Báo cáo biện pháp Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học Hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT

Báo cáo biện pháp Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học Hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT

Trong quá trình giảng bài giáo viên cũng có thể đặt ra các câu hỏi liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới đang học. Tuy nhiên học sinh có mức độ kiến thức trung bình và yếu có khả năng liên kết kiến thức còn chưa nhanh thì tìm ra mối quan hệ còn chậm. Hoặc sau bài học học sinh sẽ không còn nhớ về mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài.

Chất lượng thi tốt nghiệp, và đặc biệt chất lượng thi đại học môn Hóa học ở trường THPT Số 1 Sa pa hiện nay vẫn còn thấp so với các trường trong tỉnh. Bản thân tôi luôn trăn trở: Mình phải làm gì để góp một phần nhỏ để giải quyết thực trạng trên. Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy: Bản thân cần phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nhiều hơn nữa, nghiên cứu tìm phương pháp giảng dạy tối ưu nhất để học sinh hiểu bài hơn, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học cũng như nâng cao trình độ chuyên môn cho chính bản thân mình và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn và giáo dục toàn diện.

 

doc 13 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học Hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
Phần I
MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn đề tài......................................................
2
2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...
2
3
Mục đích nghiên cứu...
2
4
Các phương pháp nghiên cứu..
3
5
Điểm mới, tính sáng tạo của đề tài..
3
Phần II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.
Cơ sở lí luận 
4
2.
Thực trạng của vấn đề..
4
3.
Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.....
5
4.
Hiệu quả của SKKN....
9
Phần III
KẾT LUẬN
1.
Kết luận
11
2.
Kiến nghị, đề xuất...
11
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học.
Cùng với xu hướng đổi mới trong quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục lối truyền thụ một chiều các kiến thứ sẵn có. Nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng giáo dục. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Với phương pháp giảng dạy này, nhiều khi người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều.
Vì vậy, tại các trường phổ thông các phương pháp dạy học đã được thường xuyên thay đổi sử dụng hợp lý cho từng bài dạy nhằm đạt hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt môn hoá học là một bộ môn đòi hỏi học sinh có kiến thức liên kết nhiều phần, nội dung phần học trước dùng để vận dụng, giải thích hoặc dự đoán kiến thức cho phần nội dung kiến thức sau. 
Trong qua trình giảng dạy, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp và đặc biệt dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kết quả bộ môn cuối năm các năm học, nhìn chung điểm số của học sinh còn thấp, học sinh chưa biết cách khai thác vận dụng và lên kết các nội dung kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra để có kết quả cao.
 Tôi thấy với mỗi bài dạy nếu có phương pháp dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của bài học tốt hơn. Chính vì vậy tôi viết đề tài “Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học hóa học 10 nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh THPT ” nhằm nêu ra phương pháp dạy học có thể vận dụng vào việc dạy học nhằm mục đích tới : 
 - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp.
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng và liên kết các nội dung kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
 - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài được viết trong quá trình dạy học, rút ra một số kinh nghiệm từ công tác giảng dạy tại trường THPT Số 1 SaPa
- Đối tượng áp dụng: Nghiên cứu đại trà cho học sinh bậc trung học phổ thông lớp 10 của nhà trường.
- Thời gian từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Giúp học sinh nhận thức: dễ học, dễ nhớ, vận dụng bài tốt hơn nhất là đối với học sinh dân tộc vùng cao của Trường THPT số 1 Sa pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung xưa nay vẫn coi các môn tự nhiên là môn khó, đặc biệt là bộ môn Hóa học. Mặt khác còn giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn Hoá học hơn. Học sinh có cái nhìn tổng thể khái quát, biết được mối quan hệ khăng khít giữa các kiến thức cơ bản giữa các phần.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Thực hành các tiết dạy cụ thể
- Phân tích - tổng hợp và so sánh
5. Điểm mới tính sáng tạo của đề tài
	- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học ở trường THPT
	- Kết hợp được các phương tiện dạy học cho hiệu quả rõ rệt
	- Học sinh nhận thức tốt hơn, nhớ được nhiều kiến thức hơn, không nhầm lẫn các đơn vị kiến thức với nhau. Có khả năng vận dụng vào giải toán, chất lượng thi tốt nghiệp tăng hơn trước. Không những xây dựng cho học sinh kiến thức mới mà còn dạy cho học sinh cách học, cách liên kết kiến thức, ý nghĩa của các phần học trước đó
 - Giúp học sinh biết vận dụng phương pháp này vào giải bài tập hoá học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học và các bộ môn học khác.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Năm 1970 vận dụng quy luật phát hiện về sự chuyển hoá phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã chuyển hoá phương pháp Grap toán học thành phương pháp dạy học thông qua sử lí sư phạm. 
Trong việc chuyển hoá phương pháp Grap toán học thành phương pháp Grap dạy học chúng ta căn cứ và vận dụng tư tưởng cơ bản của lí thuyết Grap đó là nguyên lí về cấu trúc Grap. 
Grap bao gồm một tập hợp không rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp những yếu tố gọi là cạnh. Mỗi yếu tố của A là một cặp (không xếp theo thứ tự) những yếu tố rõ rệt của E. 
Có thể phát biểu như sau: Grap là một tập hợp hữu hạn các điểm (gọi là các đỉnh) tập hợp các đoạn đường cong hay thẳng gọi là cạnh. Trong đó các đỉnh thường được kí hiệu là A,B,C, đường nối hai đỉnh gọi là cạnh. 
Dạy học là một hoạt động rất phức tạp. Lý thuyết Grap sẽ giúp giáo viên quy hoạch được quá trình dạy học trong toàn bộ cũng như từng mặt hoạt động của nó.
Áp dụng phương pháp Grap vào phương pháp dạy học ta có thể:
-Xây dựng Grap cho một nội dung dạy học, cho một khái niệm, một bài toán hoá học.
 -Dùng phương pháp Grap và tiếp cận phương pháp mođun vào lí luận để giải bài toán hoá học.
- Dùng để thiết kế một quy trình công nghệ châo một bài toán hoá học
- Dùng Grap nội dung để dạy học trên lớp về hoá học hoặc xây dựng phương án tối ưu cho chương trình môn học.
* Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng Grap nội dung:
Dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, định luật học thuyết bài học) chọn kiến thức chủ chốt (kiến thức cơ bản cần và đủ về cấu trúc ngữ nghĩa) đặt chúng vào đỉnh của Grap. Nối các đỉnh vào nhau bằng những đường cong theo logic dẫn xuất tức là theo sự phát triển bên trong của nội dung đó. 
2. Thực trạng của vấn đề: 
Trong quá trình giảng bài giáo viên cũng có thể đặt ra các câu hỏi liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới đang học. Tuy nhiên học sinh có mức độ kiến thức trung bình và yếu có khả năng liên kết kiến thức còn chưa nhanh thì tìm ra mối quan hệ còn chậm. Hoặc sau bài học học sinh sẽ không còn nhớ về mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài.	
Chất lượng thi tốt nghiệp, và đặc biệt chất lượng thi đại học môn Hóa học ở trường THPT Số 1 Sa pa hiện nay vẫn còn thấp so với các trường trong tỉnh. Bản thân tôi luôn trăn trở: Mình phải làm gì để góp một phần nhỏ để giải quyết thực trạng trên. Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy: Bản thân cần phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nhiều hơn nữa, nghiên cứu tìm phương pháp giảng dạy tối ưu nhất để học sinh hiểu bài hơn, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học cũng như nâng cao trình độ chuyên môn cho chính bản thân mình và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn và giáo dục toàn diện.
* Thuận lợi:
- Sở GD & ĐT Lào Cai có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm học.
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn khi bản thân đưa ra ý tưởng và đề nghị thực hiện SKKN
- Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và có thâm niên trong công tác giảng dạy
- Học sinh đã có kiến thức bộ môn ở cấp THCS và đã có phương pháp học tập bộ môn. Có tinh thần thái độ và ý thức học tập tốt.
- Trình độ nhận thức của các học sinh trong lớp tương đối đồng đều
* Khó khăn: 
- Chất lượng đầu vào còn thấp, kiến thức lớp dưới còn bị rỗng nhiều.
	- Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm tương đối khó nên các em có tâm lý chung là “ sợ” và không thích bộ môn này
	- Quá trình nhận thức và tiếp thu của học sinh còn chậm đặc biệt là các em học sinh dân tộc người thiểu số ở các xã.
	- Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thưc sự dành nhiều thời gian cho việc tự học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
	- Cơ sở vật chất nhà trường còn chưa thực sự đảm bảo tốt cho quá trình dạy và học ( thiếu phòng học phải học hai ca, đồ dùng dạy học bộ môn còn thiếu đồng bộ...)
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
* Bước 1: Xây dựng Grap thô.
- Giáo viên đưa ra các nội dung chính cơ bản dựa theo chuẩn kiến thức chuẩn kỹ năng của bài học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài theo định hướng của giáo viên ( Cần lưu giao bài phù hợp với năng lực của học sinh)
- Cùng học sinh liên kết các nội dung trong giờ học.
* Bước 2: Xây dựng Grap chi tiết trên cơ sở hướng đi từ grap thô 
- Thực hiện các tiến trình bài giảng nhằm xây dựng đầy đủ cho grap chi tiết.
* Bước 3: 
- Tiến hành kiểm tra đánh giá sau khi áp dụng giảng dạy
- Rút kinh nghiệm, điều chỉnh sau khi áp dụng cho các tiết sau
Dưới đây tôi xin đơn cử một ví dụ: 
 Xây dựng nội dung bài giảng Clo (chương trình lớp 10 cơ bản) theo phương pháp truyền thống và theo Grap
3.1. Nội dung bài giảng Clo (chương trình lớp 10 cơ bản) theo phương pháp truyền thống được trình bày lần lượt như sau:
	CLO 
I, Tính chất vật lí:
- Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc và độc.
- Nặng hơn không khí, tan được trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
II, Tính chất hoá học:
Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh.
 Cl2 + 2e ® 2Cl -
	1, Tác dụng với kim loại:
2M + nCl2 ® 2MCln
Ví dụ: 2 Nao + Cl2o ® 2Na+Cl -
 2 Fe + 3Cl2 ® 2 FeCl3
	 Cu + Cl2 ® CuCl2
	2, Tác dụng với hiđro
	H2o + Cl2o ® 2H+1Cl-1
 Trong phản ứng với kim loại và hiđro, clo thể hiện tính oxi hoá mạnh
	3, Tác dụng với nước:
H2O + Clo2 ↔ HCl-1 + HCl+1O
	 axit hipoclorơ
	 HClO axit yếu, có tính oxi hoá mạnh (của Cl+)
 ®Nước Clo có tính tẩy màu
III, Trạng thái tự nhiên:
 	 - Có hai đồng vị bền 35Cl, 37Cl 
 - Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
IV.Ứng dụng:
- Dùng để tẩy trắng vải, giấy và điều chế những chất để diệt trùng, tẩy trắng như clorua vôi, nước gia ven
- Trong công nghiệp một lượng lớn clo dùng để sản xuất axit clohiđríc, dược phẩm, dung môi hữu cơ, những chất diệt trùng trong nông nghiệp, chất dẻo, tơ và cao su nhân tạo.
V. Điều chế: 
 -TPTN: Chất oxi hoá mạnh + HCl đặc 
vd: MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 	 -TCN: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn
2NaCl + 2H2O ® 2NaOH + H2 + Cl2
Chúng ta có thể xây dựng nội dung kiến thức theo phương pháp Grap như sau: 
3. 2. Xây dựng Grap cho nội dung bài dạy Clo (chương trình 10 cơ bản) cho một giờ dạy.
a, Grap thô: Giới thiệu chung về bài Clo
Giới thiệu về clo
Cấu tạo phân tử clo
I, Tính chất vật lí
II, Tính chất hoá học
III, Trạng thái tự nhiên
IV, ứng dụng
V, Điều chế
b, Grap nội dung chi tiết
Cấu tạo phân tử
Cl : Cl Cl – Cl
 Liên kết cộng hoá trị không cực
3, Tác dụng với nước:
H2O + Cl2o ↔ HCl-1 + HCl+1O
	 axit hipoclorơ
HClO axit yếu, có tính oxi hoá mạnh (của Cl+)
 ®Nước Clo có tính tẩy màu
-Trong phản ứng với kim loại và với hidro Clo thể hiện tính oxi hoá mạnh
II, Tính chất hoá học: 
KHHH: Cl2 + 2e ® 2Cl-
2, Tác dụng với H2:
H2 + Cl2 ® 2HCl 	 ( khí)
KHHH: Cl STT : 17
KLNT: 35,5
CHe : 1s22s22p63s23p5
CTPT : Cl2
I, Tính chất vật lí:
-Chất khí, màu vàng, xốc, độc
-Nặng hơn không khí
-Tan vừa trong nước,tan trong dung môi hữu cơ
III, Trạng thái tự nhiên:
-Có hai đồng vị bền 35Cl, 37Cl 
-Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
IV, Ứng dụng:
-Diệt trùng, tẩy trắng
-Sx HCl, dung môi hữu cơ chứa clo
V, Điều chế: 
-TPTN: Chất oxi hoá mạnh + HCl đặc 
vd: MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
-TCN: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn
2NaCl + 2H2O ® 2NaOH + H2 + Cl2
1, Tác dụng với kim loại:
2M + nCl2 ® 2MCln 
 n số oxihoa cao nhất của M
Nhận xét: 
- Để cho bài soạn và giảng hoàn thành và học sinh ghi chép dễ dàng, dễ học thì giáo viên phải xây dựng hoặc định hướng ( học sinh khá) hoặc phát trước cho học sinh( học sinh Tb và yếu) khung chứa các đỉnh của của grap chi tiết.
- Nên giao phần chuẩn bị kiến thức bài học cụ thể và phù hợp với mỗi loại đối tượng học sinh để tránh gây hiện tượng học sinh không làm được dẫn đến tình trạng ngại và lười.
- Hiện nay với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử thì phương pháp này thực hiện càng thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với nội dung phương pháp như trên tôi áp dụng thực hiện dạy giảng dạy một số tiêt ở một số lớp 10 trường THPT Số 1 Sa pa và thu được kết quả tương đối khả quan. Xây dựng cho học sinh hiểu nội dung bài học, biết vận dụng và liên kết được kiến thức đã học, biết giải quyết vấn đề mới.
Đối tượng áp dụng là ba lớp 10A2, 10A3, 10A4 trường THPT Số 1 Sa pa.Theo khảo sát chất lượng đầu năm, học sinh lớp 10A4 được coi là khá hơn so với 10A2 và 10A3. Lớp 10A3 được giảng dạy xây dựng nội dung lần lượt theo từng đề mục trong SGK. Lớp 10A2 và 10A4 được giảng dạy xây dựng nội dung bài học theo phương pháp Grap. 
 Để đánh giá kết quả của giờ giảng giáo viên kiểm tra 10 học sinh của bốn lớp với nội dung:
Câu 1. (3 điểm) Giải thích tại sao clo tan không nhiều trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ?
Câu 2. (3 điểm) Dẫn khí clo vào nước xảy ra hiên tượng vật lí hay hiện tượng hoá học? Giải thích.
Câu 3. (4 điểm) Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao clo có tính chất hoá học cơ bản đó. Cho ví dụ minh hoạ.
Kết quả kiểm tra 10 học sinh ở mỗi lớp như sau 
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Lớp 10A2
0
1
3
2
2
0
1
1
0
0
Lớp 10A3
0
0
4
1
1
1
2
1
0
0
Lớp 10A4
0
4
1
1
2
2
0
0
0
0
Nhìn vào bản tổng hợp ta thấy:
	+ Mặc dù được đánh giá tốt hơn nhưng chất lượng điểm lớp 10A3 lại kém hơn 10A2
	+ Lớp 10A2 có điểm 8à10 (điều này từ trước đến thời điểm kháo sát chưa hề có).
 + Lớp 10A3 có số học sinh có điểm dưới 5 nhiều hơn lớp 10A2.
* Kết quả đạt được:
- Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng phương pháp grap thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt. Trong năm học vừa qua 2013 - 2014 giảng dạy ở trường tôi đã có số liệu kết quả cuối năm cụ thể theo bảng sau: 
Lớp
Mức độ áp dụng đề tài
Không khí lớp học
 Kết quả học tập
Giỏi
khá
TB
yếu
Kém
10A2
Thường xuyên
Sôi nổi, tích cực
0%
5/33 hs
15%
21/33 hs
64%
7/33 hs
21%
0%
10A3
ít hoặc không thường xuyên
Trầm ít phát biểu.
0%
5/38 hs
13,16%
26/38 hs
68,42%
7/38 hs
18,42%
0%
10A4
Thường xuyên
Sôi nổi, tích cực
0%
7/36 hs
19,4 %
24/36 hs
66,7%
5/36 hs
13,9%
0%
Như vậy vận dụng phương pháp Grap vào dạy học hoá học có hiệu quả tốt hơn.
 Không những thế trong bộ môn hoá học việc giải bài tập cũng vô cùng quan trọng, nên trong quá trình giảng dạy tôi còn hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp này vào việc tóm tắt yêu cầu của một bài toán hoá học từ đó dễ dàng định hướng được cách giải. 
Hiện nay việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là chủ yếu, học sinh vận dụng phương pháp này để trình bày suy luận của bài toán để có được cách giải ngắn gọn nhất, giải nhanh nhất.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy việc liên kết các kiến thức với nhau, dùng kiến thức này bổ trợ , xây dựng kiến thức mới ở nhiều học sinh còn yếu. Đặc biệt với học sinh lớp 10 còn chưa quen, chưa hiểu hết ý nghĩa cách trình bày nội dung các chương học của SGK mặc dù ở SGK lớp 8, 9 cũng đã có sự liên kết nội dung kiến thức song chưa nhiều.
 Phương pháp này không những đã xây dựng cho học sinh kiến thức mới mà còn dạy học sinh cách liên kết kiến thức, ý nghĩa các phần học trước đó và tạo động lục để học sinh tư duy tốt hơn.
	Sáng kiến giúp giáo viên và học sinh biết sâu chuỗi các kiến thức, nâng thêm tầng nhận thức cho học sinh. Trước đây chỉ là : Biết – Hiểu – Vận dụng, thì nay đã thêm: Phân tích – Tổng hợp – Đánh giá. 
 Giúp học sinh biết vận dụng phương pháp này vào giải các bài tập hóa học.Học sinh cũng có thể vận dụng phương pháp này để học tập các bộ môn khác (sơ đồ tư duy)
	Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, tăng chất lượng môn hóa học trong các kỳ thi.
Có khả năng ứng dụng và triển khai cho mọi học sinh cấp THPT trên toàn tỉnh Lào Cai nói chung và học sinh trường THPT Số 1 Sapa nói riêng.
2. Kiến nghị, đề xuất
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông đang là vấn đề Bộ GD và ĐT hết sức quan tâm. Để dạy hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau:
- Ngành giáo dục cần phải đầu tư trang thiết bị dạy và học một cách đồng bộ hơn, tốt hơn nữa cho tương xứng với thế hệ học trò và thời cuộc, nên đại trà chứ không thể chỉ dùng mẫu vài tiết rồi lại thôi. Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, phát huy được tốt hiệu quả giờ dạy. Cũng như nên có sự qua tâm động viên kịp thời tương xứng.
 - Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hóa học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hoá học, để có bài giảng thu hút được học sinh.
- Nhà trường có thể xây dựng các hình thức tổ chức ngoại khóa về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống.
 - Nếu có điều kiện tôi rất mong được phát triển sâu hơn về đề tài này, xây dựng nhiều hơn nữa các bài giảng có sử dụng phương pháp Grap cho tất cả các chương bài trong toàn bộ chương trình hóa học phổ thông theo nhiều hướng khác nhau.
 Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do năng lực và thời gian thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Nhưng vì lợi ích thiết thực trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết và giới thiệu tới các thầy cô giáo. Rất kính mong thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp, đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy góp phần giúp học sinh ngày càng học tập tốt hơn.
	Xin chân thành cảm ơn.	
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cương ,Những phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học hoá học - ĐH Sư Phạm ĐH Thái Nguyên 
2. Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học - NXB Giáo dục Hà Nội.
3. Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản. NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Văn Thoại - Nguyễn Hữu Thạc. Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 10 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm
5. Nguyễn Phước Hòa Tân. Phương pháp giải toán hóa học - Nhà xuất bản trẻ
6. Đào Hữu Vinh. Cơ sở lí thuyết hóa học phổ thông trung học - Nhà xuất bản Hà Nội

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_su_dung_phuong_phap_grap_trong_day_hoc_hoa.doc
  • docBIA SKKN Hoa.doc