Báo cáo biện pháp Lôi cuốn học sinh vào tiết học qua những câu chuyện kể về các nhà bác học, về lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học

Báo cáo biện pháp Lôi cuốn học sinh vào tiết học qua những câu chuyện kể về các nhà bác học, về lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học

Người cuối cùng thành công trong việc điều chế ra flo ở trạng thái tự do là nhà hóa học Pháp Moaxăng (A. Moissan). Trước một ủy ban đặc biệt của Viện Hàn lâm Khoa học Pari gồm những nhà hóa học nổi tiếng, Moaxăng đã trình bày thí nghiệm. Ngày đầu ông thất bại, nhưng ngày thứ hai mới thành công. Đó là năm 1886 - nửa sau của thế kỷ 19.

Năm sau, ông thu được flo lỏng.

Hợp chất có chứa flo được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong nước uống nếu thiếu muối flo người ta dễ bị sâu răng. Trong nhiều loại thuốc đánh răng trên nhãn hiệu có ghi thêm chữ fluoride, tức là đã có thêm hợp chất của flo.

Cái gì ít là thuốc chữa bệnh, nhưng qúa liều lượng sẽ trở thành chất độc. Ở miền Nam châu Phi và ở Ôxtrâylia có một vài loài cây có chứa flo (kali floaxetat) rất độc. Một ít lá tươi của loại cây này (khoảng 1g) đã có thể giết chết một con cừu.

+ Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề có liên quan đến tích hợp môi trường và qua bài học học sinh hiểu được tầm quan trọng của Flo, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu vấn đề này. Qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu rằng để tìm ra một nguyên tố đã phải có sự hi sinh rất nhiều từ các nhà bác học, thậm chí cả sự hi sinh về tính mạnh nên qua đó các em phải biết trân trọng những thành tựu khoa học và tích cực học tập hơn Giáo viên có thể đưa vào bài giảng về bài Flo- Brom- Iot (lớp 10).

 

doc 26 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 417Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Lôi cuốn học sinh vào tiết học qua những câu chuyện kể về các nhà bác học, về lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điện phân canxi florua (CaF2) nóng chảy. Canxi kim loại xuất hiện ở cực âm, trong khi đó một chất khí thoát ra ở cực dương.
Như vậy, Frêmi xứng đáng được coi như đồng tác giả với Sile, mặc dù ông chưa thu được khí flo để nghiên cứu tính chất. Cần nói ngay ở đây rằng không dễ dàng thu được khí flo. Nó có hoạt tính cao và rất độc, độc hơn cả axit HF.
Năm 1869, nhà hóa học Anh Gorơ (G. Gore) đã thu được một lượng rất ít flo, nhưng nó đã nổ mạnh khi tác dụng với hyđro.
Người cuối cùng thành công trong việc điều chế ra flo ở trạng thái tự do là nhà hóa học Pháp Moaxăng (A. Moissan). Trước một ủy ban đặc biệt của Viện Hàn lâm Khoa học Pari gồm những nhà hóa học nổi tiếng, Moaxăng đã trình bày thí nghiệm. Ngày đầu ông thất bại, nhưng ngày thứ hai mới thành công. Đó là năm 1886 - nửa sau của thế kỷ 19.
Năm sau, ông thu được flo lỏng.
Hợp chất có chứa flo được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong nước uống nếu thiếu muối flo người ta dễ bị sâu răng. Trong nhiều loại thuốc đánh răng trên nhãn hiệu có ghi thêm chữ fluoride, tức là đã có thêm hợp chất của flo.
Cái gì ít là thuốc chữa bệnh, nhưng qúa liều lượng sẽ trở thành chất độc. Ở miền Nam châu Phi và ở Ôxtrâylia có một vài loài cây có chứa flo (kali floaxetat) rất độc. Một ít lá tươi của loại cây này (khoảng 1g) đã có thể giết chết một con cừu.
+ Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề có liên quan đến tích hợp môi trường và qua bài học học sinh hiểu được tầm quan trọng của Flo, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu vấn đề này. Qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu rằng để tìm ra một nguyên tố đã phải có sự hi sinh rất nhiều từ các nhà bác học, thậm chí cả sự hi sinh về tính mạnh nên qua đó các em phải biết trân trọng những thành tựu khoa học và tích cực học tập hơn Giáo viên có thể đưa vào bài giảng về bài Flo- Brom- Iot (lớp 10).
* VÍ DỤ 2: Giấc mơ và 2 phát minh Hóa học nổi tiếng.
1. Giấc mơ về vòng benzen của nhà hoá học Kekules:
Benzen dùng làm dung môi và là nguyên liệu để tổng hợp chất nổ được nhà khoa học người Anh Micheal Faraday (1791-1867) phát hiện từ năm 1825, nhưng sau đó vài chục năm người ta vẫn chưa tìm ra công thức phân tử phù hợp cho chất này.
 Người ta hiểu phân tử benzen rất đối xứng nhưng không tưởng tượng ra được là 6 nguyên tử C hoá trị IV và 6 nguyên tử H hoá trị I được tổ hợp như thế nào để hình thành một phân tử benzen ổn định. Một ngày mùa đông năm 1865, Friedrich August Kekules (1829-1896), nhà hóa học người Đức ngồi ngủ gật cạnh bếp lò trong sự mệt mỏi của công việc nghiên cứu.
 Trong giấc mơ, cùng với ảo giác về những nguyên tử cacbon và hydro nối nhau nhảy múa thành một dây xích, ông đã nhìn thấy một con rắn đang quay đầu, miệng ngoặm cái đuôi mình và xoay tròn. Kekules bừng tỉnh giấc và hiểu ra rằng benzen là vật chất kết cấu dạng vòng, đó là một vòng benzen 6 cạnh, 6 nguyên tử cacbon là 6 đỉnh của một lục giác đều.
2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev:
 Có một giấc mơ quan trọng đã xảy ra vào một đêm tháng 02/1869, liên quan đến “hiến pháp của vương quốc hóa học” – luật tuần hoàn của các nguyên tố. Lúc bấy giờ người ta chỉ mới tìm ra 63 nguyên tố hóa học, nhưng còn chưa rõ chúng được sắp xếp như thế nào. Các nhà khoa học luôn trăn trở, cho rằng nhất định các nguyên tố hóa học phải được sắp xếp thứ tự theo một quy luật nào đó. Giáo sư hóa học người Nga Dimitri Ivanivich Mendeleev (1834-1907) lúc bấy giờ mới 35 tuổi, đã tìm tòi rất nhiều về vấn đề này. Một hôm, sự mệt mỏi khiến ông mất ngủ thiếp đi và ông đã mơ. 
 Trong giấc mơ, ông thấy một bảng gồm nhiều ô, đồng thời lại thấy các nguyên tố hóa học lũ lượt rơi vào các ô một cách trật tự. Khi bừng tỉnh, ông vội ghi lại ý tưởng và sau đó kiểm chứng lại các tính chất của từng nguyên tố. Bất ngờ là khi kiểm tra lại thì ông thấy rất phù hợp, tính chất các nguyên tố thay đổi theo chiều tăng diện tích hạt nhân và các tính chất được lặp lại một cách tuần hoàn theo từng hàng. Đáng ngạc nhiên hơn, những nguyên tố còn trống được ông dự đoán tính chất gần sát với thực tế. Và thế là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev ra đời và được sử dụng trên toàn thế giới.
Lĩnh vực áp dụng: Trong khi dẫn dắt vào bài ‘BenZen’ và bài ‘Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ‘ giáo viên có thể thông qua cầu chuyên này để thu hút các em chú ý ngay từ đầu và cũng giúp các em phần nào hiều được nỗi vất vả và sự vinh quang của việc nghiên cứu khoa học.
* VÍ DỤ 3: 9 nguyên tố hóa học được biết tới từ thời cổ đại
 Trong số hơn 110 nguyên tố hóa học thì chỉ có 89 nguyên tố hóa học là tồn tại trong thiên nhiên. Khi tìm hiểu các nguyên tố hóa học này, đa phần chúng ta đều thấy có tên tuổi người tìm ra, xuất xứ tên gọi, năm tìm ra  Tuy nhiên, có một vài nguyên tố là không có những điều trên bởi chúng đã được tìm ra từ rất lâu rồi. Đặc biệt, với từng quốc gia khác nhau thì tên gọi dân gian của các nguyên tố này cũng khác nhau. Có 7 nguyên tố đã được lịch sử ghi nhận là có từ thời xa xưa là 7 kim loại – vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, chì, thủy ngân cùng 2 phi kim – cacbon và lưu huỳnh.
 Điểm qua các nguyên tố này, trước hết đối với phi kim chúng ta thấy cacbon tồn tại rất nhiều trong tự nhiên, ở thể rắn là than và kim cương. Lưu huỳnh tự nhiên cũng có rất nhiều ở gần các núi lửa hoạt động. Vào thời Hy Lạp cổ đại, người dân đã biết đốt lưu huỳnh để tẩy uế nhà cửa và sau đó là xuất hiện trong công thức thuốc súng của người Hy Lạp và Trung Quốc.
Vàng (Au) được lấy từ chữ Aurora (rạng đông) trong tiếng La tinh. Người ta đã tìm thấy dấu hiệu của các đồ vật bằng vàng đi cùng với vũ khí bằng đá ở thời đại đồ đá mới. Vàng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra rất nhiều các cuộc chiến tranh trên thế giới. Vàng quý bởi các tính chất vật lý và hóa học của chúng (không bị oxy hóa, hầu như không tan trong acid, 1 gam vàng có thể kéo thàng 1 sợi dài 2km)
Bạc (Ag) được coi là song sinh với vàng. Người xưa thể hiện vòng tròn có chấm ở giữa (cho Mặt trời) để chỉ vàng, hình lưỡi liềm (cho Mặt Trăng) để chỉ bạc. Cũng giống như vàng, bạc đã biết tới từ thời cổ đại. Vàng và bạc có tính chất chữa và phòng bệnh rất tốt nên thường được dùng làm chén bát thời xưa.
Đồng (Cu) có lẽ là kim loại đầu tiên thay đá làm công cụ lao động vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. Sau đó, vào thời kỳ đồng thanh thì con người đã biết nấu chảy đồng từ quặng (đồng lẫn thiếc gọi là đồng thanh). Với khả năng dễ làm nóng chảy, đồng cũng đã được sử dụng để đúc vũ khí vào thời xưa.
Sắt (Fe) là một trong những nguyên tố Trời cho. Nói là Trời cho bởi vì có rất nhiều sắt rơi từ trên trời xuống cùng các thiên thạch. Sau thời kỳ đồ đồng, sắt đã được sử dụng để thay thế. Cứng hơn, bền hơn nhưng khó nung chảy hơn, việc hoàn thiện quá trình luyện sắt thực sự là một trở ngại đối với con người vào thời xưa.
Chì (Pb) cũng được loài người biết tới từ khoảng thời gian 3000-4000 năm trước Công Nguyên thông qua những đồng tiền và những bức tượng bằng chì. Hệ thống dẫn nước La Mã cũng được làm bằng Chì. Người ta thường hay nhầm Chì với Thiếc và thường sử dụng lẫn lộn hai kim loại này vào thời xưa. Chì có nhiệt độ nóng chảy thấp và khá mềm trong điều kiện tự nhiên.
Trong thiên nhiên, thiếc (Sn) không tồn tại ở dạng tự do, nhưng việc luyện thiếc từ SnO2 lại khá đơn giản bởi nhiệt độ nóng chảy thấp (231.9oC). Thiếc có một đặc tính thú vị là sẽ chuyển từ dạng thiếc trắng (thanh kim loại) sang dạng thiếc xám (bột kim loại) ở nhiệt độ 13.2oC. Do vậy, năm 1812 khi quân đội Napoleon phải rút ra khỏi nước Nga, rất nhiều cúc áo làm bằng thiếc trên áo của quân Pháp đã biến thành bột xám.
Thủy ngân (Hg) đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập 3000 năm trước Công Nguyên. Người Ấn độ và Trung quốc cổ đại cũng đã biết dùng thủy ngân để hòa tan vàng và bạc. Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại trong tự nhiên dưới dạng lỏng. Tại Tây Ban Nha người ta có thể tìm thấy thủy ngân tự nhiên ở trong đáy của các hố trên núi cao. Thời Hy Lạp cổ đại, thủy ngân đã từng được gọi là “bạc nước”.
Lĩnh vực áp dụng: trong quá trình dạy phần Đại cương Kim loại giáo vên có thể lồng ghép 1 trong các phần nội dùng này vào để bài học sinh động hơn, đỡ nhàm chán và gây hứng thú cho học sinh.
* VÍ DỤ 4: Lịch sử tìm ra các nguyên tố nhóm VIA
1. Lưu Huỳnh (S)
Là nguyên tố phi kim thứ 2 được tìm ra vào thời cổ đại ( sau Cacbon). Trong thiên nhiên, nhiều nơi đã có những mỏ lưu huỳnh. Đó cũng là lí do để con người sớm biết lưu huỳnh.
Lưu huỳnh tự sinh được tìm thấy ở những nơi gần núi lửa hoạt động. Các khí thoát ra từ miệng núi lửa thường là những hợp chất của lưu huỳnh, nên có giả thuyết cho rằng lưu huỳnh tự sinh là kết quả của phản ứng giữa các chất khí đó.
Ngoài ra, sự hoạt động lâu bền của các vi sinh vật trong đất cũng là nguyên nhân tạo nên lưu huỳnh tự sinh. Những mỏ lưu huỳnh này thường ở xa núi lửa và không có chứa tạp chất selen. Lí do đáng tin cậy ở chỗ, trong quá trình hoạt động để chuyển các hợp chất sunfua thành lưu huỳnh, các vi sinh vật tránh không đụng đến selen – một chất độc đối với chúng.
Khoảng thế kỉ 12-9 trước công nguyên, những người cổ Hi Lạp đã biết đốt Lưu huỳnh để tẩy uế nhà cửa, dùng khí thoát ra SO2 để tẩy trắng vải sợi. Người xưa tin rằng, các mùi và màu xanh của ngọn lửa lưu huỳnh có thể xua đuổi được ma quỷ.
Thời trung cổ đã biết dùng lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh để điều chế mỹ phẩm và chữa bệnh ngoài da. Thuốc súng có tên “lửa Hi Lạp” mà người Hi Lạp năm 670 đã dùng để đốt cháy chiến thuyền của Ai Cập, có thành phần  (lưu huỳnh, than, diêm tiêu) và tỉ lệ gần như thuốc ngày nay.
Tính chất cháy được và khả năng hoá hợp dễ dàng với nhiều kim loại làm cho lưu huỳnh có vị trí ưu đãi đối với các nhà giả kim thuật thời trung cổ.
2. OXI (O) (1774)
Một ngày đáng ghi nhớ: 1/8/1774
Đó là ngày mà nhà hoá học Anh Pritxli phát hiện ra oxi. Nhưng ai là người xứng đáng được ghi nhận tìm ra oxi?
Câu hỏi này mỗi quốc gia trả lời một cách khác nhau với đầy đủ  chứng cớ, tự hào.
Người Trung Quốc cho rằng ngay từ thế kỉ 8, nhà triết học Trung Quốc Mao Hoa đã biết rằng không khí có 2 thứ khí, khí thứ nhất có tính chất cháy được và thở được. Người Ý thì tự hào rằng chính nhà hoạ sĩ và nhà bác học nổi tiếng của họ Lêona dơ Vinxi (1452 – 1519) đương thời đã nói đến không khí là một hỗn hợp hai khí trong đó chỉ có một khí dùng để thở và đốt cháy. Đến người Pháp thì ủng hộ Lavoadiê, người Anh thì ủng hộ cho Pritxli và người  Thuỵ Điển chỉ biết có Sile (C. Scheele) mới là người phát hiện ra oxi đầu tiên.
Tóm lại, không nước nào chịu thua nước nào! Cuộc tranh luận về quyền  tác giả khám phá ra oxi đã kéo dài 200 năm mới tạm yên.
Nhưng có một điều mà mọ người phải nhất trí rằng sự ra đời của oxi là cái mốc lịch sử lớn lao của hoá học, là một cuộc cách mạng trong hoá học. Hoá học có được một ngôn ngữ riêng, có giả thuyết và định luật riêng , chỉ từ sau khi oxi chính thức ra đời.
Lịch sử ghi nhận năm tìm ra oxi là năm 1774 và tác giả  gồm có hai người của hai nước khác nhau: Pritli, người Anh và Sile, người Thuỵ Điển – tên La Tinh chính thức của nguyên tố này là “oxygenium”, do nhà hoá học Pháp Lavoadiê đặt ra năm 1779, vay từ hai chữ Hi Lạp “oxus” có nghĩa là axit và “gennao” có nghĩa là sinh ra.
Trước tiên, chúng ta chú ý đến công trình của Pritxli. Ngày 1/8/1774, ông lấy một ít hợp chất thủy ngân màu đỏ (chúng ta hiểu đó là HgO) cho vào ống nghiệm, rồi dùng thấu kính (do ông sáng chế ra) để đốt nóng. Ông nhận thấy có chất khí bốc ra và thuỷ ngân óg ánh xuất hiện. Tình cờ lúc ấy có một cây nến đang cháy. Pritxli đưa ra chất khí này gần cây nến thì thấy cây nến sáng rực lên chưa từng thấy, làm ông vô cùng ngạc nhiên nhưng không thể nào giải thích nổi.
Vào thời gian trên tại Thuỷ Điển, nhà hoá học Slie cũng đã tìm ra oxi bằng nhiều cách: nhiệt phân muối nitrat, nung nóng muối magienitrat, và cả bằng chưng cất hỗn hợp sanpêt với axit sufuric. Ông gọi khí mới là “không khí lửa”.
Bản luận văn này mãi đến năm 1777 mới xuất bản. Nếu căn cứ vào năm xuất bản thì tác giả phải là Sile không thể đồng chấp nhận được là Pritxli. Tuy nhiên có những chứng cứ khác bảo đảm nhà hóa học Thụy Điện đã tìm ra ít nhất ba tháng trước nhà hóa học Anh.
Chứng cứ đó là: năm 1775 một nhà hóa học Thụy Điện khác tên là Becman (T. Becman) đã công bố một bài báo nói về sự thật khám phá ra “không khí lửa” bởi nhà hóa học Sile.
Như vậy, vấn đề công bố trên tạp chí, nhất là tạp chí chuyên ngành, là cơ sở để giữ bản quyền tác giả.
Năm 1774, trên một tờ báo nhà hóa học Baiyawng (P. Bayen) cho rằng có một dòng khí nặng hơn không khí thường, đã dính vào kim loại trong quá trình nung. Ông đã thu được dòng khí đó khi mhiệt phân hợp chất của thủy ngân. Ông còn nói thêm rằng khí này có thể biến kim loại thủy ngân thành hợp chất màu đỏ.
Đáng tiếc ông không tiếp tục đề tài của mình. Ở Pháp còn một nhà hóa học nữa, tên tuổi quen thuộc với chúng ta, đó là Lavoadie, vào thời gian này cũng đang nghiên cứu nguyên nhân tăng khối lượng của kim loại khi nung. Nhà khoa học này đã nghi ngờ về tính khoa học của thuyết nguyên tố.
Ông đã nghiên cứu một chất khí cháy trong không khí và nhận định rằng không khí không phải là một vật thể đơn giản. Trong không khí có phần duy trì sự cháy. Phần duy trì sự cháy là chất khí thuận lợi nhất cho sự hô hấp.
Đến tháng tư năm 1775, Lavoadiê đã đọc một bản báo cáo trước viện hàn lâm khoa học Pari, trong đó ông tuyên bố đã khám phá ra Oxi, ông viết rằng oxi được tìm ra đồng thời bởi Sile, Pitxli và ông.
Tuy nhiên, về phương diện pháp lí người ta chỉ thừa nhận Pritxli và Sile mà thôi. Lí do là tháng 10 năm 1774, hai tháng sau khi làm thí nghiệm đốt thủy ngân oxit Pritxli có sang Pari và có kể lại cho Lavoadie nghe những thí nghiệm mà ông đã làm.
Cho dù Lavoadie không được công nhận công đầu trong việc tìm ra oxi, nhưng toàn thế giới đều công nhận công lao vô cùng to lớn của Lavoadie trong việc làm cho nguyên tố oxi có tầm quan trọng hàng đầu.
Lavoadie ý thức được hơn ai hết vai trò của nguyên tố này. Có được oxi trong tay, Lavoadie đã giải thích đúng đắn sự tăng khối lượng của kim loại khi nung. Ông đã thức tỉnh các nhà hóa học thế giới cuối thế kỉ 18, làm cho họ tự nguyện bỏ thuyết nhiên tố và công nhận thuyết mới về sự cháy tức là “thuyết oxi”.
Cây cối là nguồn cung cấp oxi lớn nhất cho khí quyển. Con số tính được là vào khoảng 400 000 triệu tấn / năm.
3. SELEN (Se) (1817)
Bộ ba lưu huỳnh, selen, telu gọi là họ chancogen, thuộc phân nhóm chính nhóm VI.
Lưu huỳnh vì có ở trạng thái tự sinh nên đã được loài người biết đến thời thượng cổ.
Lẽ ra nguyên tố selen được tìm ra sớm hơn nhiều, bởi vì nó thường lẫn trong khoáng vật của lưu huỳnh và mỏ lưu huỳnh.
Năm 1817 nhá hóa học Thụy Điện Bacdeliut mới tìm ra được selen trong bã thải của các nhà máy điều chế axit sunfudric.
Tháng 9 năm 1817, Becdeliut cùng người trợ lí của mình là Gan (G. Gahn) đi kiểm tra nhà máy sản xuất axit sunfudric. Hai ông quan sát thấy trong axit mới điều chế có một kết tủa hơi có màu. Đưa kết tủa đốt trên ngọn đèn hàn thì nó biến thành những hạt có ánh chì và có mùi củ cải tía.
Quan niệm của một số nhà hóa học thời kì ấy cho rằng đó là dấu hiệu của nguyên tố telu, bởi vì telu là nguyên tố tương tự như lưu huỳnh đã được tìm ra cuối thế kỉ 18.
Phân tích kĩ nhiều lần kết tủa, Becdeliut kết luận rằng trong kết tủa có chứa một kim loại chưa biết, tính chất của nó giống với tính chất của telu.
Kết quả của việc nghiên cứu kết tủa và một số tính chất của nguyên tố đã được công bố trên tạp chí “Niên giám hóa học và vật lí”. Ông đề nghị đặt tên nguyên tố mới là selen, theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là mặt trăng (vệ tinh của trái đất).
Cùng nhóm với telu, nguyên tố này có những tính chất tương tự và được dùng làm tế bào quang điện và để nắn dòng điện xoay chiều.
Những máy ảnh hiện đại có bộ phận đo ánh sáng làm bằng selen.
4. Telu (Te) (1782)
Nhóm VI của bảng hệ thống tuần hoàn có 2 phân nhóm. Phân nhóm phụ: Cr, Mo, W được tìm ra cuối thế kỉ 18.
Phân nhóm chính gồm có O, S, Se, Te, Po.
Trong nhiều sách giáo khoa, người ta quen gọi bộ ba nguyên tố: lưu huỳnh, selen, telu là họ chancogen, để chỉ 3 nguyên tố này trong nhóm VIA. Chữ “chalcos” theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là vỏ quả đất. Nói là họ hàng cũng đúng, bởi vì chúng giống nhau về tính chất hóa học. Hơn nữa, Se và Te là vệ tinh của S.
Đáng tiếc, Se trốn quá kĩ sau S và Te nên mãi đến đầu thế kỉ 19 mới xuất hiện, thành thử họ chancogen rất gần về huyết thống nhưng tuổi tác lại rất xa nhau!
Telu coi như 3 lần được cấp giấy khai sinh, lần thứ nhất là vào năm 1782, một kỉ sư mỏ nước Áo tên là Mulơ đẫ phân tích hóa học một thứ quặng trắng được tìm thấy ở nước Áo và đã tách được ở dạng hạt kim loại, trông có vẻ giống antimo. Sau một năm nghiên cứu ông cho biết đó là một kim loại chưa biết.
Để vững lòng tin, ông đã gởi một mẫu quặng đến các nhà khoáng vật nổi tiếng Thụy Điện Becman.
Mẫu quặng quá bé không đủ để kết luận. Thời gian trôi
Ngày sinh thứ 2 là 25 – 1 – 1798. Tại viện hàn lâm khoa học Beclin, nhà hóa học Đức Claprot đã thông báo về việc tìm ra từ quặng màu trắng một nguyên tố mới mà ông gọi là Telu. Tiếng La Tinh “telus” có nghĩa là “quả đất”.
Thật tình mà nói Claprot đã nhận mẫu quặng mà Mulơ đưa cho nhưng ông cho rằng ông mới xứng đáng là người tìm ra nguyên tố telu.
Cũng xin nói thêm về một người nữa có liên quan đến việc tìm ra nguyên tố telu đó là nhà hóa học, thực vật học P. Kiteibel người Hunggari. Năm 1789, ông nhận được một khoáng vật molipden có chứa bạc nhưng ông đã tách ra được một nguyên tố mới. Đáng tiếc, ông không công bố những phát hiện của mình mà chỉ mô tả những gì tìm được qua thư từ trao đổi với một số bạn đồng nghiệp.
Trong một thời gian dài telu được coi như một kim loại. Năm 1832, sau khi tìm được selen, Becdeliut cho thấy có sự rất giống nhau giữa lưu huỳnh, selen và telu.
Từ đó trở đi, telu được đưa vào danh sách những phi kim.
Là một phi kim, telu cho những hợp chất mà nó thể hiện mức oxi hóa -2, +4, +6.
Nó có giá trị trong những ngàng kĩ thuật hiện đại. Những hợp chất của nó với kim loại, những telua, có tính chất bán dẫn và có độ nhạy cao đối với các bức xạ. Vì thế chúng dùng làm ống kín truyền hình.
Kim loại chì có pha thêm telu sẽ có thêm những tính chất mới như bền cơ học, bền hóa học. Trộn với thủy tinh, nó làm tăng chiết suất của thủy tinh.
5. POLONI (Po) (1898)
Nguyên tố này chiếm ô 84. Tính chất của nguyên tố này được Mendeleev tuyên đoán năm 1870, căn cứ vào vị trí của nó trong cùng nhóm với lưu huỳnh, selen và telu. Theo ông, khối lượng nguyên tử của nó khoảng 212 (con số thực tế 209). Những tính chất khác của nguyên tố và hợp chất của nó cũng gần giống với những điều tiên đoán của Mendeleev.
Tuy nhiên phương pháp hóa học thông thường đã nói trước đây không áp dụng được để phát hiện ra nguyên tố này, bởi vì nó thuộc dòng dõi của những nguyên tố phóng xạ tự nhiên.
Liền sau khi Beccoren khám phá ra hiện tượng phóng xạ, nhà nữ vật lí học Balan Mari Sklađôpska (1867 – 1934), vợ của giáo sư Pie Curi (1859 – 1906), bắt tay nghiên cứu có hệ thống hiện tượng này. Bởi vì tia phóng xạ có khả năng ion hóa không khí, nên bà đã dùng máy điện nghiệm (electroscope) để đo. Bà muốn biết, ngoài uranium ra còn có những tính chất nào khác tương tự về tính chất như uranium không?
Đề tài luận án tiến sĩ của bà đã được thực hiện theo hướng này. Bà phát hiện quặng uranium thiên nhiên có tính phóng xạ gấp nhiều lần so với oxit nguyên chất của nó. bà bắt đầu tách quặng ra nhiều phân đoạn và xác định tính phóng xạ của chúng. lúc này Pie cùng cộng tác với bà. Phân đoại tách với bimut sunfat có tính phóng xạ gấp 400 lần so với uranium. Vì bitmut sunfua tinh khiết không có tính phóng xạ, nên bà đưa ra giả thuyết rằng trong phân đoạn này chắc rằng phải có một chất phóng xạ mạnh tồn tại dưới dạng tạp chất.
Tại cuộc họp của viện hàn lâm khoa học Pari ngày 18 – 7 – 1989, ông bà Curi đã đọc bản báo cáo nhan đề “về một chất phóng xạ mới có chứa trong quặng uranium”. thuật ngữ “tính phóng xạ” lần đầu tiên được đưa ra trong bảng báo cáo này, để nhấn mạnh nguyên tố được tìm ra bằng một phương pháp mới. Họ đề nghị đặt tên nguyên tố này là polo

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_loi_cuon_hoc_sinh_vao_tiet_hoc_qua_nhung_c.doc