Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Minh chứng kèm theo giải pháp.

+ Về giáo viên:

Trường có tổng số: 31giáo viên, trong đó giáo viên biên chế: 20; hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế: 11 đảm bảo; Tỷ lệ GV/lớp: 1,82, đối chiếu theo Thông tư 71 trường còn thiếu 03 giáo viên; theo Thông tư 06/2015 trường còn thiếu 7 giáo viên. Các chế độ chính sách cho giáo viên đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Nhà trường đã xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội; có 3 CBQL, GV đã hoàn thành tập huấn qua mạng 10 mô đun nâng cao dành cho CBQL giáo dục mầm non; 100% GVMN đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên quy định; đánh giá kết quả bồi dưỡng CBQL, GVMN theo Chương trình GDMN điều chỉnh.

Thực hiện hồ sơ sổ sách theo đúng Điều lệ trường mầm non. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đầu tư nâng cao chất lượng trong nhà trường, động viên khuyết khích giáo viên tham gia học trên chuẩn. Hiện có 100% GV đạt chuẩn, 61,5% có trình độ trên chuẩn.

Tổ cchức chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại trường về lý thuyết và thực hành 100% giáo viên tham gia.

 Khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm: tổng số 30 gv: đạt giỏi 11, khá19

 

doc 8 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1192Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	 Họ và tên: Nguyễn Thị Ba     Năm sinh: 1966
	 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng Sư phạm Mầm non
	Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng + UBKTCĐ
	 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
	II. NỘI DUNG 
1. Tên giải pháp: 
	“Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non Hoa Pơ Lang.”
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
 Thực hiện nghị quyết, công văn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana. Thực hiện nghị quyết của trường Mầm non trong năm học 2018- 2019. Việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ là trọng tâm, chủ chốt, thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số qua môi trường. Nhiệm vụ của chuyên môn là tìm tòi sáng tạo tự học hỏi để tìm ra những biệm pháp, giải pháp tốt nhất cho giáo viên thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ song trên thực tế, nhà trường có những khó khăn, thuận lợi sau:
Thuận lợi
Trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức tập huấn, chuyên đề. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cụm, nhằm thống nhất nội dung thực hiện.
 Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat động của trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, thực sự là tấm gương tự học và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, chất lượng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ môi trường được nâng lên. Trẻ chăm ngoan và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, cùng nhau tham gia các hoạt động một cách sôi nổi.	
 Khó khăn
 Một số giáo viên hạn chế trong chương trình giáo dục mầm non mới, ứng dụng cộng nghệ còn lúng túng.
 Đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi theo Bộ GD&ĐT qui định.Tổ chức các hoạt động chuyên môn tăng cường tiếng việt cho trẻ qua môi trường giáo dục là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định, theo xu hướng phát triển chung đối với lứa tuổi mầm non.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
* Nguyên nhân chủ quan
	Qua khảo sát nghiên cứu thực tế, việc thực hiện chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường Mầm Non Hoa Pơ Lang chúng tôi còn chênh lệch nhiều về trình độ đào tạo, về năng lực chuyên môn, sự sáng tạo và linh hoạt tổ chức các hoạt động cho trẻ so với một số trường còn hạn chế.
	Một số giáo viên còn lại do tuổi đã cao việc tiếp cận chương trình mới còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy mà các hoạt động do họ tổ chức chưa sinh động, sử lý tình huống chưa linh hoạt, việc sắp xếp đồ dùng dạy học chưa khoa học, sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả chưa cao, truyền thụ kiến thức nhiều hoạt động còn thiếu độ chính xác. Đội ngũ cán bộ giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng một số giáo viên việc tự học tự bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. Chính vì những điều kiện nêu trên đã làm ảnh hưởng không ít tới việc nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong nhà trường .
	Được sự quan tâm của các cấp các ngành, của phòng giáo dục. Năm học 2018 – 2019.Tổng số học sinh toàn trường: 435 trẻ, Nữ : 209, Dân tộc 260
 Tổng số nhóm lớp là: 17 , trong đó lớp lá: 7, lớp chồi 4, mầm 4, nhóm trẻ 2 
Tổng số học sinh như sau: 
Trẻ 5 tuổi: 125, nữ 60, dân tộc 76
Trẻ 4 tuổi: 132, nữ 61, dân tộc 90
Trẻ 3 tuổi: 120, nữ 63, dân tộc 39
Trẻ nhóm trẻ: 58, nữ 25, dân tộc 26
Trong đó có 17 lớp ăn bán trú có 435 trẻ ăn đạt 100%
Thực hiện làm tốt chuyên đề xây dựng môi truờng lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số do ngành phát động. Vì vậy ngoài việc mua sắm trang thiết bị dạy học, làm đồ dùng, đồ chơi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phục vụ trong việc chăm sóc, giáo dục môi trường cho trẻ còn cần phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng hơn.Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ còn gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
	* Nguyên nhân khách quan
Trường có 7 điểm, các điểm trường không tập trung nên việc quản lý và chỉ đạo các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi của trẻ mặc dù đã được đầu tư, mua sắm nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu thực hiện chương trình, phòng phục vụ học tập, các công trình vệ sinh, nước sạch còn tạm bợ, thiếu thốn. Hầu hết trẻ em thuộc vùng đồng bào DTTS, con hộ nghèo và cận nghèo, việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được quan tâm. 
Với trách nhiệm của một người làm công tác chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt nhất là công tác bảo vệ môi trường vệ sinh cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội để các cháu được mạnh khỏe học tốt phát triển toàn diện.. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ, làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và công đồng, nâng cao công tác tuyên truyền nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
	4. Giải pháp.
Với nội dung của đề tài nhằm đưa ra Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non Hoa Pơ Lang ”. Giúp cho người giáo viên xác định vai trò, trách nhiệm tìm cho mình hướng đi đúng, biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sát với thực tế nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, gắn bó với nghề, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục với thế hệ trẻ nói chung và đối với trẻ mầm non trong trường mầm non Hoa Pơ Lang nói riêng. Rút ra được bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời giúp giáo viên có khả năng thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời kết quả của công tác bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
Thực hiện công văn cấp trên, thường xuyên lên kế hoạch tham mưu với lãnh đạo nhà trường các tổ khối cùng giáo viên phối hợp thực hiện các hội thi, các phong trào như thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, viết sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, hội thi đồ dùng dạy học cấp trường, hội thi đồ dùng vệ sinh môi trường cấp huyện, hội thi xây dựng môi trường giáo dục tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số, thao giảng, chuyên đề, hội giảng dự giờ, kiểm tra đột xuất..
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
+ Về giáo viên:
Trường có tổng số: 31giáo viên, trong đó giáo viên biên chế: 20; hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế: 11 đảm bảo; Tỷ lệ GV/lớp: 1,82, đối chiếu theo Thông tư 71 trường còn thiếu 03 giáo viên; theo Thông tư 06/2015 trường còn thiếu 7 giáo viên. Các chế độ chính sách cho giáo viên đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
Nhà trường đã xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội; có 3 CBQL, GV đã hoàn thành tập huấn qua mạng 10 mô đun nâng cao dành cho CBQL giáo dục mầm non; 100% GVMN đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên quy định; đánh giá kết quả bồi dưỡng CBQL, GVMN theo Chương trình GDMN điều chỉnh.
Thực hiện hồ sơ sổ sách theo đúng Điều lệ trường mầm non. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đầu tư nâng cao chất lượng trong nhà trường, động viên khuyết khích giáo viên tham gia học trên chuẩn. Hiện có 100% GV đạt chuẩn, 61,5% có trình độ trên chuẩn.
Tổ cchức chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại trường về lý thuyết và thực hành 100% giáo viên tham gia.
 Khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm: tổng số 30 gv: đạt giỏi 11, khá19
Về vệ sinh môi trường, định kỳ kiểm tra 100% các nhóm lớp đều xếp loại tốt.
Các nhóm lớp ở các thôn buôn đều xây dựng mô hình có vườn hoa cây cảnh để trẻ chăm sóc hành ngày,sân trường luôn được quét dọn sạch sẽ, đồ dùng trong và ngoài lớp luôn ngăn nắp gọn gang, khăn mắt luôn được giặt bằng xà bong trăng đẹp thơm tho để đảm bảo vệ sinh các nhân cho trẻ.
Năm học 2018-2019 nhà trường đã tổ chức chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cấp tỉnh, tham gia hội thi xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số đạt cấp huyện và tham gia cấp tỉnh vào tháng 5 năm 2019.
Về giáo viên cần biết cung cấp cho trẻ về môi trường xung quanh bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc. Công tác phối kết hợp cùng Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và 
luôn sát cánh bên nhà trường bởi vì không những rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp. Cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách:Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh.Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép. Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước... gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi... Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu.Theo tôi những cách làm mới của sáng kiến này sẽ lan rộng trong toàn trường và ngày càng có tính sáng tạo hơn để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
+ Về học sinh
Trước khi áp dụng biện pháp và kết quả sau khi áp dụng trong toàn trường cụ thể số liệu trẻ tiến bộ như sau:
Thời gian
Tổng Số trẻ
 Đạt mức độ
Chưa đạt
Ghi chú
Từ tháng 9/2018
 435 trẻ
259 trẻ = 59,4%
176trẻ = 40,6%
Đến tháng 2/ 2019
 435 trẻ
415 trẻ =95,4%
20 trẻ = 4,6%
 - Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo theo quy định; cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ ngay vào đầu năm học có đánh giá cụ thể. Sau từng giai đoạn trẻ được tiếp tục theo dõi và đánh giá so với lần trước, đã phối hợp với Trung tâm Y tế xã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, những trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng giáo viên có trách nhiệm báo ngay với cha mẹ học sinh để có biện pháp cùng chăm sóc. 
	100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ và cấp phát thuốc.
 Trẻ được cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng ở từng chu kỳ năm học.
 Chế độ ăn uống của trẻ luôn đảm bảo về chất lượng, đảm bảo về số lượng. Thực đơn ăn uống trong ngày luôn đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hợp đồng thực phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng được thực hiện theo quy định đến trường một ngày của bé. 
+Có 100% nhóm lớp tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. 
- 100% trẻ đến trường được thực hiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; 100% trẻ 5 tuổi được thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; 100% trẻ được học 2 buổi/ ngày và được tổ chức ăn bán trú.
- Thông qua các họat động hàng ngày, qua mỗi chủ đề giáo viên lên kế họach và đánh giá chất lượng trẻ theo 5 mặt đối phát triển với trẻ mẫu giáo, 4 mặt phát triển đối với trẻ nhà trẻ.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Tiếp tục động viên giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia dự các chuyên đề của phòng và cụm chuyên môn tổ chức, bồi dưỡng giáo viên có tay nghề vững vàng để tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp tổ chức, và một số hội thi khác do cấp trên tổ chức.
Động viên giáo viên làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các môn học, xây dựng môi trường tiếng việt cho trẻ dân tộc để giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động, giúp cho phụ huynh trẻ, cho giáo viên và cung cấp một lượng kiến thức bền vững hơn, phạm vi mở rộng phong phú da dạng hơn trẻ sẽ áp dụng trong suốt cuôc đời, và ở mọi lúc mọi nơi trẻ phát triển toàn diện.
Từ dó giúp trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc.
Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa, tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp cơ bản đủ để tổ chức và thực hiện các hoạt động.
	Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh của cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường giáo dục toàn diện.
7. Đề xuất, kiến nghị
Tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trường có nhiều điểm lẻ. 
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 Hiệu trưởng
 Nguyễn Thị Xuân Nhi
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Ba 
 XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO_CAO_GIAI_PHAP_2018 Nguyen Thị Ba.doc