[Tóm tắt] Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục “phần vần” vần có âm chính và âm cuối

[Tóm tắt] Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục “phần vần” vần có âm chính và âm cuối

 Để học sinh nắm chắc được các bài học về phần âm của môn Tiếng việt 1- CNGD là vô cùng quan trọng.Vì từ phần âm các em mới có kiến thức phát triển lên phần vần và tiến tới đọc thông, viết thạo. Do các em còn nhỏ, khả năng phát triển ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, trình độ phát triển tư duy của các em không đồng đều, một số em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình cho người khác nghe, khi trả lời còn lúng túng. Nên bước đầu giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh các kĩ năng : Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, viết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn Về kiến thức các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ đọc .To ,nhỏ,nhẩm, thầm (T-N-N- T); biết vẽ mô hình 4 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt được đâu là âm đầu, âm đệm ,âm chính ,âm cuối . Biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt ; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học.

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5873Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "[Tóm tắt] Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục “phần vần” vần có âm chính và âm cuối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGUYỄN HUỆ Độc Lập – Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016 – 2017
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN:
- Họ tên : Nguyễn Thị Thu 
- Sinh ngày, 10 tháng 01 năm 1970 : Giới tính : Nữ 	
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Tân Hồng.
- Chức vụ: Tổ trưởng khối 1
- Nhiệm vụ được giao: dạy lớp . 
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi áp dụng sáng kiến
1.1. Thực trạng tình hình đơn vị.
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng bở ngỡ khi dạy Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục(CNGD). Trong các môn học thì môn Tiếng Việt 1 -CNGD chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong bậc tiểu học. Môn Tiếng Việt dạy cho các em những kiến thức cơ bản. Tiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ và là công cụ để học tốt các môn học khác. Dạy Tiếng Việt lớp 1, “ PHẦN VẦN” Bài“ Vần có âm chính và âm cuối ” là hình thành những cơ bản ban đầu về đọc, viết định hướng cho các em việc nghe, nói trên cơ sở vốn Tiếng Việt các em đã có. Để học sinh nắm chắc được các bài học của môn Tiếng Việt 1- CNGD là việc làm vô cùng khó vì đây là một môn học được triển khai đầu tiên ở một số trường trong huyện Tân Hồng .
	1.2. Thực trạng của bản thân.
 Đầu năm học 2015 – 2016 Tôi được BGH phân công tôi dạy lớp 1A1 có tổng số 30 học sinh (hs). Trong đó có 14 học sinh nữ và 16 hs nam . Gia đình các em đều làm nghề nông, sự quan tâm kèm cặp còn hạn chế. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên việc học tập của các em thực sự chưa được quan tâm. Tuy điều kiện như vậy song bản thân Cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp 1A1 luôn nỗ lực rèn luyện và phấn đấu đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua của nhà trường.
 	Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa đối chiếu với việc giảng dạy ở trên lớp, kết hợp trao đổi với đồng nghiệp lâu năm tôi rút ra nhận định chung như sau:
 	Đối với học sinh lớp 1 rất lúng túng trong viết bài, đọc bài, cho nên giáo viên dạy lớp 1 cần có sự quan tâm gần gũi với các em, giúp đỡ ,vui vẻ dẫn tới các em học tốt hơn.
 Dạy thật tốt môn Tiếng việt 1 - CNGD và thực hiện tốt các hình thức dạy học, nhằm gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức bài học ngay tại lớp, tiếp thu bài giảng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Học sinh học xong chương trình Tiếng việt 1- CNGD thì 100% các em đều phải đọc thông, viết thạo và nắm chắc luật chính tả trong tiếng Việt. 
 Trước thực trạng đó, tôi tiến hành khảo sát môn“ Tiếng Việt 1” lần 1 
 LỚP 1A1
 SĨ SỐ HS 
HOÀN THÀNH
 CHƯA HOÀN THÀNH
 30
 12
 18
 Tôi suy nghĩ cùng với thực tế giảng dạy đã mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm dạy của mình chọn đề tài Phương pháp dạy Tiếng Việt 1-GDCN " PHẦN VẦN ”
 Vần có âm chính và âm cuối 
 2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
 - Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC :“ PHẦN VẦN” VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
 - Lĩnh vực áp dụng day cho hoc sinh lớp 1 học chương trình CNGD
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
 * DẠY PHẦN VẦN
	 Để học sinh nắm chắc được các bài học về phần âm của môn Tiếng việt 1- CNGD là vô cùng quan trọng.Vì từ phần âm các em mới có kiến thức phát triển lên phần vần và tiến tới đọc thông, viết thạo. Do các em còn nhỏ, khả năng phát triển ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, trình độ phát triển tư duy của các em không đồng đều, một số em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình cho người khác nghe, khi trả lời còn lúng túng. Nên bước đầu giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh các kĩ năng : Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, viết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn Về kiến thức các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ đọc .To ,nhỏ,nhẩm, thầm (T-N-N- T); biết vẽ mô hình 4 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt được đâu là âm đầu, âm đệm ,âm chính ,âm cuối . Biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt ; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học. 
 Khi học xong bài "phần vần" học sinh cần phải nắm chắc các kiến thức và kĩ năng. Nhận biết được 'phần vần' là gồm có âm chính và âm cuối . Để tạo ra tiếng mới bằng cách thay các phụ âm (d, đ, c, ch b, t, l , th) tiếp sau đó giáo viên thêm các dấu thanh ("phần vần" kết hợp với 6 dấu thanh) và đọc với 4 mức độ .
 Ví dụ: Vẽ mô hình 4 phần của tiếng (lán ,làn); nghe và viết đúng các tiếng trong SGK TV1 – CNGD (tr 18 tập 2). 
	Vậy để HS đọc, viết thành thạo các tiếng thì giáo viên cần tạo không khí học tập thoải mái, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,khuyến khích học sinh tự bộc lộ kiến thức của mình thông qua mỗi tiết học. Cụ thể trong 2 tiết học vần /an/ giáo viên phải thực hiện tốt 4 việc sau: 
	+ Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm + Việc 2: Viết chữ ghi âm ,vần
	+ Việc 3: Đọc + Việc 4: Viết chính tả 
	* Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công Nghệ Giáo Dục “ phần vần” có hiệu quả cao mỗi giáo viên cần phải làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất. 
	* Khi giảng dạy Tiếng Việt 1- CNGD cần sử dụng một số PP dạy học: 
	- PP làm mẫu. 
	- PP phân tích mẫu. 
	- PP hỏi đáp. 
	- PP trực quan kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: 
* Các hình thức tổ chức dạy học: 
	- Học theo lớp 
	- Học theo tổ 
	- Học theo nhóm 
	- Học theo cá nhân 
Mẩu 3 - an
 BÀI DẠY: 
 Tiết 1: 
1. Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm. 
 1a) Giới thiệu vần mới: 
Lập mẫu vần có âm chính và âm cuối : /an /
	- T. Phát âm tiếng mẫu /lan /. 
- HS biết phát âm lại theo 4 mức : To, nhỏ , nhẩm, thầm (T – N – N – T .) 
	- HS nắm được âm nào đã học , âm nào chưa học . 
 1b) Phân tích tiếng: 
	- HS biết phân tích tiếng / lan/. 
	-Tiếng /lan/ có âm đầu là gì ? phần vần là gì ?
	- Phần nào em đả học , phần nào em chưa học ?. 
	- HS nhắc lại nhiều lần Âm đầu /l/ phần vần /an/
GV : Hôm nay chúng ta cùng học vần /an/ 
	- HS . / an / ( nhắc lại theo 4 mức độ : T – N – N – T ). 
 1c) Vẽ mô hình: a	n
T: Trong vần /an/ có âm /a/ là âm chính âm /n/ là âm cuối
	Học sinh biết vẽ mô hình nguyên tiếng, mô hình 4 phần của tiếng . Biết phân biệt âm đầu,âm đệm ,âm chính ,âm cuối, biết phát âm để phân biệt đâu là âm chính ,âm cuối . Biết thay các phụ âm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới. 
 Ví dụ : Vần /an/ có thể kết hợp với 6 thanh .
2. Việc 2: Học viết bàng con / an / 
	2a/ Giới thiệu chữ /an / in thường: 
	- HS biết được chữ /an/ . 
	2b/ Giáo viên hướng dẫn viết chữ / an / viết thường: 
	- HS nói nắm được qui trình viết theo 3 điểm toạ độ: điểm bắt đầu, điểm chuyểnn hướng bút, điểm kết thúc. 
	- Đặt bút phía trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 2 rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng ở đầu chữ; dừng bút khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 , khi viết phai kéo liền nét .( giáo viên theo giỏi uốn nắn sửa sai .
	- HS viết chữ /an /viết thường cỡ vừa vào bảng con . 
	2c/ Viết tiếng có vân/ an/: 
	- HS vẽ mô hình bốn phần và đưa được tiếng /lan/ vào mô hình . 
	- Thay phụ âm đầu : d, ch, c, b, l ,th. tạo tiếng mới . 
 -Thêm dấu thanh vào chữ /lan/,viết ở bảng con để được: lan,làn,lán ,lản, lãn,lạn
	HS đọc trơn và phân tích từng tiếng vừa viết. 
 - Giup1 đỡ học sinh viết chưa đúng.
	2d / Hướng dẫn học sinh viết vở “ em tập viết – CGD lớp 1” , tập hai 
Tiết 2: 
3. Việc 3: Đọc 
	3a) Đọc chữ trên bảng lớp: 
	3b) Đọc sách “ Tiếng Việt - CGD lớp 1” tập 2: 
	* Thứ tự đọc từ trái sang phải , từ trên xuống dưới . 
	+ Đọc phân tich mô hình . 
	+ Đọc vần, tiếng, từ, câu ,cả bài.
	+ Đọc các chữ cái cuối trang (giúp HS dần nhớ được thứ tự các con chữ trong bảng chữ cái , giúp HS tìm tiếng mới rất nhanh). 
	- T. giới thiệu chữ: 
	- HS khá đọc 
	+ HS đọc thầm . 
	+ T đọc mẫu ( H khá đọc ). 
	+ HS đọc đồng thanh ( cả lớp ). 
	+ HS đọc cá nhân . 
	+ HS thi đua theo nhóm , tổ . 
4. Việc 4: Viết chính tả 
	4a) Viết bảng con: (T. đọc cho HS viết từng chữ ghi tiếng ). 
	4b) Viết chính tả: 
	- T. đọc từng tiếng . 
	- HS làm theo các bước sau : 
	Bước 1: Phát âm lại (đồng thanh ,cả lớp) 
 	Bước 2: Phân tích (bằng thao tác tay) 
 	Bước 3: Viết . 
	Bước 4: Đọc lại . 
4.Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến.
 - Tôi đã áp dụng dạy cho lớp mình đạt hiệu quả cao nên tôi nhân rộng mô hình này ra toàn khối một ở trường TH Nguyễn Huệ
 - Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. động viên khuyến khích học sinh tìm tiếng từ mới, có sáng tạo.
 - Giáo viên thường xuyên trao đổi đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
 - Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt nhất. Đạt được kết quả cao nhất. 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc dạy; “ Phần vần “. Qua thực tế giảng dạy trên lớp và dạy thao giảng của nhà trường. Từ đó đã giúp tôi rất nhiều trong giảng dạy và đúc kết được một số kinh nghiệm . Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao .
 5.Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến
 * Khảo sát sau 5 tháng lần 2 năm học 2015- 2016 lớp 1A1: kết quả đạt được như sau :
 LỚP 1A1
 SĨ SỐ HS 
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
 30
 30
 0 
	Từ bảng tổng hợp trên ta thấy chất lượng học sinh hoàn thành sau 5 tháng cao hơn hẳn so với lúc đầu khảo sát, không còn học sinh chưa hoàn thành . 
 Học sinh đọc được ,viết được tăng lên .Hầu hết các em nhìn vào bài Tiếng Việt nào các em đã đọc đươc .biết viết, các em tư duy bằng cách phân tích tiếng trước khi viết . Các em nắm chắc được kiến thức cơ bản . 
 Đặc biệt nắm được các bước khi viết chính tả.(gồm 4 bước ): Bước 1 : Nhắc lại .Bước 2: phân tích ,Bước 3: viết ,Bước 4: đọc lại .Thì các em sẽ viết chính tả chính xác .
 Qua 3 năm thực hiện dạy môn tiếng việt 1- Công nghệ Giáo Dục chúng tôi nhận thấy, học sinh được hoạt động nhiều, tiếp thu bài nhanh và tự giác học tập hiệu quả cao hơn. Giáo viên nói ít trong 1 tiết dạy . 
 Để có được tiết học đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên chúng ta cần thành thạo các thao tác trong mỗi tiết học và thực hiện tốt 4 việc làm trong 1 tiết học thành một quy trình chặt chẽ. 
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp và dạy thao giảng một số tiết đã đạt hiệu quả cao nên được nhà trường nhân rộng ra toàn khối lớp một ở trường TH Nguyễn Huệ.
 - Mong các bạn đồng nghiệp tham khảo thực hiện.Tôi hi vọng sẽ tiếp tục thành công về đổi mới phương pháp và nâng cao hiểu biết cho bản thân trong quá trình dạy học ở Tiểu học .
 Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của bản thân trong năm 2016 – 2017. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện.
.., ngày .. tháng .. năm 2017
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo

Tài liệu đính kèm:

  • docBao_cao_tom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_nam_hoc_20162017_Nguyen_Thi_Ly.doc