Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi.
Như ở phần đặt vấn đề tôi đã nêu các cháu hầu hết chưa có các kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng chào hỏi lí do phụ huynh đều là thuần nông và điều quan trọng họ chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuông chiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó chút cũng không sao. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó thay đổi.
Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng xã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác.
Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu. Trong xã hội hiện nay với công nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi. Và tôi quyết định đưa kỹ năng chào hỏi
và kỹ năng giao tiếp vào những giờ đón, trả trẻ:
Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “ cô chào bạn Gia Bảo” Thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “ Con chào cô ạ’ và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi để vào lớp với cô nào. Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “ các con chào bác, bà đi nào” cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách,
khách, khi đến lớp, khi ra về. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô, với bạn bè và người khác.
truyện , bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào? Bài thơ: “ Biết cảm ơn xin lỗi” Cảm ơn xin lỗi Dù với ai cũng phải Ai giúp cho cái gì Xin lỗi cho đàng hoàng Nhớ cảm ơn ngay đi Muốn trở thành bé ngoan Lỡ làm điều sai trái Phải biết làm như vậy. - Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy Vì thế giáo viên cần phải biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạn thích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách. Vì vậy trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé” Giờ chơi đến rồi Chờ bạn cùng chơi Bạn lấy đồ chơi Cô thấy cô mừng Tôi ra trước nhé Cô khen ngoan thế. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “ Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở nên thật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp. Hình ảnh: Các bé lớp 5TA2 giao tiếp với nhau trong khi chơi * Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi. Như ở phần đặt vấn đề tôi đã nêu các cháu hầu hết chưa có các kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng chào hỏi lí do phụ huynh đều là thuần nông và điều quan trọng họ chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuông chiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó chút cũng không sao. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó thay đổi. Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng xã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác. Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu. Trong xã hội hiện nay với công nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi. Và tôi quyết định đưa kỹ năng chào hỏi và kỹ năng giao tiếp vào những giờ đón, trả trẻ: Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “ cô chào bạn Gia Bảo” Thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “ Con chào cô ạ’ và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi để vào lớp với cô nào. Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “ các con chào bác, bà đi nào” cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách, khách, khi đến lớp, khi ra về. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô, với bạn bè và người khác. Hình ảnh: Trẻ đã có thói quen chào hỏi khi đến lớp Ngoài ra tôi còn sưu tầm những bài thơ, câu truyện, bài hát có nội dung giáo dục về lễ giáo với nội dung cụ thể như: Bài thơ: Che mưa cho bạn, Phải là hai tay, Cảm ơn xin lỗi, và phô tô gửi cho phụ huynh để phụ huynh nắm được và giúp trẻ học thuộc các bài thơ đó. Qua đó giúp trẻ có những hành vi và kỹ năng tốt qua các bài thơ, câu truyện “ Bà ốm, yêu bà, Thương ông, bó hoa tặng cô, bé mai đến trườngTôi cũng tự sáng tác được một số bài thơ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như bài thơ. “ Bé ngoan” Bé thật là ngoan Chào các bạn yêu Mỗi khi đến lớp Đến lớp thật vui Bé khoanh tay chào Học bao nhiêu điều Chào cô chào mẹ Thích ơi là thích. Ngoài ra tôi còn cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai để trải nghiệm những kỹ năng chào hỏi và giao tiếp. Tạo tình huống cụ thể để giúp trẻ giải quyết và chọn cách giao tiếp với người lớn cho phù hợp. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học. - Thông qua hoạt động làm quen văn học: Với tiết kể chuyện “ Hai anh em”, tiết “ đóng kịch cây tre trăm đốt” Hình ảnh: Trong giờ đóng kịch cây tre trăm đốt. - Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, Cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh. - Thông qua hoạt động nghệ thuật: Như nhảy múa, ca hát, vẽ tranhTôi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình. Ví dụ: Trong tiết vận động múa minh họa cho bài hát “Cô giáo miền xuôi” + Trẻ nói: Cô ơi con không biết múa. + Cô: Thế con có yêu quý các cô giáo của mình không nào? À con yêu quý cô giáo của mình, vậy cô con mình cùng nhau múa nhé. Từ những lời động viên khích lệ đó trẻ sẽ có hứng thú và tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động để từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong những giờ hoạt động khác - Thông qua hoạt động khám phá xã hội: Qua bài tìm hiểu động vật sống trong rừng “ Hổ, báo, cừu, khỉ, voi” Trẻ biết đặc điểm riêng của từng con vật từ những câu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con voi có mấy chân và con voi sống ở đâu? Con voi thích ăn gì các con nhỉ?... Trẻ trả lời “thưa cô con voi thích ăn cỏ ạ” cứ như vậy trong một tiết học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nào cũng được tham gia, với trẻ ít nói cô gọi nhiều và thường xuyên hơn. - Thông qua hoạt động thể dục : Tôi tổ chức cho trẻ các vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục , chuyền bóng, bật qua vật cản, Nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích thẳng đứng, Bò zíc zắc qua 7 điểm, Đi nối gót, qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động. biết bảo vệ sức khỏe. - Thông qua hoạt động “ làm quen với toán” đề tài “ Sắp xếp theo quy tắc” tôi sử dụng trò chơi gắn các dụng cụ của nghề sắp xếp theo quy tắc, đội nào gắn đúng nhanh đội đó sẽ chiến thắng. Như vậy buộc trẻ phải thảo luận với nhau, hợp tác mới hoàn thành bài tập. và trong giờ học nào tôi cũng sưu tầm những đồ dùng sáng tạo. Thông qua chủ đề gia đình tôi cho trẻ chia sẻ những thông tin về gia đình, cho trẻ kể về những thành viên trong gia đình mình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác nói, nói rõ ràng để bạn hiểu. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi. - Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì vậy tôi luôn uốn nắn và sử sai ngay cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở góc phân vai. Ví dụ: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ nói mua rau – trả tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một mớ rau, bán cho tôi một mớ ạ, nếu trẻ đã biết thưa gửi lễ phép tôi sẽ gắn cho trẻ một bông hoa vào áo và cuối ngày nhận xét trước lớp. Với hình thức này các cháu rất thích. - Hay thông qua góc chơi “trọng tâm là” tạo hình: Tôi thường xuyên sưu tầm những đồ dùng, những phế liệu, những lá cây khô, dây trang kim, nhũ màu, màu nước Để trẻ tự tạo nên những bức tranh, những con vật. Từ đó trẻ có những kỹ năng cầm kéo và cắt khóe léo, kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ, kỹ năng phân công công việc cho bạn trong nhóm mình. Ví dụ: Bạn tô màu này, tôi cắt hoặc xé cái kia Hình ảnh: Các con chơi hoạt động góc ở góc tạo hình - Thông qua hoạt động vui chơi: Tôi đưa kỹ năng sống hợp tác cho trẻ Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh. Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn trở nên quan trọng với trẻ. Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Ở kỹ năng này tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ: Ví dụ: Ở trò chơi đóng vai. Với góc chơi xây dựng trong chủ đề “Giao thông” trong khi xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, phân công công việc cho nhau và cùng làm công việc được giao cuối cùng trẻ hoàn thành công trình đã xây dựng. Đó là một cách hợp tác cùng làm việc Hình ảnh: Các con xây dựng “Ngã tư đường phố” Ví dụ: Trong góc chơi học tập. - Mỗi trẻ sẽ được phân công theo nhóm để nhận nhiệm vụ: bạn nào tô chữ, bạn nào xếp chữ bằng hột hạt, bạn nào học thẻ số, thẻ chữ.Từ đó trẻ sẽ học và làm việc cùng nhau theo nhóm và biết tuân thủ theo mệnh lệnh của nhóm trưởng. - Với hoạt động này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: Cô giáo, bác sỹ, xây dựng doanh trại, xây dựng ngã tư đường phốCác trò chơi đóng kịch, Cây tre trăm đốt, hai anh em, quả bầu tiênThông qua đó để giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ, bởi trong các trò chơi xã hội này trẻ sẽ được hình thành và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. * Giáo dục kỹ năng sống qua góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thường xuyên như: Cách đóng mở cửa, lấy và uống nước, cách gắp bằng các loại kẹp, quét rác trên sàn, cách rót nước bằng bình lọ miệng tròn to, cách sâu dây qua các đối tượng có khuyết nhỏ, cách đan nong mốt (5 nan), cách tự tết tóc cho mình, cho bạn. Hình ảnh : Trẻ tết tóc cho bạn và chơi góc thực hành kỹ năng sống - Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy tôi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ được tham gia học tập và vui chơi. Biện Pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác trong ngày. - Ngoài hoạt động chung, hoạt động vui chơi ra tôi còn hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác như: - Trong giờ đón trả
Tài liệu đính kèm: