Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh

Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.

- Yếu tố khách quan:

 Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để các em học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Đồng thời mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - quan hệ xã hội. Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tương đối đặc biệt vì từ sự phát triển ngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực khác. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức, khám phá tự nhiên. Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái không chỉ nhằm giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Làm quen với chữ cái không phải là môn học độc lập, riêng biệt mà nó là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi. Vì vậy nó có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết là rèn luyện kỹ năng nghe nói và giúp trẻ phân biệt được các âm khó, thông qua các chữ cái. Thông qua việc làm quen với chữ cái, vốn từ của trẻ được nâng cao, bởi vì khi làm quen với chữ cái, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ thể, các từ đó có âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “đọc và viết” sau này ở trường phổ thông. Thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.

 

doc 12 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1371Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên  Nguyễn Thị Phương Nam          Năm sinh: 1987
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mầm non
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng PT chuyên môn
	- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Bình Minh
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh.
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
- Về giáo viên
STT
Tiêu chí
Giai đoạn 1
Đạt
Tỉ lệ %
Chưa đạt
Tỉ lệ %
 1
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, sáng tạo.
3/8
37.5%
5/8
62.5%
 2
Sử dụng đồ dùng khoa học hơn.
3/8
37.5%
5/8
62.5%
 3
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hấp dẫn hơn.
4/8
50%
4/8
50%
 4
Thiết kế các trò chơi hấp dẫn hơn .
4/8
50%
4/8
50%
 5
Chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ hơn. 
3/8
37.5%
5/8
62.5%
 6
Biết khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng vào giờ học hoặc giáo dục trẻ .
3/8
37.5%
5/8
62.5%
Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường mầm non còn nhiều hạn chế, một số giáo viên lớn tuổi còn nặng về việc thực hiện chương trình cũ chưa chủ động sáng tạo trong việc xây dựng bài dạy, các giáo viên mới do tuổi đời cũng như tuổi nghề còn quá trẻ, kinh nghiệm trong giảng dạy còn non, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục mầm non mới. 
Giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa biết tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học.
Mặc dù nhà trường đã hết sức đầu tư về cơ sở vật chất song các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học cũng như các hoạt động vui chơi của trẻ vẫn còn những khó khăn nhất định chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi còn ít, chưa được phong phú, chưa thích ứng với từng chủ điểm, chủ đề. 
- Về học sinh: Qua khảo sát bước đầu cho thấy các kĩ năng cần thiết của trẻ còn rất hạn chế, cụ thể như sau:
Nội dung
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu
- Trẻ phát âm đúng 29 chữ cái; 
- Nhận biết đúng 29 mặt chữ cái
5/45
11%
10/45
22%
10/45
22%
20/45
46%
Kỹ năng viết: Trẻ biết cách ngồi, cầm bút, để vở, tô chữ đúng quy trình, tô trùng khít theo đường chấm mờ
4/45
8.8%
7/45
15.5%
11/45
24.4%
43/45
51.3
Kỹ năng đọc: biết cách giở sách, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới”Đọc” sách qua các tranh vẽ. Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
7/45
15%
11/45
30%
20/45
40%
7/45
15%
Do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi không giống nhau, 93.3% trẻ là người dân tộc thiểu số và là con em các bệnh nhân phong thuộc trại phong Ea Na nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Ngôn ngữ phổ thông còn kém, trẻ đến lớp thường trao đổi với nhau bằng tiếng địa phương. Một số trẻ không hiểu tiếng phổ thông, không hiểu được điều cô giáo nói nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Đáng tiếc hơn vẫn còn một số trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, phó mặc cho cô giáo và nhà trường, do đó trẻ bị thiệt thòi hạn chế rất nhiều về mặt nhận thức cũng như kĩ năng. 
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
- Yếu tố khách quan:
 Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để các em học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Đồng thời mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - quan hệ xã hội. Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tương đối đặc biệt vì từ sự phát triển ngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực khác. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức, khám phá tự nhiên. Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái không chỉ nhằm giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Làm quen với chữ cái không phải là môn học độc lập, riêng biệt mà nó là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi. Vì vậy nó có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết là rèn luyện kỹ năng nghe nói và giúp trẻ phân biệt được các âm khó, thông qua các chữ cái. Thông qua việc làm quen với chữ cái, vốn từ của trẻ được nâng cao, bởi vì khi làm quen với chữ cái, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ thể, các từ đó có âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “đọc và viết” sau này ở trường phổ thông. Thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
- Yếu tố chủ quan trong việc đưa ra giải pháp: 
Trên thực tế, việc cho trẻ làm quen chữ cái đã được giáo viên Mầm non rất quan tâm, các giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động và đạt hiệu quả tương đối cao. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào quá trình dạy trẻ và đặc biệt chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ nên sự nhận thức về chữ cái của trẻ còn chưa chắc chắn, hay nhầm lẫn, chưa rèn luyện được kĩ năng cho trẻ dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là ở trường chúng tôi 93,3% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số và là con em các bệnh nhân Phong tại trại Phong Eana. Cuộc sống vô cùng khó khăn, các cháu ít được tiết xúc với mọi người, không chịu đi học. Giáo viên đã nhiều lần đến nhà vận động phụ huynh đưa con em mình đi học. Khi đến lớp học các cháu lại không tích cực tham gia vào các hoạt động, cô nói gì trẻ cũng không hiểu cứ nhìn cô và không trả lời, nếu có nói thì cũng chỉ nói bằng tiếng mẹ đẻ. Đa số trẻ chưa nhận biết được mặt các chữ cái, biết cách cầm bút, chưa biết cách tô trùng khít chữ theo chấm mờ. Đứng trước vấn đề trên, là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để giáo viên nắm vững được nội dung, kiến thức, hình thức tổ chức một cách linh hoạt phương pháp bộ môn. Vì vậy tôi đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái vùng Đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh.
	4. Các Giải pháp quản lý.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng Môn Làm quen chữ cái theo chương trình mầm non mới cho giáo viên toàn trường trong đó có lý thuyết và áp dụng thực hành các tiết soạn mẫu, dạy mẫu.
Muốn thực hiện tốt việc cho trẻ làm quen chữ cái thì đầu tiên phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học. Kế hoạch xây dựng phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường, của lớp và có sự thống nhất trong Ban giám hiệu và tập thể giáo viên. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; xây dựng chế độ sinh hoạt; xây dựng kế hoạch chuyên môn: cụ thể chương trình dạy cho các khối lớp phù hợp, sát với tình hình của trường, của lớp. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho chuyên môn. Qua đó có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. Ngoài ra, tôi thường xuyên tổ chức chuyên đề về lý thuyết và thực hành, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, sau đó góp ý, rút kinh nghiệm tiết dạy để tháo gỡ những vướng mắc của giáo viên, giúp giáo viên năng động, sáng tạo và biết đầu tư suy nghĩ cách tổ chức dạy học trong quá trình hoạt động giảng dạy môn Làm quen chữ cái.
Giải pháp 2: Khảo sát kỹ năng nghe – nói – đọc – viết của trẻ
Đây là bước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ để giáo viên nắm được kỹ năng nghe, nói, đọc viết của trẻ để từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp
- Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ.
- Công việc khảo sát trẻ thường thực hiện vào cuối tháng 9. Quá trình khảo sát qua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa,) và qua các hoạt động hàng ngày (hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, ) để từ đó đánh giá từng trẻ theo các kỹ năng.
+ Kĩ năng nghe:
+ Kỹ năng nói
+ Kỹ năng đọc
+ Kỹ năng viết:
Giải pháp 3: Tạo môi trường học chữ viết phong phú
 * Tạo môi trường chữ trong lớp học: Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của bé là nhình xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới lạ. Vì vậy, các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ điểm, các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp. Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên xậy dựng một môi trường học tập ở trong lớp thật sinh động và thu hút trẻ. Ví dụ: Chủ điểm Gia đình: giáo viên và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm Gia đình, sau đó cô hướng trẻ vào câu truyện: Tại cửa hàng búp bê có tất nhiều thứ, nào là đồ dùng Gia đình như: quần áo, giường nệm, chén bát, tiviBúp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng của búp bê đấy, nào chúng mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé.Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình như: cửa hàng của búp bê, siêu thị mi li, siêu thị của búp bê, búp bê bán hàng...với nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy và cả quá trình cô đàm thoại với trẻ. Chính lúc đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ được đi siêu thị chưa, đã nghe thấy cái tên đó chưa, và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ.
 Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: Bé làm họa sĩ, Họa sĩ tí hon, Bé khéo tay hay làm...(đối với góc Tạo hình); Công trình của bé, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai...( đối với góc xây dựng).
Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó.
* Tạo môi trường chữ ngoài lớp học:
 Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt động ăn, hoạt động ngủ, còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập củng cố chữ cái và từ rất tốt.
Góc thiên nhiên ngoài trời: Đây là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày. Tạo môi trường chữ có kèm hình ảnh không những cho trẻ hiểu về thế giới các loài cây, loài hoa, biết các giai đoạn phát triển của cây, hiện tượng thử nghiệm khoa học...mà còn có thể ghi chép hiện tượng mà trẻ theo dõi hàng ngày.
	Để có môi trường cho trẻ khám phá khoa học phong phú chuyên môn nhà trường đã phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, có chấm điểm xếp loại và lấy kết qủa làm đồ dùng đồ chơi là một trong những tiêu trí thi đua để xếp loại giáo viên hàng tháng. 
Giải pháp 4. Tổ chức hướng trẻ vào hoạt động:
Ngay rừ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên tạo mọi điều kiện để cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động Làm quen chữ cái thông qua các giờ hoạt động trên lớp, giờ học ngoại khóa, mọi lúc mọi nơi. Bằng các hoạt động như sau: 
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng sinh động
Thu hút trẻ tham gia tạo môi trường chữ trong góc tạo hình, góc sách, góc thư viện nhằm phát huy tích tích cực hoạt động của trẻ
 Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi .
Giải pháp 5. Bồi dưỡng giáo viên sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
	Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phổ biến cho giáo viên toàn trường hưởng ứng cuộc vận động ứng dụng công nghệ thông tin.
	Bồi dưỡng và hướng dẫn cho giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, cách thiết kế giáo án điện tử trên power point. Từ đó giáo viên có thể sử dụng lntemet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động tìm những hình ảnh, những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ mầu sắc sống động thu hút sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ.
	Ban giám hiệu vận động giáo viên soạn và dạy giáo án điện tử ở tất cả các khối lớp. Xây dựng các tiết dạy mẫu để giáo viên dự giờ và rút kinh nghiệm. 
	Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trẻ lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả cao và chất lượng chuyên đề được nâng lên một cách rõ rệt.
Giải pháp 6. Công tác tuyên truyền với phụ huynh
 Hàng ngày, giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm, cho trẻ ôn luyện.
 Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung dạy vào bảng treo ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi, ôn luyện thêm cho con ở nhà.
 Đánh vi tính với các nội dung trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ huynh về nhà cùng tham khảo và dạy trẻ.
- Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục tới phụ huynh.
 Trao đổi một số nhược điểm của trẻ về cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tô, cầm bút, để vởđể phụ huynh nắm được. Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh, phụ huynh đã hiểu bản chất, tác dụng của vấn đề dạy trẻ, nắm bắt được phương pháp dạy trẻ. Từ đó phụ huynh luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ.
	5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
a. Đối với giáo viên	 
STT
Tiêu chí
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Đạt
Tỉ lệ %
 Chưa đạt
Tỉ lệ %
Đạt
Tỉ lệ %
 Chưa đạt
Tỉ lệ %
 1
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, sáng tạo.
3/8
37.5%
5/8
62.5%
7/8
87.5%
1/8
24.5%
 2
Sử dụng đồ dùng khoa học hơn.
3/8
37.5%
5/8
62.5%
8/8
100
0
0
 3
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hấp dẫn hơn.
4/8
50%
4/8
50%
8/8
100
0
0
 4
Thiết kế các trò chơi hấp dẫn hơn .
4/8
50%
4/8
50%
7/8
87.5%
1/8
24.5%
 5
Chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ hơn. 
3/8
37.5%
5/8
62.5%
7/8
87.5%
1/8
24.5%
 6
Biết khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng vào giờ học hoặc giáo dục trẻ .
3/8
37.5%
5/8
62.5%
7/8
87.5%
1/8
24.5%
Giáo viên chủ động sắp xếp chương trình phù hợp với từng chủ đề. Phát huy khả năng ham học hỏi, tìm tòi suy nghĩ, sáng tạo để vốn kiến thức ngày càng tăng. Đặc biệt là khi kết thúc chủ đề, biết tận dụng nguyên vật liệu giảng dạy của chủ đề này nối kết cho chủ đề sau và biết linh hoạt trong quá trình dạy và học. 
Biết sắp xếp môi trường học tập phù hợp, có hiệu quả trong từng chủ đề để dạy trẻ. Giúp trẻ dễ học, dễ nhớ, dễ nhận biết về chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.
Giờ dạy “Làm quen chữ cái” một số giáo viên đã được nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại giỏi.
b. Đối với trẻ
	Sau khi thực hiện đề tài nay tôi thấy trẻ tiến bộ rõ rệt, cụ thể là: 
Nội dung
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
- Trẻ phát âm đúng 29 chữ cái; 
- Nhận biết đúng 29 mặt chữ cái;
5/45
11%
10/45
22%
10/45
22%
20/45
46%
15/45
34%
20/45
44%
10/45
22%
0
KN đọc: biết cách giở sách, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. ”Đọc” sách qua các tranh vẽ. Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
4/45
8.8%
7/45
15.5%
11/45
24.4%
23/45
51.3
22/45
48%
13/45
28%
10/45
24%
0
KN viết: Trẻ biết cách ngồi, cầm bút, để vở, tô chữ đúng quy trình
7/45
15%
11/45
30%
20/45
40%
7/45
15%
15/45
33%
12/30
41%
12/45
26%
So sánh kết quả khảo sát trẻ trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy:
+ Trẻ phát âm đúng 29 chữ cái; Nhận biết đúng 29 mặt chữ cái loại tốt từ 11 % lên 34 %; trẻ yếu giảm từ 46% xuống 0%
+ Trẻ biết cách ngồi, cầm bút, để vở, tô chữ đúng quy trình loại khá tốt tăng từ 24.3% lên 76%; Loại yếu giảm từ 51.3 % xuống 0 %.
+ Kĩ năng đọc, viết của trẻ đạt loại khá, tốt tăng từ 45% lên 74%; Loại yếu giảm từ 15 % xuống 0 %.
	* Về phụ huynh.
	Đa số phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của các hoạt động nói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng nên 100% các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ rất tích cực cả tinh thần, lẫn vật chất tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tốt môn học này.	
So với những năm trước đây đa số các bậc phụ huynh quan tâm đến cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục nên đã nhiệt tình ủng hộ cả tinh thần và vật chất nhờ vậy mà chất lượng dạy và học ngày một đi lên.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm để tất cả cán bộ quản lý và một số giáo viên giỏi đúc rút kinh nghiệm về chương trình mầm non mới từ đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương, tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề mới để truyền tải những kinh nghiệm hay vào thực tế, đặc biệt là trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị mình. 
7. Đề xuất, kiến nghị
- Đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp Phòng để tất cả cán bộ quản lý và một số giáo viên giỏi đúc rút kinh nghiệm về chương trình Mầm non mới từ đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương. Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm.
- Chuyên đề những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp để truyền tải những kinh nghiệm đó vào thực tế trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị mình. Đặc biệt là môn “Làm quen chữ cái”.
- Tổ chức cho CBQL, giáo viên dạy giỏi đi tham quan trường bạn để được giao lưu học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
Nguyễn Thị Phương Nam
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docBC GIAI PHAP- NAM 18-19.doc