Báo cáo Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động phát triển vận động

Báo cáo Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động phát triển vận động

Giáo dục phát triển vận động nhằm giúp trẻ có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Các bài tập luyện ngoài vai trò phát triển các kĩ năng vận động còn giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh nhẹn, sức mạnh của cơ bắp, sự khéo léo và dẻo dai cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong các quá trình vận động. Cách lựa chọn nội dung và hướng dẫn động tác, tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ như sau:

*. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp gồm các động tác sau:

Các động tác: Bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp gồm các động tác sau.

- Động tác hô hấp:

+ Hít vào thật sâu

+ Thở ra từ từ

- Động tác phát triển cơ vai và vả bai:

+2 tay giơ lên cao, hạ xuống

+ 2 tay đưa sang ngang, hạ xuống.

+ 2 tay đưa ra phía trước- đưa về phía sau.

+ 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau.

- Động tác phát triển cơ lưng, cơ bụng:

+ Nghiêng người sang 2 bên phải,trái.

+ Quay người sang 2 bên phải, trái.

+ Cúi người xuống, đứng thẳng người lên.

+ Ngửa người ra phía sau

- Động tác phát triển cơ chân:

+ Đứng nhún chân.

+ Ngồi xuống, đứng lên.

+ Bật tại chỗ.

- Lựa chọn các nội dung và tổ chức thực hiện: Các động tác trong bài tập được sắp xếp theo trình tự: Động tác thở, động tác phát triển cơ tay, bả vai, cơ lưng bụng và động tác phát triển cơ chân. Mỗi bài tập có 4-5 động tác, mỗi động tác tập 2-3 lần.

Để trẻ hứng thú tập luyện và thực hiện chính xác các động tác, bài tập được xây dựng dưới hình thức trò chơi có chủ đề và có sự kết hợp với đồ dùng dụng thể dục ( vòng,gậy, dây nơ ).

Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết với trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động sau:

+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều

+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.

+ Trong các giờ hoạt động chung.

 

doc 28 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 93Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động phát triển vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thú trong hoạt động vận động cùng với đó là nhận thấy được sự quan tâm nhiệt tình của phụ huynh qua những lần phụ huynh ủng hộ về mua sắm đồ dùng, nguyên vật liệu phế thải
*. Một số hình ảnh, phương tiện chuẩn bị cho các hoạt động thể chất
Giải pháp 3: Lựa chọn các bài tập- trò chơi phù hợp với hoạt động
Giáo dục phát triển vận động nhằm giúp trẻ có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Các bài tập luyện ngoài vai trò phát triển các kĩ năng vận động còn giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh nhẹn, sức mạnh của cơ bắp, sự khéo léo và dẻo dai cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong các quá trình vận động. Cách lựa chọn nội dung và hướng dẫn động tác, tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ như sau:
*. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp gồm các động tác sau:
Các động tác: Bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp gồm các động tác sau.
- Động tác hô hấp: 
+ Hít vào thật sâu
+ Thở ra từ từ
- Động tác phát triển cơ vai và vả bai:
+2 tay giơ lên cao, hạ xuống
+ 2 tay đưa sang ngang, hạ xuống.
+ 2 tay đưa ra phía trước- đưa về phía sau.
+ 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau.
- Động tác phát triển cơ lưng, cơ bụng:
+ Nghiêng người sang 2 bên phải,trái.
+ Quay người sang 2 bên phải, trái.
+ Cúi người xuống, đứng thẳng người lên.
+ Ngửa người ra phía sau
- Động tác phát triển cơ chân:
+ Đứng nhún chân.
+ Ngồi xuống, đứng lên.
+ Bật tại chỗ.
- Lựa chọn các nội dung và tổ chức thực hiện: Các động tác trong bài tập được sắp xếp theo trình tự: Động tác thở, động tác phát triển cơ tay, bả vai, cơ lưng bụng và động tác phát triển cơ chân. Mỗi bài tập có 4-5 động tác, mỗi động tác tập 2-3 lần.
Để trẻ hứng thú tập luyện và thực hiện chính xác các động tác, bài tập được xây dựng dưới hình thức trò chơi có chủ đề và có sự kết hợp với đồ dùng dụng thể dục ( vòng,gậy, dây nơ).
Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết với trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động sau:
+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
+ Trong các giờ hoạt động chung.
a. Đối với giờ thể dục buổi sáng
- Thể dục sáng mang lại sức khỏe dẻo dai, tinh thần lạc quan, thoải mái, mang lại nguồn sức lực để bước vào một ngày mới với các hoạt động tích cực và hiệu quả. Việc lựa chọn nhạc, các bài tập cho trẻ luyện tập để đạt hiệu quả cao vô cùng quan trọng. 
- Thể dục buổi sáng hàng ngày sau khi đón trẻ. Cho trẻ tập theo nhóm 12- 15 trẻ. Trước và sau khi thực hiện bài tập nên cho trẻ vận động đi lại nhẹ nhàng một vài phút. Cô lầm mẫu cho trẻ tập theo, khi hướng dẫn cô cần nói ngắn gọn kèm theo động tác mẫu chính xác. Thời gian cho trẻ tập khoảng 5-7 phút.
- Bài tập phát triển chung, tập trong giờ tập luyện có chủ định(Phần trọng động). Để trẻ hứng thú, thực hiện chính xác các động tác, khi trẻ tập, cô nên bắt chước các động tác các con vật, mô tả hiên tượng tự nhiên như gió, mưa.. và sử dụng các đồ dùng, dụng cụ thể dục như trống, lắc, vòng, gậy Đồ dùng dụng cụ cần chuẩn bị trước và sắp xếp sao cho cô và trẻ dễ lấy để không mất thời gian tập luyện.
- Lựa chọn các động tác và thiết kế một số bài tập như:
 + Thổi bóng + Tập với khối gỗ
 + Gà trống 	 + Tập với dây nơ
+ Tập với cờ + Tập với gậy
+ Lái tàu hỏa + Ô tô
+ Tập với vòng + Cây cao cỏ thấp
+ Máy bay + Bé khỏe (Tập với ghế)
Ví dụ: Hoạt động “Thổi bóng”
Mục đích: tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 quả bóng đường kính 15- 20cm.
Tiến hành: Cho trẻ đi còng quanh nơi tập 1-2 vòng,trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn để tập.
- Động tác 1: Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 tay chụm lại để trước miệng.
Tập:
+ Cô nói: “Thổi bóng”, trẻ hít sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay cũng dang rộng ra từ từ (làm bóng to). 
+ Trở lại tư thế ban đầu.
- Động tác 2: Đưa bóng lên cao (tập 3-4 lần)
Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
Tập:
+ Cô nói: “ Đưa bóng lên cao”, trẻ 2 tay cầm bóng đưa thẳng lê cao(trẻ nhắc).
+ Cô nói: “ Bỏ bóng xuống”, trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu.
- Động tác 3: Cầm bóng lên( tập 2- 3 lần)
Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
Tập:
+ Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống, 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
+ Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống, đặt bóng xuống sàn.
- Động tác 4: Bóng nẩy(Tập 4 -5 lần)
Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
Tập:
+ Trẻ nhảy bật tại chỗ, vừa nhảy vừa nói: “ Bóng nẩy”.
- Kết thúc, cho trẻ đi nhẹ nhàng một vài phút vòng quanh lớp rồi chuyển sang hoạt động khác.
*Hình ảnh với giờ thể dục buổi sáng
b. Đối với các vận động cơ bản và phát triển tố chất ban đầu
- Khi lựa chọn nội dung để thiết kế bài tập: Một số hoạt động chơi- tập có chủ định của trẻ 24- 36 tháng tuổi có 2 vận động cơ bản: Một vận động mới (vận động trẻ chưa thành thạo cần luyện tập) và một số vận động trẻ đã vững ( vận động ôn luyện). Hai vận động không cùng một dạng vận động. vận động ôn luyện được thực hiện dưới hình thức trò chơi.
- Khi tổ chức thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập vận động nhằm thực hành vận động mới, vận động trẻ chưa thành thạo trong hoạt động chơi- tập có chủ định. Cô làm mẫu chính xác, vừa làm vừa giải thích ngắn gọn, trẻ tập theo cô.Tổ chức cho trẻ được tập luyện củng cố vận động trong hoạt động chơi, chơi tự do ở trong lớp, ngoài trời, thứ tự và số lần tập phụ thuộc vào thể trạng, mức độ phát triển và khả năng hoạt động của trẻ. ở độ tuổi này, không yêu cầu trẻ tập chính xác mà động viên khích lệ trẻ thực hiện động tác đúng hơn. 
Có thể tập theo nhóm lớn 8- 10 trẻ hoặc nhóm nhỏ 1-2 trẻ, hoặc tập riêng từng trẻ tùy theo nội dung và điều kiện thực tế.
Nơi tập: Tập cho trẻ ở trong phòng lớp, hoặc ngoài sân tùy theo nội dung bài tập, tùy thuộc khả năng của trẻ và điều kiện thực tế. Nơi tập phải bằng phẳng, khô ráo, đảm bảo an toàn, vệ sinh, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè và không gian đủ rộng cho trẻ tập.
Thời gian tập: Mỗi lần tập 15-17 phút. Tối đa không qua 5 phút.
Hoạt động chơi – tập có chủ định thực hiện đảm bảo đúng trình tự:
- Khởi động: Đi, chạy nhẹ nhàng 1-2 phút, sau đó đứng tự do thành vòng tròn cung hoặc hàng thẳng để tập.
- Trọng động: Khoảng 12- 14 phút.
+ Tập bài tập phát triển chung theo trình tự: Tay- vai, lưng- bụng- lườn, chân.
+ Tập 2 vận động cơ bản: 1 vận động mới ( vận động trẻ chưa thành thạo) và 1 vận động ôn luyện thực hiện dưới hình thức trò chơi. 
- Hồi Tĩnh: 1-2 phút.
Cho trẻ đi, có thể kết hợp một động tác tay nhẹ nhàng, đi thường 1-2 vòng quanh nơi tập rồi cho trẻ nghỉ, chuyển sang hoạt động khác.
Ví dụ: Hoạt động “Bước qua vật cản, ném qua dây”
Mục đích: Tập cho trẻ đi nhấc cao chân và giữ thăng bằng: Phát triển vận động tay.
Chuẩn bị: Cô vẽ một vạch dài AB trên sân, sau vạch AB cô đặt 3 gậy dài 1,5- 2m, kê cao cách mặt đất 10 cm, gậy đặt cách nhau 50cm. Cách gậy thứ 3 khoảng 1m, cô để một số bóng nhỏ, cách bóng khoảng 70 cm, cô căng 1 dây dài 1,5- 2m trên 2 giá gỗ ở độ cao 50 cm.
Tiến hành:
- Khởi động: Cho trẻ đi hoặc chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh nơi tập khoảng 1 phút.
- Trọng động:
+ Bài tập phát triển chung: Có thể chọn một số động tác trong bài “ Tập với gậy” hoặc “ Tập với cờ”.
+ Vận động cơ bản: Cho trẻ đi từ vạch AB bước qua 3 vật cản, đi tiếp tới chỗ để bóng, dừng lại cầm 1 quả bóng và ném bóng qua dây.Cho trẻ ném mỗi tay 2 lần, xong về chỗ ngồi.
Tập theo tốp 3 trẻ luân phiên nhau. Mỗi trẻ tập 2-3 lần.
- Hồi Tĩnh: Đi 1 vòng quanh nơi tập làm một, số động tác “ Chim bay, cò bay”.
Biếu 3: Một số nội dung trọng tâm cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi
Đi và chạy
Bò, trườn, trèo
Tung, ném , bắt
Nhún, bật
- Đi theo hiệu lệnh.
- Đi trong đường hẹp.
- Đi có bê vật trên tay.
- Chạy theo đường hẹp.
- Chạy theo hướng thẳng.
- Đứng co một chân.
- Đi bước qua gậy kê cao.
- Đi theo đường ngoằn ngoèo.
- Đi bước vào các ô.
- Đi kết hợp với chạy.
- Chạy đổi hướng.
- Bước lên xuống bậc cao.
- Bước lên xuống bậc có vịn.
- Bò theo hướng thẳng và có mang vật trên lưng.
+ Bò thẳng hướng theo đường hẹp.
+ Bò thẳng hướng có vật trên lưng.
- Bò, trườn qua vật cản.

- Tung bắt bóng cùng cô.
+ Tung bóng bằng 2 tay
+ Tung bóng qua dây.
- Ném bóng về trước ( Ném xa bằng 1 tay: Túi cát, bóng).
- Ném bóng trúng đích ( đích xa 70- 100cm).
- Tung- bắt bóng cùng cô.

- Nhún bật tai chỗ.
- Bật qua vạch kẻ ( Bật qua các vòng).
- Khi trẻ vận động chúng ta kết hợp đa dạng với dụng cụ tập làm cho trẻ rất hứng thú trong hoạt động phát triển thể chất trong giờ thể dục như:
- Tập với cờ.
- Tập với các giải lụa, với màu sắc rực rỡ và mền mại thì việc lựa chọn, thiết kế các động tác, các vận động phù hợp là vô cùng cần thiết để tăng hứng thú cho trẻ. Vì vậy tôi lựa chọn vận động nhẹ nhàng, dứt khoát với những động tác thể dục. Trẻ cầm giải lụa với động tác tay, đưa ra trước, gập cổ tay, hai tay thay nhau lên cao, những giải lụa màu bay lên như những làn sóng nhấp nhô, lúc con sóng lăn tăn, hai tay thay nhau lên cao tạo ra những con sóng to và mạnh mẽ nhìn rất đẹp mắt.
- Tập với những chiếc lá sen: Với những chiếc lá sen và những bông sen cho trẻ được hóa vai vào các chú ếch đi chơi trong đầm sen, trẻ tập các động tác nghộ nghĩnh và vận động đơn giản của họ hàng nhà ếch, sau mỗi động tác sen vào là những động tác rất đáng yêu của ếch.
* Hình ảnh một số giờ thể dục
*. Kết quả đạt được
- Sau khi lựa chọn các bài tập, các trò chơi cho trẻ qua các hoạt động, tôi nhận thấy rằng trẻ tham gia vào các hoạt động có sự mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, có sự thu hút với trẻ, các trẻ nhút nhát trong các hoạt động về trò chơi vận động đã tham gia tích cực, hứng thú. Các bài tập xây dựng rất phù hợp với độ tuổi của trẻ giúp trẻ phát triển một cách đồng đều đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện.
Giải pháp 4: Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ từ 24- 36 tháng tuổi
- Trò chơi vận động là phương tiện để dạy trẻ vận động, vừa là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cách

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tich_cuc_tham.doc