lăng-xê,... - Batements (Bát- tơ – măng) Là chuyển động của chân ra một hướng nào đó rồi quay lại hướng chân trụ ở vị trí duỗi thẳng. Động tác tiến hành với nhịp 2/4 hoặc 4/4 nhanh, chân thế 1 (Chữ V - hai gót chân sát nhau, mũi chân nọ cách mũi chân kia một bàn chân) mở, thế 2b (Hai bàn chân song song sát nhau). Một chân làm trụ, một chân miết sàn đưa ra và kéo chân về đều đặn theo các phía trước, sang bên cạnh và về đằng sau. Trong thời gian chuyển động của chân, đầu gối thẳng, xương hông mở, cân bằng và nâng lên. Với tính chất nhẹ nhàng- uyển chuyển của các động tác Ba-lê, tôi thường áp dụng để thể hiện các vận động khi âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái. ( Ví dụ: Trong trò chơi “Nhảy múa cùng gió” tôi áp dụng khi âm nhạc lắng xuống - cơn bão qua đi - gió thổi nhẹ hơn cũng chính là ở thời gian cuối trò chơi nhằm mục đích thư giãn các cơ của toàn thân sau quãng thời gian vận động tích cực theo giai điệu của âm nhạc. * Biện pháp 4: Lên ý tưởng và nội dung cho từng trò chơi. (Để truyền cảm hứng cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách chơi). * Ví dụ 1: Trò chơi “Nhảy múa cùng gió” Tổ chức trong giờ học âm nhạc, NDTT là dạy TCÂN mới) Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Cách chơi: Các con hãy nhắm mắt lại, giữ thật yên tĩnh và lắng nghe thật tinh: Dường như những làn gió đang đến chơi với lớp mình đấy! Khi âm nhạc nổi lên chính là lúc những làn gió của tự nhiên vào đến lớp mình rồi. Khi đó, các con hãy thức dậy và cùng nhau nhảy múa cùng gió nhé! Khi âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng tức là những làn gió đang thổi nhẹ - Khi đó, các con hãy làm những động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển. Khi âm nhạc có giai điệu nhanh hơn tức là gió đã thổi mạnh hơn rồi! Khi gió thổi mạnh thì các con cũng sẽ làm những động tác nhanh nhẹn hơn. Và khi âm nhạc lên đến đỉnh điểm nhanh nhất thì tức là khi bão đã về! Bão về thì gió sẽ thổi như thế nào? Cây cối lúc này ra sao? Gió thổi nhanh- mạnh – ào ào giống như muốn cuốn đi tất cả mọi thứ..... vậy thì các con cũng hãy nghĩ ra những động tác thật là nhanh – khỏe mạnh ( có thể là nhảy – múa đôi với nhau). Sau đó, âm nhạc sẽ lại lắng xuống – Cơn bão đã qua đi! Khi bão qua đi gió lại thổi như thế nào? Bầu trời lại ra sao? Các con hãy lại cùng nhau vận động nhẹ nhàng và khi cơn bão đã qua hẳn thì những làn gió lại cùng nhau đi ngủ - làm động tác đi ngủ. - Luật chơi: Trẻ cần phải thực hiện các vận động phù hợp với giai điệu của âm nhạc. Khi chơi không nói chuyện hoặc cười đùa to vì như vậy sẽ không nghe được sự thay đổi tốc độ của âm nhạc. - Đồ dùng cần chuẩn bị khi chơi: Những chiếc khăn bung bay, dải ruy băng nhiều màu sắc. - Ứng dụng tổ chức trò chơi trong các hoạt động: Sau khi trẻ đã biết cách chơi và luật chơi của trò chưoi này, có khả năng chơi tốt, giáo viên có thể ứng dụng tổ chức cho trẻ trong rất nhiều các hoạt động của trẻ như: + Tổ chức trong giờ biểu diễn nghệ thuật tổng hợp, + Hoạt động ngoài trời ( Trò chơi vận động/ Giao lưu trò chơi với các khối lớp), + Tổ chức trò chơi trong hoạt động chiều ( Thậm trí có thể sử dụng trò chơi cho trẻ vận động sau khi ngủ dậy...) * Ví dụ 2: Trò chơi “Vũ điệu của những chiếc lá rơi” Tổ chức trong giờ học âm nhạc, NDTT: Dạy TCÂN mới. (Nếu tổ chức ở ngoài trời thì hiệu quả sẽ cao hơn) Chủ điểm: Thực vật. - Cách chơi: Khuyến khích trẻ quan sát hình ảnh những chiếc lá rơi và tưởng như chúng đang nhảy múa. H
Tài liệu đính kèm: