Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Công tác vận động tu sửa phòng học và xây dựng bãi tập cho học sinh ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Công tác vận động tu sửa phòng học và xây dựng bãi tập cho học sinh ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Bản thân nhận thấy cơ sở vật chất ổn định sẽ là yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt trường lớp sạch đẹp là nguồn cảm hứng đưa các em đến trường. Trường TH Võ Thị Sáu đóng trên 7 thôn buôn và trên 90% là con em người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc duy trì sĩ số học sinh là một nhiệm vụ trọng yếu của nhà trường.

Bên cạnh ấy, tôi nhận thấy việc xây dựng cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay dang còn khó khăn, quỹ chi thường xuyên thì ít, vốn xã hội hóa thì không có với quan điểm “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó ngàn lần dân liệu cũng xong” không thể để trường lớp lụp xụp. Công tác xã hội hóa giáo dục đã ứng dụng từ lâu đối với các vùng thuận lợi nhưng còn vùng khó khăn thì ứng dụng sẽ không dễ tí nào nhưng bản thân nghĩ nếu kế hoạch hợp lí, nếu sự đóng góp không nhiều và mục tiêu là phục vụ cho con em của dân thì người dân sẽ ủng hộ,

 

doc 6 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 905Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Công tác vận động tu sửa phòng học và xây dựng bãi tập cho học sinh ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên : Nguyễn Thành Đạt                Năm sinh: 1967
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSPTH
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu Trưởng
	- Đơn vị công tác : Trường TH Võ Thị Sáu
II. NỘI DUNG
Tên giải pháp
Công tác vận động tu sửa phòng học và xây dựng bãi tập cho học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trường trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý
Trường TH Võ Thị Sáu nơi bản thân đang công tác có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: 
a. Thuận lợi: Trường TH Võ Thị Sáu trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên, cha me học sinh tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần, vật chất, sức người, sức của nên cơ sở vật chất nhà trường ngày càng đầy đủ hơn. 
 b. Khó khăn: Nhà trường có 3 nhiều phân hiệu, các điểm trường cách xa nhau.
Trường còn thiếu phòng học, phòng chức năng; các phòng học được xây dựng từ khá lâu nên xuống cấp trầm trọng.
Sân chơi, bãi tập bằng sân đất, chưa có độ bằng phẳng.
Hàng rào hư hỏng, sắt đã mục và gỉ sét.
Bàn ghế, tủ, cửa lâu năm nên cũng đã mục nát.
Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường học chi từ quỹ chi thường xuyên nên rất ít., 
Đời sống của nhân dân trên địa bàn còn nghèo nên công tác xã hội hóa giáo dục khó thực hiện.
Nhận thức của một bộ phận thanh thiếu niên trong thôn buôn còn thấp nên việc bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. 
3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp
Bản thân nhận thấy cơ sở vật chất ổn định sẽ là yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt trường lớp sạch đẹp là nguồn cảm hứng đưa các em đến trường. Trường TH Võ Thị Sáu đóng trên 7 thôn buôn và trên 90% là con em người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc duy trì sĩ số học sinh là một nhiệm vụ trọng yếu của nhà trường. 
Bên cạnh ấy, tôi nhận thấy việc xây dựng cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay dang còn khó khăn, quỹ chi thường xuyên thì ít, vốn xã hội hóa thì không có với quan điểm “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó ngàn lần dân liệu cũng xong” không thể để trường lớp lụp xụp. Công tác xã hội hóa giáo dục đã ứng dụng từ lâu đối với các vùng thuận lợi nhưng còn vùng khó khăn thì ứng dụng sẽ không dễ tí nào nhưng bản thân nghĩ nếu kế hoạch hợp lí, nếu sự đóng góp không nhiều và mục tiêu là phục vụ cho con em của dân thì người dân sẽ ủng hộ,
Để giải quyết cho trường khang trang hơn, một vấn đề rất khó khăn và phức tạp bởi cấp trên còn nhiều nơi phải đầu tư; Bản thân luôn nghĩ : Tất cả vì học sinh thân yêu” Chính vì vậy, việc đưa ra giải pháp “Công tác vận động tu sửa phòng học và xây dựng bãi tập cho học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu”.là cần thiết.
4. Giải pháp công tác
a. Công tác xây dựng kế hoạch
Bản thân, đầu năm xây dựng kế hoạch tu bổ và xây dựng cơ sở vật chất cho cả năm học, kì, tháng. Kế hoạch phải rõ ràng, chi tiết tu sửa, xây dựng gì? ở đâu? Thời gian nào? Kinh phí bao nhiêu? Cần nguồn nhân lực nào?...và kế hoạch xây dựng lâu dài cho những năm tiếp theo.
b. Công tác tham mưu 
- Tham mưu với Hiệu trưởng: 
Trình kế hoạch được xây dựng rõ ràng để hiệu trưởng có cơ sở chỉ đạo và tham mưu với cấp trên;
Tham mưu với hiệu trưởng, đưa nội dung sơn mới lớp học các phân hiệu bằng nguồn vốn đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh vào kế hoạch của năm;
Tham mưu triển khai kế hoạch đến giáo viên chủ nhiệm trong cuộc họp cơ quan, họp cha mẹ học sinh đầu năm; 
Tham mưu đưa nội dung trên là một trong những tiêu chí để nhà trường làm cơ sở cho công tác thi đua khen thưởng. 
Tham mưu dự kiến làm bãi tập cho học sinh bằng nguồn vốn tham mưu từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và tiếp tục tham mưu với lãnh đạo thôn (buôn), Đảng ủy, UBND xã Ea Bông hỗ trợ.
- Tham mưu với các cấp
Tham mưu với Đảng ủy xã: công tác chỉ đạo về việc nhà trường chưa có đầy đủ bãi tập cho học sinh.
Tham mưu UBND xã: hỗ trợ xi măng, cát để làm bãi tập từ nguồn vốn trích cho giáo dục. 
Tham mưu với lãnh đạo thôn (buôn): liên hệ các doanh nghiệp gạch ngói đóng trên địa bàn ủng hộ gạch lát sân.
c. Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh thông qua giáo viên; vận động các chủ lò gạch thông qua trưởng thôn (buôn)
- Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh thông qua giáo viên:
Trong cuộc họp cơ quan, bản thân giải trình chi tiết kế hoạch đề ra và nêu rõ tác dụng, ý nghĩa của công việc nếu công tác tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm đến cha mẹ học sinh tốt thì mọi việc sẽ thành công.
- Vận động các chủ lò gạch thông qua trưởng thôn (buôn):
Trưởng thôn (buôn) là người quan hệ và có tầm ảnh hưởng đến nhà kinh doanh thông qua tài nguyên đất sét nên việc vận động các nhà doanh nghiệp ủng hộ gạch xây dựng công trình gắng trên địa phương là rất đễ dàng. 
*Bên cạnh các giải pháp chính các bước sau đây bổ trợ và rất cần thiết để đưa đến thành công:
- Công tác chỉ đạo thi công: được sự thống nhất của Hiệu trưởng, tôi tiến hành lên kế hoạch chi tiết, họp GVCN và cha mẹ học sinh lớp nêu nội dung công việc và thời gian cần làm, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên cụ thể.
- Công tác kiểm tra, giám sát: trong thời gian thi công, bản thân thường đi cùng để kịp thời xử lý các nội dung cần làm cho hợp lý và kịp thời báo cáo với lãnh đạo tiến trình hoàn thành và những nội dung chưa đạt
- Công tác báo cáo, nghiệm thu và rút kinh nghiệm: công việc hoàn tất, chúng tôi kiểm tra toàn bộ nội dung công việc đã làm, họp để báo cáo kết quả cuối cùng và cùng rút kinh nghiệm cho những lần làm tiếp theo.
Bản thân tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng các nội dung đã sửa chữa, so sánh kinh phí dự toán và sau khi hoàn thiện công việc; Lắng nghe góp ý của Hiệu trưởng để rút kinh nghiệm lần sau.
 	Nghiêm túc báo cáo, tiếp thu các ý kiến và rút kinh nghiệm trong buổi nghiệm thu các công trình xây dựng đã đầu tư tại trường.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp
Từ tháng 10 năm 2018 đến nay, bản thân đề ra các giải pháp và được sự đồng ý của Hiệu trưởng cho phép thực hiện các giải pháp; hiệu quả trong công tác tham mưu về xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn , cụ thể: 
Tham mưu sơn mới được 5 phòng học tại phân hiệu buôn Sah và buôn Dham bằng nguồn vốn nhân dân tự đóng góp. 
Tham mưu với Trưởng thôn buôn Sah để liên hệ với các nhà doanh nghiệp ủng hộ gần 10 thiên gạch để gạch lát bãi tập cho học sinh tại phân hiệu buôn Sah. 
6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo
Cơ sở vật chất nhà trường còn nghèo, vì vậy năm học 2019 – 2020 nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo các cấp quan tâm hơn nữa trong công tác xây dựng CSVC tạo môi trường Xanh- Sạch- Đẹp trong và ngoài lớp để huy động các em đến trường. 
Tham mưu Hiệu trưởng thực hiện chi tiêu tiết kiệm các hạng mục chưa cần thiết để đầu tư vào tu bổ xây dựng cơ sở vật chất.
Duy trì tốt Tổ bảo quản và tu bổ cơ sở vật chất nhà trường nhằm kịp thời sửa chữa các hạng mục nhỏ để bảo tồn cơ sở vật chất. .
 Tăng cường công tác xã hội hóa Giáo dục trong nhân dân để tiếp tục sơn mới các phòng học đã cũ; quan hệ với các doanh nghiệp gạch, ngói để xây dựng bãi tập cho học sinh ngày càng rộng hơn.
7. Đề xuất, kiến nghị
Lãnh đạo các cơ quan cấp trên, ngành GD&ĐT huyện Krông Ana, UBND xã Ea Bông, các đơn vị kết nghĩa với thôn buôn, trường học quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, công tác quản lý nhà trường, kỷ năng tham mưu để lãnh đạo nhà trường làm tốt nhiệm vụ Giáo dục được giao.
.
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 HIỆU TRƯỞNG
 Thái Thị Hoài Thu
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thành Đạt
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docdat Vo thi sau.doc