Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá dạy tốt môn giáo dục thể chất

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá dạy tốt môn giáo dục thể chất

Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị môi trường vận động trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động.

- Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị môi trường vận động trong và ngoài lớp học đẹp mắt, phong phú, đa dạng, an toàn cho trẻ vận động

* Tạo môi trường vận động cho trẻ trong và ngoài lớp học.

Trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp tâm lý trẻ nhỏ, tạo cơ hội cho trẻ vận động mọi lúc, mọi nơi. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ tự tin thực hiện kỹ năng vận động chính xác và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia các hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái.nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài sân trường, bố trí khu phát triển vận động liên hoàn, sân trường vẽ các hình ảnh ngộ nghĩnh thực hiện các bài tập bật, nhảy đơn giản.

 

doc 9 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 684Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá dạy tốt môn giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Đặng Thị Ngọc Nhài; Năm sinh: 1984.
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mầm non
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Quản lý trường Mầm non.
	- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Cúc.
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp “Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá dạy tốt môn giáo dục thể chất ”.
	2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Trước khi áp dụng giải pháp giáo viên còn hạn chế về việc xây dựng môi trường vận động trong lớp cũng như ngoài trời; sử dụng đồ dùng chưa khoa học, chưa phát huy hết hiệu quả của các loại đồ dùng dạy học mà mình đã chuẩn bị; việc tận dụng khai thác môi trường xung quanh để giáo dục trẻ còn hạn chế; trẻ chưa chủ động, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động; chưa linh hoạt trong xử lý các tình huống sư phạm.
STT
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số giáo viên
Tỉ lệ %
Số giáo viên
Tỉ lệ %
 1
Xây dựng môi trường vận động trong lớp cũng như ngoài trời.
4/6
66,6%
2/6
33,4%
 2
Sử dụng đồ dùng khoa học, phát huy hết công năng của các loại đồ dùng dạy học.
3/6
50 %
3/6
50%
 3
Tận dụng khai thác có hiệu quả môi trường xung quanh để giáo dục trẻ.
3/6
50 %
3/6
50%
 4
Giúptrẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
3/6
50 %
3/6
50%
 5
Xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm
3/6
50 %
3/6
50%
Về giáo viên năng lực không đồng đều, một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, ít chú ý đến yêu cầu hứng thú và khả năng của từng trẻ. Giáo viên thường theo dõi trẻ làm đúng hay sai hơn là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện chính mình. 
 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
	Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của phụ huynh và học sinh ngày càng tăng cao, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. 
Qua khảo sát nắm bắt được khả năng của giáo viên còn một số hạn chế nhất định như: giáo viên còn hạn chế về việc xây dựng môi trường vận động trong lớp cũng như ngoài trời; sử dụng đồ dùng chưa khoa học, chưa phát huy hết công năng của các loại đồ dùng dạy học mà mình đã chuẩn bị; việc tận dụng khai thác môi trường xung quanh để giáo dục trẻ còn hạn chế; trẻ chưa chủ động, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động; chưa linh hoạt trong xử lý các tình huống sư phạm.
Là một người quản lý tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra các giải pháp nhằm bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy tôi đưa ra “Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá dạy tốt môn giáo dục thể chất ”
	4. Các Giải pháp quản lý.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.
- Khảo sát năng lực để nắm được khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tuần, tháng, quý, năm phù hợp với khả năng của mỗi giáo viên.
Giải pháp 2 : Xây dựng một tổ chuyên môn nòng cốt có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên: 
- Lựa chọn một số giáo viên cốt cán tiếp cận những vấn đề mới, có kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo, ham học...nhằm lan tỏa tinh thần học tập và giảng dạy của những đồng chí này đến các đồng nghiệp khác; gần gũi với đồng nghiệp giúp họ dễ dàng nắm bắt vấn đề để hiệu quả bồi dưỡng được cao hơn.
Giải pháp 3: Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị môi trường vận động trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động.
- Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị môi trường vận động trong và ngoài lớp học đẹp mắt, phong phú, đa dạng, an toàn cho trẻ vận động
* Tạo môi trường vận động cho trẻ trong và ngoài lớp học.
Trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp tâm lý trẻ nhỏ, tạo cơ hội cho trẻ vận động mọi lúc, mọi nơi. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ tự tin thực hiện kỹ năng vận động chính xác và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia các hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái...nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện.
Ngoài sân trường, bố trí khu phát triển vận động liên hoàn, sân trường vẽ các hình ảnh ngộ nghĩnh thực hiện các bài tập bật, nhảy đơn giản.
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả cao nhất của hoạt động. Từ đó góp phần nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn bè trong lớp. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.
* Chuẩn bị đồ dùng trước khi tổ chức hoạt động :
 Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả học tập ở trẻ. Có đồ dùng học tập trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng, phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng, đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non.
 Ngoài ra còn hướng dẫn giáo viên tìm những chai nhựa bỏ đi để làm những đồ dùng cho trẻ chơi ném vòng cổ chai, cho trẻ đi cà kheo nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong quá trình vận động.
Giải pháp 4: Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn:
- Các buổi sinh hoạt chuyên môn là lúc mà các giáo viên bày tỏ được ý kiến của mình để bản thân cũng bạn bè đồng nghiệp học hỏi lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là hoạt động hết sức thiết thực và bổ ích, nhằm mang lại hiệu quả bồi dưỡng cao.
- Qua buổi sinh họat chuyên môn các giáo viên biết cách lồng ghép hoạt động giáo dục thể chất vào các môn học khác. Ví dụ: Trò chơi sau tiết dạy làm quen với các hình khối, giáo viên sắp xếp các hình vuông - tròn - tam giác - chữ nhật hoặc các khối và cho trẻ bò chui qua cổng và đi theo đường dích dắc làm cho trẻ rất thích thú. Ở trò chơi sau tiết học đo độ dài một đối tượng, cho trẻ thi đua bò lên một con cá và vừa bò vừa đếm xem mình bò được bao nhiêu lần bước tay trên con các đó và so sánh với các bước tay của các bạn khác
Giải pháp 5: Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức dạy bằng các tiết dạy minh họa. 
- Qua các tiết dạy minh họa giáo viên được trược tiếp nhìn nhận vấn đề và ghi nhớ nhanh hơn. Ví dụ:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình “chúng tôi là chiến sỹ”
- Cô mở nhạc “chúng tôi là chiến sỹ”.
- Cô giới thiệu chương trình: Chúng tôi là chiến sĩ.
- Cô giới thiệu các chiến sĩ đến từ đội biên phòng và các chiến sĩ đến từ đội hải quân.
 - Giới thiệu các phần thi:
 + Phần thứ nhất : Chiến sĩ diễu hành.
 + Phần thứ hai: Chiến sỹ vui khỏe
 + Phần thứ ba: Tài năng chiến sỹ
2. Hoạt động 2: Bé thi tài. 
* Khởi động: Phần thi thứ nhất: Chiến sĩ diễu hành
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn “cô đi ngược chiều với trẻ”, Cô cho trẻ đi bằng mũi chân, đi bình thường, đi bằng gót chân, đi nhanh, chậy chậm, chạy nâng cao đùi,.
* Trọng động: Phần thi thứ hai: Chiến sỹ vui khỏe
- Trẻ đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm tập thể dục. Tập theo nhạc bài: Cháu hát về đảo xa.
+ Bài tập phát triển chung: 
* Động tác tay: Tay đưa lên cao, hai tay dang ngang. (4lx8n)
* Động tác lườn: Đưa 2 tay lên cao, gập người xuống. (2lx8n)
* Động tác chân: Hai tay giang ngang, đá chân về trước. (4l x 8n) 
* Động tác bật: Bật luân phiên chân chụm chân tách ( 2lx8n)
- Trẻ tập bài tập trên nền bài hát “Cháu hát về đảo xa”
- Trẻ cất vòng đi về 2 hàng ngang.
+ Vận động cơ bản: “ Bò chui qua cổng kết hợp đi trên ghế thể dục”
- Phần thi thứ 3. Tài năng chiến sỹ
- Từ đội hình 2 vòng tròn chuyển thành 2 hàng dọc. 
- Hỏi các chiến sĩ BTC đã chuẩn bị những gì?
- Cô giới thiệu bài tập
- Mời 1số chiến sĩ lên thực hiện, sau đó cô giải thích .
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng trước cổng, đặt 2 lòng bàn tay và quỳ 2 đầu gối xuống sàn, khi có hiệu lệnh, bò phối hợp tay nọ chân kia bò chui qua cổng, khi bò không được chạm vào cổng, khi bò hết cổng thì đứng dậy, đứng trước ghế thể dục, bước 2 chân lên ghế và đứng thăng bằng trên ghế thể dục, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai tay chống hông, bước liên tục trên ghế thể dục, đi hết ghế thể dục thì nhẹ nhàng bước xuống và đi về cuối hàng đứng. 
- Lần lượt từng chiến sĩ của 2 đội bắt đầu thực hiện tài năng của mình.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ, sửa sai cho trẻ.
- Tiếp theo 7 chiến sĩ của 2 đội thi đua nhau, cứ như thế cho đến hết hàng.
- Cô bao quát, giúp đở trẻ, sửa sai cho trẻ.
- Lần 3, cả hai đội thi đua bò chui qua cổng, đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. 
- Trẻ thực hiện.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ, sửa sai cho trẻ.
- Trẻ đếm túi cát của 2 đội.
- Cô kiểm tra số ngôi sao của 2 đội.
- Tặng quà cho đội các đội chơi
Giải pháp 6: Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm.
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan trường bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, lập các nhóm thông qua các phần mềm ứng dụng như: Zalo, Messenger, Line để có thể trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong trường, trong huyện, trong tỉnh. Ví dụ: Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ của các cụm chuyên môn trong huyện.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
- Các ví dụ minh họa kèm theo giải pháp.
- Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp.
Sau khi áp dụng giải pháp giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường vận động trong lớp cũng như ngoài trời; sử dụng đồ dùng khoa học, phát huy hết hiệu của các loại đồ dùng dạy học mà mình đã chuẩn bị; việc tận dụng khai thác có hiệu quả môi trường xung quanh để giáo dục trẻ; Xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm; Trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các các vận động; 
STT
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số giáo viên
Tỉ lệ %
Số giáo viên
Tỉ lệ %
 1
Xây dựng môi trường vận động trong lớp cũng như ngoài trời.
6/6
100%
 2
Sử dụng đồ dùng khoa học, phát huy hết công năng của các loại đồ dùng dạy học.
5/6
83,3%
1/6
16,7%
 3
Tận dụng khai thác có hiệu quả môi trường xung quanh để giáo dục trẻ.
4/6
66,6 %
2/6
33,4%
 4
Giúptrẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
5/6
83,3%
1/6
16,7%
 5
Xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm
4/6
66,6 %
2/6
33,4%
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm để đúc rút kinh nghiệm về chương trình mầm non mới từ đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương. Tham gia các hội thi đồ dùng dạy học tự làm, môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmdo cụm, phòng tổ chức.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề mới để truyền tải những kinh nghiệm hay vào thực tế, đặc biệt là trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị mình. 
7. Đề xuất, kiến nghị
- Không
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân dựa trên tình hình thực tế của Trường Mầm non Hoa Cúc để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 HIỆU TRƯỞNG 
Đã ký
 Nguyễn Thị Thịnh
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Đặng Thị Ngọc Nhài
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docDANG THI NGOC NHAI.doc
  • docTO TRINH.doc